Giáo án Vật lý 8 kì 2 - Trường THCS Xuân Hưng

TIẾT 11: LỰC ĐẨY AC – SI – MET .

I- Mục tiêu:

1. Kiến thức

- Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy ac – si – met. Chỉ ra được đặc điểm của lực này.

- Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy ac – si – met. Nêu được ký hiệu của các đại lượng có mặt trong công thức. Đơn vị đo của các đại lượng trong công thức.

- Giải thích được các hiện tượng thường gặp có liên quan.

- Vận dụng công thức để giải các bài tập đơn giản.

2. Kĩ năng: Bố trí TN, làm TN

3. Thái độ: Yêu thích bộ môn

II – Chuẩn bị: Giá thí nghiệm, lực kế, cốc có dây treo, cốc chứa, bình tràn.

 

doc34 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 855 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 8 kì 2 - Trường THCS Xuân Hưng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Xuân Hưng GV: Nguyễn - Ngọc - Nam GA: Lý 8 Ngàysoạn: 11 / 11 / 2007 Tiết 11: Lực đẩy Ac – Si – Met . I- Mục tiêu: 1. Kiến thức - Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy ac – si – met. Chỉ ra được đặc điểm của lực này. - Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy ac – si – met. Nêu được ký hiệu của các đại lượng có mặt trong công thức. Đơn vị đo của các đại lượng trong công thức. - Giải thích được các hiện tượng thường gặp có liên quan. - Vận dụng công thức để giải các bài tập đơn giản. 2. Kĩ năng: Bố trí TN, làm TN 3. Thái độ: Yêu thích bộ môn II – Chuẩn bị: Giá thí nghiệm, lực kế, cốc có dây treo, cốc chứa, bình tràn. III – Tổ chức cho học sinh tiếp nhận kiến thức: HS: Đọc thắc mắc phần mở bài. Hoạt động GV Hoạt động1 GV: Hướng dẫn học sinh các nhóm làm thí nghiệm hình 10. 2 Tính giá trị của p1 và p ghi kết quả vào bảng và so sánh. H: p1 < p chứng tỏ điều gì ? H: Điền vào chỗ chấm trong câu kết luận. Hoạt động2 GV: Thông báo cho học sinh biết dự đoán của Ac – Si – Met. Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. - Đo trọng lượng p của vật. - Đổ nước mấp mé lỗ tràn, nhúng vật vào dùng cốc chứa hứng lượng nước tràn ra đồng thời đọc số chỉ của lực kế. được p1. Ghi giá trị vào bảng. Sau đó đổ nước từ cốc chứa lên cốc treo đọc số chỉ của lực kế so sánh với p và rút ra nhận xét. Hoạt động3 GV: Cho học sinh đọc và lần lượt trả lời câu hỏi phần vận dụng. Hoạt đông HS I – Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó. Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên theo phương thẳng đứng. II - Độ lớn của lực đẩy Ac – Si – Met. 1. Dự đoán. 2. Thí nghiệm kiểm tra. 3. Kết luận: Độ lớn của lực đẩy ac – si – met tác dụng vào vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ 4. Công thức tính. FA = d V Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng.(N/m3). V là thể tích của chất lỏng bị vật chiếm chỗ. III – Vận dụng Câu C4 : Khi gàu đang trong nước ta cảm thấy nhẹ hơn khi kéo nó lê khỏi mặt nước vì ở trong nước nó bị một lực đẩy của nước có chiều cùng với chiều của lực kéo Câu C5: Hai vật chịu lực đẩy ac – si – met như nhau vì cùng nhúng trong chất lỏng và thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ là như nhau Câu C6: Thỏi nhúng vào nước chịu lực đẩy lớn hơn vì thể tích chiếm chỗ trong chất lỏng như nhau nhưng trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu. Câu C7: