BÀI 2:VẬN TỐC(TỐC ĐỘ)
A. Mục tiêu:
Học xong bài này học sinh phải đạt được:
1. Kiến thức:
- Từ ví dụ so sánh quãng đường chuyển động trong một giây của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh hay chậm của chuyển động đó (H).
- Viết được công thức tính vận tốc v = và ý nghĩa của khái niệm vận tốc. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s, km/h và cách đổi đơn vị vận tốc (B).
- Vận dụng công thức để tính quãng đường,thời gian của chuyển động (VD) .
7 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2584 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 bài 2: Vận tốc (tốc độ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tuần:
Ngày dạy: Tiết:
BÀI 2:VẬN TỐC(TỐC ĐỘ)
Mục tiêu:
Học xong bài này học sinh phải đạt được:
1. Kiến thức:
- Từ ví dụ so sánh quãng đường chuyển động trong một giây của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh hay chậm của chuyển động đó (H).
- Viết được công thức tính vận tốc v = và ý nghĩa của khái niệm vận tốc. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s, km/h và cách đổi đơn vị vận tốc (B).
- Vận dụng công thức để tính quãng đường,thời gian của chuyển động (VD) .
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng so sánh và kĩ năng vận dụng công thức làm bài tập. (LTT).
3. Thái độ:
- Trung thực thông qua việc ghi kết quả đo.
- Hứng thú và hợp tác với bài học.
B. Chuẩn bị:
1. Gíao viên:
- Gíao án.
- Bảng 2.1, 2.2 SGK tr 8,9 (bảng phụ).
- Tranh vẽ tốc kế của xe máy,xe ô tô...
2. Học sinh:
- Đồ dùng học tập (sách,vở,bút,thước...).
- Đọc trước bài mới.
C. Phương pháp dạy học (chủ đạo):
- Vấn đáp,thuyết trình,hoạt động nhóm.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp.(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
- Chuyển động cơ học là gì?Vì sao nói chuyển động có tính tương đối?
- Làm bài tập 1.1,1.2,1.3 sách bài tập.
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1 :Tổ chức tình huống học tập(1 phút)
- Như chúng ta đã biết nước ta là một quốc gia hay tổ chức các giải đua xe đạp,trong các vận động viên chạy đua đó,yếu tố nào trên đường đua là giống nhau và khác nhau?
Dựa vào những yếu tố nào ta nhận biết vận động viên chạy nhanh hay chạy chậm thì hôm nay cô và các em cùng nhau nghiên cứu bài “Vận tốc” để trả lời những câu hỏi đó.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về vận tốc (6 phút)
-Yêu cầu HS đọc thông tin bảng 2.1,thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi C1,C2
- Treo bảng phụ 2.1.
- Cho 2 học sinh đại diện 2 nhóm điền vào bảng phụ,1 học sinh đại diện nhóm 3 trả lời vế đầu câu hỏi C1,các học sinh dưới lớp nhận xét.
-Quãng đường đi được của bạn Hùng trong một giây là bao nhiêu?
- Cho học sinh nhận xét và chốt lại vấn đề(Nhấn mạnh cho học sinh cách tính)
-Thông báo:Trong Vật lí người ta chọn cách thứ hai, gọi quãng đường đi được trong một giây là vận tốc.
-Yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa vận tốc.
-Yêu cầu HS thảo luận C3 và trả lời.
-Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Kết luận.Ghi bảng.
- Thảo luận nhóm ,điền vào cột 4,5.HS tính và ghi vào bảng 2.1.
-Điền vào bảng,HS dưới lớp nhận xét.
-Trả lời
-Nhận xét
-Trả lời.
-Nhận xét.
-Ghi bài vào vở.
I.Vận tốc là gì?
C1:Cùng quãng đường 60m,ai có thời gian chạy ít nhất là nhanh nhất và ngược lại.
-Quãng đường đi được trong một giây gọi là vận tốc.
