Tiết 1 CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được các dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ học. Nêu được các ví dụ về chuyển động cơ học thường gặp.
- Nêu được hai ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ học.
II. CHUẨN BỊ: Khối gỗ - xe con - khối gỗ làm mốc.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
65 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 8 chuẩn trọn bộ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được các dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ học. Nêu được các ví dụ về chuyển động cơ học thường gặp.
- Nêu được hai ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ học.
II. CHUẨN BỊ: Khối gỗ - xe con - khối gỗ làm mốc.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1: Tình huống học tập(5 phút)
- Giới thiệu khái quát chương trình vật lí 8.
- Lời mở đầu cho toàn chương : Hằng ngày chúng ta luôn gặp các hiện tượng vật chuyển động, đứng yên, vật nổi chìmnhững câu hỏi đó sẽ lần lượt giải đáp trong phần cơ học.
Ta cần thống nhất với nhau thế nào để biết một vật chuyển động hay đang đứng yên ?
Hoạt động2: Làm thế nào để biết một vật đang chuyển động hay đang đứng yên (15phút)
-Làm sao biết một ô tô, chiếc thuyền trên sông, cái xe đạp đang đi trên đường, một đám mây đang chuyển động hay đứng yên ? ta có nhiều cách .
-Thông báo : trong Vật lí để biết một vật chuyển động hay đứng yên người ta dựa vào vị trí của vật đó so với vật khác, nếu vị trí đó thay đổi thì vật đó đang chuyển động.
-Vật được chọn để so sánh gọi là vật mốc.
-Khi nào ta nói vật chuyển động ? Cần chú ý nói rõ vật chuyển động so với vật mốc cụ thể nào đã chọn
-Yêu cầu HS trả lời C2 và C3.
-Khi nào ta nói vật đứng yên ?
Thảo luận chung ở lớp :
-Nghe tiếng máy ô tô nhỏ dần.
-Thấy các thuỷ thủ chèo thuyền.
-Thấy xe đạp lại gần hay xa cái cây bên đường.
- Đám mây có bóng chuyển động, mưa.
Thảo luận chung ở lớp để trả lời C3.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động(10 phút)
- Đối với cùng một vật khi chọn vật mốc khác nhau thì có thể đưa đến kết luận giống nhau hay không ?
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.2 SGK và trả lời C4 và C5.
- Từ những phân tích trên, hãy rút ra nhận xét và trả lời C6.
- Chuyển động và đứng yên có tính tuyệt đối không?
Vì sao ?
- Thông báo thuật ngữ tính tương đối.
Thảo luận nhóm.
-C4 So với ga thì hành khách đang chuyển động. Vì vị trí của hành khách so với nhà ga thay đổi.
-C5 So với tàu thì hành khách đang đứng yên. Vì vị trí hành khách so với tàu không đổi.
-Một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên so với vật khác.
Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc.
Hoạt động 4 :Tìm hiểu các dạng chuyển động thường gặp(5 phút)
- Yêu cầu HS xem hình 1.3 SGK xác định quỹ đạo của máy bay, quả bóng bàn, đầu kim đồng hồ.
- Yêu cầu HS trả lời C9, tìm thêm một số ví dụ khác.
- Giới thiệu chuyển động dao động.
Một vài HS được chỉ định ở lớp.
- Chuyển động của một vật đang rơi là chuyển động thẳng.
Hoạt động 5 :Vân dụng(5 phút)
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời C10 chú ý là xe đang chạy.
- C11 chú ý xem vật mốc như là một điểm nhỏ.
Ô tô Tài xế Người đứng Cột điện
Ô tô
Tài xế
Người đứng
Cột điện
- Chuyển động ghi 1.
- Đứng yên ghi 0.
Hoạt động 6 : Tổng kết bài học (5 phút)
Yêu cầu HS tự đọc phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi sau :
1. Chuyển động cơ học là gì ? Căn cứ ?
2. Vì sao nói chuyển động có tính tương đối ?
3. Vì sao khi nói một vật chuyển động, thì phải nói rõ so với vật mốc nào ?
BTVN: 1.1 – 1.6.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
Tiết 2 VẬN TỐC
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
- Viết được và vận dụng được công thức v = s/t.