Phương án dùng cân. Dặn dò: - Học thuộc phần ghi nhớ - Làm tất cả các bài tập trong Sách bài tập vật lý - Đọc thêm phần : Có thể em chưa biết Trường THCS Xuân Hưng GV: Nguyễn - Ngọc - Nam GA: Lý 8 Ngàysoạn: 16 / 11 / 2007 Tiết 12: Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ac si met I) Mục tiêu: 1. Kiến thức - Viết được công thức tính độ lớn lực đẩy Ac si met, nêu đúng tên các đại lượng có mặt trong công thức. - Tập đề xuất phương án thí nghiệm trên cơ sở những dụng cụ đã có - Sử dụng lực kế, bình chia độ để làm thí nghiệm kiểm chứng định luật Ac si met 2. Kĩ năng; Làm thực hành và báo cáo thực hành 3. Thái độ: Đoàn kết trong thảo luận nhóm, yêu thích môn học II) Chuẩn bị: Mỗi nhóm H/S gồm: Một lực kế 0 2,5N; Quả nặng nhôm có thể tích 50cm3 ; một bình chia độ; một giá đỡ và kẻ sẵn bảng ghi kết quả vào vở. III) Nội dung thực hành: 1- Đo lực đẩy Ac si met a. Đo trọng lượng P của vật ngoài không khí b. Đo lực F khi vật nhũng trong nước Trả lời câu hỏi C1: xác định độ lớn của lực đẩy FA = ? Đo 3 lần rồi tính giá trị trung bình ghi vào báo cáo. 2- Đo trọng lượng phần nước có thể tích bằng thể tích của vật a. Đo thể tích của vật nặng cũng chính là thể tích phận chất lỏng bị vật chiếm chỗ - Đánh dấu mực nước trong bình khi chưa nhúng vật vào (V1) Đo trọng lượng P1 – Nhúng vật vào, đánh dấu vị trí (V2), đưa vật ra, đổ nước đến vị trí (V2) đo trọng lượng P2. Thể tích vật V= V2 – V1 b. Trọng lượng phần nước bị vật chiếm chỗ được tính như thế nào ? PN = P2 – P1 Đo 3 lần rồi tính TB cộng ghi kết quả vào báo cáo 3- So sánh PN và FA, nhận xét và rút ra kết luận GV nhận xét giờ thực hành và thu báo cáothí nghiệm. Trường THCS Xuân Hưng GV: Nguyễn - Ngọc - Nam GA: Lý 8 Ngàysoạn: 24 / 11 / 2007 Tiết 13: Sự nổi. I – Mục tiêu: 1. Kiến thức - Giải thích được khi nào thì vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng. - Nêu được điều kiện vật nổi. - Giải thích được hiện tượng vật nổi trong đời sống. 2. Kĩ năng: Giải thích các hiện tượng vật lý trong đời sống hàng ngày 3. Thái độ : Yêu thích môn học II – Chuẩn bị: Chậu nhựa đựng nước, miếng gỗ, cái đinh, các hình vẽ phóng to trong sách giáo khoa, mô hình tàu ngầm. III – Tổ chức cho học sinh tiếp nhận kiến thức. A – Kiểm tra bài cũ. 1. Cho một vật được nhúng ngập trong nước(như hình vẽ) Nêu và biểu diễn bằng vec tơ lực các lực tác dụng lên vật? 2. Phát biểu và viết công thức tính lực đẩy ácimet, nêu ký hiệu của các đại lượng có mặt trong công thức, đơn vị đo của các đại lượng trong công thức. B – Bài mới: F F Hoạt động GV Hoạt động1 HS: Đọc và trả lời câu hỏi C1, C2 H: Điều kiện vật nổi là gì? Hoạt động2 GV: Làm thí nghiệm với miếng gỗ. H:Tại sao miếng gỗ lại nổilên? H: Khi miếng gỗ nằm cân bằng trên mặt thoáng thì lực đẩy acsimet so với trọng lượng của miếng gỗ như thế nào? Hoạt động3 Câu C6: Biết trọng lượng của vật P = dV VV ; FA = dl Vl C/m: Vật chìm khi: dV > dl. Vật lơ lửng khi: dV = dl. Vật nổi khi: dV < dl. F Hoạt động HS I - Điều kiện vật nổi, vật chìm. P P P P > F P = F P < F Vật chìm Vật lơ lửng Vật nổi II - Độ lớn của lực đẩy ácimet. Khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng. Câu C3: Vì lực đẩy lớn hơn trọng lượng của miếng gỗ nên nó nổi lên. Câu C4: Bằng nhau vì vật đứng yên các lực tác dụng lên