Giáo án Vật lý 8 tiết 19 đến 24

Tiết 19: Đ16 . CƠ NĂNG

I. MỤC TIÊU:

 * HS tìm được ví dụ minh hoạ cho các khái niệm cơ năng, thế năng, động năng.

 * Thấy được một cách định tính, thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 - Tranh mô tả TN (H.16.1a và H.16.1b SGK)

 - Thiết bị TN mô tả hình 16.2 SGK.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 735 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 tiết 19 đến 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 16 tháng 01 năm 2006 Tiết 19: Đ16 . cơ năng I. Mục tiêu: * HS tìm được ví dụ minh hoạ cho các khái niệm cơ năng, thế năng, động năng. * Thấy được một cách định tính, thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. II. chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Tranh mô tả TN (H.16.1a và H.16.1b SGK) - Thiết bị TN mô tả hình 16.2 SGK. - III. Tiến trình bài dạy: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Nêu tình huống học tập (3 ph) - ĐVĐ như SGK - Thông báo khái niệm cơ năng Hoạt động 2: Hình thành khái niệm thế năng (15ph) - Treo hình 16.1a và 16.1 bSGK - Quả nặng A nằm trên mặt đất, không có khả năng sinh công - Chỉ vào 16,1 b và nêu C1 - Vật ở vị trí càng cao thì khả năng sinh công như thế nào? - Cơ năng trong trường hợp này được gọi là thế năng. ? Tại sao quả nặng ở vị trí càng cao so với mặt đất thì có thế năng? - GV giới thiệu thế năng hấp dẫn * Trình diễn TN mô tả ở hình 16.2 a và 16.2 b SGK - Giưói thiệu thiết bị - Tiến hành thao tác - Nêu C2 - Gợi ý: Lò xo có thế năng khi nào? Bằng cách nào để biết lò xo có thế năng - Thế năng phụ thuộc vào độ biến dạng của lò xo nên gọi là thế năng đàn hồi. - Đọc C1 SGK - Vật ở vị trí càng cao thì khả năng sinh công càng lớn. - HS thảo luận câu trr lời của bạn. - Vì quả nặng chịu lực hấp dẫn của quả đất. - HS thảo luận theo nhóm để tìm phương án. - Lò xo bị nén càng nhiều thì thế năng càng lớn. Hoạt động 3: Hình thành khái niệm động năng ( 11ph) * Tiến hành TN - Giới thiệu thiết bị - Thực hành thao tác * Tiếp tục làm TN: đưa quả cầu lăn từ vị trí cao hơn * Thay quả cầu A bằng quả cầu A' cớ khối lượng lớn hơn Cơ năng của vật do chuyển động mà có được gọi là động năng - HS trả loài câu hỏi C3, C4, C5 - HS trả lời C6 - Trả lời câu C7; C8 Hoạt động 4: Củng cố ( 7ph) - Lần lượt nêu câu C9; C10 - HS trả lời và thảo luận Hoạt động 5: hướng dẫn về nhà ( 5ph) - Khi nào vật có cơ năng? - Trong trường hợp nào thì cơ năng của vật là thế năng? là động năng? - Đọc mục: Có thể em chưa biết - Làm các bài tập: 16.1; 16.2; 16.3; 16.4 SBT. Ngày 24 tháng 01 năm 2006 Tiết 20: Đ17 . sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng I. Mục tiêu: * Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng ở mức độ biểu đạt như trong SGK * Biết nhận ra, lấy ví dụ về sự chyển hoá lẫn nhau giữa thêc năng và động năng trong thực tế. II. chuẩn bị của giáo viên và học sinh: GV - Tranh giáo khoa như hình 17.1 SGK - Con lắc đơn và giá treo. HS: Mỗi nhóm chuẩn bị một con lắc đơn và giá treo. III. Tiến trình bài dạy: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Nêu tình huống học tập (8 ph) - Bài cũ: Một vật như thế nào thì có cơ năng? Em hiểu như thế nào về thế năng ? Động năng ? Cho