A/ MỤC TIÊU
1.Kiến Thức
- Nêu được điều kiện nổi ,chìm của vật.
2. Kỹ Năng
-Giải thích được một số hiện tượng khi vật nổi,chìm trong chất lỏng
3. Thái Độ
- Tích cực trong học tập
B/ CHUẨN BỊ
1.GV: 1 cốc đựng nước, 1 cái đinh, một miếng gỗ nhỏ, 1 ống nghiệm nhỏ đựng cát có nút đậy kín.
2. HS: Xem bài trước ở nhà
C/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Bài cũ: Đọc thuộc ghi nhớ và làm BT trong SBT.
2. Bài mới:Tại sao khi thả vào nước thì hòn bi gỗ nổi, còn hòn bi sắt lại chìm? Tại sao tàu bằng thép nặng hơn hòn bi thép lại nổi còn hòn bi thép lại chìm?
Hoạt động 1: Tìm hiểu khi nào vật nổi, khi nào vật chìm
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4006 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 bài 12: Sự nổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 12: SỰ NỔI
(PPCT: 15-T15)
Ngày Dạy: 26,28/11/2013 Lớp:8A1,8A2
A/ MỤC TIÊU
1.Kiến Thức
- Nêu được điều kiện nổi ,chìm của vật.
2. Kỹ Năng
-Giải thích được một số hiện tượng khi vật nổi,chìm trong chất lỏng
3. Thái Độ
- Tích cực trong học tập
B/ CHUẨN BỊ
1.GV: 1 cốc đựng nước, 1 cái đinh, một miếng gỗ nhỏ, 1 ống nghiệm nhỏ đựng cát có nút đậy kín.
2. HS: Xem bài trước ở nhà
C/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Bài cũ: Đọc thuộc ghi nhớ và làm BT trong SBT.
2. Bài mới:Tại sao khi thả vào nước thì hòn bi gỗ nổi, còn hòn bi sắt lại chìm? Tại sao tàu bằng thép nặng hơn hòn bi thép lại nổi còn hòn bi thép lại chìm?
Hoạt động 1: Tìm hiểu khi nào vật nổi, khi nào vật chìm
Giáo viên
Học sinh
Nội dung
- GV Hd, theo dõi, giúp đỡ HS trả lời C1, C2.
- HS thảo luận C1, C2 để trả lời C1, C2.
I. Điều kiện để vật nổi, vật chìm.
- Một vật nhúng chìm trong chất lỏng chịu tác dụng của P và FA. Hai lực này cùng phương, ngược chiều.
- Khi P > FA thì vật chìm xuống.
- Khi P < FA thì vật nổi lên.
- Khi P = FA thì vật lơ lửng trong chất lỏng.
Hoạt động 2: Xác định độ lớn của lực đẩy Ac-si-mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng
Giáo viên
Học sinh
Nội dung
- Cho HS dự đoán TN hình 12.2.
- GV làm TN nhúng miếng gỗ chìm trong nước rồi buông tay ra.
- Y/c HS làm C3, C4, C5.
C3: FA = dnước.V, P = dgỗ.V mà dgỗ < dnước. So sánh FA và P?
C4:
- Khi gỗ nổi trên mặt nước, nó bị tác dụng của những lực nào?
- Vật đứng yên thì các lực tác dụng lên nó như thế nào? So sánh Pvật và FA?
* Chú ý:
- Vật nằm yên dưới đáy bình thì Pvật = FA + F’
( F’ là lực của đáy bình tác dụng lên, nếu đáy bình nhẵn tuyệt đối thì F’ = 0)
- Vật nằm yên trên mặt chất lỏng thì FA = Pvật và FA = d.V nhưng V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng, không phải là thể tích của vật.
- HS đự đoán kết quả TN và quan sát GV làm TN.
- HS thảo luận làm C3, C4, C5.
II. Độ lớn của lực đẩy Ac-si-mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng.
- Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì:
FA = Pvật
- Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì:
FA = d.V
Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích phần vật chìm trong chất lỏng.
Hoạt động 3: Vận dụng
Giáo viên
Học sinh
Nội dung
- HS nhắc lại kiến thức cơ bản trong bài học.
- Hs làm C6, C7, C8, C9.
III. Vận dụng.
C6: Ta có: P = dv.V và FA = dl.V
- Vật sẽ chìm khi:
P > FA vậy dv > dl.
- Vật sẽ lơ lửng khi:
P = FA vậy dv = dl.
- Vật sẽ nổi lên mặt chất lỏng khi:
P < FA vậy dv < dl.
C7: Hòn bi bằng thép có dt lớn hơn dnước nên bị chìm. Tàu bằng thép nhưng người ta thiết kế sao cho có các khoảng trống để trọng lượng riêng của cả con tàu nhỏ hơn dnước, nên tàu có thể nổi trên mặt nước.
C8: Thả hòn bi thép vào thuỷ ngân thì bi thép sẽ nổi vì dt < dHg.
C9: FAM = FAN
FAM < PM
FAN = PN
PM > PN
3. Củng Cố
- Nêu điều kiện vật nổi,chìm,lơ lủng
- CT tính FA khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng
4. Dặn dò
Học bài và làm BT trong SBT
D/ RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- su noi.doc