Bài 23 ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT
I/ MỤC TIÊU :
Biết :
Nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí.
Biết được sự đối lưu xảy ra trong môi trường nào và không xảy tra trong môi trường nào.
Hiểu :
Hiểu được đối lưu là sự truyền nhiệt bằng chất lỏng hoặc chất khí, là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
Hiểu được bức xạ nhiệt là là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng, có thể xãy ra cả ở trong chân không.
Vận dụng :
Tìm được thí dụ trong thực tế về bức xạ nhiệt .
Giải thích được một số hiện tượng trong thực tế
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 833 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 bài 23: Đối lưu – bức xạ nhiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm GV Vật lí
Trường THCS Quảng Thành Châu Đức, BRVT
Ngày soạn : 23/07/2004
Tiết :
Bài 23 ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT
&
I/ MỤC TIÊU :
Biết :
F Nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí.
F Biết được sự đối lưu xảy ra trong môi trường nào và không xảy tra trong môi trường nào.
Hiểu :
F Hiểu được đối lưu là sự truyền nhiệt bằng chất lỏng hoặc chất khí, là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
F Hiểu được bức xạ nhiệt là là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng, có thể xãy ra cả ở trong chân không.
Vận dụng :
Tìm được thí dụ trong thực tế về bức xạ nhiệt .
F Giải thích được một số hiện tượng trong thực tế
II/ CHUẨN BỊ :
Đối với giáo viên :
- Dụng cụ dùng để vẽ ở hình 23.2,23.3,23.4,23.5 (SGK).
- Một cái phích ( bình thủy) và hình vẽ phóng to của cái phích.
Đối với mỗi nhóm học sinh :
Dụng cụ để làm thí nghiệm hình 23.2 SGK.
III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :
- Nêu 3 thí dụ về hiện tượng dẫn nhiệt trong thực tế. Giải thích các hiện tượng đó.
- Trong các chất: Rắn, lỏng, khí chất nào dẫn nhiệt tốt nhất, chất nào dẫn nhiệt kém nhất? Cho ví dụ.
Hoạt động 2: Nêu tình huống học tập:
- GV gọi 1 HS đọc lớn phần đầu bài.
- Treo tranh vẽ hình 23.1 (SGK)
- Nhắc lại và nhấn mạnh câu hỏi: “Nước đã truyền nhiệt bằng cách nào ?”.
Để trả lời câu hoiû trên ta tiến hành thí nghiệm sau :
Hoạt động 3 : Tìm hiểu hiện tượng đối lưu:
Tiến hành thí nghiệm:
- GV mô tả dụng cụ thí nghiệm.Nêu rỏ mục đích làm thí nghiệm .
- GV Chia dụng cụ thínghiệm cho từng nhóm. Hướng dẫn từng nhóm làm thí nghiệm.
+ Quan sát thí nghiệm các em thấy được điều gì ?
- Cho HS nghiên cứu nội dung câu hỏi C1, C2, C3 ( SGK ).
- Cho HS thảo luận nhóm và thống nhất câu trả lời của nhóm.
- GV hướng dẫn và thống nhất câu trả lời .
Hoạt động 4: Vận dụng :
- GV mô tả cách làm thí nghiệm hình 23.3(SGK)
+ Các em dự đoán xem hiện tượng gì xãy ra khi đốt nến và hương ?
- GV tiến hành làm thí nghiệm.
+ Kết quả thí nghiệm cho chúng ta biết điều gì ?
- GV hướng dẫn HS trả lời câu C5, C6
- Thống nhất câu trả lời chung.
Hoạt động 5: Tìm hiểu hiện tượng bức xạ nhiệt.
Tạo tình huống học tập:
- GV cho học sinh đọc lớn phần II (SGK)
- GV nhấn mạnh câu hỏi trọng tâm, yêu cầu HS suy nghĩ tìm câu trả lời.
Tiến hành thí nghiệm :
- GV mô tả dụng cụ thí nghiệm và mục đích thí nghiệm.