ví dụ? - ĐVĐ như SGK Hoạt động 2: tiến hành thí nghiệm (20ph) Cho học sinh làm thí nghiệm 1 và quan sát hình 17.1 SGK C1: Độ cao và vận tốc quả báng thay đổi như thế nào trong thời gian quả báng rơi? C2: Thế năng và động năng thay đổi như thế nào? Vì sao? C3: Khi quả bóng nảy lên thì thế năng và động năng của nó thay đổi như thế nào? C4: GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2 - Độ cao giảm và vận tốc tăng - Thế năng giảm vì độ cao giảm, động năng tăng vì vận tốc tăng. - Khi quả bóng nảy lên thì thế năng tăng và động năng giảm. HS thảo luận và trả lời câu C4. HS làm việc theo nhóm: Làm thí nghiệm và thảo luận và trả lời C5; C6; C7; C8. - Cử người thay mặt nhóm trả lời và nhận xét câu trả lời của nhóm khác. Hoạt động 3: Thông báo định luật bảo tồn cơ năng ( 5 ph) - GV thông báo cho HS kết luận ở phần II như trong SGK. Trong qúa trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau, nhưng cơ năng thì khong đổi. Người ta nói cơ năng được bảo toàn. Hoạt động 4: Củng cố ( 7ph) - Vận dụng: Yêu cầu HS trả lời C9 (SGK) - Nhắc lại phần kiến thức được đóng khung trong SGK. - HS làm việc cá nhân trả lời C9. - Đọc mục "có thể em chứa biết" Hoạt động 5: hướng dẫn về nhà ( 5ph) Về nhà làm BT: 1; 2; 3; 5 SBT Chương II: Nhiệt học Ngày 14 tháng 02 năm 2006 Tiết 22: Đ19 các chất được cấu tạo như thế nào? I. Mục tiêu: - Kể được một hiện tượng chứng tỏ các chất được cấu tạo một cách gián đoạn từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách. - Bước đầu nhận biết được TN mô hình và chỉ ra được sự tương tự giữa TN mô hình và hiện tượng cần giải thích. - Dùng hiểu biết về cấu tạo hạt của vật chất để giải thích một số hiện tượng đơn giản. II. chuẩn bị của giáo viên và học sinh: * GV: - Các dụng cụ cần thiết để làm TN vào bài + Hai bình thuỷ tinh hình trụ đường kính cỡ 20mm + Khoảng 100cm3 rượu và 100cm3 nước. - ảnh chụp kính hiển vi hiện đại * HS: - Hai bình chia độ đến 100cm3, độ chia nhỏ nhất 2cm3. - Khoảng 100cm3 ngô, 100cm3 cát khô và mịn. III. Tiến trình bài dạy: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: tổ chức tình huống học tập (10 ph) Làm TN tạo tình huống như SGK ? Vậy 5cm3 hỗn hợp còn lại đã đi đâu? Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo chất (15 ph) - Thông báo cho HS những thông tin về cấu tạo hạt và chất trình bày trong SGK - Hướng dẫn cho HS quan sát ảnh của kính hiển vi hiện đại và ảnh của các hạt nguyên tử silic. - Hoạt động theo lớp. Theo dõi sự trình bày của GV. Hoạt động 3: tìm hiểu khoảng cách giữa các phân tử (10 ph) - HDHS làm thí nghiệm mô hình - HDHS khai thác TN mô hình để giải thích sự hụt thể tính của hỗn hợp rượu - nước. - HS làm TN mô hình và trả lời C1(SGK) - Điều khiển HS thảo luận ở tổ - Cho làm TN trộn cát vào ngô và yêu cầu HS giải thích câu C2. - Thảo luận về sự hụt thể tính của hỗn hợp rượu - nước. - Rút ra KL Hoạt động 4: vận dụng (8 ph) GV HDHS trả lời các câu hỏi 3, 4, 5 trong phần vận dụng. - Lưu ý sử dụng chính xác các thuật ngữ: gián đoạn; hạt riêng biệt; nguyên tử; phân tử. Hoạt động 5: hướng dẫn về nhà (2 ph) Đọc phần có thể em chưa biết - Làm bài tập 1; 2; 3; 4; 6; 7 SBT. Ngày 21 tháng 02 năm 2006 Tiết 23: Đ20 nguyên tử, phân tử Chuyển dộng