Giáo án Vật lý 8 bài 12 tiết 15: Sự nổi

1/ Mục tiêu:

 1.1/. Kiến thức: Nêu được điều kiện nổi của vật

 1.2/. Kỹ năng: Giải thích được các hiện tượng đơn giản vật nổi thường gặp trong đời sống

 1.3/. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu thích học bộ môn

2/. Trọng tâm: Nêu được điều kiện nổi của vật

3/ Chuẩn bị

3.1.Giáo viên: Cho mỗi nhóm HS

- 1 cốc thuỷ tinh đựng nước

- 1 chiếc đinh, 1 miếng gỗ nhỏ

- 1 ống nghiệm nhỏ đựng cát (làm lơ lửng có nút đậy kín)

- Bảng vẽ sẳn các hình trong SGK

3.2.Học sinh: Phần hướng dẫn về nhà của tiết trước

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 bài 12 tiết 15: Sự nổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 12-Tiết 15 SỰ NỔI Tuần .. 1/ Mục tiêu: 1.1/. Kiến thức: Nêu được điều kiện nổi của vật 1.2/. Kỹ năng: Giải thích được các hiện tượng đơn giản vật nổi thường gặp trong đời sống 1.3/. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu thích học bộ môn 2/. Trọng tâm: Nêu được điều kiện nổi của vật 3/ Chuẩn bị 3.1.Giáo viên: Cho mỗi nhóm HS 1 cốc thuỷ tinh đựng nước 1 chiếc đinh, 1 miếng gỗ nhỏ 1 ống nghiệm nhỏ đựng cát (làm lơ lửng có nút đậy kín) Bảng vẽ sẳn các hình trong SGK 3.2.Học sinh: Phần hướng dẫn về nhà của tiết trước 4. Tiến trình: 4.1/. Ổn định tổ chức-Kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: 4.2/. Kiểm tra miệng: ?1/. Viết công thức tính lực đẩy Aùc-si-mét? (6đ) ?2/. Thả 1 vật rơi vào 1 cốc nước. Kết quả nào sau đây là đúng? (3đ) a. Càng xuống sâu, lực đẩy Aùc-si-mét càng tăng, áp suất tác dụng lên viên bi càng giảm. b. Càng xuống sâu, lực đẩy Aùc-si-mét không đổi, áp suất tác dụng lên viên bi càng tăng c. Càng xuống sâu lực đẩy Aùc-si-mét càng giảm, áp suất tác dụng lên viên bi càng giảm ?3/. Vật nổi khi nào?.(1đ) => Công thức: FA = d.v d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) V: Thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chổ (m3) FA: Lực đẩy Acsimét (N) => Câu b => + P < FA: Vật chuyển động lên trên 4.3/. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài dạy HĐ1:Đặt vấn đề như sgk/43 HĐ2: Tìm hiểu khi nào vật nổi, khi nào vật chìm. GV: Một vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào? Hs: Trọng lượng P của vật và lực đẩy FA GV: Em hãy biểu diễn 2 lực ở hình vẽ sau: P FA . - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - GV: So sánh độ lớn của P và FA, có những trường hợp nào xảy ra? Hs:P = FA; Trọng lượng vật = lực đẩy Aùc-si-mét P > FA P < FA Gv: Hãy biểu diễn các lực P và FA theo các trường hợp trên? *Gv: Hãy dự đoán xem có hiện tượng gì xảy ra nếu: ? Một vật có trọng lượng P > FA đặt trong lòng chất lỏng? HS: Vật chuyển động xuống dưới ? Một vật có trọng lượng P = FA? HS: Đứng yên, lơ lững trong chất lỏng ? Một vật có trọng lượng P < FA ? HS: Vật chuyển động lên trên *GV: Để kiểm tra dự đoán đúng hay sai chúng ta làm TN kiểm tra. Hs: Đưa ra phương án TN HS: Nhận dụng cụ, tiến hành TN GV:Qua TN kiểm tra các em đã khẳng định được điều kiện vật nổi. Rút ra kết luận. HĐ3: Tìm độ lớn của lực đẩy Acsimét, khi vật nổi lên mặt thoáng của chất lỏng GV: Treo h12.2/24 SGK lên bảng. Gv thông báo cho HS: trường hợp vật nằm yên trên mặt chất lỏng, HS thường cho rằng FA > P mà không thấy là khi vật đã nằm yên thì các lực tác dụng lên vật phải cân bằng nhau, tức: FA = P => Do vậy: Khi vật nằm yên, các lực tác dụng vào vật phải cân bằng nhau. Hs: Thảo luận trả lời câu C3 Hs: Đọc, thảo luận, trả lời câu C4 GV: P là gì? HS: trọng lượng của khối gỗ GV: F tính như thế nào? Hãy giải thích rỏ d và v trong công thức? Hs: Đọc và trả lời câu C5 *Gv: Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Aùc-si-mét FA = d.v (trong đó v là thể tích của phần chìm trong chất lỏng không phải là thể tích của vật) I/ Điều kiện để vật nổi, vật chìm: C1/. Trọng