Tiết 15:
Bài 13: CÔNG CƠ HỌC
I. Mục tiêu:
- Nêu được các ví dụ về các trường hợp có công cơ học và không có công cơ học.
- Phát biểu được công thức tính công. Nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên.
Chuẩn bị tranh vẽ các H13.1, H13.2, H13.3 trong SGK.
2. Học sinh.
Đọc trước bài 13.
13 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 693 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 tiết 15 đến 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng: 8A..
8B............
Tiết 15:
Bài 13: Công cơ học
I. Mục tiêu:
- Nêu được các ví dụ về các trường hợp có công cơ học và không có công cơ học.
- Phát biểu được công thức tính công. Nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức..
II. Chuẩn bị :
Giáo viên.
Chuẩn bị tranh vẽ các H13.1, H13.2, H13.3 trong SGK.
Học sinh.
Đọc trước bài 13.
III. Hoạt động dạy và học:
1. ổn định: 8A
8B
2. Kiểm tra bài cũ 5p.
Câu hỏi. Điều kiện để vật nổi, vật chìm? áp dụng làm bài 12.6 SBT tr 17.
Đáp án. Ghi nhớ SGK tr 45
Bài 12.6. Trọng lượng của sà lan có độ lớn bằng độ lớn của lực đẩy acsimet tác dụng lên sà lan.
P = FA = d.V = 10 000 . 4 . 2 . 0,5 = 40 000 N
GV: Gọi h/s nhận xét câu trả lời của bạn sau đó GV nhận xét đánh giá cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1:
Nêu vấn đề.
- GV nêu vấn đề theo phần mở bài trong SGK.
- HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài.
Hoạt động 2 :
Hình thành khái niệm công cơ học.
- GV treo H13.2, H13.2 yêu cầu h/s quan sát, thảo luận và nêu nhận xét.
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình vẽ, suy nghĩ và đưa ra nhận xét.
- GV yêu cầu h/s tìm hiểu nội dung câu hỏi C1 và trả lời câu hỏi đó.
- HS suy nghĩ và trả lời C1, từ đó rút ra kết luận cần thiết.
- GV hướng dẫn h/s trả lời các câu hỏi để h/s có kết luận đúng nhất qua câu C2.
Hoạt động 3:
Củng cố kiến thức về công cơ học.
- GV yêu cầu h/s đọc các câu hỏi trong phần vận dụng, thảo luận và trả lời các câu hỏi đó.
- HS tìm hiểu nội dung các câu hỏi, thảo luận, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi đó.
GV: Chốt lại.
Hoạt động 4.
Thông báo kiến thức mới. Tìm hiểu về công thức tính công.
- GV yêu cầu h/s đọc mục 1, đưa ra công thức và giải thích các đại lượng trong công thức.
- HS tìm hiểu về công thức, các đại lượng và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
GV: Gọi h/s đọc chú ý trong SGK tr 47.
Hoạt động 5.
Vận dụng.
- GV yêu cầu h/s tìm hiểu về nội dung của câu hỏi C5, C6, C7.
- HS vận dụng các kiến thức vừa học trả lời C5, C6, C7.
- GV gọi h/s trả lời, lớp nhận xét, g/v chốt lại và đưa ra đáp án đúng.
- GV hướng dẫn h/s giải nếu h/s gặp khó khăn.
- GV yêu cầu h/s đọc và học thuộc phần ghi nhớ trong SGK.
3p
5p
10p
5p
5p
I. Khi nào có công cơ học.
1. Nhận xét.
Trường hợp thứ nhất, lực kéo của con bò thực hiện công cơ học.
Trường hợp thứ hai, người lực sĩ không thực hiện công.
C1. Công cơ học xuất hiện khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển dời.
2. Kết luận.
C2. Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển dời.
3. Vận dụng.
C3. Các trường hợp có công cơ học là a, c và d.
C4.
a) Lực kéo của đầu tàu.
b) Trọng lực.
c) Lực kéo của người.
II. Công thức tính công.
1. Công thức tính công cơ học.
A= F.s
Trong đó:
+ A là công cơ học, đơn vị là N.m hay J.