hay đứng yên I. Mục tiêu: - Giải thích được chuyển động Bơ - rao - Chỉ ra được sự tương tự giữa chuyển động của quả bóng khổng lồ do vô số học sinh xô đẩy từ nhiều phía và chuyển động Bơ - rao. - Nắm được rằng khi nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Giải thích được tại sao khi nhiệt độ càng cao thì hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh. II. chuẩn bị của giáo viên và học sinh: * GV: - Làm trước các TN về hện tượng khuếch tán của dung dịch đồng sun fat - Tranh vẽ hiện tượng khuếch tán. * HS: -ắNhngx HS giỏi có thể làm TN về hện tượng khuếch tán ở nhà và ghi lại kết quả quan sát của mình. III. Tiến trình bài dạy: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: tổ chức tình huống học tập (5 ph) Làm TN tạo tình huống như SGK - Kể chuyện về chuyển động Bơ - rao và tìm cách giải thích chuyển động này. Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo chất (15 ph) Hoạt động 3: tìm hiểu khoảng cách giữa các phân tử (10 ph) Hoạt động 4: vận dụng (8 ph) Hoạt động 5: hướng dẫn về nhà (2 ph) Ngày 02 tháng 03 năm 2006 Tiết 24: Đ21. Nhiệt năng I. Mục tiêu: - Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật. - Tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt. - Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị nhiệt lượng. II. chuẩn bị của giáo viên và học sinh: * GV: - Một quả bóng cao su. - Một miếng kim loại. - Một phích nước nóng, một cốc thuỷ tinh. III. Tiến trình bài dạy: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: tổ chức tình huống học tập (5 ph) - Bài cũ: + Hãy nhắc lại kiến thức cơ bản của bài 20. + Làm bài tập 20.5 SBT. - GV nêu tình huống TN về thả quả bóng rơi. ? Vậy cơ năng đã biến mất hay đã chuyển thành một dạng năng lượng khác ? Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhiệt năng (15 ph) ? Hãy nhắc lại k/n động năng? - Các phân tử cấu tạo nên vật có động năng hay không? Vì sao? - TT: Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật - Tìm mối quan hệ giữa nhiệt dộ của vật và nhiệt năng của vật ? - Làm như thế nào để thay đổi nhiệt năng của vật ? - Các phân tử cấu tạo nên vật có động năng vì chúng chuyển động không ngừng. - Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. Hoạt động 3: các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật (10 ph) - HD các nhóm thảo luận về các cách - Thảo luận về các cách làm thay đổi Làm thay đổi nhiệt năng. - Ghi lại các ví dụ mà HS đưa ra. - GV chốt lại: Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng của vật: + Thực hiện công. + Truyền nhiệt. nhiệt năng và đưa ra các ví dụ cụ thể - Thảo luận trên lớp để đưa ra thành hai loại ví dụ. - Trả lời C1; C2. Hoạt động 4: tìm hiểu về nhiệt lượng (5 ph) - Thông báo đ/n nhiệt lượng và đơn vị nhiệt lượng ( Muốn 1 g nước nóng lên 10C thì cần một nhiệt lượng là 4 J.) Hoạt động 5: vận dụng (10 ph) - Điều khiển HS trả lời câu hỏi và thảo luận về những câu trả lời. - Cá nhân trả lời các câu hỏi từ C3 đến C5 - HS khác tham gia thảo luận về các câu trả lời. - Làm bài tập 1; 2; 3 SBT. Hoạt động 6: hướng dẫn về nhà (10 ph) - Học thuộc các kiến thức cơ bản trong SGK - Làm bài tập 4; 5; 6 SBT.

File đính kèm:

  • docGiao an Ly 8.doc
Giáo án liên quan