Giáo án Vật lý 8 kì 2 - Trường THCS Đoàn Xá

Tiết thứ 20: Bài 16: CƠ NĂNG , THẾ NĂNG VÀ ĐỘNG NĂNG

I- MỤC TIấU

1. Kiến thức

- Tỡm được ví dụ minh hoạ cho các khái niệm cơ năng, thế năng, động năng.

- Thấy được một cách định tính thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.

- Tỡm được ví dụ minh hoạ về cơ năng trong thực tế.

2. Kĩ năng

- Thu thập thụng tin trong SGK, tài liệu và trong cuộc sống

3. Thái độ

- HS có thái độ nghiêm túc trong học tập và thu thập thông tin

- Hứng thỳ học tập bộ mụn.

- Có thói quen quan sát các hiện tượng trong thực tế vận dụng kiến thức đó học giải thớch cỏc hiện tượng đơn giản.

 

doc39 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 743 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 8 kì 2 - Trường THCS Đoàn Xá, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 20: Bài 16: CƠ NĂNG , THẾ NĂNG VÀ ĐỘNG NĂNG Lớp dạy Ngày soạn Ngày dạy 8B 25/12/2013 2 /1/2014 8A 4/1/2014 I- MỤC TIấU 1. Kiến thức - Tỡm được ví dụ minh hoạ cho các khái niệm cơ năng, thế năng, động năng. - Thấy được một cách định tính thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. - Tỡm được ví dụ minh hoạ về cơ năng trong thực tế. 2. Kĩ năng - Thu thập thụng tin trong SGK, tài liệu và trong cuộc sống 3. Thái độ - HS có thái độ nghiêm túc trong học tập và thu thập thông tin - Hứng thỳ học tập bộ mụn. - Có thói quen quan sát các hiện tượng trong thực tế vận dụng kiến thức đó học giải thớch cỏc hiện tượng đơn giản. II- CHUẨN BỊ - Tài liệu sử dụng: sgk lý 8, giỏo ỏn. - Thiết bị sử dụng: Tranh phúng to mụ tả thớ nghiệm (hỡnh 16.1a và 16.1b SGK). Tranh phúng to hỡnh 16.4 (SGK), 1 hũn bi thộp, 1 mỏng nghiờng, 1 miếng gỗ, 1 cục đất nặn. Lũ xo được làm bằng thép uốn thành vũngTròn. Lũ xo đó được nén bởi một sợi dây len. 1 miếng gỗ nhỏ.1 bao diêm. Đồ dùng học tập III. TIẾN TRèNH LấN LỚP Hoạt động của Thầy vàTrò HĐ1: Ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong quỏ trỡnh dạy bài mới. Bài mới. HĐ2: Hỡnh thành khỏi niệm cơ năng(7’) -Yêu cầu HS đọc phần thông báo của mụcI. - Trả lời lại cõu hỏi: + Khi nào một vật có cơ năng ? + Đơn vị đo cơ năng. kiến thức cần đạt I- Cơ năng - Đọc phần thông báo của mục I. - Ghi vở: Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học, ta nói vật đó có cơ năng. Cơ năng được đo bằng đơn vị jun. HĐ3: Hỡnh thành khỏi niệm thế năng (23’). - GV treo tranh hỡnh 16.1 phúng ta lờn bảng. Thụng bỏo ở hỡnh 16.1a, quả nặng A nằm trờn mặt đất, không có khả năng sinh công. - Yờu cầu HS quan sỏt hỡnh 16.1b, nờu cõu hỏi C1. + Hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi + GV thông báo cơ năng của vật trong trường hợp này gọi là thế năng. - Nếu quả nặng A được đưa lên càng cao thỡ cụng sinh ra kộo thỏi gỗ B chuyển động càng lớn hay nhỏ? Vỡ sao? - GV thông báo vật có khả năng thực hiện công càng lớn nghĩa là thế năng của nó càng lớn. Như vậy vật ở vị trí càng cao thỡ thế năng của vật càng lớn. - Thế năng của vật A vừa nói tới được xác định bởi vị trí của vật so với trái đất gọi là thế năng hấp dẫn. Khi vật nằm trên mặt đất thỡ thế năng hấp dẫn của vật bằng 0. * Chỳ ý: Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào: + Mốc tính độ cao. + Khối lượng của vật. - GV gợi ý để HS có thể lấy ví dụ thực tế minh hoạ cho chú ý. - GV đưa ra lũ xoTròn đó được nén bằng sợi len. Nêu câu hỏi: + Lỳc này lũ xo cú cơ năng không ? + Bằng cách nào để biết lũ xo cú cơ năng ? - GV thông báo cơ năng của lũ xo trong trường hợp này cũng gọi là thế năng. - Muốn thế năng của lũ xo tăng ta làm thế nào ? Vỡ sao? - Như vậy thế