+ F lực tác dụng, đơn vị là N.
+ s quãng đường dịch chuyển, đơn vị là m.
2. Vận dụng.
C5. Công của lực kéo của đầu tầu:
A=F.s= 5000.1000= 5000000J
C6. P=10.m= 10.2= 20 N= F
Vậy:
A=F.s= 20. 6= 120 J.
C7.Trọng lực có phương thẳng đứng, vuông góc với phương chuyển động của vật, nên không có công cơ học của trọng lực.
* Ghi nhớ:
SGK Tr 47.
4. Củng cố 3p.
- GVchốt lại kiến thức trọng tâm của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s .
- Đọc phần có thể em chưa biết.
5 .Hướng dẫn học ở nhà 2p.
- Học thuộc phần Ghi nhớ .
- Làm bài tập từ 13.1đến 15.5 trong SBT tr18.
- Chuẩn bị tiết 16.
----------------------------------------------
Ngày soạn:..
Ngày giảng: 8A..................
8B
Tiết 16.
Bài 14: Định luật về công
I. Mục tiêu:
- Phát biểu được định luật về côngdưới dạng: Lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
- Vận dụng định luật để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng và ròng rọc động.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên.
Chuẩn bị dụng cụ làm Tn mô tả H14.1 SGK gồm :
1 Lực kế, 1 quả nặng, 1 ròng rọc động, 1 giá đỡ, 1 thước đo.
2. Học sinh.
Đọc trước bài 14
III. Hoạt động dạy và học:
ổn định: 8A
8B
Kiểm tra bài cũ 5p
Câu hỏi. Công cơ học xuất hiện khi nào? Cho ví dụ? Vận dụng làm bài13.4?.
Đáp án. Ghi nhớ SGK Tr 48.
Bài 13.4. Quãng đường xe đi được do lực kéo của con ngựa là :
s = = = 600 m
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1.
Nêu vấn đề.
GV : Nêu vấn đề theo phần mở bài SGK.
HS : Nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài.
Hoạt động2.
Làm thí nghiệm nghiên cứu để đi đến định luật về công.
GV : Giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm trong H14.1 SGK, yêu cầu h/s quan sát GV làm TN trả lời câu hỏi của GV
HS : Tìm thiểu các đồ thí nghiệm và quan sát GV làm thí nghiệm, ghi kết quả TN quan sát được vào bảng 14.1.
GV : Có thể yêu cầu h/s tiến
hành TN theo hướng dẫn trong SGK và dưới sự chỉ đạo của g/v.( Nếu có điều kiện)
HS : Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, ghi kết quả vào bảng 14.1 và nhận xét.
GV : Nêu các câu hỏi yêu cầu h/s suy nghĩ và trả lời các câu hỏi C1, C2, C3.
HS : Thảo luận các câu hỏi của g/v, suy nghĩ và trả lời.
GV : Quan sát hướng dẫn h/s trả lời các câu hỏi để h/s có kết luận đúng nhất qua câu C4.
Hoạt động 3.
Định luật về công.
GV : Phân tích thêm một số thí nghiệm khác như mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy để h/s hiểu thêm về định luật.
HS : Phân tích, tìm hiểu từ đó đưa ra định luật.
Hoạt động 4.
Vận dụng.
GV : Yêu cầu h/s tìm hiểu về nội dung của câu hỏi C5, C6.
HS : Vận dụng các kiến thức vừa học trả lời C5, C6.
GV : Gọi h/s trả lời, lớp nhận xét, GV chốt lại và đưa ra đáp án đúng.
GV: Yêu cầu h/s đọc và học thuộc phần ghi nhớ trong SGK.
3p
15p
5p
12p
I.Thí nghiệm.
Bảng 14.1
Các đại lượng cần xác định
Kéo trực tiếp.
Dùngròng rọc động.