- Nêu được đơn vị đo vận tốc là m/s và biến đổi sang các đơn vị thường dùng khác.
II. CHUẨN BỊ:
- Chuẩn bị sẵn bảng 2.1 và bảng 2.2.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
1. Chuyển động cơ học là gì ? Căn cứ ?
2.Vì sao nói chuyển động có tính tươngđối?
3. Vì sao khi nói một vật chuyển động, thì phải nói rõ so với vật mốc nào ?
Hoạt động 2 :Tình huống học tập(5 phút)
- Làm thế nào để biết một vật chuyển động nhanh hay chậm ? So sánh sự nhanh chậm giữa hai vật chuyển động ? Trong cuộc chạy thi làm thế nào để phân biệt được ai về nhất nhì, ba
- Người chạy nhanh hơn là người có vận tốc lớn hơn ? Vận tốc là gì ? Đo vận tốc như thế nào ?
- So sánh thời gian trên cùng một quãng đường.
- So sánh quãng đường đi được trong cùng một thời gian.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về vận tốc (8 phút)
- Yêu cầu HS tự đọc bảng 2.1 để trả lời C1.Giải thích cách làm.
- So sánh thời gian đi hết một quãng đường hoặc quãng đường đi được trong cùng một thời gian.
- Trong Vật lí người ta chọn cách thứ hai, gọi quãng đường đi được trong một giây là vận tốc.
Yêu cầu HS làm C3, xem như là một kết luận.
- Thảo luận nhóm , cùng 60m ai chạy ít thời gian hơn thì nhanh hơn.
- HS tính và ghi vào bảng 2.1.
Quãng đường càng dài thì đi càng nhanh.
Hoạt động 4 : Lập công thức tính vận tốc ( 4 phút)
Tìm một công thức tính độ lớn của vận tốc dựa vào quãng đường s và thời gian t đi hết quãng đường đó.
HS thảo luận nhóm tìm ra công thức v = s/t và suy ra s = v.t và t = s/v.
Hoạt động 5 : Tìm hiểu đơn vị đo vận tốc ( 5 phút)
- Căn cứ vào bảng 2.2 xem vận tốc có thể có những đơn vị nào ?
- Giới thiệu đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s và km/h .
- Hướng dẫn HS cách đổi đơn vị bằng bài tập C5.
- Giới thiệu dụng cụ đo vận tốc là tốc kế.
m/s, m/phút, km/h ,km/s, cm/s.
Hoạt động 6 :Vận dụng (13 phút)
- Yêu cầu HS trả lời các câu C5, C6, C7, C8.
- Lưu ý HS về đổi đơn vị đo các đại lượng cho phù hợp. Hướng dẫn mẫu cho HS các bước làm một bài tập vật lí.( Tóm tắt đề - Vận dụng các công thức có liên quan – Thay số để tìm kết quả - Nhận xét và biện luận kết quả).
C5 đổi ra m/s rồi so sánh.
C7 đổi phút ra giờ rồi mới tính quãng đường.
Hoạt động 7 : Tổng kết bài học ( 5 phút)
1.Yêu cầu HS tự đọc phần ghi nhớ.
2.Trả lời các câu hỏi sau:
a) Vận tốc cho ta biết tính chất gì của chuyển động.
b) Tính độ lớn của vận tốc theo công thức nào ?
c) Đơn vị đo vận tốc hợp pháp là gì ?
BTVN: 2.1, 2.2, 2.3, 2.5.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
Tiết 3 CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU - CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
I.MỤC TIÊU:
-Phát biểu định nghĩa chuyển động không đều và chuyển động đều căn cứ vào dấu hiệu vận tốc, nêu được các ví dụ thường gặp trong thực tế.
-Mô tả được TN xác định vận tốc của bánh xe lăn trên máng nghiêng và máng ngang, sử lí được các số liệu để xác định được vận tốc của bánh xe.
