CHƯƠNG I: CƠ HỌC
Tiết 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I . MỤC TIÊU:
*Kiến thức:
- Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ. Nêu được những thí dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày.
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt biết xác định trạng thái của một vật với một vật được chọn làm mốc.
- Nêu được thí dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp.
* Kỹ năng:
Học sinh có kỹ năng làm bài và tư duy theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa.
* Thái độ:
- Rèn thái độ nghiêm túc, cẩn thận khi nghiên cứu một hiện tượng vật lý.
- Yêu thích môn học, trung thực trong hoạt động nhóm.
97 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 736 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 8 cả năm (89), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 23/8/2010
Chương I: Cơ học
Tiết 1: chuyển động cơ học
I . Mục tiêu:
*Kiến thức:
Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ. Nêu được những thí dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày.
Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt biết xác định trạng thái của một vật với một vật được chọn làm mốc.
Nêu được thí dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp.
* Kỹ năng:
Học sinh có kỹ năng làm bài và tư duy theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa.
* Thái độ:
- Rèn thái độ nghiêm túc, cẩn thận khi nghiên cứu một hiện tượng vật lý.
- Yêu thích môn học, trung thực trong hoạt động nhóm.
II . Chuẩn bị:
* .Giáo viên:
Tranh vẽ phóng to hình 1.1 và 1.2 (nếu có).
*.Học sinh:
Tài liệu học tập có liên quan, tranh vẽ sưu tầm (nếu có) về các hiện tượng vật lý liên quan tới chuyển động.
*Nhóm học sinh:Bảng phụ.
III .Tổ chức hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1(7’): tổ chức tình huống học tập.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Suy nghĩ để trả lời câu hỏi tình huống của giáo viên, một học sinh đứng tại chỗ trình bày
- Hỏi: mặt trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây. Như vậy có phải Mặt trời chuyển động còn Trái đất đứng yên không? bài này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên.
*Hoạt động 2 (10’): Tìm hiểu cách nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Ghi vở: I. Làm thế nào để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên?
Thảo luận nhóm, ghi vở câu đúng, C1: Ta xem chúng có sự thay đổi vị trí với một vật nhất định chọn làm mốc.
Đọc sách giáo khoa, thảo luận nhóm trình bày.
Suy nghĩ, trả lời, ghi câu đúng, C2: Kim phút chuyển động so với trục của đồng hồ, trục chính là mốc được chọn
C3: Vật đứng yên khi vật đó không thay đổi vị trí so với vật được chọn làm mốc, ví dụ: người lái xe đứng yên so với xe (trong khi xe vẫn chuyển động so với mặt đường).
Yêu cầu học sinh suy nghĩ thảo luận nhóm để trả lời C1
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa, rồi hỏi: Thế nào là chuyển động cơ học?Vật được chọn làm mốc có tính chất như thế nào?
- Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trả lời C2, C3
*Hoạt động 3(10’): tìm hiểu tính tương đối của chuyển động và đứng yên, vật mốc.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
II Tính tương đối của chuyển động và đứng
yên.
Thảo luận nhóm, ghi vở câu đúng:
C4: So với nhà ga thì hành khách chuyển động vì vị trí của hành khách so với nhà ga theo thời gian có sự thay đổi
C5: So với toa tầu thì hành khách đứng yên vì vị trí của toa tầu so với hành khách theo thời gian là không đổi.
C6: so với vật này..đứng yên.
C7: Ví dụ: Các hành khách trên xe đứng yên so với nhau nhưng chuyển động so với mặt đường
Yêu cầu học sinh suy nghĩ thảo luận nhóm để trả lời C4, C5,.C6
*Hoạt động 4(9’): tìm hiểu một số chuyển động thường gặp.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
III. Một số chuyển động thường gặp.
Suy nghĩ, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi của giáo viên, ghi vở:
C9: Ví dụ về chuyển động thẳng: Con thoi
Ví dụ về chuyển động cong: đi xe đạp tới trường
Ví dụ về chuyển động tròn: Quả bóng lăn
Thông báo về các dạng chuyển động thường gặp rồi hỏi.