vật là cân bằng. Câu C5: Chọn B III – Vận dụng: Câu C6: Khi vật chìm trong chất lỏng nên VV = Vl. Mà P > F do đó dV VV > dl Vl ị dV > dl. Khi vật lơ lửng:. P = F nên dV VV< dl Vl ị dV < dl Khi vật nổi: P < F nên dV VV < dl Vl ị dV < dl Câu C7: Trọng lượng riên của sắt lớn hơn trọng lượng riêng của nước nên viên bi sắt chìm trong nước. Còn tàu làm bằng sắt có khoảng rỗng(chứa không khí) nên trọng lượng riêng trung bình nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước nên nó nổi trên mặt nước. GV: Hướng dẫn câu C8: Trọng lượng riêng của thép nhỏ hơn trọng lượng riêng của thủy ngân nên viên bi thép nổi trên thủy ngân. Dặn dò: Làm câu hỏi C9, làm các bài tập trong sách bài tập. Ngày 28 /11/ 2005 Tiết 14: Công cơ học. I – Mục tiêu: - Nêu được các thí dụ về điều kiện để có công cơ học. - Viết được công thức tính công cơ học. - Biết vận dụng được công thức tính công cơ học trong một số trường hợp đơn giản. II – Chuẩn bị: Tranh vẽ con bò kéo xe, vận động viên cử tạ, máy xúc đang làm việc III- Hoạt động trên lớp: A> Kiểm tra bài cũ: Nêu điều kiện vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng B> Bài mới Hoạt động1 GV cho HS đọc 2 thí dụ ở SGK - Trả lời câu C1 ? - Trả lời câu C2 ? - HS trả lời câu C3 ? - Trả lời câu C4 ? Hoạt động2 GV đưa công thức tính công và chú thích rõ từng đại lượng, đơn vị đo của chúng Hoạt động3 - Học sinh lên bảng bàm câu C5 F = 5000N; S = 1000m; A = ? - Cho HS nhận xét. - Học sinh lên bảng bàm câu C6 m = 2kg; S = 6 m; A = ? * Cho HS nhận xét Chỉ định HS trả lời tại chỗ câu C7 rồi hs khác nhận xét I- Khi nào có công cơ học 1. Nhận xét: C1: Khi có lực tác dụng vào vật làm cho vật chuyển dời 2. Kết luận: Chi có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật làm cho vật chuyển dời 3. Vận dụng: Trường hợp C và D có công cơ học C4: a- Lực đầu tàu thực hiện công cơ học b- Lực hút của trái đất thực hiện công cơ học c- Lực kéo của người công nhân II- Công thức tính công cơ học 1. A = F.S Trong đó A là công cơ học của lực F; F là lực t/d vào vật; S là quãng đường vật dịch chuyển Khi F đo bằng N; S đo bằng m thì A tính bằng N.m (1N.m = 1J) 2. Vận dụng: - Công của đầu tàu do lực kéo sinh ra là: A = F.S = 5000 . 1000 = 5000 000 (J) = 5000kJ - Trọng lực của trái đất t/d vào quả dừa là F = m.10 = 2.10 = 20N Công của lực là: A = F.S = 20.6 =120(J) - Vì trọng lực có phương vuông góc với phương chuyển động nên không có công cơ học C. Dặn dò: - Học thuộc phần ghi nhớ - Làm các bài tập ở sách bài tập Ngày 11/ 12/ 2005. Tiết 15: Định luật về công. I - mục tiêu. - Phát biểu được định luật về công dưới dạng lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi. - Vận dụng định luật công để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng, ròng rọc động. II – Chuẩn bị. Một lực kế loại 5N , ròng rọc động, quả nặng 200 g. giá thí nghiệm, 2 thước đo, bảng phụ. III – Tổ chức cho học sinh tiếp nhận kiến thức. A – Bài cũ: 1. Nêu điều kiện để có công cơ học. 2. Viết công thức tính công cơ học, nêu ký hiệu, đơn vị đo của các đại lượng có mặt trong công thức. B – Bài mới. Cho học sinh đọc thắc mắc phần mở bài. Hoạt động1 GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm Sgk điền kết quả và bảng. Trả lời câu hỏi C1, C2, C3. Rút ra kết luận Hoạt