Giáo án Vật lý 8 tiết 21: Nhiệt năng

NHIỆT NĂNG

A : MỤC TIÊU.

 Học xong bài này thì học sinh phải đạt được về:

1. Kiến thức

+Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật (H)

+Tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt (B)

+Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị nhiệt lượng(B)

2. Kĩ năng

+Sử dụng đúng thuật ngữ như: nhiệt năng, nhiệt lượng, truyền nhiệt (LĐ)

+Biết làm thí nghiệm về thực hiện công và truyền nhiệt(LĐ)

3. Thái độ

+Trung thực, nghiêm túc trong giờ học.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 799 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 tiết 21: Nhiệt năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:18/9/2012 Tuần: Ngày dạy: 27/9/2012 Tiết : 21 Họ và tên: Lớp: Sp lý-KTCN_K35 NHIỆT NĂNG A : MỤC TIÊU. Học xong bài này thì học sinh phải đạt được về: 1. Kiến thức +Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật (H) +Tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt (B) +Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị nhiệt lượng(B) 2. Kĩ năng +Sử dụng đúng thuật ngữ như: nhiệt năng, nhiệt lượng, truyền nhiệt (LĐ) +Biết làm thí nghiệm về thực hiện công và truyền nhiệt(LĐ) 3. Thái độ +Trung thực, nghiêm túc trong giờ học. B : CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP. Giáo viên chuẩn bị: + giáo án cho bài “nhiệt năng” + phiếu học tập + 1 phích nước nóng +1 quả bóng cao su +1 cốc thủy tinh +12 đồng xu +2 thìa nhôm Học sinh chuẩn bị: + Đọc trước bài “nhiệt năng”. + Sách giáo khoa vật lý lớp 8. C : PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Phương pháp thực hành-thí nghiệm. Phương pháp thảo luận. Phương pháp nêu giải quyết vấn đề D : CÁC BƯỚC LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1 phút). 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút). Hoạt động của GV Hoạt động của HS Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi sau: Câu 1. Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có quan hệ như thế nào? Câu 2. Trong quá trình cơ học cơ năng được bảo toàn như thế nào? Trả lời: Câu 1. Nhiệt độ của vật càng cao,các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Câu 2. Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn. 3. Bài mới Tổ chức tình huống học tập: Làm thí nghiệm thả quả bóng rơi phần mở đầu SGK/74. Yêu cầu HS quan sát và mô tả hiện tượng. GV: Trong hiện tượng này, cơ năng của quả bóng giảm dần. Cơ năng của quả bóng đã biến mất hay chuyển hóa thành dạng năng lượng khác? Bài học hôm nay giúp chúng ta tìm ra câu trả lời trên. Bài 21 “ nhiệt năng”. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: tìm hiểu khái niệm nhiệt năng(7 phút) Để biết được nhiệt năng của một vật là gì và mối quan hệ của nó ra sao, chúng ta cùng đi vào mục I: Nhiệt năng. Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cũ động năng của một vật là gì? Kết luận: cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động không ngừng. vậy các phân tử có động năng hay không? Gọi HS trả lời. Kết luận: Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động không ngừng, do đó chúng có động năng. Nhiệt năng của một vật là gì? Gọi HS trả lời Kết luận: Nhiệt năng của một vât là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động của các phân tử có mối quan hệ như thế nào? Gọi HS trả lời. Gọi HS nhận xét. Kết luận: Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Vậy giữa nhiệt độ và nhiệt năng có mối quan hệ với nhau không? Gọi