C9: Hãy tìm thêm ví dụ về chuyển động cong, chuyển động thẳng, chuyển động tròn trong đời sống
*Hoạt động 5(9’): Vận dụng – củng cố – hướng dẫn về nhà:
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
IV – Vận dụng:
C10: Ô tô chuyển động so với cây bên đường và đứng yên so với người lái xe
C11: Không đúng, ví dụ: kim phút ở đồng hồ chuyển động nhưng khoảng cách từ đầu kim tới trục quay không đổi.
Đọc, ghi nhớ luôn tại lớp phần ghi nhớ
-Yêu câu học sinh suy nghĩ trả lời các câu hỏi của phần vận dụng.
- Yêu cầu 1 học sinh đứng tại chỗ trình bày phần ghi nhớ.
*HDVN:
+ Học thuộc phần ghi nhớ
+ Làm bài tập 1.1 – 1.4 trong SBT VL
+ Đọc thêm “Có thể em chưa biết”.
IV. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Ngày dạy 30/8/2010
Tiết 2: vận tốc
I . Mục tiêu:
*Kiến thức:
-Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh ,chậm cuả chuyển động và nêu được đợn vị đo của vận tốc..
*Kỹ năng:
- Vận dụng được công thức v = s/t.
*Thái độ:
-Rèn thái độ tỷ mỉ, cẩn thận trong tính toán, trung thực trong hoạt động nhóm.
II.Chuẩn bị:
*Giáo viên: Đồng hồ bấm giây, tranh vẽ tốc kế của xe máy.
*Học sinh: vở bài tập, máy tính điện tử.
*Nhóm học sinh: Bảng phụ của nhóm.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1(7’): kiểm tra bài cũ - tổ chức tình huống học tập.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hai học sinh lên bảng trình bày phần trả lời theo câu hỏi của giáo viên
-HS1: trình bày phần ghi nhớ + bài tập 1.1
- HS2: Nhận xét, trình bày lại phần ghi nhớ + bài tập 1.2
ĐVĐ: ở bài 1, ta đã biết làm thế nào để nhận biết được một vật chuyển động hay đứng yên, còn trong bài này ta sẽ tìm hiểu xem làm thế nào để nhận biết được sự nhanh hay chậm của chuyển động
*Hoạt động 2 (10’) Tìm hiểu về vận tốc
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Vận tốc là gì?
Học sinh thảo luận nhóm, ghi câu trả lời đúng
Học sinh trả lời C3:
1 – Nhanh, 2- chậm
3 – quãng đường, 4 – thời gian
Trả lời, ghi vở
+ Quãng đường chạy trong 1s gọi là vận tốc
+ Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động và được tính bằng quãng đường chuyển động trong một đơn vị thời gian
II. đơn vị vận tốc:
Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s
Ngoài ra còn có đơn vị là km/h, m/phút.
Yêu cầu học sinh quan sát bảng 2.1 trong sách giáo khoa rồi hoàn thành theo câu hỏi trong sách.
Tính quãng đường chuyển động trong một đơn vị thời gian
Thông báo: quãng đường chuyển động trong 1 giây gọi là vận tốc
Cùng một thời gian thì căn cứ vào đâu để nhận biết một vật chuyển động nhanh, chậm?
Thế nào là vận tốc? độ lớn của vận tốc cho biết gì? cách tính vận tốc? đơn vị? Công thức tính vận tốc ra sao?
Yêu cầu học sinh thảo luận c4:
Ghi bảng:
Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s
Ngoài ra còn có đơn vị là km/h, m/phút.
Thông báo: Dụng cụ đo vận tốc là tốc kế.
*Hoạt động 3 (10’) Vận dụng – củng cố – hướng dẫn về nhà:
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
C5:
1 giờ: ô tô đi 36km
Xe đạp đi 10,6km
1 giây: tầu hoả đi 10m
b) Đổi đơn vị à
Thứ nhất: tầu hoả.
Thứ hai: ô tô.
Thứ ba: xe đạp
Yêu câu học sinh trình bày các câu hỏi trong sách giáo khoa.
* HDVN: Làm bài tập 2.1 à 2.5, học thuộc phần ghi nhớ.
