Giáo án Vật lý 8 tiết 25: Ôn tập

1. MỤC TIÊU:

1.1- Kiến thức:

Học sinh biết:

- Nhận biết các chất được cấu tạo từ các phân tử chuyển động không ngừng, mối quan hệ giữa nhiệt độ và chuyển động phân tử.

- Nhận biết sự chuyển hóa năng lượng trong các quá trình cơ và nhiệt.

- Nêu các cách làm biến đổi nhiệt năng.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2011 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 tiết 25: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP Bài : Tiết 25 Tuần dạy:26 Ngày dạy: 1. MỤC TIÊU: 1.1- Kiến thức: Học sinh biết: Nhận biết các chất được cấu tạo từ các phân tử chuyển động không ngừng, mối quan hệ giữa nhiệt độ và chuyển động phân tử. Nhận biết sự chuyển hóa năng lượng trong các quá trình cơ và nhiệt. Nêu các cách làm biến đổi nhiệt năng. Học sinh hiểu: Giải thích 1 số hiện tượng về 3 cách truyền nhiệt trong tự nhiên và cuộc sống hằng ngày. - Giải thích được hiện tượng khuếch tán. - Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì. - Nêu được VD chứng tỏ nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật. - Chỉ ra được nhiệt chỉ tự truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn. 1.2- Kỹ năng: Rèn luyện khả năng giải bài tập định tính và định lượng 1.3- Thái độ : Giáo dục tính nghiêm túc, cẩn thận. 2. TRỌNG TÂM: Kiến thức từ tiết 19 - 24 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên : Hệ thống một số nội dung bài tập trọng tâm 3.2. Học sinh : Oân tập theo hướng dẫn của giáo viên 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : 8a1.8a2. 4.2.Kiểm tra miệng : Câu 1: Có cách nào làm thay đổi nhiệt năng hay không? Bằng cách nào?(8đ) Đáp án: Có hai cách:- Thực hiện công.Tác dụng 1 lực lên vật và làm cho vật chuyển dời. Cọ xát miếng đồng vào mặt bàn, miếng đồng nóng lên, chứng tỏ nhiệt năng tăng. -Tryền nhiệt. Là cách làm thay đổi nhiệt năng mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt. Câu 2: Giọt nước rơi vào quần áo. Nếu dùng tay chà sát chỗ ấy thì mau khô hơn.Tại sao?(2đ) Đáp án: Khi dùng tay chà sát là thực hiện công, nhiệt độ vùng ấy tăng lên, khiến nước bay hơi nhanh hơn. 4.3 .Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học *HĐ 1. Giới thiệu bài Để củng cố lại một số kiến thức mà ta đã học từ tiết 19 đến nay. Hôm nay cô sẽ ôn lại một số kiến thức cơ bản để chuẩn bị cho tiết kiểm tra sắp tới. * HĐ2: Lý thuyết: Câu1: Công suất được xác định như thế nào? Công thức tính? + Công thức ? Câu2:Nêu khái niệm cơ năng? Cơ năng có mấy dạng? Động năng phụ thuộc yếu tố nào? Câu 3: Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng? Câu 4: Các chất được cấu tạo như thế nào? Câu 5: Mô tả thí nghiệm Bơ Rao? Các nguyên tử, phân tử có đặc điểm gì? Chúng phụ thuộc gì? (10đ) Câu 6: Các nguyên tử, phân tử có đặc điểm như thế nào? Chúng phụ thuộc gì? Câu 7:Nhiệt năng là gì? Đơn vị Câu 8: Tại sao khi giặt quần áo bằng nước xà phòng nóng thì sạch hơn nước xà phòng lạnh? * HĐ 3: Bài tập Câu 8 Tại sao khi cưa thép người ta phải cho một dòng nước nhỏ chảy liên tục vào chỗ cưa? Ở đây đã có sự chuyển hoá và truyền năng lượng nào xảy ra? Câu 9 Giọt nước rơi vào quần áo, nếu dùng tay chà sát chỗ ấy thì mau khô hơn. Tại sao ? Câu10: Tính công suất của máy đang làm việc, biết công thực hiện trong 5 phút là 6000J ? Câu 11:Một vật ở mặt đất có động năng là 400J. Tính cơ năng của vật đó? 2- Một thang máy đưa người và hàng hoá lên cao 80m thì sinh ra công A có giá trị 160000J. Biết người có khối lượng 