năng này phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi của vật, nên được gọi là thế năng đàn hồi. - GV lấy ví dụ nhấn mạnh khái niệm thế năng đàn hồi: Khi ta ấn tay vào cục đất nặn, cục đất biến dạng. Cục đất nặn này có thế năng đàn hồi không ? Vỡ sao ? - Qua phần II, cỏc em hóy cho biết cỏc dạng thế năng. Các dạng thế năng đó phụ thuộc vào yếu tố nào ? - Yờu cầu HS ghi vở kết luận. II- Thế năng 1- Thế năng hấp dẫn. - HS quan sỏt hỡnh vẽ 16.1. C1. Yêu cầu nêu được: Nếu đưa quả nặng lên một độ cao nào đó như hỡnh 16.1b, quả nặng A chuyển động xuống phía dưới làm căng sợi dây. Sức căng của sợi dây làm thỏi gỗ B chuyển động, tức là thực hiện công. Như vậy khi đưa quả nặng lên độ cao, nó có khả năng thực hiện công cơ học, do đó nó có cơ năng. - HS nêu được: Nếu quả nặng A được đưa lên càng cao thỡ cụng của lực kộo thỏi gỗ B càng lớn vỡ B chuyển dịch quóng đưỡng dài hơn. - HS ghi nhớ cỏc thụng bỏo của GV. - HS: lấy vớ dụ 2- Thế năng đàn hồi. - HS thảo luận nhóm, yêu cầu nêu được: + Lũ xo cú cơ năng vỡ nú cú khả năng sinh công cơ học. + Cách nhận biết: Đặt miếng gỗ lên trên lũ xo và dùng diêm đốt cháy sợi dây len (hoặc dùng kéo cắt đứt sợi dây). Khi sợi dây len đứt, lũ xo đẩy miếng gỗ lên cao tức là thực hiện công. Lũ xo cú cơ năng. - HS các nhóm làm thí nghiệm kiểm tra phương án để nhận thấy lực đàn hồi của lũ xo cú khả năng sinh công. - Lũ xo càng bị nộn nhiều thỡ cụng do lũ xo sinh ra càng lớn, nghĩa là thế năng của lũ xo càng lớn. - Cục đất nặn không có thế năng đàn hồi vỡ nú khụng biến dạng đàn hồi, không có khả năng sinh công. - Qua phần II, HS nêu được: Có hai dạng thế năng là thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi. + Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào vị trí của vật so với mốc tính thế năng và phụ thuộc vào khối lượng của vật. + Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi của vật. HS ghi vở kết luận trờn. HĐ4: Hỡnh thành khái niệm động năng(10’). - GV giới thiệu thiết bị thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm như hỡnh 16.3. - Gọi HS mô tả hiện tượng xảy ra? - Yờu cầu trả lời cõu hỏi C4, C5. - Hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi C4, C5. - GV thông báo: Cơ năng của vật do chuyển động mà có được gọi là động năng. - Theo các em dự đoán động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào ? Làm thế nào để kiểm tra được điều đó. - Gọi HS nêu dự đoán. GV phân tích tính khả thi của các cách kiểm tra dự đoán. - Hướng HS tỡm hiểu sự phụ thuộc động năng của vật vào các yếu tố như hướng dẫn SGK. Với mỗi yếu tố GV làm thí nghiệm kiểm chứng tại lớp. - Qua phần III, cho biết khi nào một vật có động năng. Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào ? - Yờu cầu HS làm C9, C10 III- Động năng 1- Khi nào vật có động năng? - HS quan sỏt GV làm thớ nghiệm. Trả lời cõu hỏi C3, C4, C5. - HS tham gia thảo luận trên lớp câu C3 đến C5. Yêu cầu nêu được: C3: Quả cầu A lăn xuống đập vào miếng gỗ B làm miếng gỗ B chuyển động một đoạn. C4: Quả cầu A tỏc dụng vào thỏi gỗ B một lực làm thỏi gỗ B chuyển động tức là quả cầu A đang chuyển động có khả năng thực hiện công. C5: Một vật chuyển động có khả năng thực hiện công tức là có cơ năng. - Chỳ ý lắng nghe 2- Động năng của vật phụ thuộc những yếu tố nào ? - HS nêu dự đoán của mỡnh và cỏch kiểm tra dự đoán. - Theo dừi GV tiến hành thớ nghiệm kiểm tra sự phụ thuộc của động năng vào vận tốc và khối lượng của vật. - HS nêu được: Cơ năng của vật do chuyển động mà có được gọi là động năng. - Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc chuyển động của vật. - HS ghi kết luận trờn vào vở VI. Vận dụng C9: Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc chuyển động của vật. C10: a. Thế năng b, Động năng c. Thế năng. HĐ5: Củng cố(5’). - Em hóy cho biết cơ năng là gỡ? Đơn vị tính cơ năng? Hướng dẫn về nhà - GV giới thiệu nội dung phần: “Có thể em chưa biết” giải thớch. - Học bài cũ và làm bài tập của bài 16(SBT). Rút kinh nghiệm ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết thứ 21: Bài 18:CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG I Lớp dạy Ngày soạn Ngày dạy 8B 2/01/2014 9 /1/2014 8A 11/1/2014 I. MỤC TIấU 1. Kiến thức - Ôn tập hệ thống hoá kiến thức cơ bản của phần cơ học để trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập. - Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập trong phần vận dụng. 2. Kĩ năng - Phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức. 3. Thái độ - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. II. CHUẨN BỊ: - Tài liệu sử dụng: sgk, giỏo ỏn lý 8. - Đồ dùng hỗ trợ: bảng phụ. III. TIẾN TRèNH LấN LỚP Hoạt động của Thầy vàTrò Ổn định tổ chức HĐ1: Ôn tập lí thuyết (15’) 1)Chuyển động cơ học là gì? Cho ví dụ. 2) Vì sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối? Nêu ví dụ minh hoạ. 3) Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động? Công thức tính vận tốc? Đơn vị của các đại lượng? 4) Chuyển động không đều là gì? Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều? 5) Lực có tác dụng như thế nào đối với vận tốc? Nêu ví dụ minh hoạ. 6) Nêu các yếu tố của lực và nêu cách biểu diễn lực bằng vectơ. 7) Thế nào là 2 lực cân bằng? Một vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì sẽ như thế nào khi: - Vật đang đứng yên. - Vật đang chuyển động. 8)Lực ma sát trược và ma sát lăn xuẫt hiện khi nào ? Nêu ví dụ về lực ma sát. 9) Nêu 2 ví dụ chứng tỏ vật có quán tính. 10) Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào? Công thức tính áp suất. Giải thích và nêu đơn vị của từng đại lượng trong công thức. 11) Viết công thức tính áp suất chất lỏng? Giải thích và nêu đơn vị của các đại lượng trong công thức. 12)Nói áp suất khí quyển bằng 76cmHg có ý nghĩa thế nào? Tính áp suất này ra N/m2. HĐ 2: Vận dụng(28’) - GV phát phiếu học tập mục I phần B- Vận dụng. - Sau 5 phút GV thu bài của HS, hướng dẫn HS thảo luận. Với câu 2 và câu 4, yêu cầu HS giải thích. +GV chốt lại kết quả đúng. - GV kiểm tra HS với câu hỏi tương ứng. Gọi HS khác nhận xét. - GV kiểm tra, đánh giá. - GV gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập 1 và 2 (SGK/ 65) - GV hướng dẫn HS thảo luận, chữa bài tập của các bạn trên bảng. - Hướng dẫn HS làm các bài tập 3,4,5 (SGK/ 65). Chú ý: Cách ghi tóm tắt đề bài, sử dụng kí hiệu, cách trình bày phần bài giải. Với bài 4: Cho Pngười= 300N, h = 4,5 m - GV giải thích cách chơi trò chơi ô chữ trên bảng kẻ sẵn. - Mỗi bàn được bố thăm, chọn câu hỏi, điền ô chữ ( một phút) Kiến thức cần đạt A. Ôn tập 1)Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác ( được chọn làm mốc) HS cho ví dụ : 2) Một vật có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác. HS nêu ví dụ . 3) Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính nhanh chậm của chuyển động. Công thức tính vận tốc: v : vận tốc (m/s hoặc Km/h) S: quảng đường đi được (m hoặc Km) t : thời gian đi hết quảng đường đó (s hoặc h) 4)Chuyển động không đều là chuyển động mà độ lớn của vận tốc thay đổi theo thời gian. Công thức tính vận tốc TB: 5) Lực có tác dụng làm thay đổi vận tốc của chuyển động. HS nêu ví dụ:. 