Giáo án Vật lý 8 Tiết 11: Ôn tập

Tiết 11 ÔN TẬP

I/ Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- Giúp học sinh nắm lại các kiến thức quan trọng ở 3 bài: Áp suất, Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau, Áp suất khí quyển” một cách có hệ thống.

- Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm liên quan tới các kiến thức đã học ở các bài trên.

- Làm các bài tập có liên quan

2. Về kỹ năng:

- Rèn kỹ năng tính toán, giải bài tập, trả lời trắc nghiệm

- Rèn kỹ năng tổng hợp, hệ thống kiến thức, tư duy trừu tượng

- Rèn kỹ năng làm việc độc lập, theo nhóm.

3. Về thái độ:

- Giáo dục cho học sinh tính ham học hỏi, thích tìm tòi, yêu khoa học

- Giáo dục tinh thần hợp tác, thói quen chia sẻ với bạn bè cho học sinh

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 804 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 Tiết 11: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11 ÔN TẬP Ngày soạn: 05 tháng 11 năm 2008 Ngày dạy: 08 tháng 11 năm 2008 Người soạn: Ngô Hoàng Giang I/ Mục tiêu: Về kiến thức: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức quan trọng ở 3 bài: Áp suất, Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau, Áp suất khí quyển” một cách có hệ thống. Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm liên quan tới các kiến thức đã học ở các bài trên. Làm các bài tập có liên quan Về kỹ năng: Rèn kỹ năng tính toán, giải bài tập, trả lời trắc nghiệm Rèn kỹ năng tổng hợp, hệ thống kiến thức, tư duy trừu tượng Rèn kỹ năng làm việc độc lập, theo nhóm... Về thái độ: Giáo dục cho học sinh tính ham học hỏi, thích tìm tòi, yêu khoa học Giáo dục tinh thần hợp tác, thói quen chia sẻ với bạn bè cho học sinh II/ Chuẩn bị: Với giáo viên: Giáo án lên lớp, giáo án điện tử Máy vi tính, máy chiếu projecter Phiếu học tập 1 và 2, bảng phụ, bút ghi bảng phụ Với học sinh: Ôn tập, hệ thống hóa lại các kiến thức đã học Chuẩn bị phiếu học tập 1 Trả lời một số yêu cầu của giáo viên trên phiếu học tập III/ Phương pháp: Lấy học sinh làm trung tâm Phương pháp dạy một tiết ôn tập Nêu vấn đề Giảng giải IV/ Công tác lên lớp Ổn định lớp:(2 phút) Chia nhóm (4 nhóm), nắm sĩ số, giới thiệu giờ học Bài mới: * Hoạt động của GV * Hoạt động của HS Nội dung * Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức (10 phút) - Gv kiểm tra khoảng 3 - 4 học sinh các nội dung đã học ở 3 bài 7, 8, 9. - Mỗi Hs trả lời Gv đều gọi Hs khác nhận xét, bổ sung. - GV hoàn thiện cho Hs * Hoạt động 2: Trả lời trắc nghiệm (10 phút) - Gv phát phiếu học tập 2 cho học sinh. - Gv thông báo cho học sinh: trả lời đúng 1 câu được 10 điểm. - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm theo nhóm qua bảng phụ. - Gv nhận xét, sửa chữa và hoàn thiện cho Hs từng câu hỏi 1. - Gv tổng kết điểm cho các nhóm. * Hoạt động 3: Làm bài tập (10 phút) - Hướng dẫn hs tìm hiểu bài tập ở phiếu học tập 2 - Yêu cầu các nhóm thảo luận để giải bài tập. - Gv nhận xét, sửa chữa cho các nhóm rồi hoàn thiện cho Hs. * Hoạt động 4 : Trò chơi ô chữ (10 phút) - Giới thiệu thể lệ, giới thiệu ô chữ (hàng ngang, chìa khóa, cách tính điểm). - Giúp học sinh giải ô chữ. - Nhớ lại kiến thức cũ đã chuẩn bị để trả lời - Lắng nghe bạn trả trả lời để nhận xét bổ sung. - Lắng nghe, ghi chép - Nhận phiếu học tập - Lắng nghe - Làm việc theo nhóm để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm - Lắng nghe và ghi chép - Lắng nghe, đối chiếu để biết điểm của