Giáo án Vật lý 8 cả năm (74)

Tiết 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SGK, TÀI LIỆU

 VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BỘ MÔN

I. Mục tiêu :

- Giới thiệu tài liệu học tập và phương pháp học tập bộ môn vật lý cho học sinh.

II.Chuẩn bị:

1. GV: Sgk, giáo án.

2. HS : Sgk, vở ghi.

III. Hoạt động lên lớp:

1. Ổn định tổ chức: (1')

 

doc83 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 804 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 8 cả năm (74), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 8A....................... 8B....................... 8C...................... Tiết 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SGK, TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BỘ MÔN I. Mục tiêu : - Giới thiệu tài liệu học tập và phương pháp học tập bộ môn vật lý cho học sinh. II.Chuẩn bị: 1. GV: Sgk, giáo án. 2. HS : Sgk, vở ghi. III. Hoạt động lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: (1') Lớp 8A............ Lớp 8B.............. 8C................ .... Hoạt động của thầy và trò tg Nội dung 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu tài liệu học tập. Gv: Giới thiệu thiệu tài liệu học tập Hoạt động 2: Phương pháp học tập bộ môn. Gv:Thuyết trình Học phần lý thuyết: - Trước tiên, để có thể hiểu rõ những vấn đề trong môn vật lý, các em phải chăm chú nghe giảng. Những hiện tượng chỉ tuân theo một số nguyên tắc nhất định, và để hiểu rõ những hiện tượng đó thì các em có thể hỏi thầy cô trên lớp, những bạn giỏi về môn này để giải thích giúp. Các em có thể lên mạng để tìm những hình ảnh minh họa, những đoạn phim mô phỏng những thí nghiệm được học trên lớp. Trên mạng có rất nhiều tư liệu và hình ảnh minh họa dễ hiểu. - Sau đó là phải nhớ công thức tính toán, môn Vật lý có hai phần: thứ nhất là phần lý thuyết, thứ hai là phần bài tập. Việc nhớ rõ công thức là điều rất quan trọng. Vì nếu học sinh nhớ sai công thức thì kết quả bài làm sẽ sai. Muốn nhớ được những công thức mới phải làm bài tập nhiều, càng nhiều càng tốt. Trong lúc làm vẫn lấy công thức ra xem. Như vậy vừa hiểu rõ công thức, vừa biết áp dụng đúng và nhớ công thức lâu. - Một việc nữa là trong sách giáo khoa, để cho dễ hiểu, người ta thường đưa ra những công thức rút gọn cho những trường hợp đặc biệt từ một công thức tổng quát. Và điều này giúp chúng ta làm câu hỏi trắc nghiệm nhanh hơn. - Đọc và soạn bài kỹ trước khi đến lớp. Chú ý ghi lại những từ ngữ quan trọng, những vấn đề còn chưa rõ trong bài để khi đến lớp nghe thầy cô giảng bài ta sẽ tiếp thu nhanh hơn. Phải mạnh dạn hỏi ngay những gì còn chưa hiểu với thầy cô, bạn bè +) học phần bài tập - Về nhà làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập. Muốn vậy phải học tốt môn Toán - vì đây là môn học giúp ta có được tư duy logic và tính toán chính xác, rất cần trong việc giải các bài tập Vật lý. - Các định nghĩa, khái niệm, định luật: cần cố gắng hiểu rõ và nhớ chính xác từng ý nghĩa của các mệnh đề được phát biểu. - Các công thức: cần hiểu rõ ý nghĩa, đơn vị của từng đại lượng. - Tập thói quen tự làm dàn bài tóm tắt bài học theo ý mình sau