IV .Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Ngày dạy 6/9/2010
Tiết 3 : chuyển động đều – chuyển động không đều
I. Mục tiêu:
*Kiến thức:
- Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình.
- Phân biệt được chuyển động đều và chuyển độngkhông đều dựa vào khái niệm vận tốc.
* Kỹ năng.
- Xác định được tốc đọ trung bình bằng thí nghiệm.
- Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều .
* Thái độ.
- Rèn luyện trung thực trong nghiên cứu tài liệu.
II: Chuẩn bị:
Tranh vẽ 3.1 (nếu có)
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1(7’): kiểm tra bài cũ - tổ chức tình huống học tập.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hs1: Trình bày phần ghi nhớ
Làm bài tập 2.2
Hs2 : Nhận xét
Làm bài tập 2.5
Hai học sinh lên bảng trình bày bài tập
Tổ chức tình huống học tập
Cung cấp thông tin về chuyển động đều.
Lấy ví dụ
*Hoạt động 2(10’): Tìm hiểu về chuyển động đều chuyển động không đều:
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
I: Định nghĩa:
Đọc SGK rút ra định nghĩa.
Trình bày: Ví dụ1 Kim đồng hồ chuyển động đều.
Ví dụ2 Xe máy lên dốc
Làm thí nghiệm theo SGK nếu không có thì đọc SGK.
Tự trả lời câu hỏi
Thảo luận nhóm thống nhất trả lời c1 , c2
C1 : AB, BC, CD chuyển động không đều
DE, EF chuyển động không đều.
C2: Chuyển động đều a.
Chuyển động không đều b,c,d
C3: Tính vận tốc trung bình
VAB =
VBC =
VCD =
Hướng dẫn học làm thí nghiệm.
Hướng dẫn học sinh trả lời
Hướng dẫn học sinh trả lời C1, C2
*Hoạt động 3(15’): tìm hiểu vận tốc trung bình của chuyển động không đều
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Học sinh nêu như SGK.
- Tóm tắt theo SGK
-Trả lời C4, C7
Yêu cầu học sinh tính vận tốc ứng với đoạn AB, BC, CD.
Yêu cầu học sinh tính vận tốc trung bình trong chuyển động không đều
*Hoạt động 4(13’): vận dụng – củng cố - hdvn
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Thảo luận nhóm để hoàn thành từ C4 –C7 Ghi vở câu đúng
C4: Khi nói ô tô đi từ Hà Nội đến Hải Phòng là nói đến vận tốc trung bình của chuyển động đều vì ô tô đi với vận tốc thay đổi.
C5: - Vận tốc trên quãng đường dốc là: v1 = S1/t1 = 120/30 = 4m/s.
- Vận tốc trên quãng đường thắng là: v2 = S2/t2 = 60/24 = 2,5m/s.
- Vận tốc trung bình trên cả hai quãng đường là:
Vtb = (S1+S2)/(t1+t2) = 3,3m/s
C6: Quãng đường tầu đi được là 150km
C7: tuỳ hs
Hướng dẫn học sinh tóm tắt “ghi nhớ”
Vận dụng C4, C7
Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc ghi nhớ
- Làm bài tập 3.1 – 3.4
* HS khá: làm bài tập 3.5
IV* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Ngày dạy13/9/2010
Tiết 4: biểu diễn lực
I. Mục tiêu:
*Kiến thức:
- Nêu được thí dụ thực hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc.
- Nhận biết được lực là đại lượng véc tơ.
*Kỹ năng
Biểu diễn thông thạo được lực thể hiện bằng mũi tên chỉ hướng
II. Chuẩn bị:
* Giáo viên:
Tranh vẽ hình 4.1 (nếu có)
Hệ thống một số bài tập nâng cao (Sách 500 bài toán Vật lý THCS)
* Học sinh : kiến thức về lực tác dụng về lực
+ Nhóm học sinh:
Giá đỡ xe lăn N/c thẳng, 1 thỏi sắt.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1 (7’): Kiểm tra bài cũ – tổ chức hoạt động dạy học:
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Bài tập 3.1 : 1.c – 2 A
Bài tập 32 : c
Bài tập 3.3
Học sinh đọc sách giáo khoa
-Một vật sẽ biến dạng thay đổi vận tốc nếu như có lực tác dụng vào
*Kiểm tra:
-HS1: Chuyển đều là gì? Nêu hai ví dụ về chuyển động đều + bài tập 3.1.