HS trả lời Kết luận: có. Mối quan hệ đó được thể hiện như thế nào? Gọi HS trả lời và nhận xét. Kết luận: nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. Hỏi HS: Có 2 cốc nước cùng khối lượng: một cốc đựng nước nguội và một cốc đựng nước nóng. Hỏi nhiệt năng của 2 cốc có như nhau hay không? Giải thích tại sao? Gọi HS khác nhận xét. Nhận xét câu trả lời của HS và chốt lại: Cốc nước nóng có nhiêt độ cao hơn cốc nước lạnh, các phân tử nước trong cốc nước nóng chuyển động nhiệt nhanh hơn, nên động năng của các phân tử nước trong cốc này lớn hơn. Vì vậy nhiệt năng của cốc nước nóng lớn hơn cốc nước nguội. Yêu cầu HS thảo luận theo bàn làm câu 1, câu 2, câu 3 trong phiếu học tập. Gọi HS trả lời và HS khác nhận xét. Nhận xét câu trả lời của HS. Chuyển ý: để biết nhiệt năng của 1 vật có thay đổi hay không ta căn cứ vào nhiệt độ, thể tích của vật có thay đổi hay không. Như vậy có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật? Lắng nghe Trả lời Nghe GV kết luận. Trả lời Nghe GV kết luận Lắng nghe câu hỏi. Trả lời Nghe Gv kết luận,ghi bài vào vở. Lắng nghe câu hỏi Trả lời Nhận xét Nghe GV kết luận Lắng nghe Trả lời Nghe GV dặt câu hỏi. Trả lời, nhận xét Lắng nghe Lắng nghe Trả lời Thảo luận theo bàn Trả lời, nhận xét. Nghe GV nhận xét. Lắng nghe. NHIỆT NĂNG I-Nhiệt năng Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt độ của vật càng cao → nhiệt năng của vật càng lớn. Hoạt động 2: Các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật (10 phút). Ngoài ví dụ cô vừa nêu, các em hãy tìm ví dụ làm thế nào để tăng nhiệt năng của một miếng đồng? Ghi các phương án của HS lên bảng. Gọi các HS khác nhận xét phương án của các bạn. GV nhận xét. Thông báo: Các em có thể tìm ra các cách khác nhau, nhưng có thể qui về 2 cách sau: Thực hiện công. Thông báo: Khi ta thực hiện công lên miếng đồng, thì nhiệt năng của miếng đồng tăng và nó nóng lên. Qua đó GV phát cho mỗi nhóm HS hai đồng xu và yêu cầu HS hãy thực hiện thí nghiệm chứng tỏ khi thực hiện công lên đồng xu, đồng xu sẽ nóng lên. Trước khi thí nghiệm các em hãy so sánh nhiệt độ của hai đồng xu bằng giác quan và giữ lại 1 đồng xu để kiểm chứng. Gọi 1 số nhóm HS nêu thí nghiệm của nhóm và các nhóm khác nhận xét. Kết luận: HS làm thí nghiệm với phương án đề ra. Có thể: cọ xát đồng xu vào lòng bàn tay, vào mặt bàn, vào quần áo Tại sao các em biết được nhiệt năng của đồng xu tăng lên? Gọi HS trả lời. Kết luận: công cơ học mà tay thực hiện đã chuyển hóa thành nhiệt của đồng xu HS tự hoàn thành câu C1. Chuyển ý: Cách làm thay đổi nhiệt năng mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt. Truyền nhiệt. Gọi HS đọc mục 2 truyền nhiệt. Hỏi: Hãy nghĩ ra một thí nghiệm làm tăng nhiệt năng của chiếc thìa nhôm bằng cách truyền nhiệt? Gọi HS trả lời. Gọi HS nhận xét. Nhận xét các câu trả lời của HS và kết luận: Hơ trên ngọn lửa, nhúng vào nước nóng Trên cơ sở đó GV làm thí nghiệm thả thìa nhôm vào cốc nước nóng. Trước khi thả thìa nhôm vào nước nóng GV hỏi HS: hãy so sánh nhiệt độ 2 chiếc thìa khi đã để lâu trong phòng? 