khi vừa học xong để sao cho khi học theo dàn bài, ta dễ dàng hiểu và nhớ chính xác bài học. - Sau khi đọc xong đề việc tóm tắt đề bài rất quan trọng, bước này giúp chúng ta tìm những dữ kiện cần thiết trong đề. Việc tóm tắt đề sẽ giúp chúng ta biết được đề bài cho những đại lượng nào, đại lượng nào chưa có để học sinh có hướng giải cho bài toán. - Sau khi đọc xong đề thì tưởng tượng trong đầu hiện tượng rồi viết công thức tính toán ngay, nên vẽ hình minh họa hiện tượng trước rồi hãy tính toán. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hiện tượng hơn và ít bị rối hay giải sai bài toán. - Với những bài phức tạp thì việc vẽ hình còn quan trọng hơn nữa, nên vẽ hình đủ lớn, vì sau đó ta còn viết hay vẽ thêm nhiều dữ kiện khác nữa. Điều này giúp cho chúng ta có thể minh họa những dữ kiện đề bài ngay trên hình vẽ, giúp cho việc tính toán chính xác và nhanh hơn. - Làm đầy đủ bài tập (từ dễ đến khó) trong sách giáo khoa và sách bài tập vật lý do Bộ GD-ĐT phát hành. Với hầu hết bài trong các bài tập này, HS sẽ làm được không khó khăn lắm nếu học kỹ phần lý thuyết. - Ở từng chương trong sách bài tập thường có một hay hai bài tập mức độ khó, cần cố gắng làm những bài tập này sau khi làm các bài tập dễ và trung bình. * Không nên tập trung làm những bài tập quá dài và khó, đòi hỏi nhiều thời gian. Ưu tiên làm các bài tập cơ bản do giáo viên hướng dẫn tại lớp, trong sách giáo khoa và sách bài tập do Bộ GD-ĐT ban hành, sau khi thuần thục mới làm thêm các bài tập phù hợp và giải thử các đề trắc nghiệm để rèn luyện kỹ năng. +) Học phần ôn tập: - Cần tự làm dàn bài tóm tắt từng chương. Việc làm này nhiều em tưởng rằng mất thời gian, nhưng thật ra rất tiết kiệm thời gian và rất hiệu quả để nhớ lâu và nắm vững phần lý thuyết (vì chỉ tốn thời gian lần đầu để hệ thống từng chương, những lần sau khi ôn tập rất dễ nhớ lại kiến thức của cả chương). - Làm lại các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa và sách bài tập để nhớ sâu phần lý thuyết và tăng cường kỹ năng nhanh, nhạy trong việc làm các câu hỏi trắc nghiệm định lượng. Cố gắng giải những bài tập mà lần đầu tiên chưa giải được. 4.Củng cố. - GV hệ thống nội dung chính của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s. 5' 34' 4' I.GIỚI THIỆU TÀI LIỆU HỌC TẬP - Sách giáo khoa, sách bài tập - Tài liệu nâng cao Dành cho HS khá giỏi: .... II. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BỘ MÔN A. Học bài mới 1. Phần lý thuyết: 2. Phần bài tập: Trình tự làm một bài toán vật lý là: - Đọc để hiểu đề muốn tìm những đại lượng nào. - Tóm tắt đề bài: ghi ra những đại lượng cần thiết cho việc tìm ra đại lượng mà đề bài yêu cầu. - Đổi đơn vị nếu cần (thường không để ý hay quên làm bước này). - Vẽ hình minh họa (nếu hiện tượng có nhiều vật tham gia hay có nhiều trường hợp). - Suy nghĩ  những công thức nào có thể dùng để giải. - Tìm ra đại lượng cần tìm sau khi biến đổi và kết hợp các công thức (chưa thế số). - Thế số để tìm ra kết quả cuối cùng. - Để ý đơn vị của kết quả có phù hợp thực tế không. B. Ôn tập: Lưu ý : * Đề thi môn vật lý lúc nào cũng có đủ hai phần định tính và định lượng, HS cần