động2 Hoạt động3 GV: Yêu cầu học sinh đọc, tóm tắt và trả lời câu hỏi C5 Học sinh đọc, tóm tắt câu C6. Học sinh 2 lên bảng trình bày. I- Thí nghiệm C1: F1>F2 (F1=2F2) C2: S1>S2 (S1=1/2.F2) C3: A1= F1 S1 ; A2=S2.F2 A1=A2 C4: Dùng ròng rọc động được lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi nghĩa là không có lợi về công II- Định luật về công (SGK) III- Vận dụng: C5 : a) Hai thùng hàng nặng như nhau, đều kéo lên độ cao 1 m như nhau, thùng thứ nhất dùng tấm ván dài 4m, thùng thứ hai tấm ván dài 2m. vậy F2 = 2F1 b) Hai trường hợp đều sinh công như nhau vì lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi và ngược lại c) Công của lực kéo bằng công nâng vật theo phương thẳng đứng: A = P.h = 500x1 =500 (J) C6: Dùng ròng rọc ta được lợi hai lần về lực nên lực kéo F = P/2 =420/2 =210 (N) Dùng ròng rọc động thiệt hai lần về đường đi nên khi kéo đầu dây đi 8m thì vật lên cao được 4m. Công nâng vật là: A = Ph = 4.420 = 1680 J. Củng Cố: Qua bài ta ghi nhớ điều gì ? Cho học sinh đọc lại phần ghi nhớ. Dặn dò: Bài tập về nhà : 1, 2, 3. Sách bài tập Ngày 16/ 12/ 2005. Tiết 16: công suất I - mục tiêu. - Hiểu công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công . - Lấy ví dụ minh họa. - Viết được công thức tính công suất, hiểu các ký hiệu của các đại lượng trong công thức, Đơn vị đo của các đại lượng trong công thức. - Vận dụng công thức để giải các bài toán đơn giản. II – Chuẩn bị: Tranh vẽ hình 15.1 SGK. III – Các bước tiến hành dạy học trên lớp. A – Kiểm tra bài cũ: 1. Viết công thức tính công cơ học, nêu rõ ký hiệu của các đại lượng trong công thức, đơn vị đo của các đại lượng có mặt trong công thức. 2. Anh An và anh Dũng đưa gạch lên cao bằng hệ thống ròng rọc, chiều cao đưa vật lên là 4 m; mỗi viên gạch nặng 1,6N. Mỗi lần anh An đưa được 10 viên trong 50 giây. Anh Dũng kéo được 15 viên trong 60 giây. Hỏi công thực hiện của anh An và anh Dũng sau mỗi lần kéo ? Ai thực hiện công nhanh hơn. B – Tổ chức cho học sinh tiếp thu kiến thức mới. III – Vận dụng: Câu C4: Công suất của anh An là: Công suất của anh Dũng là: Câu C5: Cùng cày một sào đất có nghĩa là công thực hiện của hai trường hợp như nhau, thời gian cày: Trâu cày t1 = 2 giờ = 120phút. Máy cày t2 = 20 phút. Ta có: Công suất của trâu, của máy là: Vậy công suất của máy gấp 6 lần công suất của trâu. Câu C6: Ngựa kéo xe đi được đoạn đường là: S = 9Km = 9000 m. Công của lực kéo là: A = Fs = 200.9000 = 18000J. Công suất của ngựa là: b. Công suất p = A/t . mà A = Fs nên p = Fs/t vì s/t = v nên p = Fv. Dận dò : Ôn tập chương cơ học chuẩn bị cho kiểm tra học kỳ I Ngày 16/ 12/ 2005. Tiết 18: Ôn tập học kỳ I. I - mục tiêu. - Hệ thống hóa kiến thức cơ bản phần cơ học. - Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập, giải thích các hiện tượng trong thực tế. II - Chuẩn bị: HS: Trả lời 17 câu hỏi trong SGK, làm bài tập phần trắc nghiệm. GV: Kẻ sẵn bảng điền vào ô trống trò chơi ô chữ. III – Tổ chức hoạt động dạy – học. Phần I: GV cho học sinh đại diện các nhóm trả lời các câu hỏi phần ôn tập đã chuẩn bị sẵn. Phần II: Vận dụng: GV cho học sinh đứng tại chỗ trả lời. Phần trắc nghiệm. 