Lực F
Quãng đường s
Công A
F=
S=
A=
F=
S=
A=
C1. F<F ( F= 2F)
C2. S> S ( S= 2S )
C3. A= F.S= 2F.= F.S= A
C4. Kết luận:
Dùng ròng rọc động được lợi hai lần về lực thì lại thiệt hai lần về đường đi. Nghĩa là không được lợi về công.
II. Định luật về công.
Không một máy cơ đơn giản nào cho ta được lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
III. Vận dụng.
C5. a) Trường hợp 1 lực kéo nhỏ hơn hai lần.
b) Không có trường hợp nào tốn công hơn.
c) A=A=P,h= 500.1=500J.
C6.
a) Lực kéo nhờ ròng rọc động.
F= P== 210 N
Dùng ròng rọc động được lợi hai lần về lực thì lại thiệt hai lần về đường đi.
L= 2.hh=l/2=8/2=4 m
b) Công nâng vật lên.
A= P.h= 420.4= 1680 J.
* Ghi nhớ:
SGK
3.Củng cố 3p.
- GV:Chốt lại kiến thức trọng tâm của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s .
- Đọc phần có thể em chưa biết.
4.Hướng dẫn học ở nhà 2p.
- Học thuộc phần ghi nhớ .
- Làm bài tập từ 14.1đến 14.7 - SBT
- Chuẩn bị tiết 17.
------------------------------------------------
Ngày soạn:..
Ngày giảng: 8A..................
8B
Tiết 17.
ôn tập
I. Mục tiêu:
- HS biết hệ thống hoá nội dung lý thuyết của các bài đã học trong chương cơ học.
- Vận dụng được các nội dung lý thuyết, các định luật, các công thức đã học để giải các dạng bài tập khác nhau.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
Chuẩn bị nội dung câu hỏi ôn tập và đáp án.
Học sinh.
Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học từ đầu năm để chuẩn bị tốt cho tiết thi học kỳ sắp tới.
III. Hoạt động dạy và học:
ổn định: 8A
8B
Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra trong quá trình ôn tập.
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1.
Ôn tập lý thuyết.
GV : Yêu cầu h/s hoạt động cá nhân ôn tập lại toàn bộ nội dung lý thuyết của các bài đã học.
HS: Ôn tập toàn bộ nội dung lý thuyết của các bài đã học và hệ thống các nội dung đó vào vở.
GV: Hướng dẫn h/s ôn tập và khắc sâu các nội dung trọng tâm cho h/s.
HS: Thảo luận các nội dung chính của chương và khắc sâu các nội dung ôn tập.
GV: Chốt lại toàn bộ kiến thức cơ bản của chương cho h/s.
Hoạt động2.
Vận dụng.
GV : Chú ý cho h/s một số dạng bài tập cơ bản của chương, phương pháp giải của từng dạng bài.
GV: Hướng dẫn để h/s hình thành kỹ năng làm bài tập định lượng theo các bước.
GV: Giao cho h/s một số bài tập về phần chuyển động, lực đẩy Ac simet, công, định luật về công ở trong SBT yêu cầu h/s giải.
HS: Tìm hiểu nội dung các bài, thảo luận và tìm ra phương án giải.
GV: Gọi một số h/s lên bảng trình bày bài giải của mình lên bảng.
HS: Khác nhận xét bài giải của bạn.
GV: Hướng dẫn h/s thảo luận và nhận xét bài làm của bạn.
GV: Nhận xét bài làm của h/s và sửa sai từ đó đưa ra đáp án đúng nhất.
GV: Giao cho h/s thêm một số dạng bài tập khác nhau để h/s rèn luyện về cách làm.
GV: Gợi ý và hướng dẫn h/s giải.
HS: Thực hiện theo hướng đẫn của GV.
15p
25p
I.Tóm tắt lý thuyết.
1. Công thức tính vận tốc.
v =
2. Công thức tính vận tốc trung bình trong chuyển động không đều.
v=
3. Công thức tính áp suất.
P=
4. Công thức tính áp suất chất lỏng.
P= d.h
5. áp suất khí quyển.
6. Công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet.
F= d.V
7. Công thức tính công.
A= F.S
II. Vận dụng.
* Bài 3.7 SBT Tr5.
