Giáo án Vật lý 8 tiết 26 đến 34

Bài 22 : DẪN NHIỆT

I. MỤC TIÊU :

- Tìm được ví dụ trong thực tế về sự dẫn nhiệt.

- So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí.

- Thực hiện được TN về sự dẫn nhiệt, các TN chứng tỏ tính dẫn nhiệt kém của chất lỏng, chất khí.

II. CHUẨN BỊ :

Cho GV và mỗi nhóm HS :

- Bộ giá đỡ, đèn cồn, ống nghiệm thủy tinh có nút đậy.

- Sáp, nước, kim gút.

Ba que đồng, nhôm, thủy tinh, khối kim loại để gắn 3 thanh

doc28 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 928 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 8 tiết 26 đến 34, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 15/02/2009 Tiết 26 Bài 22 : DẪN NHIỆT MỤC TIÊU : Tìm được ví dụ trong thực tế về sự dẫn nhiệt. So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí. Thực hiện được TN về sự dẫn nhiệt, các TN chứng tỏ tính dẫn nhiệt kém của chất lỏng, chất khí. CHUẨN BỊ : Cho GV và mỗi nhóm HS : Bộ giá đỡ, đèn cồn, ống nghiệm thủy tinh có nút đậy. Sáp, nước, kim gút. Ba que đồng, nhôm, thủy tinh, khối kim loại để gắn 3 thanh. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.Kiểm tra bài cũ : - Các chất được cấu tao như thế nào? - Các phân tử, nguyên tử chuyển động như thế nào? - Nhiệt năng là gì? Nhiệt lượng là gì? - Nêu các cách làm biến đổi nhiệt năng của một vật. 2.Bài mới : Giáo viên Học sinh Bài ghi Hoạt động 1 : Tạo tình huống: Trong sự truyền nhiệt, nhiệt năng được truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác. Sự truyền nhiệt này được thực hiện bằng những cách nào? Ta lần lượt thực hiện các TN sau: Hoạt động 2 : Tổ chức tiến hành TN * Hướng dẫn HS bố trí và thực hiện TN ở hình 22.1. Lưu ý HS : - Lấy mẫu sáp nhỏ vừa đủ gắn dính kim vào thanh trụ. -Cẩn thận khi sử dụng đèn cồn. -Vị trí tiếp xúc với ngọn lửa của thanh trụ có gắn kim. -Nhận xét sau khi các nhóm phát biểu * Hướng dẫn HS bố trí và thực hiện TN 22.2. Lưu ý HS : - Gắn 3 thanh đồng, thủy tinh sao cho 3 đầu nhọn ở tâm vòng tròn. - Gắn 3 kim ở cùng một vị trí được khắc trên 3 thanh. Cẩn thận kẻo bị hỏng khi tháo các bộ phận đã đun nóng. Nhận xét sau khi các nhóm phát biểu. * Hướng dẫn HS bố trí và thực hiện TN ở hình 22.3 và 22.4. Lưu ý HS : - Không đốt ở phần được khắc vạch trên ống nghiệm vì dễ làm bể ống nghiệm. - Không đun nước sôi lâu vì nguy hiểm, nước sôi dễ bắn ra xa trúng vào người. - Không đun đáy ống nghiệm quá lâu dễ làm bể ống. Nhận xét sau khi các nhóm phát biểu Hoạt động 3 : Vận dụng.: GV nhận xét câu trả lời của HS, hướng dẫn HS tự ghi vào tập. * Thực hiện theo nhóm TN ở hình 22.1 Thảo luận trả lời câu C1, C2, C3. C1 : các đinh rơi xuống chứng tỏ điều gì? C2 : các đinh rơi xuống trước, sau theo thứ tự nào? C3 : Dựa vào thứ tự rơi xuống của các đinh để mô tả sự truyền nhiệt năng trong thanh đồng AB Cho HS ghi bài * Thực hiện theo nhóm TN ở hình 22.2. Thảo luận trả lời câu C4, C5 : C4 : các đinh gắn ở đầu các thanh có rơi xuống đồng thời không? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì? C5 : so sánh tính dẫn nhiệt của đồng, nhôm, thủy tinh. Chất nào dẫn nhiệt kém nhất? Từ đó có thể rút ra kết luận gì? * Thực hiện theo nhóm TN ở hình 22.3 và 22.4 Thảo luận trả lời câu hỏi C6, C7. C6 : khi nước ở phần trên của ống nghiệm sôi thì cục sáp ở đáy ống có bị nóng chảy không? Có nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của chất lỏng? C7 : khi đáy ống nghiệm đã nóng thì miếng sáp có bị nóng chảy không? Có nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của chất khí? Cho HS ghi bài. HS làm việc cá nhân, tự ghi câu trả lời vào tập sau khi GV sửa sai, nhận xét câu trả lời. I. Sự dẫn nhiệt : Sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật gọi là sự dẫn nhiệt. II. Tính dẫn nhiệt của các chất: Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém. C8 : Tìm 3 ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt C9 : tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường làm bằng sứ? C10 : Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo dày ấm hơn mặc nhiều áo mỏng? C11 : Về mùa nào chim thường hay đứng xù lông? Tại sao? C12 : Tại sao trong những ngày rét sờ vào kim loại ta lại thấy nóng? * Củng cố : Như vậy ta đã tìm hiểu cách truyền nhiệt thứ nhất, em nào có thể cho biết đó là cách gì và nêu khái niệm về cách truyền nhiệt đó? So sánh tính dẫn nhiệt của các chất : rắn, lỏng, khí. Bản chất của sự dẫn nhiệt là sự truyền động năng của các hạt vật chất khi chúng va chạm vào nhau. Em hãy dùng kiến thức trên để giải thích sự dẫn nhiệt trong TN ở hình 22.1. * Dặn dò : - Đọc phần “Có thể em chưa biết” Học bài, trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng bài tập Làm bài tập 22.1 ® 22.6 trong sách bài tập. Chuẩn bị bài mới : bài 23 : Đối lưu – Bức xạ nhiệt. V. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: -------a&b------- Ngày soạn : 20/02/2009 Tiết 27 Bài 23 : ĐỐI LƯU - BỨC XẠ NHIỆT MỤC TIÊU : Nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí. Biết sự đối lưu xãy ra trong môi trường nào và không xãy ra trong môi trường nào. Tìm được ví dụ về bức xạ nhiệt. Nêu được tên hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí, chân không. CHUẨN BỊ : Cho GV :Dụng cụ để làm TN vẽ ở hình 23.2, 23.3, 23.4, 23.5 (SGK). Trong TN 23.4, 23.5 có thể thay bếp điện bằng bếp dầu. Một cái phích và hình vẽ phóng đại của cái phích. Cho mỗi nhóm HS : Dụng cụ để làm TN theo hình 23.2 (SGK). TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Kiểm tra bài cũ : Thế nào là sự dẫn nhiệt? Nêu ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt. So sánh sự dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí. Trả lời BT 22.4. Bài mới : Giáo viên Học sinh Bài ghi Hoạt động 1 : Tạo tình huống: Trình bày TN như hình 23.1 (SGK) + Đun nóng đáy ống nghiệm thì có hiện tượng gì xãy ra? + Trong trường hợp này nước đã truyền nhiệt bằng cách nào? -Để biết chính xác xem trước truyền nhiệt bằng cách nào, ta hãy theo dõi tiếp TN hình 23.2. Hđ2 : Tìm hiểu hiện tượng đối lưu : -Hướng dẫn các nhóm HS làm TN hình 23.2 SGK và trả lời các câu hỏi C1, C2, C3. Khi đun nóng cốc nước thì có hiện tượng gì xảy ra? -Nước màu di chuyển như thế nào? + Tại sao lớp nước ở dưới được đun nóng lại đi lên phía trên còn lớp nước lạnh ở phía trên lại đi xuống? + Vì sao biết được nước trong cốc đã nóng lên? - Hiện tượng truyền nhiệt năng trong TN trên gọi là sự đối lưu Vậy sự đối lưu là gì? -Sự đối lưu có xảy ra trong chất khí không? Ví dụ? Hoạt động 3 : Vận dụng: - Làm TN 23.3 cho HS xem và hướng dẫn HS trả lời