coi trọng cả hai phần lý thuyết và bài tập, đặc biệt không học qua loa phần lý thuyết vì có nắm vững lý thuyết nhuần nhuyễn mới giải quyết tốt các câu hỏi trắc nghiệm định tính và định lượng. Do đó đừng học lý thuyết bằng cách nhồi nhét mà cần phải hiểu thật rõ ý nghĩa để biết phân tích, suy luận khi làm các câu hỏi trắc nghiệm. * Đề thi trắc nghiệm gồm nhiều câu rải đều trong cả chương trình nên không được học tủ, không được bỏ bài học nào. 5.Hướng dẫn học ở nhà.(1') - Đọc trước bài 1: Chuyển động cơ học. Ngày giảng: 8A....................... 8B....................... 8C...................... Chương I : CƠ HỌC Tiết 2. CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ. - Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ 2. Kỹ năng: - Nhận biết vật chuyển động hay đứng yên và các dạng chuyển động: 3. Thái độ: - Nghiêm túc, yêu thích môn học, tích cực trong hoạt động nhóm. II. Chuẩn bị: 1. GV: - Tranh vẽ phóng to H 1.2, 1.4, 1.5 phóng to để HS quan sát quỹ đạo chuyển động của một số vật. 2. Mỗi nhóm HS: - 1 xe lăn, 1 con búp bê, 1 khúc gỗ, 1 quả bóng bàn III. Hoạt động lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: (1') Lớp 8A............ Lớp 8B.............. 8C................ .... Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu chương trình vật lí lớp 8: - GVgiới thiệu một số nội dung cơ bản của chương và đặt vấn đề như trong SGK. - HS dự đoán về sự chuyển động của mặt trời và trái đất . Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xác định vật chuyển động hay đứng yên ? Em hãy nêu ví dụ về vật chuyển động và ví dụ về vật đứng yên? . - HS thảo luận theo bàn và nêu ví dụ. - GV: Tại sao nói vật đó chuyển động? - HS lập luận chứng tỏ vật trong ví dụ đang chuyển động hay đứng yên. - GV kết luận: vị trí của vật đó so với gốc cây thay đổi chứng tỏ vật đó đang chuyển động , vị trí vật đó so với gốc cây không đổi chứng tỏ vật đó đứng yên . - GV:Vậy, khi nào vật chuyển động , khi nào vật đứng yên? - HS: Thảo luận nhóm và trả lời C1 - GV:Gọi HS đọc kết luận SGK. - HS tự trả lời câu C2. - GVKhi nào vật được coi là đứng yên ? - HS trả lời câu C3 . Lấy VD . - GV cho h/s thảo luận câu trả lời và chốt lại câu trả lời đúng nhất. Hoạt động 3: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên: - GV đề ra thông báo như SGK. - GV yêu cầu h/s quan sát H1.2 SGK để trả lời C4, C5. Lưu ý h/s nêu rõ vật mốc trong từng trường hợp . - HS thảo luận câu hỏi của giáo viên yêu cầu và trả lời câu hỏi đó. - HS dựa vào nhận xét trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật như C4;C5 để trả lời C6. - GV yêu cầu h/s lấy ví dụ về một vật bất kỳ, xét nó chuyển động so với vật nào, đứng yên so với vật nào?và rút ra nhận xét:Vật chuyển động hay đứng yên là phụ thuộc vào yếu tố nào ? - GV yêu cầu cầu h/s trả lời C8. Hoạt động 4: nghiên cứu một số chuyển động thường gặp. - HS quan sát H1.3abc SGK để trả lời C9 . - GV có thể cho hs thả bóng bàn xuống đất, xác định quĩ đạo. - HS nhận xét và rút ra các dạng chuyển động thường gặp và trả lời C9. Hoạt động 5: Vận dụng. - GV cho h/s quan sát H1.4 SGK và trả lời câu hỏi C10 ; C11. - HS hoạt động cá nhân vận dụng trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu h/s đọc và học thuộc phần ghi nhớ. 4.Củng cố. - GV hệ thống nội dung chính của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s. - Đọc có thể em chưa biết. 3' 7' 14' 5' 10' 4' 1.Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên C1: So sánh vị trí của ô tô , thuyền , đám mây với 1 vật nào đó đứng yên bên đường , bên bờ sông . * Kết luận : Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học. C2: Ô tô chuyển động so với hàng cây bên đường C3: Vật không thay đổi vị trí đối với vật mốc thì được coi là đứng yên. VD: Người ngồi trên thuyền đang trôi theo dòng nước , vì vị trí của người ở trên thuyền không đổi nên so với thuyền thì người ở trạng thái đứng yên. 2 . Tính tương đối của chuyển động và đứng yên: C4:Hành khách chuyển động so với nhà ga. Vì vị trí của hành khách so với nhà ga là thay đổi . C5: So với toa tàu, hành khách đứng yên vì vị trí của hành khách so với toa tàu là không đổi . C6 : Một vật có thể chuyển động so với vật này, nhưng lại đứng yên đối với vật kia. C7: Vậy: chuyển động hay đứng yên có tính tương đối . C8: Nếu coi một điểm gắn với trái đất là mốc thì vị trí của mặt trời thay đổi từ đông sang tây . 3 . Một số chuyển động thường gặp: - Chuyển động thẳng. - Chuyển động cong. - Chuyển động tròn. C9 : 4. Vận dụng: C10: Ô tô đứng yên so với người lái xe, chuyển động so với cột điện. C11: Có lúc sai. Ví dụ: Vật chuyển động tròn quanh vật mốc. + Ghi nhớ: SGK. 5.Hướng dẫn học ở nhà (1'). - Học bài theo vở và SGK. - Làm bài tập từ 1.1đến 1.6 SBT. * Chuẩn bị giờ sau: - Tranh vẽ phóng to hình 2.2. SGK. Ngày giảng: 8A....................... 8B....................... 8C...................... Tiết 3: VẬN TỐC I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động và nêu được đơn vị đo tốc độ. 2. Kỹ năng : - Vận dụng được công thức tính tốc độ v = 3. Thái độ : Có thái độ học tập nghiêm túc và hứng thú trong học tập. II.Chuẩn bị: 1. GV:Bảng phụ ghi nội dung bảng 2.1 sgk , tranh vẽ tốc kế của xe máy. 2. HS : Nghiên cứu trước nội dung bài. III. Hoạt động lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: (1') Lớp 8A............ ;Lớp 8B.............. ; 8C............... ... Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung 2. Kiểm tra bài cũ: ?Thế nào là chuyển động và đứng yên? Lấy một ví dụ về chuyển động và đứng yên? Lấy một ví dụ để làm rõ tính tương đối của chuyển động? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập - GV nêu vấn đề theo phần mở bài trong SGK. - HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài. Hoạt động 2: Nghiên cứu khái niệm vận tốc là gì? - GV hướng dẫn h/s vào vấn đề so sánh sự nhanh chậm của chuyển động. Yêu cầu h/s hoàn thành bảng 2.1. - GV yêu cầu h/s sắp xếp thứ tự chuyển động nhanh chậm của các bạn nhờ số đo quãng đường chuyển động trong 1 đ/vị thời gian. - HS thảo luận nhóm trả lời C1;C2 để rút ra khái niệm về vận tốc chuyển động. - GV yêu cầu h/s làm C3. - GV hướng dẫn, giải thích để h/s hiểu rõ hơn về khái niệm vận tốc. - GV lưu ý: Khi nói vận tốc là 10 km/h là nói đến độ lớn của vận tốc; Tốc độ là