Ta có: t= =
t= =
Mà v== =
Thay số ta được và giải phương trình ta được:
v= = 6 km/h.
* Bài 10.5 SBT Tr15.
Lực đẩy Acsimet tác dụng lên miếng sắt khi miếng sắt bị nhungá chìm trong nước và rượu.
F= d.V= 10000. 0,002= 20 N.
F= d. V= 8000. 0,002= 16 N.
Lực đẩy Ac si mé không ophụ thuộc độ sâu, chỉ phụ thuộc trọng lượng riêng.
* Bài 13.4 SBT Tr18.
Quãng đường xe đI đượpc do lực kéo của con ngựa.
S=== 600m
Vận tốc chuyển động của xe là.
V===2m/s
4. Củng cố 3p.
- GV nhận xét giờ ôn tập và khắc sâu nội dung đó cho h/s .
5. Hướng dẫn học ở nhà 2p.
- Ôn tập toàn bộ nội dung của các bài học kỳ I..
- Làm bài tập trong SBT
- Chuẩn bị thi học kỳ I.
------------------------------------------------------
Ngày soạn:.
Ngày giảng:
Tiết 18.
đề kiểm tra học kì I năm học 2007-2008
môn : vật lý 8
thời gian: 45 phút
I.Mục tiêu:
- HS nắm được nội dung lý thuyết của các bài đã học để trả lời các câu hỏi trong bài kiểm tra.
- HS vận dụng được các kiến thức để giải các dạng bài tập khác nhau.
- Rèn tính trung thực, nghiêm túc trong kiểm tra.
II. Chuẩn bị:
-GV chuẩn bị đề kiểm tra.
-HS ôn tập các bài đã học.
III. Thiết lập ma trận hai chiều:
1.Mức độ yêu cầu của bài kiểm tra.
Chủ đề
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
1. Chuyển động cơ học.
-Tính tương đối của chuyển động.
- Tính được quãng đường trong chuyển động.
- Đổi được đơn vị vận tốc.
-Tính được vận tốc trung bình.
2. Lực-áp suất- lực đẩy Ac si met.
- Sự phụ thuộc của áp suất.
- Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng trong nó.
- áp suất khí quyển.
- Sự nổi của vật
-Tính được lực đẩy Ac si met.
- Điều kiện vật nổi, chìm, lơ lửng.
3. Công-Định luật về công.
- Tác dụng của ròng rọc.
-Định luật về công.
- Công cơ học.
- Công của lực.
- Đơn vị của công.
2. Ma trận hai chiều.
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
1. Chuyển động cơ học
1
0,5
2
1
1
2
4
3,5
2. Lực- áp suất - Lực đẩy ác si mét.
4
2
1
2
5
4
3. Công –Định luật về công
3
1,5
2
1
5
2,5
Tổng
8
4
4
2
2
4
10
10
3. Đề thi:
A. Trắc nghiệm khách quan (6 điểm):
* Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng.
Câu 1. Người lái đò đang ngồi trên một chiếc thuyền thả trôi theo dòng sông thì:
Người lái đò chuyển động so với dòng nước.
Người lái đò đứng yên so với bờ sông.
Người lái đò chuyển động so với hành khách ngồi yên trên thuyền.
Người lái đò đứng yên so với dòng nước.
Câu 2. Đầu tầu hoả kéo toa tầu chuyển động đều với lực F = 2500N. Công của lực kéo khi toa tàu đi được 4m là:
A. 100J. B. 1000J.
C. 10000J. D. 100000J.
Câu 3. Người ta muốn đưa vật lên độ cao h bằng một ròng rọc động. Như vậy :
A. Công sẽ tốn ít hơn .
B. Phải kéo dây ngắn hơn đường đi của vật.
C . Lực kéo lớn hơn trọng lượng thực của vật.
D. Được lợi hai lần về lực.
Câu 4: Một người có trọng lượng không đổi khi tăng gấp đôi diện tích tiếp xúc của người đó với mặt đất thì áp suất của người đó lên mặt đất:
A. Tăng gấp đôi B. Giảm một nửa
C. Không thay đổi D. Gảm 4 lần
Câu 5. Một vật nhúng trong nước chịu tác dụng của những lực nào:
Không lực nào.