1. Chọn d. 2. Chọn d. 3. Chọn b. 4. Chọn a. 5. Chọn d. Cho học sinh lên bảng làm phần bài tập. Câu 1: Coi ô tô đứng yên thì cái cây bên đường đang chuyển động. Câu 2: Làm như vậy ta đã tăng ma sát bằng cách tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. Câu 3: Xe đang bị lái về phía phải. Câu 4: Muốn cắt vật dễ dàng ta dùng dao mỏng lưỡi và ấn mạnh như vậy ta đã làm tăng áp suất. Câu 5: FA = p.d. Câu 6: Chọn phương án a và d. Phần bài tập. Câu 1: Vận tốc trung bình trên đoạn đường 100m là: Vận tốc trung bình trên đoạn đường 50m là: Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường là: Câu 2: a. áp suất lên mặt đất khi đứng cả hai chân là: b. . áp suất lên mặt đất khi đứng co một chân là: Câu 3: Lực đẩy ac- si – met tác dụng lên điểm M và N là: FM =FN . Do thể tích của vật M nhúng ngập nhiều hơn vật N nên: VM > VN . Vì FM = d1. VM.và FM = d2. VN. nên d1 < d2 . Vậy trọng lượng riêng của chất lỏng 2 lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng 1. Bài 5: Công thực hiện của người lực sỹ là: A = Fs = 1250 . 0,7 =875(J). Công suất là: p = = W. Dặn dò: - Ôn lại các câu hỏi trong phần ôn tập. - Làm các bài tập trong SBT. Ngày 16/1/2006. Tiết 19: Cơ năng, thế năng, động năng. I – Mục tiêu: - Tìm được thí dụ minh họa cho các khái niệm cơ năng, thế năng, động năng. - Thấy được một cách định tính, thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng phụ thuộc vào vận tốc của vật. Tìm được thí dụ minh họa. II – Chuẩn bị: Tranh mô tả thí nghiệm hình 16.1a; 16.1b. Thiết bị: Lò xo uốn tròn, quả nặng, sợi dây, bao diêm, máng nghiêng, xe lăn, khối gỗ. III – Các bước tiến hành dạy học trên lớp: A – Bài cũ: Nêu điều kiện để có công cơ học. - GV: Cho học sinh đọc thắc mắc phần mở bài và nêu vấn đề vào bài mới. B – Dạy học bài mới: Hoạt động1 GV: Thông báo vật như thhé nào ta nói vật đó có cơ năng. Hoạt động2 H: Một vật đứng yên so với mặt đát có thế năng không ? Vì sao ? H: Khi kéo vật lên khỏ mặt đất ( có đọ cao nhất định so với mặt đát thì vật đó có thế năng không ? Vì sao ? H: Khi vật ở càng cao so với mặt đất thì khả năng sinh công của vật như thế nào so với lúc vật ở độ cao thấp hơn ? Từ đó em có kết luận gì ? Thế năng phụ thuộc như thế nào vào độ cao của vật so với mặt đất? H: Nếu vật ở trên mặt đát thì thế năng của vật bằng bao nhiêu ? H: Thế năng hấp dẫn của vật có phụ thuộc vào khối lượng của vật không ? Lấy ví dụ minh họa ? GV: Cho các nhóm học sinh làm thí nghiệm với lò so uốn tròn bị nén và bỏ bao diêm ở trên sau khi thả dây buộc lò so bao diêm bị bật lên. H: Lò so bị nén có cơ năng không ? Vì sao ? GV: Cơ năng của lò so trong trường hợp này gọi là thế năng đàn hồi. Hoạt động3 GV: Cho các nhóm học sinh làm thí nghiệm. Cho quả cầu bằng thép lăn trên máng nghiêng đến va chạn vào khối gỗ. H: Hiện tượng gì xảy ra với khối gỗ ? H: Quả cầu A đang chuyển động có khả năng sinh công không ? Vì sao ? I – Cơ năng. Khi một vật thực hiện công cơ học ta nói vật đó có cơ năng. Cơ năng đo bằng đơn vị J. II – Thế năng. 1 - . Thế năng hấp dẫn. - Vật có một độ cao so với mặt đất có khả năng sinh công ta nói vật có thế năng, thế năng này được gọi là thế năng hấp dẫn. - Vị trí của vật ở càng cao so với mặt đất thì thế năng hấp dẫn càng lớn. Chú ý: Ta có thể lấy vật khác làm mốc để tính độ cao. Thế năng của vật còn phụ thuộc vào khối lượng của vật. 2. Thế năng đàn hồi. Thế năng của vật