-HS2: Chuyển động không đều là gì? nêu hai ví dụvề chuyển động không đều + bài tập 3.2
-HS3: Viết biểu thức tính vận tốc trung bình + bài tập 3.3.
* Tổ chức tình huống học tập :Giáo viên ôn lại : 1 vật chịu tác dụng của lực sẽ biết hiện như thế nào.
*Hoạt động 2 (12’): Tìm hiểu mối quan hệ giữa lực và thay đổi vận tốc:
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Ôn lại khái niệm lực.
Đọc sách giáo khoa
Trả lời – Ghi câu đúng C1
Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa
Trả lời C1?
- Vậy có những lực tác dụng như thế nào
*Hoạt động 3 (13’): biểu diễn lực:
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
II.Biểu diễn lực:
Phưong: Thẳng đứng
. Chiều: Từ trên à dưới
Lực là 1 đại lượng véc tơ. đại lượng véc tơ là đại lượng có phương chiều độ lớn.
2) Cách biểu diễn lực ký hiệu véc tơ lực
Đọc thông báo
Hoàn thành ghi nhớ.
Ký hiệu véc tơ F
+ Điểm đặt : A
+ Độ lớn: 15 N.
Phương ngang chiêu trái à Phải
-Trọng lực có phương và chiều như thế nào? -1 đại lượng như vậy gọi là đại lượng véc tơ.
Cho học sinh ghi nhớ
-Giáo viên thông báo biểu diễn lực bằng véc tơ
Độ lớn: Phương
: Chiều
Mô tả lực ở hình vẽ 4.3
*Hoạt động 4 (10’): Vận dụng – củng cố:
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hs hoạt động cá nhân hoàn thành C5
*Vận dụng: Yêu cầu học sinh hoàn thành C5
Củng cố
- Lực là đại lượng có hướng hay vô hướng, vì sao?
- Lực biểu diễn như thế nào?
Hướng dẫn về nhà:
- Ghi nhớ
- Bài tập 4.1 à 4.5 (SBT -12)
*Hskhá,giỏi: làm BT4.10 (SBT-14)
Iv* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.
Ngày dạy 20/9/2010
Tiết 5: sự cân bằng lực – quán tính
I. Mục tiêu:
* Kiến thức:
- Nêu được 1 số thí dụ về hai lực cân bằng. Nhận biết được hai lực cân bằng về biều thị bằng véc tơ lực.
- Từ dự đoán ( về tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động và làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán để khẳng định “ vật chịu tác dụng cảu hai lực cân bằng thì vận tốc không đổi”. Vật sẽ chuyển động thẳng đều.
* Kỹ năng
Nêu được thí dụ về quán tính giải thích được hiện tượng quán tính.
* Thái độ
-Có thái độ yêu thích môn học.
II: Chuẩn bị.
*Giáo viên: Hình vẽ 5.1, máy Atút
*Học sinh: Máy tính cá nhân, vở bài tập.
+Nhóm học sinh: Bảng nhóm
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1 (10’): Kiểm tra bài cũ – tổ chức hoạt động dạy học:
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-2 hs lên bảng trình bày bài tập, hs ở dưới quan sát giáo viên làm thí nghiệm.
-Cả lớp quan sát hình 5.2. Quyển sách chịu tác dụng của lực hút trái đất và phản lực của bàn hai lực này cân bằng nên quyển sách đứng yên.
-HS1: Người ta biểu diễn lực như thế nào?
-HS2: Làm bài tập 4.1 4.2
-Vào bài: Yêu cầu học sinh đọc SGK phần đặt vấn đề và trình bầy cho học sinh nghe.
Vậy nếu một vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì ra sao?
* Hoạt động 2(10’): tìm hiểu về hai lực cân bằng.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Học sinh quan sát lắng nghe.