1 thìa nhôm được giữ lại để đối chiếu. Yêu cầu HS dự doán. Sau đó GV làm thí nghiệm. Tích hợp giáo dục: Khi nấu canh không nên để thìa nhôm trong nồi canh vì khi nước canh nóng lên làm cho thìa nhôm nóng lên nếu tay ta cầm vô thìa nhôm sẽ gây bỏng tay. Yêu cầu HS quan sát. Gọi HS lên kiểm tra nhiệt độ của thìa nhôm bằng giác quan, dùng tay sờ vào 2 thìa để so sánh? Hỏi: Do đâu mà nhiệt năng của thìa nhúng trong nước nóng tăng? Gọi HS trả lời và HS khác nhận xét. Kết luận: do nhiệt năng của nước nóng giảm. Hỏi: Vậy có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng? Gọi HS nhắc lại. Kết luận: Nhiệt năng của 1 vật có thể thay đổi bằng 2 cách: thực hiện công và truyền nhiệt. Gọi HS chỉ ra các ví dụ mà GV ghi trên bảng đâu là quá trình thực hiện công và truyền nhiệt. GV nhận xét Yêu cầu HS làm phiếu học tập câu 4,5,6,7 Gọi HS trả lời và HS khác nhận xét. GV nhận xét. Chuyển ý:Vậy phần nhiệt năng mà thìa nhôm nhận được hay phần nhiệt năng mà nước nóng giảm đi, nó đặc trưng cho đại lượng gì? Chúng ta cùng đi vào mục III: Nhiệt lượng. Trả lời Trả lời Nhận xét Nghe GV thông báo. Lắng nghe Thực hiện thí nghiệm. Nêu thí nghiệm,nhận xét. Lắng nghe. Trả lời Lắng nghe Lắng nghe. Đọc Lắng nghe Trả lời Nhận xét. Lắng nghe. Dự đoán. Quan sát thí nghiệm,trả lời Dùng tay kiểm tra nhiệt độ của thìa nhôm. Nghe GV đặt câu hỏi. Trả lời,nhận xét. Lắng nghe Trả lời Lắng nghe Trả lời Làm phiếu học tập Trả lời, nhận xét Lắng nghe II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng. Nhiệt năng của 1 vật có thể thay đổi bằng 2 cách: thực hiện công và truyền nhiệt. Hoạt động 3: Thông báo định nghĩa nhiệt lượng(5 phút). GV thông báo cho HS biết khái niệm nhiệt lượng là gì? Đơn vị và kí hiệu của nhiệt lượng? Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm nhiệt lượng, kí hiệu và đơn vị nhiệt lượng? Hỏi: tại sao đơn vị của nhiệt lượng là jun? Gọi HS trả lời và HS khác nhận xét. Kết luận: Công là số đo cơ năng được truyền đi, nhiệt lượng là số đo nhiệt năng được truyền đi. Vì đều là các số đo năng lượng được truyền đi nên công và nhiệt lượng có cùng đơn vị là jun. Công và nhiệt lượng chỉ xuất hiện khi có quá trình truyền năng lượng. Thông báo: Muốn cho 1 g nước nóng thêm 10C thì cần nhiệt lượng khoảng 4J. Gọi HS đọc mục “có thể em chưa biết”-SGK/76). Lắng nghe Nhắc lại Lắng nghe Trả lời, nhận xét Lắng nghe Lắng nghe Đọc III. Nhiệt lượng Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Kí hiệu : Q Đơn vị: jun (J). Hoạt động 4: vận dụng (9 phút). Qua bài học ngày hôm nay chúng ta cần ghi nhớ những gì? Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ Yêu cầu HS trả lời câu C3,C4,C5. GV nhận xét. Tích hợp giáo dục: Khi máy tiện hoạt động, do ma sát giữa dao tiện và vật cần tiện, dao tiện đã sinh công, nhiệt năng tăng, dao nóng lên, người ta nhỏ nước vào chỗ tiếp xúc giữa dao và vật cần tiện để giảm nhiệt năng. Đọc ghi nhớ Trả lời câu C3,C4,C5. Lắng nghe Lắng nghe IV. Vận dụng. C3. nhiệt năng của miếng đồng giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đồng truyền nhiệt cho nước. C4. Cơ năng chuyển thành nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công. C5.Cơ năng của quả bóng → nhiệt năng của quả bóng, của không khí gần quả bóng và mặt sàn. 4: Củng cố (5 phút). Gọi HS làm câu 8, câu 9, câu 10 phiếu học tập. GV hướng dẫn HS và nhận xét câu trả lời của HS. 5: Dặn dò (1 phút) Đọc kĩ phần ghi nhớ và mục có thể em chưa biết. Làm bài tập 21.1à21.18 SBT Đọc trước bài 22: Dẫn nhiệt. RÚT KINH NGHIỆM CHO BẢN THÂN Nội dung - Không giàn trải nội dung - Câu 2 trong phiếu học tập phải ghi là: chọn đáp án đúng nhất - Nên gợi mở vấn đề cho học sinh - Câu hỏi kiểm tra bài cũ nên chia thành từng câu hỏi. Phương pháp -Để học sinh tự tìm ra câu trả lời khi học sinh đưa ra ví dụ: dùng búa đập vào đồng xu. - Làm thí nghiệm xong rồi tích hợp.

File đính kèm:

  • docnhiet nang.doc
Giáo án liên quan