1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức :
Học sinh biết:
- Phát biểu được định luật về công dưới dạng : Lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
Học sinh hiểu
- Vận dụng định luật để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng và ròng rọc động.
1.2 Kĩ năng :
- Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm và xử lí kết quả.
1.3 Thái độ :
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, tính kiên trì, cẩn thận khi làm TN.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 bài 14 tiết 17: Định luật về công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG
Bài 14 Tiết 17 :
Tuần : 18
Ngày dạy :
1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức :
Học sinh biết:
- Phát biểu được định luật về công dưới dạng : Lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
Học sinh hiểu
- Vận dụng định luật để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng và ròng rọc động.
1.2 Kĩ năng :
- Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm và xử lí kết quả.
1.3 Thái độ :
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, tính kiên trì, cẩn thận khi làm TN.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Vận dụng định luật để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng và ròng rọc động
- Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm và xử lí kết quả.
3. CHUẨN BỊ :
3.1 Giáo viên : dụng cụ để làm TN hình 14.1SGK: 1 lực kế loại 5N, 1 RRĐ, 1 quả nặng 200g, 1 giá có thể kẹp vào mép bàn, một thước đo đặt thẳng đứng.
3.2 Học sinh : kiến thức hướng dẫn tự học ở nhà tiết 15
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 1’
8A1 8A2 8A3 8A4 8A5
4.2. Kiểm tra miệng 5’
HS1: Nêu 2 yếu tố để có công cơ học? (3đ)
Sửa bài tập 13.2/18SBT (5đ)
Nêu công dụng của ròng rọc động và ròng rọc động(2đ)
Trả lời:
- Hai yếu tố: lực tác dụng và quãng đường dịch chuyển
- Bài tập 13.2: không có công nào thực hiện, vì theo phương chuyển động của hòn bi không có lực nào tác dụng. Tác dụng vào hòn bi lúc này có 2 lực: Trọng lực và phản lực của mặt bàn. Hai lực này cân bằng nhau và đều vuông góc với phương chuyển động
- RRCĐ: làm đổi hướng lực kéo, RRĐ làm giảm lực kéo.
4.3./ Tiến trình :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* HĐ1: giới thiệu bài 2’
Mục tiêu: Kích tích hứng thú học tập
-GV : Gọi 1 HS đọc phần ĐVĐ ở SGK -> vào bài mới
* HĐ2 : Tiến hành TN nghiên cứu để đi đến định luật về công.
Mục tiêu: Xây dựng định luật về công. 10’
-GV: YCHS quan sát H14.1a, b nêu các dụng cụ TN và cách tiến hành TN
-HS: trả lời
-GV: Tiến hành TN, vừa làm vừa hướng dẫn HS quan sát.
-HS: Quan sát TN và ghi kết quả vào bảng 14.1.
-GV: YCHS thảo luận nhóm trả lời C1-> C4
-HS:
-GV: Qua TN ta rút ra kết luận gì?
-GV: Gọi vài HS nhắc lại kết luận
Chuyển ý sang II
*HĐ3 : Giới thiệu định luật về công và vận dụng định luật để làm bài tập. 7’
Mục tiêu: HS nắm được nội dung định luật về công.
-GV: Thông báo: kết luận trên không chỉ đúng cho RRĐ mà đúng cho cả các máy cơ đơn giản khác.YCHS phát biểu định luật về công?
-HS: phát biểu
-GV: Gọi vài HS nhắc lại
-GV: chuyển ý sang III
* HĐ4: Vận dụng 10’
-GV: Gọi 1 HS đọc C5. YCHS thảo luận nhóm và trả lời C5
-HS: thảo luận nhóm, ghi vào bảng phụ và cử đại diện trả lời
-GV: gọi đại diện 3 nhóm đính bảng phụ lên bảng và trình bày
-HS: nhóm khác nhận xét, sửa nếu sai
-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
-GV: Gọi 1HS đọc C6. YC cá nhân HS làm C6
-GV: Gọi 1HS lên bảng giải.
-HS: còn lại làm vào VBT
-HS: nhận xét, sửa bài làm của bạn ở trên bảng
-GV: nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
I./ Thí nghệm:
C1: F1 = 2F2
C2: s2 = 2s1
C3: A1 = F1.s1 = 1,5.0,02 = 0,03J
A2 = F2.s2 = 0,75.0,04 = 0,03J
Vậy A1 = A2
C4: (1) lực (2) đường đi (3) công
* Kết luận: Dùng RRĐ được lợi hai lần về lực thì lại thiệt hai lần về đường đi nghĩa là không được lợi gì về công.
II./ Định luật về công:
Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
III./ Vận dụng:
C5: Tóm tắt:
P1 = P2 = 500N
h = 1m ; s1 = 4m ; s2 = 2m
a) F1 ? F2
b) A1 ? A2
c) A1 = ? J A2 = ? J
Giải
a) F1 = F2
b) A1 = A2
c) A1 = A2 = P.h = 500.1 = 500 (J)
C6: Tóm tắt:
P = 420 N ; s = 8m
a./ F = ? N ; h = ? m
b./ A = ? J
Giải
Lực kéo vật:
F =
Độ cao đưa vật lên:
h =
b./ Công nâng vật lên:
A = F.s = 210.8 = 1680 (J)
ĐS: a./ F = 210N ; h = 4m
b./ A = 1680J
4.4.Tổng kết 5’ :
? Phát biểu định luật về công?
Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
-GV: Vì sao hiệu suất luôn nhỏ hơn 1
-HS: vì A2 luôn lớn hơn A1
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học 5’
Đối với bài học ở tiết này
- Học ghi nhớ/51SGK
- Định luật về công.
- Làm bài tập 14.1 " 14.7/19,20 SBT
Đối với bài học ở tiết tiếp theo
- Khái niệm công suất
5. Phụ lục:
File đính kèm:
- tiet 16.doc