-Thảo luận trả lời câu hỏi của giáo viên.
-Thảo luận ghi câu đúng C1.
C1: a) Các lực tác dụng lên quyển sách là:
Trọng lực P.
Lực đẩy Q của bàn
b) Các lực cân bằng nào tác dụng lên quả cầu
c) Các lực tác dụng lên quả bóng.
Trọng lực p
Lực đẩy của đất Q
a) Dự đoán : SGK
b) Thí nghiệm.
Quan sát giáo viên làm thí nghiệm theo ba giai đoạn
Trả lời ghi câu đúng.
C1: Quả cầu a chịu tác dụng của hai lực cân bằng
C2: Vì quả cầu A chịu tác dụng của hai lực cân bằng PA,T
C3: vì lúc này P’A>PA=T
C4: Quả cầu A chỉ chịu tác dụng của PA và T nhưng vẫn chuyển động à chuyển động của A là thẳng đều.
C5: kết luận: Một vật đang chuyển động nếu chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
I.Lực đẩy cân bằng.
1. Hai lực cân bằng là gì?
-Giáo viên làm thí nhiệm như hình 5.2.
--Trình bầy thông báo. Các vật đứng yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng
Ghi rõ các lực cân bằng trong từng trường hợp.
Chốt lại: Trả lời C1.
- Các lực tác dụng lên quả cầu
.- Các lực tác dụng vào quả bóng
. 2) Tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động.
-Yêu cầu học sinh đọc phần dự đoán.
- Làm thí nhiệm kiểm chứng bằng máy Atút hướng dẫn học sinh quan sát theo rõivà ghi kết quả thí nghiệm theo ba giai đoạn.
Giai đoạn 1: Hình 5.1 a
Giai đoạn 2: Hình 5.2b,
Giai đoạn 3: Hình 5.3 c
Ghi kết quả từng giáo viên.
Ghi kết luận,
Giáo viên trình bầy như sác giáo khoa
. Ghi bảng
* Hoạt động 3(10’): tìm hiểu về quán tính.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
II. Quán tính.
1.Nhận xét:
- chú ý nghe
- Ghi vở: khi có lực tác dụng vật không thể đột ngột thay đổi vận tốc ngay vì mọi vật có quán tính
Giáo viên trình bày như sách giáo khoa
* Hoạt động 4(15’): vận dụng – củng cố – hdvn:
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
-Kết luận lại những ý chính.
- Giải thích, hướng dẫn học sinh làm C6 – C7
- Củng cố: thế nào là hai lực cân bằng, vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì có tác dụng gì? quán tính gây ra cho vật là gì?
*HDVN: Học thuộc phần ghi nhớ + làm bài tập 5.1 – 5.3 (SBTVL).
-HS khá giỏi : BT 5.12-5.13 SBTVL
Iv* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.
Ngày dạy 27/9/2010
Tiết 6 : lực ma sát
I.Mục tiêu:
*Kiến thức:
- Nhận biết được lực ma sát là một loại lực cơ học, phân biệt được ma sát trượt, ma sát nghỉ, ma sát lăn, đặc điểm của mỗi loại lực ma sát này.
- Làm được thí nghiệm về ma sát nghỉ.
- Phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống và kỹ thuật. Nêu được cách khắc phục tác hại của ma sát và lợi ích của các lực này.
*Kỹ năng: Rèn kỹ năng đo lực, đặc biệt là cách đo lực ma sát để rút ra nhận xét.
*Thái độ: Yêu thích môn học, trung thực trong hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị:
*Giáo viên: tranh vẽ hình 6.1 (nếu có)
*Học sinh: -Nhóm học sinh: Lực kế, khúc gỗ, quả nặng
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1 (5’): Kiểm tra bài cũ – tổ chức hoạt động dạy học:
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Học sinh lên bảng trình bày câu trả lời cho câu hỏi của giáo viên.
_ Hs1: trình bày phần ghi nhớ.
