Giáo án Vật lý 8 tiết 11: Lực đẩy Ác-Si-mét

LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT Tiết 11

I) MỤC TIÊU :

A/ Kiến thức :

- Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Ác si mét và chỉ rõ các đặc điểm của lực này.

- Viết được công thức tính độ lớn lực đẩy Ác si met, nêu tên các đại lượng và đơn vị đo các đại lượng có trong công thức.

- Vận dụng để giải thích các hiện tượng đơn giản, thường gặp có liên quan.

- Vận dụng được công thức tính lực đẩy Ác si mét để giải các bài tập đơn giản.

B/ Kỹ năng :

Rèn kỹ năng làm thí nghiệm, đọc kết quả, xử lý kết quả.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 894 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 tiết 11: Lực đẩy Ác-Si-mét, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Ngọc Cảm Trường THCS Hoà Hiệp – Xuyên Mộc Ngày soạn : 26/10/2004 Ngày dạy : 02/11/2004 LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT Tiết 11 I) MỤC TIÊU : A/ Kiến thức : Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Ác si mét và chỉ rõ các đặc điểm của lực này. Viết được công thức tính độ lớn lực đẩy Ác si met, nêu tên các đại lượng và đơn vị đo các đại lượng có trong công thức. Vận dụng để giải thích các hiện tượng đơn giản, thường gặp có liên quan. Vận dụng được công thức tính lực đẩy Ác si mét để giải các bài tập đơn giản. B/ Kỹ năng : Rèn kỹ năng làm thí nghiệm, đọc kết quả, xử lý kết quả. C/ Thái độ : Nghiêm túc hăng say vui vẻ trong học tập. II) CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Giáo án, bài kiểm tra bằng Violet, bài trình bày trên Powerpoint, camera vật thể, PC, Projector và các thiết bị đi kèm, bộ thí nghiệm như SGK. 2/ Học sinh : Các dụng cụ thí nghiệm như SGK. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm theo yêu cầu bài học. III) TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1) Ổn định tổ chức lớp - Tạo tình huống học tập : (3 phút) Đặt tình huống : Trong cuộc sống hàng ngày các em có nhận xét gì về trọng lượng của 1 ca hoặc gàu nước khi còn nằm trong nước và khi ra khỏi nước ? (Có thể vào bài theo hướng khác nếu các em đã từng tập bơi cho bạn) ? Cảm giác đó có thật sự chính xác không, nếu đúng nguyên nhân nào dã gây nên hiện tượng này. ? Có phải chất lỏng đã tác dụng một lực lên vật nhúng trong nó không. Nếu có thì lực này như thế nào. => Vào bài. H : Nhận xét. H phát biểu ý kiến cá nhân Hoạt động 2 : Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó : (10 – 12ph) 1/ Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó : Thí nghiệm Yêu cầu H quan sát hình vẽ 10.2 Hướng dẫn H thực hành thí nghiệm H thực hiện. H trả lời. ? Quan sát H 10.2 dự đoán xem giữa P & P1 giá trị nào lớn hơn H dự đoán thí nghiệm 1 hình 10.2 ? Các em hãy làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán. Hướng dẫn cách lắp ráp, thực hiện thí nghiệm và ghi kết quả vào giấy nháp ? Quan sát các nhóm thực hiện thí nghiệm, sau đó yêu cầu các nhóm báo cáo k/q thí nghiệm H thực hiện thí nghiệm, báo cáo kết quả. ? Qua kết quả thí nghiệm ta rút ra được nhận xét gì. Cho 2 dãy bàn nhận xét về chất lỏng cấp cho 2 bàn H rút ra nhận xét GV hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện kết quả. H : 2 loại chất lỏng khác nhau => rút ra kết luận. * Nhận xét : Khi nhúng chìm một vật vào chất lỏng, chất lỏng đã tác dụng 1 lực lên vật, nâng vật lên. Từ nhận xét của thí nghiệm trả lời C1 C1 : P1 < P vì chất lỏng đã tác dụng vào vật nặng một lực đẩy lên. Nêu đặc điểm của lực đã tác dụng lên vật trong trường hợp thí nghiệm H : trả lời, GV hoàn thiện ghi kết quả Yêu cầu H hoàn thành C2 H thực hiện 2> Kết luận : C2: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên theo phương thẳng đứng. Hoạt động 3 : Tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy Ac– si – mét : (12 – 17 ph) Qua thí nghiệm kiểm chứng trên chúng ta đã biết một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên. Ngoài 2 yếu tố điểm đặt và hướng của lực thì độ lớn của lực là yếu tố quan trọng thứ 3. Độ lớn này có đo được không? Nó phụ thuộc vào các yếu tố nào ? II) Độ lớn của lực đẩy Ác-si-met : ? Hãy dự đoán độ lớn của lực H thực hiện, đưa ra dự đoán 1> Dự đoán : ? Căn cứ vào lập luận nào mà em đưa ra dự đoán như vậy. H trả lời G thực hiện các thí nghiệm kiểm tra dự đoán của H nếu như các dự đoán không phù hợp. H nhận xét và đưa ra kết luận về dự đoán của mình ? Nhà bác học Ác-si-mét đã tìm ra lực này. Vậy ông ta dự đoán độ lớn của lực này được tính như thế nào. G thông báo cho H dự đoán của Ác-si-mét thông qua bài toán nhà vua giao cho ông. 1 H đọc phần dự đoán cho cả lớp nghe G : như vậy Ác-si-mét dự đoán độ lớn của lực đẩy này bằng gì ? H : Bằng trọng lượng khối nước bị vật chiếm chổ Yêu cầu H thảo luận cách thực hiện thí nghiệm H thảo luận. 2> Thí nghiệm kiểm tra : G hướng dẫn H phân tích, nhận định mối liên quan của các giá trị đo được trong các hình vẽ 10.3 a, b, c H thực hiện dưới sự hướng dẫn của G C3 : Khi nhúng vật vào nước : Thể tích nước tràn ra bằng thể tích vật. F = P1 – P2 là lực đẩy Ác-si-mét. Trọng lượng P2 khi cộng với trọng lượng nước tràn ra bằng P1. Suy ra lực đẩy Ác-si-mét bằng trọng lượng khối nước bị vật chiếm chổ. Cho H thực hiện thí nghiệm, G quan sát hổ trợ H và kiểm tra việc thực hiện. H thực hiện nhóm 3 bước theo 3 hình vẽ 10.3 a, b, c. Ghi kết quả vào bảng kết quả. Điều khiển lớp thảo luận để chứng minh dự đoán của Ác-si-mét là đúng. H thực hiện theo cá nhân 3> Công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét : ? Lực đẩy Ác-si-mét bằng trọng lượng khối nước bị chiếm chổ. Vậy trọng lượng khối nước này được xác định dựa trên công thức nào. H trả lời G hướng dẫn cho H nhớ lại công thức P = d.V. Trong đó d là trọng lượng riêng của chất. H thực hiện theo gợi ý của giáo viên ? Nếu ký hiệu lực đẩy Ác-si-mét là F, công thức tính F như thế nào. H thực hiện và tìm ra được F = d.V F = d.V Trong đó : d : trọng lượng riêng của vật (N/m3) V : Thể tích của vật (m3) F : Lực đẩy Ác-si-mét (N) Gv hướng dẫn cho học sinh giải thích và xác định đơn vị đo của các đại lượng trong công thức Hoạt động 4 : Vận dụng - Củng cố (5-8ph) G yêu cầu H làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi C4, C5, C6, sau đó G tổ chức cho lớp thảo luận đưa ra đáp án chính xác. G cung cấp các thông tin cần thiết : dd = 8000N/m3 (dầu hoả) dN = 10.000N/m3 Hướng dẫn học sinh do dd < dN nên lực đẩy bên nước lớn hơn. H thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV Bài tập C6 : Học sinh ghi nhớ cách hướng dẫn và thực hiện tại nhà. Câu C7 : G yêu cầu H suy nghĩ phương án và trình bày vào tiết sau. C4 : Ca nước (gàu) nhẹ hơn khi ở trong nước là do bị lực đẩy Ác-si-mét tác động. C5 : Do thể tích của 2 khối nhôm và thép bằng nhau nên lực đẩy Ác-si-mét tác động lên chúng cũng bằng nhau => dùng các bài tập 10.1&10.2 cùng trò chơi ô chử cũng cố lại bài đã học G yêu cầu H nhắc lại những kiến thức đã được học, bổ sung những chổ sai, thiếu để hoàn thiện H thực hiện (Không nhìn vào sách, vở) H thực hiện. G cho lớp tranh luận, sửa sai, hoàn thiện Hoạt động 5 : Hướng dẫn về nhà (5ph) G yêu cầu H ôn lại bài đã học. Hướng dẫn làm BT 10.3, 10.5 SBT8 trang 16 (dCu = ; dFe = 78.000 N/m3; dAl = 27.000N/m3) Þ VCu Lực đẩy vào nhôm là lớn nhất và tác dụng vào đồng là bé nhất. H ghi nhớ, ghi vào vở nháp thực hiện tại nhà. G hướng dẫn H xem trước bài thực hành 12, yêu cầu H chuẩn bị phiếu thực hành và cách thức thực hiện như SGK IV) RÚT KINH NGHIỆM : ..........

File đính kèm:

  • docLuc day Ac Si Met.doc
Giáo án liên quan