C3 Kết luận:
-Ý nghĩa vật lý: Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động
- Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Hoạt động 3 : Lập công thức tính vận tốc ( 4 phút)
-Hãy tìm công thức tính độ lớn của vận tốc dựa vào quãng đường s và thời gian t đi hết quãng đường đó,cho biết đơn vị đại lượng s và t.
-Cho học sinh nhận xét.
-Rút ra công thức (1).
-Từ công thức 1 hãy rút ra công thức tính quãng đường và thời gian của chuyển động.
-Một bạn nhận xét.
-Khẳng định lại công thức,khắc sâu các đơn vị của các đại lượng,nhấn mạnh ý nghĩa vận tốc.Cách trình bày một công thức tính một đại lượng nào đều phải giới thiệu các đại lượng và đơn vị các đại lượng.
-Trả lời
-Nhận xét.
-Rút công thức.
-Rút công thức.
-Nhận xét.
-Theo dõi.
II.Công thức tính vận tốc
v = (1)
trong đó: v: Vận tốc
s: Quãng đường(m)
t: Thời gian đi hết quãng đường.(s)
(1)à s = v.t ; t =
Hoạt động 4 : Tìm hiểu đơn vị đo vận tốc ( 6 phút)
-Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào những đơn vị nào?
-Căn cứ vào bảng 2.2 xem vận tốc có thể có những đơn vị nào ?
-Treo bảng 2.2.Mời một bạn lên điền vào.
-Một bạn dưới lớp nhận xét
-Giới thiệu đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s và km/h .Ngoài hai đơn vị trên thì đôi khi người ta còn sử dụng đơn vị khác như km/s đối với những chuyển động có vận tốc lớn và m/phút,cm/s đối với những chuyển động có vận tốc nhỏ.
-Hướng dẫn HS cách đổi đơn vị.(36 km/h=?m/s).
-Cũng như các đại lượng khác phải có dụng cụ đo,vậy dụng cụ dùng để đo vận tốc là gì?
-Treo tranh 1 số tốc kế xe máy,xe ô tô và giới thiệu dụng cụ đo vận tốc là tốc kế.(Có thể nói thêm nguyên lí hoạt động cơ bản của tốc kế ở xe gắn máy là truyền chuyển động từ bánh xe qua dây công tơ mét đến một số bánh răng truyền chuyển động đến kim của đồng hồ công tơ mét.)
-Ghi bảng
-Tích hợp:
+Trong quá trình tham gia giao thông chúng ta nên điều khiển xe hợp với vận tốc cho phép,tránh hành vi vượt tốc độ để không gây nguy hiểm,tai nạn cho bản thân và những phương tiện tham gia giao thông khác.
+Trên các biển báo giao thông có ghi 40 nghĩa là ở gần khu vực dân cư,chợ,thì chỉ cho phép người điều khiển xe đi với tốc độ 40 km/h,không được vượt quá tốc độ cho phép trên,nếu vi phạm sẽ bị bắn tốc độ và bị phạt.
-Trả lời.
-m/s, m/phút, km/h ,km/s, cm/s.
-Nhận xét
-Cả lớp cùng đổi.
-Trả lời.
-Quan sát,theo dõi.
-Ghi vở.
-Theo dõi.
III.Đơn vị vận tốc
-Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị độ dài và đơn vị thời gian.
-Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s và km/h.
-Dụng cụ đo vận tốc là tốc kế(đồng hồ đo vận tốc).
Hoạt động 5 :Vận dụng (15 phút)
- Yêu cầu 1 HS trả lời câu C5.
- Yêu cầu 1 HS khác nhận xét.
- Hướng dẫn mẫu cho HS các bước làm một bài tập vật lí như bài C6. ( Tóm tắt đề - Vận dụng các công thức có liên quan -Thay số để tìm kết quả ).
- Cho 2 HS lên bảng tóm tắt và giải bài tập C7,C8.HS dưới lớp làm vào vở.