_ HS2: trả lời câu hỏi về quán tính
-các hs khác chú ý lắng nghe
Kiểm tra:
+ HS1: Nêu đặc điểm của hai lực cân bằng?chữa bài tập 5.1, 5.2, 54.
+ HS2: quán tính là gì? làm bài tập 5.2 + 5.8
* Tổ chức: Giáo viên thông báo như sách giáo khoa
*Hoạt động 2(18’): nghiên cứu khi nào có lực ma sát.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
1) Lực ma sát trượt
- Má phanh ép vào bánh xe: làm cản trở chuyển động.
- Bánh xe và mặt đường
C1: Lực ma sát trượt xuất hiện khi 1 vật chuyển động trượt trên bề mặt vật khác.
2) Lực ma sát lăn
C2: Hs ghi ví dụ.
NXét: Lực ma sát xuất hiện khi vật chuyển động lăn trên bề mặt vật khác.
C3: Lực ma sát trượt ở hình 6.1a, còn lực ma sát lăn xuất hiện ở hình 6.1b
- Làm thí nghiệm, nhận xét: Lực kéo vật trong trường hợp có lực ma sát trượt (Fmslăn<Fmstrượt).
3) Lực ma sát nghỉ
*BPGDBVMT: - Giảm số phương tiện giao thông lưu thông trên đường và cấm các phương tiện đã cũ nát ,không đảm bảo chất lượng .các phương tiện tham gia giao thông cần đảm bảo các tiêu chuẩn về khí thải và an toàn đối với môi trường .
_ cần thường xuyên kiểm tra chất lượng xe và vệ sinh mặt đường sạch sẽ.
- Đọc tài liệu xem lực ma sát xuất hiện ở đâu?
- Vậy lực ma sát trượt còn xuất hiện ở đâu?
- Chốt lại, cho học sinh ghi vở.
-Gv yêu cầu hs đọc sgk và hỏi: lực ma sát lăn xuất hiện giữa hòn bi và mặt đất khi nào?
Cho hs phân tích hình vẽ, trả lời.
Yc hs làm thí nghiệm 6.1.
Yêu cầu hs đọc và trình bày cách làm thí nghiệm
* GV: -Trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường bộ ,ma sát giữa bánh xe và mặt đường ,giữa các bộ phận cơ khí với nhau ,ma sát giữa phanh xe và vành bánh xe làm phát sinh các bụi cao su ,bụi khí và bịu kim loại .các bụi khí này gây tác hại to lớn đối với môi trường,ảnh hưởng đến sự hô hấp của cơ thể người ,sự sống của sinh vật và sự quang hợp của cây xanh.
- Nếu đường nhiều bùn đất ,xe di trên đường có thể bị trượt gây tai nạn ,đặc biệt khi trời mưa và lốp xe bị mòn.
*Hoạt động 3(8’): nghiên cứu lực ma sát.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
1. Các cách làm giảm lực ma sát:
C6: Lực ma sát làm mòn xích, đĩa: tra dầu.
- Làm mòn hoặc cản trở chuyển động: tra dầu, ổ bi
- Làm cản trở chuyển động: xe lăn
2. Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích:
C7: Từng hs hoàn thành, tuỳ từng hs.
Cho hs làm C6.
Chốt lại: Nếu tra dầu mỡ có thể làm giảm lực ma sát từ 8 – 10 lần, nếu dùng ổ bi thì có thể làm giảm lực ma sát từ 20 – 30 lần.
Cho hs làm C7
*Hoạt động 4(12’): vận dụng – củng cố – hdvn:
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
C8: tuỳ hs
C9: Để máy móc chuyển động dễ dàng ta biến ma sát trượt thành ma sát lăn để làm giảm lực ma sát.
Yêu cầu hs hoàn thành C8, C9 ra vở bài tập rồi chuẩn lại và ghi vở đáp án đúng
* củng cố:
- Lực ma sát xuất hiện khi nào? ở đâu?
- Có mấy loại lực ma sát?
- Lực ma sát có lợi hay có hại? lấy ví dụ?
* HDVN: -học thuộc phần ghi nhớ, làm các bài tập 6.1 – 6.3.