độ lớn của vận tốc. Hoạt động 3: Xây dựng công thức tính vận tốc và đơn vị vận tốc: - GV cho h/s tìm hiểu về công thức tính vận tốc và đơn vị của vận tốc. Hoạt động 4: Tìm hiểu đơn vị vận tốc: - HS tìm hiểu về công thức, đơn vị các đại lượng có trong công thức. - GV hướng dẫn h/s cách đổi đơn vị của vận tốc. - HS nắm vững công thức, đơn vị và cách đổi đơn vị vận tốc. - GV giới thiệu về tốc kế. - HS tìm hiểu về tốc kế và nêu lên nhiệm vụ của tốc kế là gì. - GV yêu cầu h/s trả lời C4, C5, C6, C7, C8. - HS thảo luận và trả lời các câu hỏi C4, C5, C6, C7, C8. - GV hướng dẫn h/s trả lời nếu h/s gặp khó khăn. - GV yêu cầu h/s đọc và học thuộc phần ghi nhớ. 4.Củng cố. - GVchốt lại kiến thức trọng tâm của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s. - Đọc phần có thể em chưa biết. 5' 2' 7' 4' 20' 4' 1.Vận tốc là gì? C1. Cùng chạy một quãng đường như nhau, bạn nào mất ít thời gian sẽ chạy nhanh hơn. C2. Bảng 2.1. Cột 1 2 3 4 5 STT Tên h/s Quãng đường chạy s( m) Thời gian chạy t(s) Xếp hạng Quãng đường chạy trong 1 giây 1 An 60 10 3 6m 2 Bình 60 9,5 2 6,32m 3 Cao 60 11 5 5,45m 4 Hùng 60 9 1 6,67m 5 Việt 60 10,5 4 5,71m * Kết luận:Vận tốc là quãng đường đi trong một đơn vị thời gian. C3: (1) Nhanh , (2) Chậm (3) Quãng đường đi được, (4) Đơn vị 2 . Công thức tính vận tốc: Trong đó: s là quãng đường. t là thời gian. v là vận tốc. 3 . Đơn vị vận tốc : C4: m/phút, km/h km/s, cm/s 1km/h=1000m/3600s= 0,28m/s. - Độ lớn của vận tốc đợc đo bằng dụng cụ gọi là tốc kế ( hay đồng hồ vận tốc). C5: v=36km/h=36000/3600= 10m/s v= 10800/3600=3m/s v= 10m/s So sánh ta thấy, ô tô, tàu hoả chạy nhanh như nhau. Xe đạp chuyển động chậm nhất. C6: v=== 54km/h= 15m/s C7: t=40phút=2/3h v=12km/h S =v.t=12.2/3=8 km. C8: v=4km/h t=30phút= s=v.t= 4.1/2=2km. 5.Hướng dẫn học ở nhà.(1') - Học bài theo vở và SGK. - Làm bài tập từ 2.1đến 2.5SBT. - GV hướng dẫn h/s làm bài 2.5: + Muốn biết người nào đi nhanh hơn phải tính gì? + Nếu để đơn vị nh đầu bài có so sánh đợc không ? * Chuẩn bị giờ sau: + GV:Bảng phụ ghi các bước làm thí nghiệm, bảng kết quả mẫu 3.1. Ngày giảng: 8A....................... 8B....................... 8C...................... Tiết 4: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU - CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ. - Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình. 2. Kỹ năng : - Xác định được tốc độ trung bình bằng thí nghiệm. - Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều. 3. Thái độ : - Tập trung nghiêm túc , hợp tác khi thực hiện thí nghiệm . II.Chuẩn bị: 1. GV: - Bảng phụ ghi các bước làm thí nghiệm, bảng kết quả mẫu 3.1. 2. HS : SGK, vở ghi, đọc trước bài. III. Hoạt động lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: (1') Lớp 8A............ Lớp 8B.............. 8C............... ... Hoạt động của thầy và trò Nội dung 2. Kiểm tra bài cũ: Vận tốc là gì? Viết công thức tính vận tốc? Vận dụng làm bài 2.5 SBT? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập - GV:Trong chuyển động có những lúc vận tốc thay đổi nhanh chậm khác nhau, nhưng cũng có lúc vận tốc như nhau. Vậy khi nào có chuyển động đều, khi nào có chuyển động không đều? - HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu về định nghĩa chuyển động đều và không đều. - GV yêu cầu h/s đọc thông tin SGK tìm hiểu về chuyển động đều và không đều. - HS đọc thông tin SGK tìm hiểu về chuyển động đều và không đều. Lấy thí dụ cho mỗi chuyển động. - GV yêu cầu h/s quan sát H3.1 sgk và giới thiệu thí nghiệm hình 3.1 - GV: Treo bảng phụ 3.1 sgk - HS đọc C1 và điền kết quả vào bảng nhận biết về chuyển động đều và không đều. - HS nghiên cứu C2 và trả lời. - GV hướng dẫn h/s trả lời. Hoạt động 3: Tìm hiểu về vận tốc trung bình của chuyển động không đều: - GV yeu cầu h/s tính đoạn đường lăn được của trục bánh xe trong mỗi thời gian ứng với các quãng đường AB, BC, CD để làm rõ khái niệm vận tốc trung bình. - HS tìm hiểu về khái niệm vận tốc trung bình. - GV yêu cầu h/s tính toán và hoàn thiện C3. - HS hoàn thành C3 từ đó rút ra công thức tính vận tốc trung bình. Hoạt động 4: Vận dụng. - GV yêu cầu h/s nghiên cứu nội dung của các câu C4, C5, C6, C7 thảo luận và trả lời các câu hỏi đó. - HS vận dụng cac nội dung đã học trả lời C4, C5, C6, C7. - GV hướng dẫn h/s trả lời nếu h/s gặp khó khăn. 4.Củng cố. - GVchốt lại kiến thức trọng tâm của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s. - GV yêu cầu h/s đọc và học thuộc phần ghi nhớ. - Đọc có thể em chưa biết. 4' 1' 5' 15' 14' 4' I. Định nghĩa: - Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian . - Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. C1: + Quãng đường A đến D thì chuyển động của xe là không đều. + Quãng đường D đến F thì chuyển động của xe là chuyển động đều. C2: a, là chuển động đều. b,c ,d là chuyển động không đều. II. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều: * Trong chuyển động không đều, trung bình mỗi giây vật chuyển động được bao nhiêu mét thì ta nói vận tốc trung bình của chuyển động này là bấy nhiêu m/s. C3. v= 0,017m/s v= 0,05m/s v= 0,08m/s Từ A đến D xe chuyển động nhanh dần. * Công thức tính vận tốc trung bình: v= III . Vận dụng : C4: + Chuyển động của ô tô từ Hà Nội đến Hải Phòng là chuyển động không đều, 50km/h là vận tốcổnung bình . C5: Vận tốc trung bình trên cả 2 quãng đường: v== =3,3m/s C6: C7: 5.Hướng dẫn học ở nhà. (1') - Học bài theo vở và SGK. - Làm bài tập từ 3.1đến 3.7SBT. - Chuẩn bị bài : Biểu diễn lực . Ngày giảng: 8A....................... 8B....................... 8C...................... Tiết 5: BIỂU DIỄN LỰC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật. - Nêu được lực là một đại lượng vectơ. 2. Kỹ năng: - Biểu diễn được lực bằng véc tơ 3. Thái độ - Có thái độ học tập bộ môn. II. Chuẩn bị: 1. GV: - Xe lăn, Nam châm, giá đỡ, quả bóng. 2. HS: - Xem trước bài 4 "Biểu diễn lực" III. Hoạt động lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: (1') Lớp 8A............ 8B.............. 8C............... ... Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút. Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 8 giờ, đến Hải Phòng lúc 10 giờ. Cho biết quãng Hà Nội đến Hải Phòng dài 110 km thì vận tốc của ô tô là bao nhiêu km/h, bao nhiêu m/s?. 3. Bài mới: Hoạt động 2 : Ôn lại khái niệm lực, mối quan hệ giữa lực và sự thay đổi vận tốc: - GV cho h/s quan sát thí nghiệm và yêu cầu h/s trả lời câu hỏi C1. - HS quan sát hiện tượng của xe lăn khi buông tay và trả lời C1. - GV cho h/s quan sát H4.2 yêu cầu h/s phân tích và hoàn thành C1. - HS thảo luận và hoàn thành C1. Hoạt động 3: Biểu diễn lực: - GV làm thí nghiệm với quả bóng cho rơi từ một độ cao xuống đất, hướng dẫn h/s phát hiện có lực tác dụng và lực đó có độ lớn, phương chiều để đi đến kết luận lực là đại lượng véc tơ. - HS tìm hiểu về véc tơ lực theo sự hướng dẫn của giáo viên. - GV hướng dẫn h/s biểu diễn lực trên hình vẽ. - HS tìm hiểu cách biểu diễn lực. - GV lưu ý cho h/s cách chọn tỉ lệ xích và phân tích trên hình vẽ các yếu tố . - GV thông báo ký hiệu véc tơ lực, cường độ lực. - GV mô tả lại lực được biểu diễn trong hình 4.3 sgk để h/s hiểu rõ hơn về cách biểu diễn lực. - HS nghiên cứu tài liệu và tự mô tả lại thí dụ trong SGK. Hoạt động 4: Vận dụng: - GV yêu cầu h/s tìm hiểu nội dung câu hỏi C2, C3 thảo luận và trả lời các câu hỏi đó. - HS vận dụng các kiến thức vừa học trả lời C2, C3. - GV hướng dẫn h/s trả lời nếu h/s gặp khó khăn. 4. Củng cố. - GVchốt lại kiến thức trọng tâm của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s . - GV yêu cầu h/s đọc và học thuộc phần ghi nhớ trong SGK. 15' 5' 9' 10' 4' Đáp án Thời gian ô tô đi từ Hà Nội đến Hải Phòng là: 10-8 = 2(h) Vận tốc của ô tô là : = 110/2 = 55km/h =15,28m/s I. Ôn lại khái niệm lực: C1: +Hình 4.1: Lực hút của nam châm lên miếng thép làm tăng vận tốc của xe lăn, nên xe lăn chuyển động nhanh lên . +Hình 4.2: Lực tác dụng của vợt lên quả bóng làm quả bóng biến dạng và ngược lại, lực của quả bóng đập vào vợt làm vợt bị biến dạng . II . Biểu diễn lực: 1. Lực là một đại lượng véc tơ. Lực có độ lớn, có phương và chiều nên lực là một đại lượng véc tơ. 2. Cách biểu diễn và kí hiệu véc tơ lực. + Điểm đặt. + Độ lớn. + Phương,chiều. * Ký hiệu: - Véc tơ lực. - Độ lớn: F. * Ví dụ: SGK. III. Vận dụng : C2: + Độ lớn của trọng lực là: P=10.m= 5.10=50N ; F=15000N P + F F= 15000N C3: (H4.4- SGK) a, , theo phương thẳng đứng , chiều hướng từ dưới lên. b, theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. c, có phương chếch với phương nằm ngang một góc 300. chiều hướng lên. 5.Hướng dẫn học ở nhà.(1') - Học thuộc phần ghi nhớ . - Làm bài tập từ 4.1đến 4.5 - SBT * Chuẩn bị giờ sau: Máy A tút , đồng hồ bấm giây, xe lăn , khúc gỗ hình trụ ( hoặc con búp bê) Ngày giảng: 8A....................... 8B....................... 8C...................... Tiết 6: SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động. - Nêu được quán tính của một vật là gì? 2. Kỹ năng: - Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính. 3. Thái độ: - Thái độ nghiêm túc hợp tác khi làm thí nghiệm . II. Chuẩn bị : 1. GV: - xe lăn, khúc gỗ hình trụ ( hoặc con búp bê) 2. HS: - Đọc trước bài, 1 khúc gỗ hình trụ. III. Hoạt động lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: (1') Lớp 8A................................................... 8B................................................... 8C................................................... Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung 2. Kiểm tra bài cũ: Véc tơ lực được biểu diễn như thế nào ? chữa bài tập 4.4 sbt? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập - GV:Vật đang đứng yên chịu tác dụng của 2 lực cân bằng sẽ tiếp tục đứng yên. Vậy một vật đang chuyển động chịu tác dụng của 2 lực cân bằng sẽ như thế nào? Hoạt động 2 : Nghiên cứu lực cân bằng - GV yêu cầu h/s ôn lại khái niệm hai lực cân bằng đã học ở lớp 6. - HS ôn tập lại kiến thức cũ. - GV yêu cầu h/s qan sát H5.2 SGK và trả lời C1. - HS quan sát, phân tích và trả lời C1. - GV quan sát và hướng dẫn hs tìm được 2 lực tác dụng lên mỗi vật và chỉ ra những cặp lực cân bằng . - HS căn cứ vào câu hỏi của GV trả lời C1 , xác định 2 lực cân bằng . - GV yêu cầu h/s dự đoán về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động. -HS dự đoán hiện tượng xảy ra. - GV giới thiệu về máy A tút và nêu các bước tiến hành thí nghiệm kiểm tra. - HS quan sát thí nghiệm H5.3 SGK/18 trả lời câu hỏi C2 đến C5 và rút ra kết luận. Hoạt động 3: Nghiên cứu quán tính là gì? Vận dụng quán tính trong đời sống và trong kỹ thuật: - GV đưa ra một số hiện tượng về quán tính mà h/s thường gặp trong thực tế và phân tích cho h/s hiểu về quán tính. - VD: ôtô , tàu hoả đang chuyển động không thể dừng ngay mà phải trượt tiếp một đoạn. - HS nêu ví dụ tìm hiểu về quán tính. - GV chốt lại và rút ra kết luận. - HS làm thí nghiệm C6, C7 phân tích để hiểu rõ về quán tính. - GV yêu cầu h/s đọc và học thuộc phần ghi nhớ trong SGK. 4.Củng cố. - GVchốt lại kiến thức trọng tâm của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s . - Đọc phần có thể em chưa biết. 5' 1' 18' 15' 4' Đáp án + Điểm đặt. + Độ lớn. + Phương,chiều. I. Lực cân bằng : 1. Hai lực cân bằng là gì? Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật có cường độ bằng nhau , phương cùng nằm trên cùng một đường thẳng , chiều ngược nhau . C1. Q - Q là phản lực - P là trọng lực P Tương tự với các hình còn lại. 2 . Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động : a) Dự đoán : Vận tốc của vật sẽ không thay đổi nghĩa là vật sẽ chuyển động thẳng đều. b) Thí nghiệm kiểm tra : SGK * Kết luận : Một vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì tiếp tục chuyển động thẳng đều . II. Quán tính : 1) Nhận xét : Khi có lực tác dụng , mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính. 2)Vận dụng: C6: Búp bê ngã về phía sau. Giải thích : Khi đẩy xe chân búp bê chuyển động cùng với xe, nhưng do quán tính nên thân và đầu búp bê chưa kịp chuyển động, vì thế búp bê ngã về phía sau. C7: C8: * Ghi nhớ: SGK 5.Hướng dẫn học ở nhà. (1') - Học thuộc phần ghi nhớ . - Làm bài tập từ 5.1đến 5.8 - SBT - Chuẩn bị bài : Lực ma sát . Ngày giảng: 8A...................... 8B........................ 8C........................ Tiết 7: LỰC MA SÁT I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Nêu được ví dụ về lực ma sát trượt. - Nêu được ví dụ về lực ma sát lăn. - Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ. 2. Kỹ năng: - Đề ra được các

File đính kèm:

  • docLy 8 Thu sua.doc
Giáo án liên quan