II. CHUẨN BỊ:
-Bánh xe – Máng nghiêng và ngang – Máy gõ nhịp – Bút màu để đánh dấu.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 3 phút)
a) Vận tốc cho ta biết tính chất gì của chuyển động.
b) Tính độ lớn của vận tốc theo công thức nào ?
c) Đơn vị đo vận tốc hợp pháp là gì ?
Hoạt động 2 :Tình huống học tập( 4 phút)
Một chiếc ô tô đi từ A đến B, vận tốc của ô tô thay đổi thế nào từ lúc bắt đầu lăn bánh ở A đến khi dừng lại ở B.
Nếu nói vận tốc của ô tô là 36 km/h là nói vào lúc nào ?
Căn cứ vào vận tốc người ta chia ra 2 loại chuyển động : đều và khôpng đều.
Thảo luận chung ở lớp.
-Khi lăn bánh ở A : nhanh dần v tăng dần.
-Trên đường đi : v thay đổi lúc nhanh lúc chậm.
-Gần đến B : v giảm dần.
Hoạt động 3 : Dấu hiệu để nhận biết chuyển động đều hay không đều( 15 phút)
Yêu cầu HS tự đọc định nghĩa SGK, trả lời câu hỏi :
-Căn cứ để xác định chuyển động đều hay không đều ? Căn cứ như thế nào ?
-Biểu diễn TN với con quay Mắc xoen, nhờ một HS ghi kết quả TN vào bảng như bảng 3.1 SGK (bổ sung thêm cột tính vận tốc)
Yêu cầu HS tính vận tốc trên mỗi quãng đường và trả lời trên quãng đường nào bánh xe chuyển động đều , chuyển động không đều.
Yêu cầu HS trả lời C2
-Căn cứ vào vận tốc.
. v = const => chuyển động đều.
. v khác const => chuyển động không đều –Theo dõi TN, ghi số đo các quãng đường đi được.
Tính vận tốc trên mỗi quãng đường.
Nhận xét:
-AD: v tăng - chuyển động không đều.
-DE: v không đổi - chuyển động đều.
Làm việc cá nhân và phát biểu ở lớp.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu Vận tốc trung bình của chuyển động không đều(10 phút)
Chuyển động của bánh xe thế nào? Vận tốc ? Chuyển động đều hay không đều ?
Vận tốc của đoạn BC là vận tốc nào ?
Thông báo cho HS đối với chuyển động không đều vận tốc thay đổi liên tục. Nên vận tốc này gọi là vận tốc trung bình.
Công thức tính vận tốc trung bình ? vtb = s/t
Trong chuyển động không đều trên mỗi đoạn đường vận tốc có đặc điểm gì ?
Chú ý khi nói vận tốc trung bình phải nói rõ trên quãng đường nào.
Nhanh dần, vận tốc tăng dần -> chuyển động không đều.
Không phải vận tốc của chuyển động đều cũng như của vận tốc không đều.
Mỗi đoạn đường vận tốc khác nhau.
Hoạt động 5 :Vận dụng( 8 phút)
Yêu cầu HS trả lời C4, C5, C6
Thảo luận khi có kết quả khác nhau.
Hoạt động 6 : Tổng kết bài học (5 phút)
1.Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài.
2.Trả lời các câu hỏi sau:
a.Chuyển động đều và chuyển động không đều có gì khác nhau ?
b.Công thức tính vận tốc trung bình ?
c.Tại sau khi nói vận tốc trung bình phải nói rõ trên quãng đường nào ?
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
Tiết 4 BIỂU DIỄN LỰC
I.MỤC TIÊU:
-Nhận biết ba yếu tố của lực: điểm đặt, phương chiều và độ lớn.
-Biểu diễn được lực bằng một véctơ.
II. CHUẨN BỊ:
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
a.Chuyển động đều và chuyển động không đều có gì khác nhau ?
b.Công thức tính vận tốc trung bình ?
c.Tại sau khi nói vận tốc trung bình phải nói rõ trên quãng đường nào ?
Hoạt động 2 :Ôn lại những yếu tố đặc trưng của lực(10 phút)
-Lực tác dụng lên vật có thể gây kết quả gì ?
-Cho ví dụ chứng tỏ lực có độ lớn, đơn vị đo lực là gì ?