6) Các yếu tố của lực: điểm đặc của lực, phương và chiều của lực, độ lớn của lực. Cách biểu diễn lực bằng vectơ: Dùng 1 mũi tên có : - Gốc là điểm đặc của lực - Phương và chiều là phương, chiều của lực - Độ dài của mũi tên biểu diễn độ lớn của lực theo tỉ xích cho trước. 7) Hai lực cân bằng là 2 lực tác dụng lên cùng một vật có cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn . Vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì: - Đứng yên khi vật đang đứng yên - Chuyển động thẳng đều khi vật đang chuyển động. 8) Lực ma sát trược sinh ra khi một vật trược trên mặt một vật khác. - Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên mặt một vật khác HS cho ví dụ . 9) HS cho ví dụ 10) Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào 2 yếu tố: Độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép Công thức tính áp suất: F: áp lực (N); S : d/ tích bị ép (m2); p: áp suất (pa) 11) Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h Trong đó : p : áp suất tại đáy của cột chất lỏng d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) h: chiều cao của cột chất lỏng (m) 12) Không khí gây ra 1 áp suất bằng áp suất ở đáy của cột thuỷ ngân cao 76 cm. B. Vận dụng I- Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng - HS làm bài tập vào phiếu học tập. - Tham gia nhận xét bài làm của các bạn. Giải thích được câu 2 và câu 4. 1. D 2. D 3. B 4. A 5. D 6. D ( Câu 4: mn= mđ và Vn > Vđ nên Fn > Fđ) II- Trả lời câu hỏi - HS trả lời câu hỏi theo chỉ định của GV. -HS khác nhận xét,bổ xung, chữa bài vào vở. III- Bài tập - HS lên bảng chữa bài tập theo các bước đã hướng dẫn. - Tham gia nhận xét bài làm của các bạn trên bảng. Chữa bài tập vào vở nếu làm sai hoặc thiếu. - HS tham gia thảo luận các bài tập 3, 4, 5. Với bài tập 4: A = Fn.h Trong đó: Fn = Pngười h là chiều cao sàn tầng hai xuống sàn tầng một. Fn là lực nâng người lên. C- Trò chơi ô chữ - HS nắm được cách chơi. Bốc thăm chọn câu hỏi. - Thảo luận theo bàn để thống nhất câu trả lời. 1. Cung 2. Không đổi 3. Bảo toàn 4. Công suất 5. Ác si mét 6. Tương đối 7. Bằng nhau 8. Dao động 9. Lực cân bằng HĐ3: Củng cố(2’) - GV nhắc lại những kiến thức cơ bản của phần cơ học. Hướng dẫn về nhà - Đọc trước bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào? và chuẩn bị 100 cm3 cát và 100 cm3 sỏi RÚT KINH NGHIỆM ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC Tiết thứ 22: Bài 19: CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO ? Lớp dạy Ngày soạn Ngày dạy 8B 9/01/2014 16 /1/2014 8A 18/1/2014 I - MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử. - Nêu được giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. - Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cỏch. 2. Kĩ năng - Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa cỏc phõn tử, nguyờn tử cú khoảng cỏch. 3. Thái độ -Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số hiện tượng vật lý đơn giản trong thực tế cuộc sống. II- CHUẨN BỊ : - Tài liệu sử dụng: sgk, giáo án lý 8 - Thiết bị thí nghiệm: * GV: 2 bình chia độ hình trụ đường kính khoảng 20mm. + 1 bình đựng 50cm3 rượu. + 1 bình đựng 50cm3 nước. - Ảnh chụp kính hiển vi điện tử. (Tranh hình 19.3; 19.3) *HS: 2 bình chia độ GHĐ: 100cm3, ĐCNN: 2cm3 + 1 bình đựng 50cm3 ngô. + 1 bình đựng 50cm3 cát khô và mịn. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Hoạt động của Thầy vàTrò Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong quỏ trỡnh học bài mới. HĐ1: Tổ chức tình huống học tập - GV giới thiệu mục tiêu của chương: Yêu cầu HS đọc SGK/ 67 và cho biết mục tiêu của chương 2. - GV làm thí nghiệm mở bài. Gọi HS đọc thể tích nước và rượu ở mỗi bình. Đổ nhẹ rượu theo thành bình vào bình nước, lắc mạnh hỗn hợp. Gọi HS đọc thể tích hỗn hợp. Yêu cầu HS so sánh thể tích hỗn hợp với tổng thể tích ban đầu của nước và rượu. Vậy phần thể tích hao hụt của hỗn hợp đã biến đi đâu? HĐ2: Tìm hiểu về cấu tạo của các chất - Các chất có liền một khối hay không? +Tại sao các chất có vẻ liền như một khối? +GV thông báo cho HS những thông tin về cấu tạo hạt của vật chất. - Treo tranh h19.2 và H19.3, hướng dẫn HS quan sát. - GV thông báo phần: “Có thể em chưa biết” để thấy được nguyên tử, phân tử vô cùng nhỏ bé. HĐ3: Tìm hiểu khoảng cách giữa các phân tử - H19.3, các nguyên tử silic có được xắp xếp xít nhau không? +ĐVĐ: Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách không? - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm mô hình theo câu C1. - GV hướng dẫn HS khai thác thí nghiệm mô hình: + So sánh thể tích hỗn hợp sau khi trộn với tổng thể tích ban đầu của cát và sỏi. + Giải thích tại sao có sự hụt thể tích đó. - Yêu cầu HS liên hệ giải thích sự hụt thể tích của hỗn hợp rượu và nước. - GV ghi kết luận: Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. HĐ4: Vận dụng - GV hướng dẫn HS làm các bài tập vận dụng +Chú ý phải sử dụng đúng thuật ngữ. +Tổ chức cho HS thảo luận để thống nhất câu trả lờiC3,C4,C5. Kiến thức cần đạt - Cá nhân HS đọc SGK/ 67 và nêu được mục tiêu của chương II - HS đọc và ghi kết quả thể tích nước và rượu đựng trong bình chia độ (chú ý quy tắc đo thể tích) - Gọi 2, 3 HS đọc kết quả thể tích hỗn hợp. - So sánh để thấy được sự hụt thể tích (thể tích hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của rượu và nước) I- Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không? - HS dựa vào kiến thức hoá học, nêu được: + Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé, riêng biệt, đó là nguyên tử và phân tử + Các nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất vô cùng nhỏ bé nên các chất có vẻ liền như một khối. - HS quan sát ảnh của kính hiển vi hiện đại và ảnh chụp của các nguyên tử silic để khẳng định sự tồn tại của các hạt nguyên tử, phân tử. - HS theo dõi để hình dung được nguyên tử, phân tử nhỏ bé như thế nào II- Giữa các phân tử có khoảng cách hay không? 1- Thí nghiệm mô hình - HS quan sát H19.3 và trả lời câu hỏi GV yêu cầu. - HS làm thí nghiệm mô hình theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV. - Thảo luận để trả lời: + Thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích ban đầu của cát và sỏi. + Vì giữa các hạt sỏi có khoảng cách nên khi đổ cát và sỏi, các hạt cát đã xen vào những khoảng cách này làm thể tích hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích ban đầu. 2- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách - Giữa các phân tử nước và phân tử rượu đều có khoảng cách. Khi trộn rượu với nước, các phân tử rượu đã xen kẽ vào khoảng cách giữa các phan tử nước và ngược lại. Vì thế thể tích của hỗn hợp giảm. - HS ghi vào vở kết luận: Giữa các nguyên tử và phân tử có khoảng cách. III- Vận dụng - HS làm các bài tập vận dụng. Thảo luận để thống nhất câu trả lời. C3: Khi khuấy lên, các phân tử đường xen kẽ vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại. C4: Giữa các phân tử cao su cấu tạo nên quả bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí ở trong quả bóng có thể xen qua các khoảng cách này ra ngoài làm quả bóng xẹp dần. C5: Vì các phân tử không khí có thể xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước. HĐ5: Củng cố - Các chất được cấu