Lực đẩy Ac si met.
Trọng lực và lực đẩy Ac si met.
Trọng lực.
Câu 6. Một người đi xe đạp trong 40 phút với vận tốc 12km/h. Quãng đường ô tô đó đi được là :
A. 10 km B. 8 km
C. 9 km D. 12 km
Câu 7. Vận tốc của người đi xe đạp v= 72 km/h có giá trị bằng:
A. 19. m/s. B. 91 m/s.
C. 20m/s. D. 0,2 m/s.
Câu 8. Càng lên cao thì áp suất khí quyển:
A. Càng giảm vì trọng lượng riêng không khí giảm.
B. Càng tăng vì trọng lượng riêng không khí tăng.
C. Có thể tăng hoặc giảm.
D. Không thay đổi.
Câu 9. Trong đơn vị của công, 1J có giá trị bằng:
1Nm. B.10Nm.
C. 100Nm. D. 1000Nm.
Câu 10. Một quả cầu bằng sắt nổi trên nước khi:
P > F.
P < F.
P = F.
Cả ba trường hợp A, B, C.
Câu 11. Định luật về công có thể được hiểu như sau:
A. Để thực hiện một công, nếu ta dùng một lực nhỏ hơn thì phải tiến hành trê một đoạn đường nhiều hơn.
B. Để thực hiện một công, nếu ta muốn tiến hành trên một một đoạn đường ngắn hơn thì phải dùng một lực lớn hơn.
C. Để thực hiện một công, nếu tăng lực lên bao nhiêu lần thì giảm đường đi bấy nhiêu lần.
D. Các câu A, B, C đều đúng.
Câu 12. Các lực nào sau đây khi tác dụng lên vật sẽ không thực hiện công:
A. Lực vuông góc với phương chuyển động của vật.
B. Lực tác dụng lên vật, nhưng vật không chuyển động.
C. Lực tác dụng lên vật nhưng vật chuyển động đều.
D. Các trường hợp A và B.
B. Trắc nghiệm tự luận ( 4 điểm):
Câu 1 (2 điểm):
Tuyến đường sắt từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh dài 1730 km. Tàu hoả đi trên tuyến đường này mất 32 giờ 30 phút.
Tính vận tốc trung bình của tàu hoả trên tuyến đường này.
Chuyển động của tàu trên đoạn đường này có phải là chuyển động đều không? Tại sao?
Câu 2 ( 2 điểm):
Một quả cầu có thể tích là 0,002 m được nhúng trong nước.
Tính các lực tác dụng lên quả cầu. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 , trọng lượng riêng của quả cầu là 78000.
Quả cầu nổi, chìm hay lơ lửng? Vì sao?.
Đáp án và thang điểm vật lý 8
A. Phần trắc nghiệm khách quan(3 điểm).
* Mỗi câu chọn đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
C
D
B
C
B
C
A
A
B
D
D
B. Phần trắc nghiệm tự luận(7 điểm).
Câu 1(2 điểm).
Cho s=1730 km.
t = 32giờ30phút = 32,5h. ( 0,5 điểm)
Tính a. v=?
b. CĐ đều hay không đều? Tại sao?.
Giải
a) Vận tốc trung bình của tàu hoả là:
v= = = 53,2 km/h. 1 điểm
b) Chuyển động của tàu là chuyển động không đều. Vì tàu có lúc chạy nhanh, có lúc chạy chậm. 0,5 điểm
Câu 2(2 điểm).
Cho: V=0,002 m
d=10000
d=78000 (0,5 điểm)
Tính: a) F=? P=?
b) Vật nổi, chìm hay lơ lửng?