-Chỉ ra phương và chiều của trọng lực tác dụng lên quả cầu treo dưới sợi dây.
Một lực có mấy yếu tố ?
Dùng lời để diễn tả các yếu tố của trọng lực của quả cầu 10N.
Làm vật biến dạng hay làm biến đổi chuyển động của vật.
Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
Điểm đặt - hướng (phương, chiều) và độ lớn
Điểm đặt ở trọng tâm của vật.
Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
Độ lớn 10N.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu cách biểu diễn lực bằng hình vẽ (20 phút)
Thông boá thuật ngữ đại lượng véctơ. Một đại lượng có hướng và độ lớn gọi là một đại lượng vectơ. Lực là một đại lượng vectơ.
Độ dài, khối lượng có phải là một đại lượng vectơ ? Vì sao ?
Yêu cầu HS đọc mục 2 và trả lời các câu hỏi sau:
-Biểu diễn một vectơ lực bằng gì ?
-Gốc của vectơ lực ?
-Hướng của vectơ lực ?
-Độ lớn của vectơ lực theo tỉ xích cho trước.
Minh hoạ cho HS hình 4.3
Kí hiệu và F khác như thế nào ?
Thảo luận chung ở lớp.
Không. Vì các đại lượng này không có hướng.
Thảo luận nhóm và cử người phát biểu.
HS lúng túng với từ "tỉ xích".
Hoạt động 4 :Vận dụng( 7 phút)
1.Yêu cầu HS nghiên cứu cá nhân trả lời C2.
Vẽ trước hai vật để 2 HS lên vẽ lực tác dụng lên hai vật trên.
2. Đại diện ba nhóm HS trả lời C3. Các HS khác nghe và cho nhận xét.
Thảo luận chung ở nhóm.
HS nghe và đối chiếu trong SGK nhận xét chỗ sai.
Hoạt động 5 : Tổng kết bài học (3 phút)
Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ rồi trả lời câu hỏi:P
a.Vì sao nói lực là một đại lượng vectơ.
b.Hãy nêu cách biểu diễn vectơ lực.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
Tiết 5 SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH
I.MỤC TIÊU:
-Nhận biết hai lực cân bằng có 3 điều kiện: cùng đặt vào một vật – có cường độ bằng nhau - có phương cùng nằm trên một đường thẳng.
-Khi một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng, nếu đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, nếu đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
-Nêu được một số ví dụ về quán tính và giải thích cac hiện tượng có liên quan với quán tính.
II. CHUẨN BỊ:
-Máy Atút
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
a.Vì sao nói lực là một đại lượng vectơ.Cho ví dụ về đại lượng vectơ.
b.Hãy nêu cách biểu diễn vectơ lực.Biểu diễn các lực tác dụng lên các vật ở hình 5.2
Hoạt động 2 :Tình huống học tập( 3 phút)
Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ thế nào ?
Nếu vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vật như thế nào, đứng yên hay chuyển động ?
Vật sẽ đứng yên.
HS bị lúng túng, không thảo luận.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu điều kiện để hai lực cân bằng(10 phút)
Thế nào là hai lực cân bằng ?
Khi hai lực cân bằng thì các yếu tố của chúng có quan hệ với nhau thế nào ?
-Điểm đặt.
-Cường độ.
-Phương và chiều.
Vẽ hai lực tác dụng lên quả cầu hình 5.a.
Quan sát kỹ hơn hai lực T và P phương của hai lực này thế nào ?
Phất biểu đầy đủ thế nào là hai lực cân bằng ?
Hai lực mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều.
Thảo luận chung ở lớp:
-Điểm đặt trên cùng một vật.
-Có cùng cường độ.
-Cùng phương ngược chiều.
Phương cùng nằm trên cùng một đường thẳng.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động.(15 phút)
Dự đoán vật sẽ chuyển động như thế nào?
Gợi ý: Hai lực cân bằng có tác dụng như là không có lực tác dụng vào vật, vật đứng yên.
Nếu hai lực không cân bằng thì vật chuyển động thế nào ? Vận tốc của vật? Lực không cân bằng làm cho vận tốc của vật thay đổi.