tạo như thế nào? - Các chất có liền một khối hay không? + Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé, riêng biệt, đó là nguyên tử và phân tử + Các nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất vô cùng nhỏ bé nên các chất có vẻ liền như một khối. - Giữa các nguyên tử và phân tử có khoảng cách. Hướng dẫn về nhà - Học bài - Các chất được cấu tạo như thế nào? - Làm bài tập của bài19 (SBT) Từ 19.1 đến 19.7 SBT. Rút kinh nghiệm ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết thứ 23: Bài 20: NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN Lớp dạy Ngày soạn Ngày dạy 8B 16/01/2014 23 /1/2014 8A 25/1/2014 I- MỤC TIÊU 1. Kiến thức -Nêu được các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng -Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh. -Giải thích được hiện tượng khuếch tán. -Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. 2. Kĩ năng -Giải thích được hiện tượng khuếch tán. -Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. 3. Thái độ -Nghiêm túc trong học tập, yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức vào giải thích một số hiện tượng trong thực tế. II- CHUẨN BỊ - GV: Làm trước các thí nghiệm về hiện tượng khuếch tán của dung dịch đồng sunfat. (Nếu có điều kiện GV cho HS làm thí nghiệm về hiện tượng khuếch tán theo nhóm từ trước trên phòng học bộ môn: 1 ống làm trước 3 ngày 1 ống làm trước 1 ngày, 1 ống làm khi học bài). Tranh vẽ phóng to hình 20.1, 20.2, 20.3, 20.4 - HS: Đồ dùng học tập III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Hoạt động của Thầy và Trò ổn định tổ chức HĐ1: kiểm tra bài cũ -Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không ? ĐVĐ: - GV kể lại câu chuyện về chuyển động Bơrao và tìm cách giải thích chuyển động này. Bài mới HĐ2: Thí nghiệm Bơrao - GV mô tả thí nghiệm Bơrao và cho HS quan sát H20.2 (SGK) + GV ghi tóm tắt thí nghiệm lên bảng. HĐ3: Tìm hiểu về chuyển động của nguyên tử, phân tử - ĐVĐ: Chúng ta đã biết, phân tử vô cùng nhỏ bé, để có thể giải thích được chuyển động của hạt phấn hoa (thí nghiệm Bơrao) chúng ta dựa sự tương tự chuyển động của quả bóng được mô tả ở phần mở bài. - GV hướng dẫn HS trả lời và theo dõi HS trả lời các câu hỏi C1, C2, C3. +Điều khiển HS thảo luận chung toàn lớp. GV chú ý phát hiện các câu trả lời chưa đúng để cả lớp phân tích tìm câu trả lời chính xác. HĐ4: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa chuyển động của phân tử và nhiệt độ - GV thông báo: Trong thí nghiệm của Bơrao, nếu tăng nhiệt độ của nước thì chuyển động của các hạt phấn hoa càng nhanh. - Yêu cầu HS dựa sự tương tự với thí nghiệm mô hình về quả bóng để giải thích. - GV thông báo đồng thời ghi bảng phần kết luận. HĐ5:Vận dụng - Cho HS xem thí nghiệm về hiện tượng khuếch tán của dung dịch CuSO4 và nước (H20.4) - Hướng dẫn HS trả lời các câu C4,C5,C6. - GV thông báo về hiện tượng khuyếch tán. -Với C7, yêu cầu HS thực hiện ở nhà. Kiến thức cần đạt - HS lắng nghe và suy nghĩ để giải thích được chuyển động của Bơrao. I- Thí nghiệm Bơrao - HS quan sát và ghi vở thí nghiệm Bơrao: Quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi, phát hiện được chúng chuyển động không ngừng về mọi phía. II- Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. - Lắng nghe và suy nghĩ - HS trả lời và thoả luận để tìm ra câu trả lời chính xác. C1: Quả bóng tương tự với hạt phấn hoa. C2: Các HS tương tự với các phân tử nước. C3: Các phân tử nước chuyển động không ngừng, va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía, các va chạm này không cân bằng nhau làm