Giải
a) Vật nhúng trong nước chịu tác dụng của các lực là:
+ Trọng lực P
+ Lực đẩy Acsi met F
Độ lớn của lực đẩy Acsimet là:
F=d.V=10000.0,002= 20 N ( 0,5 điểm)
Độ lớn của trọng lực là:
P=d.V= 78000.0,002= 156 N ( 0,5 điểm)
b)So sánh lực đẩy Ac si met và trọng lực ta thấy:
F< P Vậy quả cầu sẽ chìm xuống. ( 0,5 điểm)
Ngày soạn:..
Ngày giảng:
Tiết 19.
Công suất
I. Mục tiêu:
- Hiểu được công suất là công thực hiện được trong một giây, là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của con người, con vật hoặc máy móc. Lấy được ví dụ.
- Viết được biểu thức tính công suất, đơn vị công suất, vận dụng được để giải bài tập.
II. Chuẩn bị:
H15.1.
III. Hoạt động lên lớp:
ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra.
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1. Ai làm việc khoẻ hơn.
- GV yêu cầu h/s đọc thông tin trong SGK, nhận biết hiện tượng, thảo luận các câu C1, C2 và đưa ra kết luận.
- HS đọc thông tin, thảo luận và trả lời C1, C2.
- GV hướng dẫn h/s phân tích, thảo luận để h/s có nhận xét đúng nhất.
- HS thảo luận, suy nghĩ và trả lời C3.
- GV hướng dẫn h/s phân tích theo hai phương án để h/s rút ra được kết luận C3.
- HS suy nghĩ, thảo luận theo sự hướng dẫn của g/v để rút ra kết luận.
Hoạt động2. Tìm hiểu về công suất.
- GV thông báo khái niệm về công suất, công thức tính công suất.
- HS tham khảo thông tin SGK và sự hướng dẫn của g/v tìm hiểu về công suất.
- GV hướng dẫn h/s tìm hiểu về công thức và các đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
Hoạt động 3. Vận dụng.
- GV yêu cầu h/s tìm hiểu về nội dung của câu hỏi C4, C5, C6.
- HS vận dụng các kiến thức vừa học trả lời C4, C5, C6.
- GV gọi h/s trả lời, lớp nhận xét, GV chốt lại và đưa ra đáp án đúng.
- GV yêu cầu h/s đọc và học thuộc phần ghi nhớ trong SGK.
I.Ai làm việc khoẻ hơn.
C1.Công thực hiện được của An.
A=F.s= P.s=10.16.4=640 J
Công thực hiện được của Dũng.
A=F.s=P.s= 15.16.4=960 J
C2. Phương án để so sánh được là: c và d.
C3.
+ Theo phương án c:
Để thực hiện cùng một công là 1J thì:
Thời gian anh An dùng:
t ==0,078 s
Thời gian anh Dũng dùng:
t== 0,062 s
So sánh thì t >tVậy Dũng làm việc khoẻ hơn.
+ Theo phương án d:
Xét trong cùng một thời gian là 1s thì:
A== 12,8 J
A==16 J
So sánh A< A Vậy Dũng khoẻ hơn.
* Kết luận: Anh Dũng làm việc khoẻ hơn vì trong cùng một giây Dũng thực hiện được công lớn hơn.
II. Công suất- Công thức tính công suất.
Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian gọi là công suất.
+Công thức: P=
+ Đơn vị : J/s gọi là w
1J/s= 1w
1kw= 1000w
III. Vận dụng.
C4. Công suất của An.
P=== 12,8w
Công suất của Dũng.
P=== 16w
C5. t= 2h= 120 phút
t= 20phút
t= 6 t. Vậy máy cày có công suất lớn hơn 6 lần.
C6.
Đổi t= 1h= 3600s ; s= 9 km= 9000 m
A= F.s= 200.9000= 1800000 J
P= = = 500 w.
* Ghi nhớ:
SGK
4. Củng cố.
- GVchốt lại kiến thức trọng tâm của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s .
- Đọc phần có thể em chưa biết.
5. Hướng dẫn học ở nhà.
- Học thuộc phần ghi nhớ .
- Làm bài tập từ 15.1đến 15.4 – SBT.
- Chuẩn bị tiết 20.
File đính kèm:
- VL8 Tiet 1519.doc