Lực cân bằng làm cho vận tốc của vật không đổi, như vậy vật chuyển động thế nào ?
TN kiểm tra
Yêu cầu HS quan sát và tính vận tốc của vật .
Rút ra nhận xét.
Thảo luận nhóm.
Vật chuyển động thẳng đều.
Hs quan sát TN và trả lời các câu hỏi C2, C3, C4 và C5.
Vật sẽ chuyển động thẳng đều.
Hoạt động 5 :Tìm hiểu về quán tính (10 phút)
Có thể làm cho xe đạp lập tức chạy nhanh được không ? khi bóp phanh đột ngột thì xe có dừng ngay lại không ? Vì sao ?
Tính chất không thể thay đổi vận tốc đột ngột gọi là quán tính. (tính giữ nguyên hướng và vận tốc chuyển động của vật)
Yêu cầu HS làm C6, C7, C8 nếu không kịp cho về nhà làm tiếp.
Thảo luận ở lớp
Không thể đi nhanh ngay hoặc dừng ngay lại được.
Hoạt động 6 : Tổng kết bài học (2 phút)
1.Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
2.Trả lời các câu hỏi:
a. Hai lực thế nào thì cân bằng nhau.
b. Nếu chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vật thế nào ?
c. Tại sao khi chịu tác dụng của lực thì vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
Tiết 6 LỰC MA SÁT
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được khi nào xuất hiện lực ma sát, các loại lực ma sát, tính cản lại chuyển động của lực ma sát.
- Nêu được lực ma sát trượt có có cường độ lớn hơn lực ma sát lăn.
- Nêu được vì dụ về sự có hại và có lợi của lực ma sát cách làm tăng hoặc giảm lực ma sát
II. CHUẨN BỊ:
Nhóm HS: 1khúc gỗ - xe lăn - lực kế.
Lớp : tranh vòng bi.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
a. Hai lực thế nào thì cân bằng nhau. Nếu chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vật thế nào ?
b. Tại sao khi chịu tác dụng của lực thì vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được. Cho ví dụ thực tế.
Hoạt động 2 :Tình huống học tập(3 phút)
Khi kéo một xe lăn trên mặt bàn theo hai trường hợp : bình thường hoặc úp xe xuống thì có gì khác nhau ? vì sao ? Cái gì đã cản trở chuyển động của xe ? Lực này được gọi là gì?
Khi kéo bình thường thì lực kéo nhỏ hơn.
Mặt bàn đã tác dụng lực cản trở chuyển động của xe
Hoạt động 3 :Tìm hiểu về lực ma sát (20 phút)
Khi nào có lực ma sát, lực ma sát có đặc điểm gì ?
Khi nào có lực ma sát trượt? Ví dụ thực tế,C1
Khi nào có lực ma sát lăn ? Ví dụ thực tế, C2
Yêu cầu HS trả lời C3
Khi nào có lực ma sát nghỉ ? Cường độ của lực ma sát nghỉ có đặc điểm gì ? Vì sao ?
Yêu cầu HS trả lời C5.
Gợi ý: nhổ đinh bằng tay, cúc áo có trọng lượng nhưng vẫn đứng yên trên áo.
Khi vật chuyển động trên mặt một vật khác. lực ma sát cản lại chuyển động của vật.
Vật trượt trên mặt vật khác.
Vật lăn trên mặt vật khác.
Về cường độ Fms trượt > Fms lăn
Vật chịu tác dụng của lực nhưng không dịch chuyển. Cường độ của Fms nghỉ bằng cường độ của lực tác dụng vì vật đứng yên nên đây là hai lực cân bằng.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu vai trò của lực ma sát trongđời sống và kỹ thuật(10 phút)
1.Ma sát có thể có hại,Yêu cầu HS trả lời C6.
2.Ma sát có thể có ích,yêu cầu HS trả lời C7
Các bộ phận chuyển động, biện pháp : bôi trơn, ổ bi, chuyển thành ma sát lăn.
Hoạt động 5 :Vận dụng(6 phút)
Yêu cầu HS trả lời C8 và C9
Hoạt động 6 : Tổng kết bài học ( 2 phút)
1.Yêu cầu HS tự đọc phần ghi nhớ.