các hạt phấn hoa chuyển động không ngừng. Kết luận: Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng. III- Chuyển động phân tử và nhiệt độ - HS giải thích được: Khi nhiệt độ của nước tăng thì chuyển động của các phân tử nước càng nhanh và va đập vào các hạt phấn hoa càng mạnh làm các hạt phấn hoa chuyển động càng nhanh. - Kết luận: Nhiệt độ càng cao thì chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh ( gọi là chuyển động nhiệt) IV- Vận dụng - HS quan sát thí nghiệm và H20.4 (SGK) - Cá nhân HS trả lời và thảo luận trước lớp về các câu trả lời C4: Các phân tử nước và các phân tử đồng sunphát đều chuyển động không ngừng về mọi phía.Các phân tử đồng sunphát chuyển động lên trên xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước, các phân tử nước chuyển động xuống phía dưới xen vào khoảng cách của các phân tử đồng sunphát. C5: Do các phân tử không khí chuyển động không ngừng về mọi phía. C6: Có. Vì khi nhiệt độ tăng các phân tử chuyển động nhanh hơn C7: HS thực hiện ở nhà HĐ6: Củng cố - Các nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? - GV thông báo đồng thời ghi bảng phần kết luận. Kết luận: Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng. - Kết luận: Nhiệt độ càng cao thì chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh ( gọi là chuyển động nhiệt. Hướng dẫn về nhà - Đọc phần “Có thể em chưa biết” - Làm thí nghiệm và trả lời C7 - Làm bài tập 20. Ngày soạn:08/02/2013 Ngày giảng: /02/2013 TIẾT 24: BÀI 21: NHIỆT NĂNG A - MỤC TIấU 1. Kiến thức -Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng. -Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thỡ nhiệt năng của nó càng lớn. -Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tỡm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách. -Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gỡ. 2. Kĩ năng -Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng. -Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gỡ. 3. Thái độ - Trung thực, nghiờm tỳc trong học tập. B- CHUẨN BỊ * GV: 1 phích nước, 1 cốc thuỷ tinh, 2 miếng kim loại, 2 thỡa nhụm, 1 banh kẹp. * HS: Đồ dùng học tập. C. TIẾN TRèNH LấN LỚP I. Ổn định tổ chức Sĩ số: 8A: 8B: II. Kiểm tra - Kết hợp trong giờ III. Bài mới HĐ CỦA GV HĐ1: Tỡm hiểu về nhiệt năng - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nhiệt năng của vật là gỡ? - Em hóy nờu mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của vật? - Vậy để nhận biết sự thay đổi nhiệt năng của vật thỡ cỏc em phải dựa vào đâu? - Có những cách nào làm thay đổi nhiệt năng của vật? HĐ2: Tỡm hiểu cỏc cỏch làm thay đổi nhiệt năng - Cỏc em hóy thảo luận xem làm thế nào để thay đổi nhiệt năng của một miếng đồng (hoặc đồng xu)? - GV ghi các phương án lên bảng và hướng dẫn HS phân tích, quy chúng về hai loại: Thực hiện công và truyền nhiệt. - Yờu cầu HS trả lời C1 - Yờu cầu HS làm thớ nghiệm kiểm tra với những phương án khả thi. - Nêu phương án và làm thí nghiệm làm thay đổi nhiệt năng của vật không cần thực hiện công? - Yờu cầu HS tiến hành thớ nghiệm. HĐ3: Tỡm hiểu về nhiệt lượng - Nhiệt lượng là gỡ? Kớ hiệu và đơn vị của nhiệt lượng? HĐ4:Vận dụng - Yờu cầu cỏ nhõn HS trả lời cỏc cõu hỏi C3, C4, C5. - Tổ chức thảo luận trên lớp để thống nhất câu trả lời. HĐ CỦA HS I- Nhiệt năng - HS trả lời cõu hỏi: Nhiệt năng của một vật bằng tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. - Nhiệt độ của vật càng cao thỡ phõn tử cấu tạo nờn vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng c

File đính kèm:

  • doctiet 2021 HK2 ly 8.doc
Giáo án liên quan