DẪN NHIỆT
I. Mục tiêu:
- Tìm được ví dụ thực tế về sự dẫn nhiệt.
- So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí.
- Thực hiện được TN về sự dẫn nhiệt, các TN chứng tỏ tính dẫn nhiệt kém của chất lỏng, chất khí.
II. Chuẩn bị:
- Giá đỡ, đèn cồn, thanh kim loại, đinh gim, nến,
III. Tiến hành:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 863 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 tiết 25, 26, 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25: Ngày soạn: Ngày dạy:
dẫn nhiệt
I. Mục tiêu:
- Tìm được ví dụ thực tế về sự dẫn nhiệt.
- So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí.
- Thực hiện được TN về sự dẫn nhiệt, các TN chứng tỏ tính dẫn nhiệt kém của chất lỏng, chất khí.
II. Chuẩn bị:
- Giá đỡ, đèn cồn, thanh kim loại, đinh gim, nến,
III. Tiến hành:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
Vì đây là bài đầu tiên về sự truyền nhiệt nên cấn tổ chức tình huống học tập cho tất cả các bài có liên quan đến quá trình này. Có thể yêu cầu học sinh nhắc lại các cách làm thay đổi nhiệt năng, từ đó đặt vấn đề cho các hình thức truyền nhiệt.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự dẫn nhiệt
- Làm TN vẽ ở hình 22.1 SGK.
- Hướng dẫn học sinh trả lời C1, C2, C3
- Hướng dẫn học sinh thảo luận trên lớp về các câu trả lời.
- Yêu cầu học sinh tìm ví dụ về sự dẫn nhiệt và phân tích sự đúng, sai của các ví dụ này.
- Quan sát TN.
- Trả lời C1, C2, C3.
- Thảo luận về các câu hỏi.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính dẫn nhiệt của các chất
- Làm TN 22.2 SGK.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận trên lớp về các câu trả lời.
- Quan sát TN.
- Trả lời C4, C5
- Làm các TN 22.3, 22.4 SGK theo nhóm.
- Trả lời C6, C7
- Tham gia thảo luận về các câu trả lời.
Hoạt động 4: Vận dụng
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời và thảo luận các câu trả lời trong phần " Vận dụng " SGK.
IV. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc phần lí thuyết đã học.
- Trả lời 22.1 đ 22.6 SBT.
- Đọc trước bài 23 SGK.
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
..
Tiết 26: Ngày soạn:
Ngày dạy:
đối lưu - bức xạ nhiệt
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí.
- Biết được sự đối lưu xảy ra trong môi trường nào và không sảy ra trong môi trường nào.
- Tìm được ví dụ về bức xạ nhiệt.
- Nêu được tên hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí, chân không.
II. Chuẩn bị:
- Giá đỡ, đèn cồn, bình thuỷ tinh, nước màu, phích,
III. Tiến hành:
1. Đối lưu
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
Có thể tổ chức tình huống học tập bằng phần mở đầu của SGK.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng đối lưu
- Hướng dẫn học sinh làm TN 23.2 và trả lời C1, C2, C3.
- Điều khiển cả lớp trả lời các câu hỏi.
- Làm TN 23.2 và trả lời câu hỏi.
- Thảo luận về các câu trả lời.
Hoạt động 3: Vận dụng
- Giáo viên làm TN 23.3 cho học sinh xem và hướng dẫn học sinh trả lời C4.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời C5, C6 và tổ chức thảo luận ở lớp.
2. Bức xạ nhiệt
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
Có thể tổ chức tình huống học tập như SGK.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về bức xạ nhiệt
- Làm TN 23.4 và 23.5 cho học sinh quan sát.
- Hướng dẫn học sinh trả lời C7, C8, C9.
- Điều khiển cả lớp trả lời các câu hỏi.
- Thông báo về định nghĩa bức xạ nhiệt.
- Quan sát TN và trả lời câu hỏi.
- Thảo luận về các câu trả lời.
Hoạt động 3: Vận dụng
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trong phần " Vận dụng " và tổ chức học sinh thảo luận ở lớp về các câu trả lời.
IV. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc phần lí thuyết đã học.
- Trả lời 23.1 đ 23.7 SBT.
- Đọc trước bài 24 SGK.
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
..
Tiết 28: Ngày soạn:
Ngày dạy:
công thức tính nhiệt lượng
I. Mục tiêu:
- Kể tên được các yếu tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng một vật cần thu vào để nóng lên.
- Viết được công thức tính nhiệt lượng, kể tên, đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
- Mô tả được TN và xử lí được bảng ghi kết quả TN chứng tỏ Q phụ thuộc vào m, Dt và chất làm vật.
II. Tiến hành:
Hoạt động 1: Thông báo về nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào?
! Giáo viên có thể thông báo ngay nội dung của phần này và tổ chức cho học sinh xử lí kết quả TN.
!Cần lưu ý học sinh là những yếu tố nào là những yếu tố của vật. Giáo viên cần phân tích yếu tố nào là hợp lí, không hợp lí.
Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật.
- Giáo viên giới thiệu ngay kết quả TN.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận ở nhóm C1, C2 và điều khiển việc thảo luận trên lớp về những câu trả lời.
- Học sinh thảo luận.
- Thảo luận ở nhóm C1, C2 và thảo luận ở lớp về các câu trả lời.
Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận ở nhóm về C3, C4, C5 và điều khiển thảo luận ở lớp về các câu trả lời.
- Giới thiệu ngay bảng ghi kết quả của TN này và yêu cầu học sinh thảo luận về kết quả TN.
- Thảo luận về các câu hỏi C3, C4, C5
- Thảo luận các câu hỏi tuỳ theo yêu cầu của giáo viên.
Hoạt động 4: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật.
- Giới thiệu bảng kết quả TN.
- Hướng dẫn học sinh trả lời C6, C7 và thảo luận về các câu trả lời.
- Trả lời các câu hỏi của giáo viên và thảo luận về các câu trả lời.
Hoạt động 5: Giới thiệu công thức tính nhiệt lượng
Giáo viên giới thiệu công thức tính nhiệt lượng, tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
Hoạt động 6: Vận dụng
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trong phần " Vận dụng" và thảo luận về các câu trả lời.
III Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc phần lí thuyết đã học.
- Trả lời 24.1 đ 24.7 SBT.
- Đọc trước bài 25 SGK.
IV. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
..
File đính kèm:
- Tiet 25 Tiet 28.doc