2.Trả lời các câu hỏi:
a.Khi nào xuất hiện lực ma sát, chúng có tác dụng gì ?
b.Có mấy loại lực ma sát ? Đặc điểm ?
c.Nêu một số ví dụ về lqực ma sát có lợi và có hại.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
Tiết 7 ÁP SUẤT
I.MỤC TIÊU:
-Nêu được áp lực là gì, nêu được áp suất là độ lớn của áp lực lên một đơn vị diện tích bị ép tính bằng công thức p = F/S.
-Nêu được đơn vị của áp suất là Paxcan 1Pa = 1N/m2.
-Nêu cách làm tăng giảm áp suất thường gặp trong thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
-Nhóm HS: chậu đựng cát khô – 2 khối nặng.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
a.Khi nào xuất hiện lực ma sát, chúng có tác dụng gì ?
b.Có mấy loại lực ma sát ? Đặc điểm ?
c.Nêu một số ví dụ về lực ma sát có lợi và có hại.
Hoạt động 2 :Tình huống học tập(3phút)
Để một viên gạch trên nền đất mềm và chồng hai viên gạchthì trường hợp nào đất lún nhiều hơn ? Tại sao máy kéo nặng hơn ô tô du lịch nhưng vẫn đi được trên đất mềm còn ô tô du lịch thì bị lún.
Phát biểu chung ở lớp.
Trường hợp hai viên.
HS lúng túng, không thảo luận.
Hoạt động 3 :Tìm hiểu áp lực là gì ( 7 phút)
Lực tác dụng của viên gạch lên sàn nhà có gì khác so với cán chổi lau nhà lên sàn nhà.
Trường hợp nào lực ép vuông góc với mặt bị ép ?
Thông báo thế nào là áp lực.
Áp lực có đặc điểm và hướng như thế nào ?
Yêu cầu HS trả lời C1.
Thảo luận ở lớp
Viên gạch.
Áp lực đặt lên mặt bị ép, hướng vào và vuông góc với mặt bị ép.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu về áp suất (20 phút)
Áp lực gây tác dụng gì lên bề mặt bị ép.
Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào các yếu tố nào ?
HS làm TN như SGK/26 trả lời C2, lên bảng vẽ các vectơ lực. So sánh độ lớn các áp lực - diện tích bị ép - độ lún của của vật do áp lực.
Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào các yếu tố nào ? phụ thuộc như thế nào?
Yêu cầu HS trả lời C3.
Giới thiệu áp suất. Độ lớn của áp suất đo bằng gì ? Công thức tính, các đại lượng trong công thức ? Đơn vị của áp suất là Pa xcan 1Pa = 1N/m2
Biến dạng mặt bị ép.
Làm TN và thảo luận nhóm và phát biểu kết luận.
Tác dụng của áp lực phụ thuộc độ lớn của áp lực và diện tích bị ép.
Độ lớn của áp suất lên một đơn vị diện tích bị ép. Công thức p= F/S => F = p.S và S = F/p.
Hoạt động 5 : Vận dụng(7 phút)
Yêu cầu HS tự lực làm để trả lời C4 và C5.
Sau đó GV giải mẫu câu C5.
Hoạt động 6 : Tổng kết bài học (3 phút)
1.Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
2.Trả lời các câu hỏi:
a.Áp lực có đặc điểm gì ? Đơn vị của áp lực
b.Áp suất là gì ? Công thức tính, đơn vị ?
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
Tiết 8 ÁP SUẤT CHÂT LỎNG - BÌNH THÔNG NHAU
I.MỤC TIÊU:
-Nêu được ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất lên thành bình, dưới mặt thoáng và trong lòng chất lỏng.
-Nắm được công thức và các đại lượng trong công thức p = h.d.
-Nêu được trong lòng chất lỏng đứng yên, áp suất tại mọi điểm nằm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang có độ lớn bằng nhau.
-Nêu được đặc điểm của mặt thoáng chất lỏng trong các bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên.