phụ thuộc vào sự biến dạng đàn hồi gọi là thế năng đàn hồi. III - Động năng: 1. Khi nào vật có động năng. H: Từ thí nghiệm trên em rút ra kết luận gì ? Một vật đang chuyển động có cơ năng không ? Vì sao ? GV: Thông báo cơ năng của vật đang chuyển đông gọi là động năng. GV: Cho các nhóm học sinh làm thí nghiệm thay đổi độ cao của quả cầu và so sánh vận tốc của quả cầu trong các trường hợp với công mà nó thực hiện và rút ra kết luận H: động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc của vật như thế nào ? GV: Cho các nhóm học sinh làm thí nghiệm thay đổi độ lớn của quả cầu và so sánh công mà nó thực hiện trong các trường hợp và rút ra kết luận. H: động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật như thế nào ? GV: Thông báo phần chú ý. Hoạt động4 H: Lấy ví dụ vật vừa có thế năng vừa có động năng? Học sinh đọc và trả lời câu hỏi C10. Một vật đang chuyển động có khả năng sinh công tức là có cơ năng. Cơ năng của vật đang chuyển động mà có gọi là động năng. 2. Động năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào. - Động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc của vật. Khi vận tốc của vật càng lớn thì động năng của vật càng lớn. - Khối lượng của vật càng lớn thì động năng của vật càng lớn. - Chú ý: Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng.một vật có thể có cả động năng và thế năng. Cơ năng của vật lúc đó bằng tổng động năng và trhế năng. IV – Vận dụng: Câu C9: Viên đạn đang bay vừ có cả thế năng, vừa có cả động năng. CâuC10: - Chiếc cung đang giương có thế năng đàn hồi. - Nước chảy từ trên đạp cao xuống có động năng. - Nước ngăn trên đập cao có thế năng hấp dẫn. Củng cố: Có mấy dạng cơ năng ? Là những dạng nào ? Thế năng hấp dẫn phụ thuộc những yếu tố nào ? Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào yếu tố nào ? Động năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Dặn dò: Học thuộc phần ghi nhớ và làm bài tập trong SBT. Ngày 21/1/2006. Tiết 20: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng. I – Mục tiêu: - Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng. - Biết nhận ra và lấy được ví dụ về sự chuyển hóa lẫn nhau giữa thế năng và động năng. II – Chuẩn bị: - Tranh vẽ hình 17.1 Sgk. - Con lắc đơn và dây treo. III – Tổ chức dạy học trên lớp. A- Kiểm tra bài cũ: 1- Khi nào ta nói vật mang năng lượng, cơ năng của vật có những dạng cơ năng nào ? 2- Thế năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào ? Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào ? Lấy ví dụ vật vừa có thế năng vừa có động năng ? B – Dạy học bài mới: HS: Đọc câu hỏi thắc mắc nêu vấn đề ở phần mở đầu. Hoạt động1 GV: Làm thí nghiệm 1 thả cho quả bóng rơi và đưa hình vẽ 17.1 học sinh quan sát, đọc và trả lời câu hỏi C1, C2, C3, C4. C1: Độ cao quả bóng giảm, vận tốc của quả bóng tăng trong quá trình rơi. C2: Thế năng của quả bóng giảm, động năng của quả bóng tăng. C3: Trong thời gian quả bóng nẩy lên, vận tốc của quả bóng giảm dần, độ cao của quả bóng tăng dần . Vậy khi đó thế năng tăng, động năng giảm. C4: Vị trí A thế năng của quả bóng lớn nhất, vị trí B động năng của quả bóng lớn nhất. GV: Cho các nhóm học sinh làm thí nghiệm cho con lắc giao động quanh vị trí cân bằng và quan sát hình vẽ 17.2 đọc và trả