câu C4 ;C5 ;C6 Hoạt động 4 : Tạo tình huống : Nêu tình huống như SGK Hđ 5 : Tìm hiểu về bức xạ nhiệt: Làm TN hình 23.4 và 23.5 và hướng dẫn HS quan sát mô tả hiện tượng . + Khi đặt bình cầu gần ngọn lửa đèn cồn thì có hiện tượng gì với giọt nước màu? + Lấy miếng gỗ chắn giữa nguồn nhiệt và bình cầu thì có hiện tượng gì xãy ra với giọt nước màu? - Hướng dẫn HS trả lời các câu C7, C8, C9, và tổ chức thảo luận về các câu trả lời. - Trong TN trên ta thấy nhiệt đã truyền như thế nào? - Thông báo định nghĩa bức xạ nhiệt và khả năng hấp thụ nhiệt -TN cho thấy khả năng hấp thụ tia nhiệt của một vật phụ thuộc vào yếu tố nào? Hoạt động 6 : Vận dụng: Hướng dẫn HS trả lời các câu C10, C11, C12 và thảo luận. + Tại sao trong TN hình 23.4 bình chứa không khí lại phủ muội đèn? + Tại sao về mùa hè ta lại thường mặc áo màu trắng? + Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống ở bảng 23.1 SGK. Quan sát hiện tượng xãy ra trong TN và nêu nhận xét theo câu hỏi của GV. Các nhóm thảo luận để đưa ra phương án trả lời Làm TN 23.2 theo hướng dẫn của GV Quan sát hiện tượng xãy ra. - Trả lời các câu C1, C2, C3. - Tham gia thảo luận trên lớp các câu trả lời - Nhớ lại điều kiện để vật nổi lên, chìm xuống trong phần cơ học để trả lời. Dựa vào dụng cụ đo nhiệt độ - Các nhóm thảo luận để đưa ra nhận xét. -Dựa vào các hiện tượng xãy ra trong thực tế (Lò sưởi, đèn kéo quân) - Quan sát TN và nêu hiện tượng xảy ra - Dựa vào phần giải thích câu C2 để giải thích hiện tượng của TN -Các nhóm thảo luận và cử đại diện trả lời câu hỏi: khi đốt nến và hương thấy có hiện tượng gì? Hãy giải thích hiện tượng đó? -Tại sao muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun phía dưới? Trong chân không và trong chất rắn có xãy ra đối lưu không? Tại sao? -Quan sát và mô tả hiện tượng xãy ra với giọt nước màu trong 2 trường hợp (hình 23.4, 23.5) Cá nhân trả lời các câu hỏi và tham gia thảo luận về các câu trả lời. - Dựa vào phần trả lời C7 - Nhắc lại định nghĩa bức xạ nhiệt. Cá nhân trả lời các câu C10, C11, C12 theo hướng dẫn của GV. I/Đối lưu : * Nhận xét : + Sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành các dòng trong TN trên gọi là sự đối lưu. + Sự đối lưu cũng xãy ra trong chất khí. 3. Vận dụng : (C4, C5, C6 SGK) II. Bức xạ nhiệt : 1. Thí nghiệm : (hình23.4, 23.5 SGK) 2. Trả lời câu hỏi : ( C7, C8, C9 SGK) Định nghĩa bức xạ nhiệt sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Củng cố : Nhận xét các câu trả lời của HS rồi nêu kết luận chính của bài (phần cuối bài) Giới thiệu phần “Có thể em chưa biết”. Quan sát trong hình 23.6 Trả lời nhanh BT 23.1, 23.2. Dặn dò và BT về nhà : Hoàn thành các câu hỏi từ C1 ® C12 vào vở bài tập. - Đọc phần “Có thể em chưa biết” Học thuộc kết luận trong SGK Làm bài tập : 23.4, 23.5, 23.6, 23.7 và các BT tương tự (SBT) Chuẩn bị bài 24 “Công thức tính nhiệt lượng” V. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: -------a&b------- Ngày soạn : 22/02/2009 Tiết 28 Bài 24 : CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG. I/ MỤC TIÊU : Kể được tên các yếu tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng một vật cần thu vào để nóng lên. Viết được công thức tính nhiệt lượng, kể được tên, đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức. Mô tả được TN và xử lí được bảng ghi kết quả TN chứng tỏ Q phụ thuộc vào m, ∆t và chất làm vật. II/ CHUẨN BỊ : Dụng cụ cần thiết để minh họa các TN trong bài. Vẽ to 3 bảng kết quả của 3 TN trên. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra : - Đối lưu là gì? Cho VD. Làm bài 23.1 và 23.3 - Bức xạ nhiệt là gì? Cho VD. Làm bài 23.2 và 23.4 2. Bài mới : Giáo viên Học sinh Bài ghi Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập: -Yêu cầu HS đọc phần mở bài trong sgk -Yêu cầu vài HS nêu câu trả lời Hoạt động 2 : Thông báo về nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào? -GV thông báo nội dung phần này cho HS nghe. -Để kiểm tra xem nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên có phụ thuộc vào 3 yếu tố trên không ta phải làm như thế nào? Hoạt động 3 : Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật : -GV cho HS thảo luận kết quả TN bảng 24.1 theo nhóm. Sau đó trả lời C1, C2. -GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 4 : Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ : GV hướng dẫn HS thảo luận ở nhóm về C3, C4, C5 và điều khiển thảo luận về các câu trả lời. -GV giới thiệu bảng ghi kết quả của TN, yêu cầu HS thảo luận về kết quả TN, HS trả lời C5. Hoạt động 5 : Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật : GV giới thiệu bảng kết quả TN, đặt các câu hỏi C6, C7. Hoạt động 6 : Giới thiệu công thức tính nhiệt lượng : -GV giới thiệu công thức tính nhiệt lượng, tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức. - GV giới thiệu bảng nhiệt dung riêng 24.4 cho HS. - GV hỏi nhiệt dung riêng của nước. GV nhận xét. Hoạt động 7 :Vận dụng -GV cho HS trả lời các câu jỏi trong phần vận dụng - GV hướng dẫn sửa chữa câu C8, C9, C10. -HS đọc phần trả lời -HS trả lời cá nhân HS thảo luận theo nhóm và rút ra kết luận ghi kết quả vào bảng 24.1 theo từng nhóm.nhân. HS thảo luận theo nhóm để trả lời câu C3, C4. HS thảo luận theo nhóm rút ra kết luận để trả lời câu C5. HS hoạt động cá nhân trả lời các câu C6, C7. HS ghi công thức và đơn vị các đại lượng vào tập. 1 HS trả lời -Từng cá nhân HS trả lời và lên bảng làm câu C9, C10 trả lời câu C8. I. Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào? Phụ thuộc vào 3 yếu tố : - Khối lượng của vật - Độ tăng nhiệt độ của vật. -Chất cấu tạo nên vật. II. Công thức tính nhiệt lượng : Q = m . c . ∆t Q : nhiệt lượng vật thu vào (J). ∆t = t2 – t1 : là độ tăng nhiệt độ (0C hay 0K) c : nhiệt dung riêng của vật (J / kgo hay J / kg.K) 3. Dặn dò : HS học bài trong khung ghi nhớ. Làm bài tập 24.1 ® 24.7. Nếu còn dư thời gian cho HS đọc “Có thể em chưa biết”. Chuẩn bị bài 25 “Phương trình cân bằng nhiệt” V. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: -------a&b------- Ngày soạn : 25/02/2009 Tiết 29 Bài 25: PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT. I/ MỤC TIÊU: -Phát biểu được ba nội dung của nguyên lí truyền nhiệt. -Viết được phương trình cân bằng nhiệt cho trường hợp hai vật trao đổi nhiệt với nhau. -Giải được các bài toán đơn giản về trao đổi nhiệt giữa hai vật. II/ CHUẨN BỊ: Giải các bài tập III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: -Sửa bài tập: 24.1 đến 24.6 2.Bài mới: Giáo viên Học sinh Bài ghi Hoạt động 1: Tạo tình huống: -Yêu cầu 3 HS đọc phần mở bài trong sgk Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lý truyền nhiệt: -Yêu cầu HS đọc phần thông báo về 3 nguyên lý truyền nhiệt trong sgk. -Yêu cầu HS giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài. -GV nhận xét và sửa sai Hoạt động 3:Tìm hiểu phương trình cân bằng nhiệt: -Yêu cầu HS viết công thức tính Qthu -Nếu vật toả nhiệt thì công thức nhiệt lượng được tính như thế nào? -Giả sử hai vật trên trao đổi nhiệt với nhau thì Qthu và Qtoả có quan hệ như thế nào? Hướng dẫn HS dựa trên các nội dung của nguyên lý tryền nhiệt để tự xây dựng phương trình cân bằng nhiệt. Lưu ý HS ký hiệu nhiệt độ khi cân bằng là t, nhiệt độ của vật I là t1 ; của vật II là t2 Hoạt động 4: Ví dụ về phương trình cân bằng nhiệt: -Hướng dẫn HS giải bài tập ví dụ, lưu ý các ký hiệu dùng trong tóm tắt, chú ý cách trình bày và viết tên các đơn vị. -Lưu ý HS đặt lời giải phù hợp, viết công thức và sau đó thế số -Thông báo HS có thể dùng đơn vị không cần đổi về như bài ví dụ nhưng phải phù hợp ở 2 vế của phương trình. Hoạt động 5:Vận dụng: - Yêu cầu HS giải các bài tập phần vận dụng. -GV phân công 2 nhóm giải 1 bài, theo dõi và sửa sai cho HS trong thực tế để có nước nóng tắm, người ta đun sôi nước rồi pha với nước lạnh hay nấu nhiều nước với độ nóng tắm được? Vì sao? -HS đọc phần mở bài -vài HS nêu nhận xét -vài HS đọc phần nguyên lý, HS khác chú ý lắng nghe. -HS giải thích tình huống phần mở bài. -HS khác nhận xét. HS viết công thức tính Qthu HS viết công thức tính Qtoả HS trả lời về quan hệ Qthu và Qtoả -HS viết phương trình cân bằng nhiệt. -Hs đọc đề, tóm tắt và giải -HS giải các bài vận dụng I/ Nguyên lý truyền nhiệt: Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ hai vật bằng nhau. II/ Phương trình cân bằng nhiệt: Nhiệt lượng vật này toả ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào. Phương trình cân bằng nhiệt: Qtoả ra = Q thu vào. C2: Tóm tắt: m1=0,5kg m2 = 500g =0,5kg t1 = 80 0C t2 = 200C c1 = 380J/kg.K c2 = 4200J/kg.K Q =?J ; Dt = ? oC Giải Nhiệt lượng nước nhận bằng nhiệt lượng do miếng đồng toả Q = m2.c2 (t1-t2) = 0,5.380.(80-20) =11 400(J) Nhiệt độ nước nóng thêm: Q = m1.c1 D t =>Dt=Q/ m1.c1 =1400/0.5.4200=5,43 (0C) C3: Tóm tắt: m1=500g =0,5kg t1 = 13 0C t = 200C c1= 4200J/kg.K m2 = 400g =0,4kg t2 = 1000C c2 = ?J/kg.K Đó là kim loại gì? Giải Nhiệt lượng miếng kim loại toả ra: Q2 = m2.c2 (t2-t) = 0,4.c2.(100-20) =32.c2 Nhiệt lượng nước thu vào: Q1 = m1.c1 (t-t1) =0,5.4190.(20-13) =14665(J) Nhiệt lượng toả ra bằng nhiệt lượng thu vào: 32.c2 = 14665 c2 =458 Vậy nhiệt dung riêng của kim loại 458J/kg.K => Đó là kim loại thép 3.Củng cố: -Nêu nguyên lý cân bằng nhiệt -Viết phương trình cân bằng nhiệt 4.Dặn dò: -Giải bài C1,2,3 vào vở -Đọc phần “Có thể em chưa biết “ -BTVN 25.1 đến 25.7 trong sbt -Chuẩn bị bài “Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu” V. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: -------a&b------- Ngày soạn : 28/02/2009 Tiết: 30 BÀI TẬP I. Trắc nghiệm: I. Khoanh tròn (hoặc viết vào bài làm) chữ cái đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng. 1. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất chuyển động của phân tử chất lỏng. A. Hổn độn. B. Không ngừng C. Không liên quan đến nhiệt độ. D. Là nguyên nhân gây ra hiên tượng khuyếch tán. 2. Nhỏ một giọt nước nóng vào một cốc nước lạnh thì nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc thay đổi như thế nào? Coi như không có sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh. A. Nhiệt năng của giọt nước tăng, của nước trong cốc giảm. B. Nhiệt năng của giọt nước giảm, của nước trong cốc tăng. C. Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc giảm. D. Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc tăng. 3. Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào đúng? A. Đồng, nước, thuỷ ngân, không khí. B. Đồng, thuỷ ngân, nước, không khí. C. Thuỷ ngân, đồng, nước, không khí. D. Không khí, Nước, thuỷ ngân, đồng. 4. Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra: A. Chỉ ở chất lỏng. B. Chỉ ở chất khí. C. Chỉ ở chất lỏng và chất khí. D. Cả ở chất lỏng, khí và rắn. 5. Có 4 bình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng moat nhiệt độ nhưng có chiều cao khác nhau. Sauk hi dùng đèn cồn lần lượt đun các bình này trong cùng moat khoảng thời gian thì nhiệt độ ở bình nào cao nhất. A. Bình A. B. Bình B. C. Bình C. D. Bình D. 6. Người ta thả 3 miếng kim loại đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Hỏi nhiệt độ của 3 miếng kim loại trên sẽ thế nào? A. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến của miếng đồng, của miếng chì. B. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến của miếng đồng, của miếng nhôm. C. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến của miếng nhôm, của miếng chì. D. Nhiệt độ của 3 miếng bằng nhau. 7. Người ta thả 3 miếng kim loại đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng và cùng được nung nóng đến 100oC vào một cốc nước lạnh. Hãy so sánh nhiệt lượng của 3 miếng kim loại trên truyền cho nước cho tới khi có cân bằng nhiệt. A. Nhiệt lượng của miếng nhôm truyền cho nước lớn nhất, rồi đến của miếng đồng, của miếng chì. B. Nhiệt lượng của miếng chì truyền cho nước lớn nhất, rồi đến của miếng đồng, của miếng nhôm. C. Nhiệt lượng của miếng đồng truyền cho nước lớn nhất, rồi đến của miếng nhôm, của miếng chì. D. Nhiệt lượng của 3 miếng truyền cho nước như nhau 8. Hai hòn bi thép A và B giống hệt nhau, được treo vào hai sợi day có chiều dài như nhau. Khi kéo A lean rồi thả cho rơi xuống va chạm vào B, người ta thấy B bị bắn lean ngang với độ cao của A khi được thả rơi. Hỏi khi đó A sẽ thế nào? A. Đứng yên ở vị trí ban đầu của B. B. Bật tới độ cao khi được thả rơi. C. Bật lại nhưng không tới độ cao khi được thả rơi D. Chuyển động theo B. 9. Trong các câu nói về hiệu suất của động cơ nhiệt sau nay, câu nào đúng? A. Hiệu suất cho biết động cơ mạnh hay yếu. B. Hiệu suất cho biết động cơ thực hiện công nhanh hay chậm. C. Hiệu suất cho biết có bao nhiêu phần trăm nhiệt lượng bị đốt cháy toả ra biến thành công có ích. D. Hiệu suất cho biết nhiệt lượng toả ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy trong động cơ. 2. Dùng những từ thích hợp điền vào chổ trống của những câu dưới đây. 1. Các chất được cấu tạo từ (1) và(2) Chúng chuyển động(3) Nhiệt độ của vật càng(4) thì chuyển động này càng(5) 2. Nhiệt năng của một vật là(1) Nhiệt năng có thể thay đổi bằng cách(2) và(3) Có ba hình thức truyền nhiệt là(4) 3. Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng(1) đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của(2) 4. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng(1) Bức xạ nhiệt có thể truyền cả trong(2) 3. Hãy viết các câu trả lời cho các câu hỏi sau. 1. Tại sao khi mở moat lọ nước hoa (hoặc lọ dầu xoa) trong lớp học thì cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa (hoặc mùi dầu xoa)? 2. Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào moat cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi như thế nào? Trong hiện tượng này, sự bảo toàn năng lượng được thể hiện như thế nào? 3. Hãy giải thích hoạt động của đèn kéo quân. 4. Đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào sẽ chóng sôi hơn? II. Hãy giải bài tập dưới đây Dùng bếp dầu để đun sôi 1 lít nước ở 20oC đựng trong moat ấm nhôm có khối lượng là 0,5kg. 1. Tính nhiệt lượng cần để đun nước, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880 J/kg.K. 2. Tính lượng dầu cần dùng. Biết chỉ có 40% nhiệt lượng do dầu bị đốt cháy toả ra được truyền cho nước, ấm và năng suất toả nhiệt của dầu là 44.106J/kg. V. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: -------a&b------- Ngày soạn : 10/03/2009 Tiết 31 Bài 26: NĂNG SUẤT TOẢ NHIỆT CỦA NHIÊN LIỆU. I/ MỤC TIÊU: -Phát biểu được định nghĩa năng suất toả nhiệt của nhiên liệu. -Viết được công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu toả khi bị đốt cháy.Nêu được tên và các đại lượng trong công thức tính. -Giải được các bài tập cơ bản II/ CHUẨN BỊ: Bảng năng suất toả nhiệt của nhiên liệu Hình ảnh tư liệu về khai thác dầu khí III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu 4 HS giải 4 bài tập 25.3 đến 25.6 trong sbt (HS khác nhận xét, sửa sai ; Gv cho điểm) 2.Bài mới: Giáo viên Học sinh Bài ghi Hoạt động 1:Tạo tình huống: Yêu cầu HS đọc phần mở bài trong sgk Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhiên liệu: Gv nêu ví dụ về nhiên liệu và yêu cầu HS tìm thêm ví dụ về nhiên liệu. Hoạt động 3: Thông báo về năng suất toả nhiệt: GV nêu định nghĩa về năng suất toả nhiệt của nhiên liệu. GV yêu cầu HS nêu đơn vị của năng suất toả nhiệt của nhiên liệu. GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa số ghi trong bảng năng suất toả nhiệt của nhiên liệu. GV nhận xét và sửa sai cho HS. Hoạt động 4: Xây dựng công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra: 1kg củi toả nhiệt 10.106J m kg------------àQ=? J con số 10.10 6 lấy từ đâu? GV thông báo ký hiệu năng suất toả nhiệt của nhiên liệu: q GV yêu cầu HS thiết lập công thức tính nhiệt lượng và nêu tên, đơn vị các đại lượng trong công thức. GV nhận xét và sửa sai cho HS và cho HS ghi vở. Hoạt động 5: Vận dụng: Yêu cầu HS đọc và trả lời C1 Yêu cầu HS đọc đề, tóm tắt, và giải câu C2 GV nhận xét và sửa sai cho HS và cho HS ghi vở. Thực tế người ta có quyết định sử dụng nhiên liệu nào trong sinh hoạt hằng ngày dựa trên nhiệt lượng chúng toả ra và giá thành của chúng không? Vì sao? HS đọc phần mở bài HS tìm thêm ví dụ về nhiên liệu. HS đọc định nghĩa về năng suất toả nhiệt của nhiên liệu Hs nêu đơn vị của nhiệt lượng; đơn vị khối lượng và đơn vị của năng suất toả nh

File đính kèm:

  • docVAT LY 8.doc
Giáo án liên quan