II. CHUẨN BỊ:
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
a.Áp lực có đặc điểm gì ? Đơn vị của áp lực. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào các yếu tố nào?
b.Áp suất là gì ? Công thức tính, đơn vị ? Cách làm tăng giảm áp suất trong thực tế.
Hoạt động 2 :Tình huống học tập(2 phút)
Tại sao lặn sâu cảm thấy tức ngực, khó thở ?
Lặn sâu phải mặc đồ lặn ?
Chống lại sức ép của nước.
Hoạt động 3 :Tìm hiểu về áp suất của chất lỏng lên đáy bình (7 phút)
Giới thiệu TN1,lúc đầu màng cao su thế nào ? Sau khi đổ nước thì màng cao su thế nào ?
Yêu cầu HS trả lời C1,C2
Lúc đầu phẳng, sau khi đổ nước màng cao su phồng to ra.
Hoạt động 4 :Tìm hiểu về áp suất của chất lỏng lên thành bình (6 phút)
Chất rắn gây áp suất lên đáy bình còn chất lỏng thì sao ? TN kiểm chứng.
Chất lỏng còn gây áp suất lên thành bình.
Các màng cao su ở thành bình phồng lên khi đổ nước vào bình trụ.
Hoạt động 5 :Tìm hiểu về áp suất của chất lỏng lên một mặt nằm tronglòng chất lỏng
( 5 phút)
Chất lỏng có gây áp suất lên các bề mặt các vật nhúng trong chất lỏng không ?
Yêu cầu HS trả lời C3, vì sao đĩa không rời ra.
Trả lời C4
Làm TN như H8.4
Nước gây áp suất lên đĩa D giữ cho đáy không rời khỏi đáy ống trụ.
Hoạt động 6 : Công thức tính áp suất chât lỏng ( 5 phút)
Thành lập công thức từ p =F/S
Chú ý trong công thức h: là độ sâu tính từ mặt thoáng tính xuống.
Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào các yếu tố nào Tại các điểm có cùng độ sâu nằm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang.
p = F/S = P/S = d.V/S = d.S.h/S = d.h
phụ thuộc vào d và h.
cùng chất lỏng (cùng d ) cùng độ sâu h => cùng p
Hoạt động 7 Tìm hiểu mực nướctrong các bình thông nhau(5 phút)
Yêu cầu HS làm C5. Gợi ý A và B nằm trên cùng mặt phẳng nằm ngang => pA = pB
d.hA = d.hB
hA = hB
Mở rộng nếu bình thông nhau có nhiều nhánh thì mực nước cao bằng nhau không phụ thuộc vào hình dạng của các nhánh. Mực nước nằm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang => khi chất lỏng đứng yên mực chất lỏng ở các nhánh luôn bằng nhau.
Hoạt động 8 : Vận dụng (5 phút)
Yêu cầu HS làm các câu C6 -> C9 Chuẩn bị cá nhân, thảo luận chung khi GV yêu cầu
Hoạt động 7 : Tổng kết bài học (5 phút)
1.Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
2.Trả lời các câu hỏi:
a.Chất lỏng gây áp suất chỗ nào trong bình chứa
b. Công thức tính áp suất chất lỏng. Đơn vị ?
c. Nêu tính chất của bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
Tiết 9 ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
I.MỤC TIÊU:
-Mô tả được một số hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.
-Nêu được áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương.
-Mô tả được TN Tô ri xe li và áp suất khí quyển được đo bằng đơn vị mm thuỷ ngân.
II. CHUẨN BỊ:
GV : cốc đựng nước – bình nước - miếng bìa không thấm nước –tranh vẽ TN Tô-ri-xe-li
Nhóm : vỏ hộp sữa -cốc nước - ống thuỷ tinh 3mm.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút)
a.Chất lỏng gây áp suất chỗ nào trong bình chứa, nêu TN chứng minh.
b. Công thức tính áp suất chất lỏng. Đơn vị ?
c. Nêu tính chất của bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên và 2 ứng dụng.
Hoạt động 2 :Tình huống học tập(3 phút)
Đổ đầy nước vào cốc và dốc ngược hiện tượng xảy ra như thế nào ?
Nếu dùng một miếng bìa đậy lên cốc nước đầy sao đó dốc ngược cốc xuống hiện tượng xảy ra thế nào ?