nhóm mình so với các nhóm khác. - Tìm hiểu bài tập - Làm việc theo nhóm, giải bài tập. - Lắng nghe, theo dõi và ghi chép - Lắng nghe theo dõi để biết thể lệ chơi ô chữ - Suy nghĩ để giải ô chữ Tiết 11 ÔN TẬP I/ Các kiến thức cần nhớ - Ở phiếu học tập 1 - Chiếu các slide 7,8,9,10,11 II. Trắc nghiệm - Ở phiếu học tập 2 - Chiếu các slide 12, 13, 14, 15 III. Bài tập - Đề bài ở phiếu học tập 2 - Chiếu các slide 16, 17, 18 IV. Trò chơi ô chữ - Chiếu slide 19,20 V/ Củng cố và dặn dò (3 phút) Nắm được các kiến thức cần nhớ ở phiếu học tập số 1 Vận dụng được các kiến thức đó để giải các bài tập trắc nghiệm và bài tự luận Ôn lại một số kiến thức về cơ học ở lớp 6: Khối lượng, khối lượng riêng, trọng lượng, trọng lượng riêng. Chuẩn bị bài mới: “Lực đẩy Acsimets”. Suy nghĩ xem khi kéo gàu nước từ dưới giếng lên, giai đoạn nào gàu nhẹ, giai đoạn nào gàu nặng. Thử suy nghĩ giải thích điều đó? PHIỀU HỌC TẬP 1 (CHUẨN BỊ Ở NHÀ) Câu1: a. Áp lực là gì? Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào? b. Trình bày khái niệm, công thức, đơn vị của áp suất? Câu 2 Trình bày các kết luận về áp suất chất lỏng, công thức tính áp suất chất lỏng? Câu 3 Nêu một vài thí dụ chứng tỏ có sự tồn tại của áp suất khí quyển. Câu 4 Mô tả thí nghiệm Torixenly, cho biết độ lớn của áp suất khí quyển. PHIẾU HỌC TẬP 2 Họ tên:. Lớp:., nhóm. Tiết 11 ÔN TẬP I/ Trắc nghiệm Câu 1: Đơn vị của áp suất là: A. Paxcan (Pa) B. Niutơn trên mét vuông (N/m2) C. Xentimet thủy ngân (cmHg) D. Cả 3 đơn vị trên Câu 2: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào áp lực tác dụng lên mặt sàn là lớn nhất? A. Thầy Giang đứng thẳng cả hai chân B. Thầy Giang đứng co một chân C. Thầy Giang đứng co một chân và nhón chân còn lại D. Cả ba trường hợp áp lực là như nhau Câu 3: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào áp suất tác dụng lên mặt sàn là nhỏ nhất? A. Thầy Giang đứng thẳng cả hai chân B. Thầy Giang đứng co một chân C. Thầy Giang đứng co một chân và nhón chân còn lại D. Cả ba trường hợp áp suất là như nhau Câu 4: Trong các cách sau, cách nào tăng được áp suất nhiều nhất? A. Tăng áp lực, giảm diện tích bị ép B. Giảm áp lực, giảm diện tích bị ép C. Giảm áp lực, tăng diện tích bị ép D. Tăng diện tích bị ép, giữ nguyên áp lực A B C D Câu 5: Áp suất lớn nhất tại điểm A. Tại A B. Tại B C. Tại C D. Tại D Câu 6: Một thùng đựng đầy nước, cao 2m. Tính áp suất tại điểm A cách đáy thùng 0,5m. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. A. 20000 Pa B. 5000 Pa C. 1500 Pa D. 15 000 Pa Câu 7: Áp suất khí quyển tại nơi nào sau đây lớn nhất: A. Tại mặt đất B. Tại đỉnh núi Everest C. Tại đỉnh đèo Hải Vân D. Tại đáy hầm mỏ Câu 8: Ở những độ cao không lớn, cứ lên cao 12m, áp suất khí quyển giảm đi 1mmHg. Biết áp suất khí quyển ở chân núi là là 76cmHg, ở đỉnh núi cao 300m áp suất khí quyển là: A. 78,5 cmHg B. 73,5 cmHg C. 101 cmHg D. 51 cmHg II. Bài tập Một thùng phuy có khối lượng 20kg, được đặt trên một sàn nằm ngang. Mặt đáy của thùng phuy có tiết diện là 0,5 m2. 1. Tính áp suất thùng tác dụng lên sàn nhà. 2. Nếu thùng phuy đựng dầu có trọng lượng riêng là 8000N/m3, lượng dầu trong thùng phuy cao 120cm. Biết áp suất khí quyển là 1,033.105 Pa. Tính áp suất dầu gây ra tại đáy thùng phuy và tại điểm cách đáy thùng 20cm. Tính áp suất toàn phần tại đáy thùng phuy. Tính áp suất do thùng phuy chứa dầu tác dụng lên sàn nhà.

File đính kèm:

  • docTIET 11 LY 8.doc
Giáo án liên quan