- GV tiến hành thí nghiệm hình 23.4, 23.5 (SGK) cho HS quan sát.
+ Hiện tượng gì xảy ra cho giọt nước màu?
+ Hiện tượng xảy ra cho giọt nước màu chứng tỏ điều gì ?
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi C7,C8,C9.
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- Hướng dẫn HS thảo luận , thống nhất câu trả lời chung.
- GV thông báo định nghĩa bức xạ nhiệt và khả năng hấp thụ tia nhiệt.
Hoạt động 6: vận dụng :
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi C10,C11
- GV hướng dẫn thảo luận câu trả lời :
+ Nêu một số hiện tượng đối lưu, bức xạ nhiệt trong thực tế, giải thích các hiện tượng đó.
- GV phát phiếu học tập. (Câu hỏi C12,SGK)
+ Hình thức truyền nhiệt ở chất lỏng, chất khí là gì ?
+ Bức xạ nhiệt là gì?
- GV gọi một HS đọc lại phần ghi nhớ, yêu cầu HS ghi vào vở.
- GV gọi 1 hs đọc phần có thể em chưa biết.
- HS lắng nghe, nhớ lại kiến thức cũ.
- Tư duy, trả lời câu hỏi của GV.
I/ ĐỐI LƯU:
- 1 HS đọc lớn phần đầu bài.
- Cả lớp quan sát hình vẽ.
- Lắng nghe câu hỏi, tư duy dọc lập.
1/ Thí nghiệm :
- HS nhận thí nghiệm theo nhóm,nghe hướng dẫn làm thí nghiệm.
- HS tiến hành làm thí nghiệm.
- Quan sát thí nghiệm, mô tà hiện tượng quan sát được.
- Nghiên cứu nội dung câu hỏi C1, C2, C3(SGK).
- Thảo luận theo nhóm, thống nhất câu trả lời.
- Tham gia thảo luận cả lớp và thống nhất câu trả lời .
- Ghi nội dung câu trả lời vào vở.
3/ VẬN DỤNG
- Lắng nghe và quan sát dụng cụ thí nghiệm.
- Dự đoán kết quả thí nghiệm.
- Quan sát kết quả thí nghiệm.
- Thảo luận nhóm và cho biết câu trả lời.
- Nghiên cứu câu hỏi C5, C6 và thống nhất câu trả lờicủa nhóm.
- Tham gia thảo luận cả lớp, ghi kết quả vào vở.
II/ BỨC XẠ NHIỆT:
-1HS đọc lớn phần II.
- Làm việc cá nhân , tư duy trả lời câu hỏi.
1/ Thí nghiệm:
- HS lắng nghe.
- Quan sát trhí nghiệm GV làm.
2/ Trả lời câu hỏi:
- Căn cứ kết quả thí nghiệm, trả lời câu hỏi của GV.
- Nghiên cứu câu hỏi C7, C8, C9 (SGK).
- Trả lời câu hỏi C7, C8, C9
- Tham gia thảo luận cả lớp, ghi kết quả nội dung trả lời.
- lắng nghe.
III/ VẬN DỤNG
- Nghiên cứu câu hỏi C10, C11, thảo luậnvà trả lời.
- Liên hệ thực tế tìm các thí dụ liên quan bài học.
- Nhận phiếu học tập theo nhóm, hoàn thành câu trả lời.
- Ôn lại kiến thức bài học, trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc phần ghi nhớ, cả lớp lắng nghe, nhắc lạivà ghi vào vở.
- Đọc phần có thể em chưa biết(SGK), lên hệ thực tế.
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Qua bài này ta hiểu gì về đối lưu, bức xạ nhiệt.
- Hiện tượng đối lưu xảy ra đối với chất nào?, bức xạ nhiệt xảy ra đối với chất nào ?
- Xem lại nội dung câu trả lời từ câu C1 đến C12(SGK).
- Học thuộc phần ghi nhớ.
Trả lời câu 23.1 đến 23.7 (SBT). Xem trước bài 24 “ Công thức tính nhiệt lượng”
File đính kèm:
- BAI 23.doc