CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC
MỤC TIÊU CHƯƠNG
1. Kiến thức:
- Nhận biết các chất được cấu tạo từ các phân tử chuyển động không ngừng, mối quan hệ giữa nhiệt độ và chuyển động phân tử.
- Nhận biết sự chuyển hóa năng lượng trong các quá trình cơ và nhiệt.
- Nêu các cách làm biến đổi nhiệt năng.
2. Kỹ năng:
- Giải thích 1 số hiện tượng về 3 cách truyền nhiệt trong tự nhiên và cuộc sống hằng ngày.
- Xác định được nhiệt lượng của 1 vật thu vào hay tỏa ra. Dùng công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt để giải những bài tập đơn giản.
- Mô tả hoạt động của động cơ 4 kì. Biết cách tính hiệu suất của động cơ nhiệt.
3. Thái độ:
- Nghiên túc thực hành các thí nghiệm, yêu thích bộ môn học.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2238 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 bài 19 tiết 22: Các chất được cấu tạo như thế nào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC
MỤC TIÊU CHƯƠNG
Kiến thức:
Nhận biết các chất được cấu tạo từ các phân tử chuyển động không ngừng, mối quan hệ giữa nhiệt độ và chuyển động phân tử.
Nhận biết sự chuyển hóa năng lượng trong các quá trình cơ và nhiệt.
Nêu các cách làm biến đổi nhiệt năng.
Kỹ năng:
Giải thích 1 số hiện tượng về 3 cách truyền nhiệt trong tự nhiên và cuộc sống hằng ngày.
Xác định được nhiệt lượng của 1 vật thu vào hay tỏa ra. Dùng công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt để giải những bài tập đơn giản.
Mô tả hoạt động của động cơ 4 kì. Biết cách tính hiệu suất của động cơ nhiệt.
Thái độ:
- Nghiên túc thực hành các thí nghiệm, yêu thích bộ môn học.
CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO
Bài 19 - Tiết 22
Tuần dạy: 23
Ngày dạy:
1. Mục tiêu:
1.1Kiến thức:
Học sinh biết:
- Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phần tử, nguyên tử.
- Nêu được giữa nguyên tử và phân tử có khoảng cách
- Nêu được các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
Học sinh hiểu:
- Giải thích được một số hiện tượng xảy ra giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách hoặc do chúng chuyển động không ngừng.
1.2 Kỹ năng:
Làm các thí nghiệm chính xác khoa học và an toàn
1.3 Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác
2. Nội dung học tập:
- Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phần tử, nguyên tử.
- Nêu được giữa nguyên tử và phân tử có khoảng cách
- Nêu được các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
3. Chuẩn bị:
3.1. Giáo viên: chậu mủ, 2 cốc thuỷ tinh có chia độ, que khuấy).
3.2. Học sinh: ôn bài và tìm hiểu các bước tiến hành thí nghiệm ở nhà.
4. Tổ chức các hoạt động dạy học:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện :
8A1 8A2 8A3 8A4 8A5
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng?( 8đ)
Đáp án: Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau nhưng cơ năng được bảo toàn.
Câu 2: Hai vật đang rơi ở cùng 1 độ cao động năng có bằng nhau không, biết 2 vật cùng khối lượng? Làm bài 17.1 SBT(2 đ)
Đáp án: + Tuỳ thuộc vào vận tốc của vật, nếu vận tốc như nhau thì động năng bằng nhau.
Câu a: C. Câu b: A.
4.3 . Tiến trình:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: giới thiệu bài
Mục tiêu: Đặt ra tình huống học tập 2’
GV làm thí nghiệm với rượu, nước . Đổ 50 cm3 rượu vào 50cm3 nước ta thu đđược 95cm3 hổn hợp . Vậy 5cm3 hỗn hợp còn lại đẫ biến đi đâu? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta nghiên cứu bài 19.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo của các chất:
Mục tiêu: Xác định được các chất được cấu tạo như thế nào.
I. Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?
F GV yêu cầu Hs đọc thông tin ở mục I, từ đó rút ra được cấu tạo của các chất.
+ Hs quan sát hình 19.3, các nguyên tử silic cấu tạo nên chất silic.
? Các chất được cấu tạo như thế nào?
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về khoảng cách giữa các phân tử:
Mục tiêu: Xác định được giữa các phân tử cĩ khoảng cách.
GV yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm mô hình như hướng dẫn SGK, sau đó trả lời C1.
GV quan sát các nhóm làm thí nghiệm
Đại diện các nhóm trả lời, bổ sung.
- GV hoàn chỉnh C1..
+ Từ thí nghiệm mô hình vận dụng trả lời câu C2.
+ Giữa các phân tử nước và các phân tử rượu có khoảng cách nên chúng đã xen vào nhau.
? Giữa các phân tử có khoảng cách hay không?
* Khối lượng của trái đất lớn hơn khối lượng của quả cam bao nhiêu lần thì khối lượng của quả cam lớn hơn khối long của phân tử hiđrô bay nhiêu lần
* Hoạt động 4: Vận dụng:
Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức va2ogia3i bài tập và giải thích hiện tượng
- Gv yêu cầu Hs dùng kiến thức vừa học để giải thích C3, C4, C5.
+ HS trả lời. Gv nhận xét.
Ta thấy cá vẫn sống được trong nước vì các phân tử không khí có thể xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước. Còn lí do các phân tử không khí có thể chui xuống nước mặc dù không khí nhẹ hơn nước thì sẽ được học ở bài sau về chuyển động phân tử
*GDHN: GV giải thích các hiện tượng vật lý cho hsinh nắm được qúa trình và PP nghiên cứu thực nghiệm của người làm công tác nghiên cứu trong ngành vật lý. Từ đó có thể định hướng nghề nghiệp cho hsinh.
- Các chất được cấu tạo từ những hạt riêng biệt gọi là phân tử, nguyên tử.
II. Giữa các phân tử có khoảng cách hay không?
1. Thí nghiệm mô hình:
C1. Ta không thu được 100cm3 hỗn hợp vì các hạt các xen lẫn vào giữa các hạt ngô.
C2. Giữa các nguyên tử và phân tử có khoảng cách.
- Giữa các hạt có khoảng cách.
III. Vận dụng:
C3. Các phân tử đường xen vào khoảng cách của các phân tử nước và ngược lại.
C4. Thành bóng cao su được cấu tạo từ những phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử không khí trong bóng có thể chui qua khoảng cách nẩy ngoài làm cho quả bóng này xẹp dần
C5 Ta thấy cá vẫn sống được trong nước vì các phân tử không khí có thể xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước.
4.4. Tổng kết bài :
Câu 1 : Nguyên tử, phân tử là gì?.
Đáp án : Các chất được cấu tạo từ những hạt riêng biệt gọi là phân tử, nguyên tử.
Câu 2: Làm bài 19.1, 19.2 SBT.
Đáp án: 19.1: câu D; 19.2: câu C.
4.5. Hướng dẫn hs tự học :
+Đối với bài học ở tiết học này:
- Học bài, đọc phần “Có thể em chưa biết”.
- Làm các bài tập SBT. Chú ý BT 19.4:mắt thường mình có thể nhìn thấy hạt bụi không? Từ đó các xem các hạt vật chất như thế nào?
+Đối với bài học ở tiết học tiếp theo :
+ Chuẩn bị: “Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên”
+ Đọc trước nội dung phần I: Thí nghiệm Bơ-rao.
+ Xem mối liên hệ giưã nhiệt độ và nguyên tử như thế nào?
5. Phụ lục
File đính kèm:
- tiet 22.doc