55kg. Tính khối lượng hàng hoá * HĐ 4: Bài tập bổ sung. Câu 10: Xe tải kéo một vật với lực là 2000N kéo vật đó đi được 50m. Tính công của lực kéo của xe tải. I. Lý thuyết P = A t Câu1: + Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong 1 đơn vị thời gian. - Aùp dụng Câu2: + Khái niệm: Vật có khả năng thực hiện công, ta nói vật có cơ năng. + Cơ năng có 2 dạng: Động năng và thế năng. Động năng phụ thuộc yếu tố Vận tốc và khối lượng của vật. Câu 3:Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau nhưng cơ năng được bảo toàn Câu 4:Các chất được cấu tạo từ những hạt riêng biệt gọi là phân tử, nguyên tử. Giữa chúng có khoảng cách Câu 5 Quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi, thấy chúng chuyển động không ngừng về mọi phía. Câu 6: Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. - Chúng phụ thuộc: + Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Câu 7:Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt năng. Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là Jun, kí hiệu : J Câu 8. Vì nước xà phòng nóng thì các phân tử này chuyển động với vận tốc cao đến va chạm vào các bụi bẩn mạnh nên quần áo sạch hơn. II. Bài tập Câu 8 Khi cưa cơ năng chuyển hoá thành nhiệt năng làm cho lưỡi cưa và miếng thép nóng lên. Người ta cho nước chảy vào chỗ cưa để làm nguội lưỡi cưa và miếng thép. Câu 9 Vì khi dùng tay chà sát để thực hiện công, nhiệt độ vùng ấy tăng lên do đó nước bay hơi nhanh hơn. Câu 10: Công suất của máy là: P = A = 6000 = 20(W) t 5.60 Đáp số: 20 W Câu11:+ Cơ năng = ĐN + TN = 400 + 0 + Cơ năng = 400J (2đ) 2. Tóm tắt h = 80m A = 160000J m1 = 55kg m2 = ? Giải Lực tác dụng là ADCT: A = F.h Þ F = A/h = 160000/80 F = 2000 (N) Khối lượng người và hàng hoá là: m = F/10 = 2000/10 = 200 (kg) Khối lượng của hàng hoá là: m2 = m - m1 = 200 – 55 = 145(kg) III. Bài tập bổ sung: Câu10: Tómtắt: S=500m F = 2000N A = ? (J) Giải Công của lực kéo của xe tải là: A = F. s = 2000. 500 = 10.000.000 (J) Đáp số: 10.000.000 J 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố : Câu1: Công suất được xác định như thế nào? Công thức tính? Đáp án: Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong 1 đơn vị thời gian. Câu 2: Các nguyên tử, phân tử có đặc điểm như thế nào? Chúng phụ thuộc gì? Đáp án : Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. - Chúng phụ thuộc: + Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. 4.5. Hướng dẫn hs tự học : -Đối với bài học ở tiết học này: - Học bài, xem phần “Có thể em chưa biết”. -Làm bài tập 22.1-22.5 SBT . -Xem lại kiến thức lớp 6 “ Sự nở vì nhiệt của các chất” để trả lời câu hỏi của BT 22.3 -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Ôn lại các kiến thức đã học: xem công thức tính của công suất vận dụng giải BT chú ý giải BT phải đúng phương pháp ( phải tóm tắc được đề bài,viết lời giải, vận dung ct và giải). - Chuẩn bị bài cho tốt để kiểm tra 1 tiết 5. Rút kinh nghiệm : Ưu điểm Nội dung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Phương pháp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Sử dung ĐD,TBDH :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Khuyết điểm Nội dung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Phương pháp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Sử dung ĐD,TBDH :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Hướng khắc phục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..

File đính kèm:

  • docTiet 25.doc
Giáo án liên quan