_ HS khá giỏi :làm bài tập :6.5, 6.12 (SBTVL8)
IV. Tư liệu giáo dục bảo vệ môi trường:
- Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật lý THCS – NSB Giáo Dục .
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Ngày dạy 4/10/2010
Tiết 7: áp suất
I. Mục tiêu:
*Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa lực và áp xuất.
- Viết được công thức tính áp suất, nêu được đơn vị của đại lượng có mặt trong công thức.
- Vận dụng được công thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản về áp lực và áp suất.
- Nêu được cách làm tăng giảm áp suất trong đời sống kỹ thuật và dùng nó để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
*Kỹ năng
Làm thí nghiệm nhận xét mối quan hệ giữa áp suất với hai yếu tố: áp lực – diện tích bị ép.
*Thái độ
Yêu thích môn học, trung thực trong hoạt động nhóm.
II: Chuẩn bị.
*Giáo viên: Tranh vẽ về áp suất, bộ dụng cụ giáo viên về áp suất.
*Học sinh: Máy tính cá nhân
+Nhóm học sinh: Khay (chậu), bột, khối kim loại
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1 (7’): Kiểm tra bài cũ – tổ chức hoạt động dạy học:
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hs1: Lực ma sát xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc của hai vật, có 3 loại lực ma sát: lực ma sát trượt, lực ma s.át lăn, lực ma sát nghỉ
- HS2: Fmst≥Fmsn>Fmsl.
-Lực ma sát xuất hiện ở đâu? Có mấy loại lực ma sát? + Hoàn thành - Cường độ của các lực ma sát có đặc điểm gì? + Hoàn thành bài tập 7.2bài tập 7.1.
* Tổ chức tình huống học tập: Tại sao máy kéo nặng nề lại không bị sa lầy khi đi trong đất, trong khi ô tô nhẹ hơn lại bị sa lầy? Chúng ta vào bài hôm nay
*Hoạt động 2 ( 7’): nghiên cứu áp lực là gì?
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
I. áp lực là gì?
- Đọc thông báo về áp lực, ghi vở:
+ áp lực là lực ép vuông góc với mặt bị ép.
+ Ví dụ: khi người đứng trên sàn nhà thì áp lực chính là trọng lực vì trọng lực ép vào mặt sàn và vuông góc với mặt sàn
- Thảo luận, ghi vở trả lời.
C1: áp lực là:
- Lực máy kéo tác dụng lên mặt đường.
- Lực ngón tay tác dụng lên đinh.
* GDBVMT: -Những người thợ khai thác đá cần được đảm bảo những điều kiện về an toàn lao động ( khẩu tranh ,mũ cách âm cách li các hku vực mất an toàn.)
- Yêu cầu hs đọc sgk, ghi vở định nghĩa về áp lực.
Yêu cầu nhóm học sinh thảo luận trả lời C1?
*GV:- áp suất do các vụ nổ gây ra có thể làm nứt ,đổ vỡ các công trình xây dựng và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khoẻ con người.Việc sử dụng chất nổ trong khai thác đá sẽ tạo ra các chất khí thải độc hại ảnh hưởng đến môI trường ngoài ra còn gây ra các vụ sập ,sạt lở đá ảnh hưởng đến tính mạng công nhân.
*Hoạt động 3(10’): Tìm hiểu về áp suất.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
II. áp suất:
1/ Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào yếu tố nào?
Thảo luận nhóm, ghi vở câu trả lời đúng:
C2:
F1<F2
S2 = S1
h2> h1
F3<F2
S3 > S1
h3= h1
Hoàn thành C3, ghi vở câu đúng.
C3: .(1): càng lớn.
(2): càng nhỏ.
2/ Công thức tính áp suất: hs đọc sgk trả lời câu hỏi của giáo viên:
+ áp suất là áp lực trên một đơn vị diện tích.
+ P = F/s
+ N/m2 (1 N/m2 = 1 pa)
- Yêu cầu hoàn thành C2
Từ đó rút ra kết luận gì?
- Yêu cầu hs đọc sgk rồi hỏi:
+ Thế nào là áp suất?
+ Công thức là gì?
+ Đơn vị của áp suất?