lời câu hỏi C5 đến C8. C5: a, Con lắc từ A về B vận tốc tăng. b. Con lắc từ B về C vận tốc giảm. Câu C6: a. Con lắc từ A về B thế năng đã chuyển thành động năng. b. Con lắc từ B về C động năng đã chuyển thành thế năng. C7: ở vị trí B con lắc có động năng lớn nhất. Vị trí A, C con lắc có thế năng lớn nhất. C8: Vị trí A, C con lắc có thế năng lớn nhất và lúc này động năng bằng 0. ở vị trí B con lắc có động năng lớn nhất. và lúc này thế năng bằng 0. I – Chuỷển hóa của các dạng cơ năng. 1. Thí nghiệm 1. 2. Thí nghiệm 2: H: Qua hai thí nghiệm em rút ra kết luận gì về sự chuyển hóa cơ năng khi con lắc giao động quanh vị trí cân bằng hay khi quả bóng rơi xuống rồi bị nẩy lên? H: Từ kết luận trên em có khẳng định gì ? Trong quá trình chuyển hóa cơ năng của vật có thay đổi không ? Vì sao ? Hoạt động2 GV: Giới thiệu định luật bảo toàn và cho học sinh đọc sgk. Hoạt động3 HS: Đọc và trả lời câu hỏi C9. 3. Kết luận: - Trong thời gian co lắc chuyển động có sự chuyển hóa liên tục của các dạng cơ năng. - Khi con lắc ở vị trí thấp nhất thế năng chuyển hỏa hoàn toàn thành động năng, khi con lắc ở vị trí cao nhất động năng chuyển hóa hoàn toàn thành thế năng. II - Định luật bảo toàn cơ năng : SGK III – Vận dụng: C9: a. Thế năng của cánh cung đã chuyển thành động năng của mũi tên. b.Thế năng đã chuyển thành động năng. c. Khi vật chuyển động lên thì động năng chuyển thành thế năng, khi vật rơi xuống thì thế năng chuyển thành động nặng. C- Củng cố: HS đọc phần ghi nhớ. Dặn dò: Học thuộc phần ghi nhớ và làm bài tập trong SBT. Ngày 25/ 1/ 2006. Tiết 21: Ôn tập chương cơ học I - mục tiêu. - Hệ thống hóa kiến thức cơ bản phần cơ học. - Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập, giải thích các hiện tượng trong thực tế. II - Chuẩn bị: HS: Trả lời 17 câu hỏi trong SGK, làm bài tập phần trắc nghiệm. GV: Kẻ sẵn bảng điền vào ô trống trò chơi ô chữ. III – Tổ chức hoạt động dạy – học. Phần I: GV cho học sinh đại diện các nhóm trả lời các câu hỏi phần ôn tập đã chuẩn bị sẵn. Phần II: Vận dụng: GV cho học sinh đứng tại chỗ trả lời. Phần trắc nghiệm. 1. Chọn d. 2. Chọn d. 3. Chọn b. 4. Chọn a. 5. Chọn d. Cho học sinh lên bảng làm phần bài tập. Câu 1: Coi ô tô đứng yên thì cái cây bên đường đang chuyển động. Câu 2: Làm như vậy ta đã tăng ma sát bằng cách tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. Câu 3: Xe đang bị lái về phía phải. Câu 4: Muốn cắt vật dễ dàng ta dùng dao mỏng lưỡi và ấn mạnh như vậy ta đã làm tăng áp suất. Câu 5: FA = p.d. Câu 6: Chọn phương án a và d. Phần bài tập. Câu 1: Vận tốc trung bình trên đoạn đường 100m là: Vận tốc trung bình trên đoạn đường 50m là: Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường là: Câu 2: a. áp suất lên mặt đất khi đứng cả hai chân là: b. . áp suất lên mặt đất khi đứng co một chân là: Câu 3: Lực đẩy ac- si – met tác dụng lên điểm M và N là: FM =FN . Do thể tích của vật M nhúng ngập nhiều hơn vật N nên: VM > VN . Vì FM = d1. VM.và FM = d2. VN. nên d1 < d2 . Vậy trọng lượng riêng của chất lỏng 2 lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng 1. Bài 5: Công thực hiện của người lực sỹ là: A = Fs = 1250 . 