lượng P của vật và lực đẩy FA C2/. + P > FA : Vật chuyển động xuống dưới + P = FA: Đứng yên, lơ lững trong chất lỏng + P < FA: Vật chuyển động lên trên * Kết luận: Nhúng một vật vào chất lỏng thì: Vật chìm xuống khi trọng lượng P lớn hơn lực đẩy Aùc-si-mét FA: P > FA Vật nổi lên khi: P < FA Vật lơ lững khi: P = FA II/ Độ lớn của lực đẩy Aùc-si-mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng: C3: Miếng gỗ nổi vì trọng lượng của miếng gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. C4 :Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước, trọng lượng của nó và lực đẩy Aùc-si-mét cân bằng nhau, vì vật đứng yên thì hai lực này là hai lực cân bằng C5: Câu B * Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Aùc-si-mét: FA = d.V Trong đó: V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng (không phải là thể tích của vật) d là trọng lượng riêng của chất lỏng. 4.4/. Câu hỏi, bài tập củng cố Gv: Yêu cầu HS đọc câu C6, C7, C8, C9 và lần lượt trả lời GV: Hướng dẫn HS trả lời C6: ?/. Điều kiện vật chìm? Hs: P > FA GV: Ta có P = dv.Vvật ; FA = dl.Vc/lỏng dv.Vvật > dl.Vc/lỏng mà Vvật = Vc/lỏng => dv > dl ?/. Điều kiện vật lơ lửng? HS: P = FA GV: dv.Vvật = dl.Vc/lỏng mà Vvật = Vc/lỏng => dv = dl ?/. Điều kiện vật nổi? HS: P < FA Gv: dv.Vvật < dl.Vc/lỏng mà Vvật = Vc/lỏng => dv < dl *GDMT: Đối với các chất lỏng không hoà tan trong nước, chất nào có D<Dnước (d=10D) thì nổi lên mặt nước, các hoạt động khai thác dầu và vận chuyển dầu có thể xảy ra hiện tượng gì? ?/. Dầu có D như thế nào so Dnước ? Vậy dầu nổi lên mặt nước hay hoà tan vào nước? Gv:Lớp dầu này ngăn cản sự hoà tan oxi vào nước, vì vậy sinh vật không lấy được oxi sẽ bị chết Gv: Các lượng khí thải(NO, NO2, CO2.) Đều nặng hơn không khí, nên chúng có xu hướng chuyển động xuốnglớp kk sát mặt đất làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ của con người. ?/. Vậy ta cần có biện pháp gì để hạn chế sự ô nhiễm môi trường do khí độc? Hs: Đọc và trả lời câu C7 GV: hướng dẫn C7 : dthép > dnước ?/. Thép sẽ như thế nào? Hs: Chìm Gv: Biết tàu làm bằng thép nhưng người ta thiết kế sao cho có các khoảng trống để dtàu < dnước Hs: Đọc và trả lời câu C8 Gv hd: ?/. dthép như thế nào dthuỷngân ? Hs: dthép < dthuỷngân => Hòn bi thép sẽ nổi Hs: Đọc và trả lời câu C9 III/ Vận dụng: C6: - Vật chìm: dv > dl + Khi P > FA ta có: dv.Vvật > dl.Vc/lỏng Mà Vvật = Vc/lỏng => dv > dl Vật lơ lửng: dv = dl + Khi P = FA ta có: dv.Vvật = dl.Vc/lỏng mà Vvật = Vc/lỏng nên => dv = dl -Vật nổi: dv < dl + Khi P < FA ta có: dv.Vvật < dl.Vc/lỏng mà Vvật = Vc/lỏng => dv < dl => rò rỉ dầu => Ddầu dầu nổi lên trên mặt nước Hạn chế khí thải độc hại Có biện pháp an toàn trong khi vận chuyển dầu và có biện pháp ứng cứu kịp thời khi gặp sự cố tràn dầu. C7: Hòn bi làm bằng thép có d lớn hơn d của nước nên bị chìm. Tàu làm bằng thép nhưng người ta thiết kế sao cho có các khoảng trống để trọng lượng riêng của cả con tàu nhỏ hơn dnước nên con tàu có thể nổi lên mặt nước) C8: Thả hòn bi thép vào thuỷ ngân thì bi thép sẽ nổi vì dthép < dthuỷngân (dthép =7800N/m3 < dHg=136000N/m3) C9: FAM = FAN FAM < PM FAN = PN PM > PN 5.5/ Hướng dẫn học sinh tự học: Đối với tiết học này: - Đọc phần “ Có thể em chưa biết” - Học thuộc bài + ghi nhớ - Làm BT 12.1 -> 12.7 SBT Hd: 12.3: lá mỏng thì d lá ntn d nước Gấp thành thuyền thì d thuyền ntn d nước 12.6: V = dài x rộng x sâu. Đối với tiết học sau: Chuẩn bị bài: “ Công cơ học” tìm hiểu trước nội dung sau: + Khi nào có công cơ học + Công thức tính công được viết như thế nào? 5/ Rút kinh nghiệm: Nội dung:-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Phương pháp: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Sử dụng đồ dùng: ------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docSU NOI(1).doc
Giáo án liên quan