-Cho HS dưới lớp so sánh kết quả trong vở và trên bảng để nhận xét.
- Bổ sung,sửa sai.(Lưu ý HS về đổi đơn vị đo các đại lượng cho phù hợp và biết cách suy diễn công thức.)
-C5 đổi ra m/s rồi so sánh.
-Nhận xét.
-Theo dõi,ghi vở.
-Làm vào vở,làm xong theo dõi trên bảng.
-Nhận xét.
-Theo dõi,bổ sung,sửa vào vở.
IV.Vận dụng
-C5a/ Mỗi h ô tô đi được 36 km,xe đạp đi được 10,8 km,mỗi giây tàu hỏa đi được 10m.
b/ Để biết vật nào chuyển động nhanh hay chậm ta phải so sánh vận tốc(đổi ra cùng một đơn vị).
+Ô tô:
v = 36km/h = 36000m3600s=10m/s
+Xe đạp:
v=10,8km/h=10800m3600s=3m/s
+Tàu hỏa: v = 10m/s.
-Ô tô,tàu hỏa chuyển động ngang nhau,xe đạp chuyển động chậm nhất.
-C6:
Tóm tắt:
t = 1,5 h
s = 81 km
v = ? km/h; m/s
Gỉai:
Vận tốc của tàu là:
v=st=811,5=54km/h=54000m3600s=15m/s
Đáp số: v = 54km/h=15 m/s.
Chú ý:chỉ so sánh độ lớn vận tốc khi qui về cùng một đơn vị vận tốc,54>15 không có nghĩa là vận tốc khác nhau.
C7:
Tóm tắt:
t = 40 p =40/60= 2/3 h
v = 12km/h
s = ? km
Gỉai:
Quãng đường người đó đi được:
s = v.t = 12. 2/3 = 8km.
Đáp số: s = 8km
C8:
Tóm tắt:
t = 30p =30/60= 1/2h
v = 12km/h
s = ? km
Gỉai:
Khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc:
s = v.t = 4. 1/2 = 2 km.
Đáp số: s = 2 km.
Hoạt động 6:.Củng cố bài giảng( 6 phút)
-.Trả lời các câu hỏi sau:
a) Vận tốc là gi?Vận tốc cho ta biết tính chất gì của chuyển động.
b) Tính độ lớn của vận tốc theo công thức nào ?
c) Đơn vị đo vận tốc hợp pháp là gì ?Nếu đổi đơn vị thì số đo vận tốc có thay đổi hay không?
-Hệ thống lại những kiến thức chính.
-Trả lời các câu hỏi.
4. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Học thuộc phần “ghi nhớ SGK”
- Làm bài tập từ 2.2 đến 2.5 SBT
-Đọc phần có thể em chưa biết.
-Đọc trước bài mới: Chuyển động đều, chuyển động không đều.
E.Rút Kinh Nghiệm Bản Thân:
-Thực hiện đầy đủ 5 bước lên lớp:
+ Ổn định lớp.
+ Kiểm tra bài cũ.
+ Bài mới.
+ Củng cố bài giảng.
+ Dặn dò,giao bài tập về nhà.
- Về thái độ:
Cần tự tin hơn nữa,có tác phong sư phạm,nói to,rõ,dễ nghe để học sinh dễ hiểu.
-Về nội dung bài dạy:
+ Biết cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề cho học sinh dễ hiểu và sôi nổi trong giờ học.
+ Cần thông báo cho học sinh khái niệm vận tốc và nhấn mạnh cách tính quãng đường đi được trong một giây bằng phép tính cụ thể.
+ Phân biệt được ý nghĩa vật lý của vận tốc và khái niệm vận tốc cho học sinh.
+ Hướng dẫn học sinh ghi nhớ kiến thức trọng tâm và cách tính các đại lượng cũng như cách đổi đơn vị cho phù hợp.
+
File đính kèm:
- van toc.doc