I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nêu được các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng
- Nêu được khi ở nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
2. Kĩ năng: - Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. Hiện tượng khuếch tán .
3. Thái độ: - Kiên trì trong thí nghiệm, yêu thích môn học .
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 Bài 20: Phân tử, nguyên tử chuyển động hay đứng yên?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24 Ngày soạn: 24-02-2013
Tiết : 24 Ngày dạy : 26-02-2013
Bài 20:
PHÂN TỬ, NGUYÊN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN?
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nêu được các phân tử, nguyên tử chuyển động khơng ngừng
- Nêu được khi ở nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
2. Kĩ năng: - Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do các nguyên tử, phân tử chuyển động khơng ngừng. Hiện tượng khuếch tán .
3. Thái độ: - Kiên trì trong thí nghiệm, yêu thích môn học .
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Tranh vẽ 20.1 - 20.4.
2. HS: - Chuẩn bị bài trước ở nhà.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp .
2. Kiểm tra bài cũ:- Các chất được cấu tạo như thế nào? giữa các phân tử hay nguyên tử có gì?
3. Tiến trình:
GV tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
– GV nêu vấn đề cho HS đề xuất phương án giải quyết Vào bài mới.
- HS đề xuất phương án giải quyết.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chuyển động của nguyên tử, phân tử:
- GV mô tả TN Bơ rao.
- GV nhắc laị thí nghiêm mô hình ở bài trước.
- Hướng dẫn và theo dõi hs trả lời câu hỏi.
- Phát hiện ra câu hỏi chưa đúng để y/c hs trả lời bổ sung cho đúng (có phân tích trước lớp).
- Nhắc hs chỉ đọc câu hỏi và tìm cách trả lời. Không đọc phần dưới của câu hỏi.
- Hướng dẫn thảo luận. lớp để tìm câu trả lời.
- Thu thập thông tin.
- Nhắc lại thí nghiệm ở bài trước.
- Làm việc theo nhóm trả lời C1, C2, C3.
C1: Hạt phấn hoa
C2: Phân tử nước
C3: Đọc trong SGK
I. Thí nghiệm Bơrao nơ:
- Quan sát hạt phấn hoa chuyển động không ngừng trong nước.
II. Nguyển tử – phân tử chuyển động không ngừng:
- C1: Hạt phấn hoa
- C2: Phân tử nước
- C3: Các phân tử nước chuyển động không ngừng trong khi chuyển động nó va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía, va chạm này không cân bằng nhaunên làm hạt phấn hoa chuyển động hỗn độ không ngừng.
*Vậy: Các nguyên từ, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa chuyển động của phân tử vào nhiệt độ:
- GV nêu vấn đề như SGK và yêu cầu hs TB tìm cách giải quyết.
- Nếu các em không trả lời được GV gợi ý bằng thí nghiệm mô hình và hướng dẫn các em trả lời.
- Thu thập thông tin SGK và tìm cách giả quyết vấn đề.
- Nhiệt độ càng cao thì các phân tử – nguyên tử chuyển động càng nhanh.
III. Chuyển động của phân tử và nhiệt độ:
-Khi nhiệt độ của nước tăng thì chuyển động của các hạt phân tử nước càng nhanh và va đập vào hạt phấn hoacàng mạnh, làm hạt phấn hoa chuyển động càng nhanh.
*Vậy: Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên từ, phân tử chuyển động càng nhanh.
Hoạt động 4: Vận dụng:
- GV mô tả kèm theo hình vẽ phóng đại về hiện tượng khuyếch tán đã chuẩn bị (có thhể cho hs quan sát thí nghiệm đã chuẩn bị trước về hiện tượng khuyếch tán)
- Hướng dẫn các em trả lời C4 à C7?
- Cho hs đọc lệnh C4 à cả lớp làm việc cá nhân trả lời câu hỏi C4?
- Mời một hs trả lời câu C4 cả lớp chú ý theo dõi nội dung bạn mình trả lời?
- Mời một vài hs nhận xét nội dung?
-GV chốt lại nội dung và cho các em ghi vở.
- Cho hs đọc lệnh C5 à cả lớp làm việc cá nhân trả lời câu hỏi C5
- Mời một hs trả lời câu C5 cả lớp chú ý theo dõi nội dung bạn mình trả lời?
- Mời một vài hs nhận xét nội dung?
- Cho hs đọc lệnh C6 à cả lớp làm việc cá nhân trả lời câu hỏi C6?
- Mời một hs trả lời câu C6 cả lớp chú ý theo dõi nội dung bạn mình trả lời ?
-Mời một vài hs nhận xét nội dung?
- Cho hs làm việc cá nhân trả lời câu hỏi C7?
- Mời một hs trả lời câu C7 cả lớp chú ý theo dõi nội dung bạn mình trả lời?
- Mời một vài hs nhận xét nội dung?
- Thu thập thông tin -> làm việc cá nhân trả lời câu hỏi theo y/c của GV
C4 : Các phân tử nước và đồng sunfát đều chuyển động không ngừng về mọi phía, nên các phân tử đồng sun fát có thể chuyển động lên, xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và các phân tử nước có thể chuyển động xuống dưới, xen vào khoảng cách giữa các phân tử đồngsunfát.
C5:Do các phân tử không khí chuyển động về mọi phía.
C6: Có vì các phân tử chuyển động nhanh hơn.
C7: Trong cốc nước nóng thuốc tím tan nhanh hơn vì các phân tử chuyển động nhanh hơn.
IV. Vận dụng:
C4: Các phân tử nước và đồng sunfát đều chuyển
động không ngừng về mọi phía, nên các phân tử đồng sun fát có thể chuyển động lên, xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và các phân tử nước có thể chuyển động xuống dưới, xen vào khoảng cách giữa các phân tử đồngsunfát.
C5: Do các phân tử không khí chuyển động về mọi phía
C6: Có vì các phân tử chuyển động nhanh hơn.
C7: Trong cốc nước nóng thuốc tím tan nhanh hơn vì các phân tử chuyển động nhanh hơn.
IV. Củng cố: - Cho HS đọc ghi nhớ SGK?
- Hệ thống hóa các nội dung bài học cho HS.
V. Hướng dẫn về nhà : - Về nhà đọc phần có thể em chưa biết.
- Về nhà xem lại các cách làm, làm các bài tập 20.2 trong SBT.
- Học ghi nhớ SGK. Chuẩn bị bài 21 SGK.
File đính kèm:
- Tuan 24 Ly 8 Tiet 24.doc