0,7 =875(J). Công suất là: p = = W. GV: Đưa bảng kẻ sẵn cho học sinh các nhóm điền vào bảng. Hàng 1: Cung. Hàng 6: Tương đối. Hàng 2: Không đổi. Hàng 7: Bàng nhau. Hàng 3: Bảo toàn. Hàng 8: Giao động. Hàng 4: Công suất. Hàng 9: Lực cân bằng. Hàng 5: ácsimet. Dặn dò: - Ôn lại các câu hỏi trong phần ôn tập. - Làm các bài tập trong SBT. Kiểm tra 15 phút. 1N Câu 1: Để biểu diễn trọng lượng của vật 3N trong các cách biểu diễn sau, cách nào đúng ? cho tỉ xích A B D C E Câu 2:Một thỏi nhôm có thể tích 3dm3 được nhúng ngập trong nước. Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên thỏi nhôm. Nếu thỏi nhôm đó được nhúng ngập trong dầu thì lực đẩy AcSimet bằng bao nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của nước là: 10000N/m3. Của dầu là: 8000N/m3. Ngày 11/ 2/ 2006. Tiết 22: Các chất được cấu tạo như thế nào ? I - mục tiêu. - Kể được một số thí dụ chứng tỏ các chất được cấu tạo từ những hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách. - Bước đầu nhận biết được mô hình và chí ra được sự tương tự giưã thí nghiệm mô hình và hiện tượng cần giải thích . - Dùng hiểu biết về cấu tạo của hạt chất để giải thích một số hiện tượng đơn giản. II – Chuẩn bị : Hai bình chia độ đến 100cm3, một ít ngô và một ít cát mịn. III – Các bước tiến hành dạy học trên lớp. HS: Đọc câu hỏi thắc mắc phần mở bài. Hoạt động1 GV: Cho học sinh đọc thông tin trong SGK. H: Qua thông tin em có kết luận gì về cấu tạo của các chất. Hoạt động2 GV: Cho các nhóm học sinh làm thí nghiệm mô hình( Thí nghiệm thây thế) trộn ngô với cát và lắc nhẹ. H: Tại sao khi trộn 50 cm3 ngô với 50 cm3 cát ta lai không thu được 100 cm3 hỗn hợp ? H: Tương tự hãy giải thích tại sao khi trộn 50 cm3 rượu với 50 cm3 nước ta lai không thu được 100 cm3 hỗn hợp mà chỉ thu đươc 95cm3? H: Từ đó em có kết luận gì ? Giữa các phân tử và nguyên tử có khoảng cách không ? Hoạt động3 HS: Đọc và trả lời các câu hỏi phần vận dụng. I – Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không ? Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử. II – Giữa các phân tử có khoảng cách hay không? 1. Thí nghiệm mô hình. SGK. 2. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. III – Vận dụng. C3: Các phân tử đường đã xen vào các phân tử nước cũng như các phân tử nước đã xen vào các phân tử đường. C4: Vì giữa các phân tử của cao xu có khoảng cách nên các phân tử khí đã xen kẽ vào và thoát ra ngoài. C5: Trong nước có các phân tử khí xen và nên cá vẫn sống được trong nước. Củng cố : HS đọc phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi của GV. H: Các chất được cấu tạo như thế nào? H: Giữa các phân tử cấu tạo nên chất có đặc điểm gì ? Dặn dò: Học thuộc phần ghi nhớ và làm bài tập trong SBT. Ngày 15/ 2/ 2006. Tiết 23: Ngyuên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? I - mục tiêu. - Giải thích được chuyển động Bơ - rao. - Chỉ ra được sự tương tự giữa chuyển động của quả bóng bay khổng lồ do học sinh xô đẩy từ nhiều phía với chuyển động Bơ - rao. - Nắm được rằng khi nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Giải thích được tại sao khi nhiệt độ càng cao thì hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh. II – Chuẩn bị: 3 ống nghiệm đựng dung dịch đồng sun phát mỗi ống bỏ cách nhau 2 ngày. - Thuốc tím, nước nóng, cốc chứa, tranh vẽ về hiện tượn

File đính kèm:

  • docGA ly 8 ky II.doc
Giáo án liên quan