Làm TN hình 9.1 cái gì giữ cho miếng bìa sát vào cốc và nước không chảy ra.
Thảo luận chung
-Nước rơi xuống do tác dụng của trọng lực.
-Nhiều em nói nước rơi xuống do trọng lực.
Hoạt động 3 :Tìm hiểu sự tồn tại của áp suất khí quyển ( 12 phút)
1.Giới thiệu sự tồn tại của khí quyển và khí quyển có trọng lượng như SGK.
2.Dự đoán có áp suất khí quyển.
3.TN kiểm chứng
-Lúc đầu vỏ hộp không bẹp vì sao ?
Khi hút áp suất trong hộp ? Vì sao bị bẹp vào trong ?
-Yêu cầu HS làm TN như hình 9.3 SGK và trả lời C2 và C3.
Giới thiệu TN với hai bán cầu Mácđơ buốc
Có áp suất khí quyển.
Làm TN kiểm chứng
Mặt trong và ngoài đều có áp suất không khí.
Áp suất bên trong giảm, áp suất bên ngoài lớn hơn bên trong.
-Bịt đầu trên ống áp suất khí quyển đẩy nước từ dưới lên giữ cho nước không rơi.
-Buông ngón tay bịt ra khí quyển tác dụng lên cả hai đầu ống, cân bằng nhau,chỉ còn trọng lực kéo nước xuống.
Hoạt động 4 :Tìm hiểu cách đo áp suất khí quyên( 15 phút)
Có thể dùng công thức p = d.h để tính áp suất khí quyển không ? vậy làm thế nào ?
Thông báo TN Tô-ri-xe-li.
Yêu cầu HS tự tìm hiểu TN trong SGK.
Gọi HS mô tả lại TN, hiện tượng xảy ra với cột thuỷ ngân úp ngược.
Áp suất tại A và B trong hình 9.5 như thế nào ? vì sao ? Đó là những áp suất nào ?
Yêu cầu HS trả lời C5, C6, C7.Suy ra độ lớn của áp suất khí quyển
Lớp khí quyển có chiều cao rất lớn và không có d xác định.
+Đổ đầy thuỷ ngân vào ống dài 1m.
+Lấy tay bịt miệng ống rồi úp ngược miệng ống chìm vào chậu thuỷ ngân.
+Buông tay thuỷ ngân tụt xuống nhưng không tụt ra hết còn 76cm.
pA = pB với pA = áp suất khí quyển và pB = áp suất ở đáy của cột thuỷ ngân cao 76 cm.
pB = d.h = 136000 N/m3.0,76 m = 103360 N/m2
Hoạt động 5 :Vận dụng (7 phút)
Yêu cầu HS giải các bài tập vận dụng C8, C10 và C11
Làm việc cá nhân.
C11: p = h.d => h = p/d = 103360 N/m2 : 104 N/m3 = 10,336 m.Cột nước sẽ cao gần 10,34 m
Hoạt động 7 : Tổng kết bài học (3 phút)
1.Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
2.Trả lời các câu hỏi:
a.Áp suất khí quyển tác dụng lên vật theo phương nào ?
b.Độ lớn của áp suất khí quyển bằng bao nhiêu ? Đơn vị đo áp suất khí quyển thường dùng là gì?
Nhắc HS chuẩn bị làm kiểm tra một tiết
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
Tiãút 10 khäng coï
Tiết 11 LỰC ĐẨY ACSIMÉT (FA)
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được hai hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của FA.
- Làm được TN đo FA.
- Viết được công thức tính FA.
II. CHUẨN BỊ:
-Nhóm : Lực kế 3N – Giá TN - Quả nặng – Cốc nước .
-GV : TN hình 10.3
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút)
a.Áp suất khí quyển tác dụng lên vật theo phương nào ? Cho 2 ví dụ minh họa.
b.Độ lớn của áp suất khí quyển bằng bao nhiêu ? Cách xác định bằng TN Tô-ri-xe-li Đơn vị đo áp suất khí quyển thường d
File đính kèm:
- giao an ly 8 TRON BO CUC CHUAN.doc