*Hoạt động 4(13’): vận dụng – củng cố – hdvn:
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
III. Vận dụng:
Hoàn thành C4, C5 ra vở bài tập, ghi vở câu đúng
-Nêu cầu hs hoàn thành C4, C4 ra vở bài tập.
* Củng cố: Thế nào là áp lực? áp suất là gì? công thức tính? Đơn vị của áp suất là gì?
* HDVN: Ghi nhớ + Làm bài tập 7.1 – 7.5 (SBTVL).
_ học sinh khá giỏi làm bài 7.16 (SBTVL8)
IV. Tư liệu giáo dục bảo vệ môi trường:
- Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật lý THCS – NSB Giáo Dục .
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Ngày dạy 11/10/2010
Tiết 8: áp suất chất lỏng – bình thông nhau
I. Mục tiêu:
*Kiến thức
- Học sinh nắm được tính chất của áp suất chất lỏng.
- Nêu được công thức tính áp suất chất lỏng.
- Nắm được tính chất của bình thông nhau.
*Kỹ năng
- Vận dụng được tính chất của áp suất chất lỏng để giải thích tốt 1 số hiện tượng trong thực tế.
- Vận dụng tốt công thức P = d.h để tính áp suất chất lỏng.
- Làm được thí nghiệm hình 8.3 và 8.4
*Thái độ
- Yêu thích môn học vật lý
- Trung thực trong hoạt động nhóm.
II: Chuẩn bị.
Giáo viên: Hình vẽ 8.2 và 8.3
Học sinh: Máy tính, dụng cụ học tập.
Nhóm học sinh: Dụng cụ thí nghiệm hình 8.3, 8.4, 8.6
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1 (5’): Kiểm tra bài cũ – tổ chức hoạt động dạy học:
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
2 hs trả lời câu hỏi của giáo viên:
- áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép, công thức tính áp suất là p = F/s
- Đơn vị của áp suất là N/m2(pa), khi người lặn sâu phải chịu áp suất chất lỏng theo mọi phương, có độ lớn phụ thuộc vào độ sâu nên phải mặc áo chịu được áp suất
- áp suất là gì? công thức tính áp suất như thế nào?
- Đơn vị của áp suất là gì? tại sao người khi lặn sâu phải mặc áo lặn chịu được áp suất?
*Hoạt động2(7’): tìm hiểu áp suất chất lỏng lên đáy bình và thành bình:
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Phát biểu dự đoán của cá nhân trước nhóm
Làm TN để kiểm tra dự đoán, rút ra kết luận, trả lời C1: Các màng cao su bị biến dạng chứng tỏ chất lỏng gây áp suất lên đáy bình và thành bình.
- Giới thiệu dụng cụ TN, nêu rõ mục đích TN, Yêu cầu hs dự đoán hiện tượng trước khi tiến hành TN
*Hoạt động 3(10’): Tìm hiểu về áp suất chất lỏng tác dụng lên các vật ở trong lòng chất lỏng.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Theo dõi phần trình bày của GV.
Thảo luận nhóm về phương pháp làm TN và dự đoán kết quả TN.
Tiến hành TN, rút ra kết luận bằng cách trả lời C2,C3. Sau đó chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong kết luận.
C2: Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương.
C3: Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên các vật đặt trong lòng nó.
*BPGDBVMT:-Tuyên truyền để ngư dân không sử dụng chất nổ để đnhs bắt cá .
- có biện pháp ngăn chặn hành vi đánh bắt cá này.
ĐVĐ: Chất lỏng có gây áp suất trong lòng nó không?
GV mô tả dụng cụ thí nghiệm, cho hs dự đoán trước hiện tượng sảy ra khi tiến hành TN.
*GV: -Sử dụng chất nổ để đánh cá sẽ gây ra một áp suất rất lớn ,áp suất này truyền theo mọi phương gây ra sự tác động của áp suất rất lớn lên các sinh vật khác sống trong đó .Dưới áp suấy này hầu hết các sinh vật bị chết .Việc đánh bắt cá băng chất nổ gây r
File đính kèm:
- vat ly 8(1).doc