Giáo án Vật lý 8 tiết 27 bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt

TIẾT 27

BÀI 23: ĐỐI LƯU - BỨC XẠ NHIỆT

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 - Nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí.

 - Xác định được môi trường nào có thể xảy ra hiện tượng đối lưu.

 - Tìm được ví dụ thức tế về bức xạ nhiệt.

 - Thiết lập được bảng ghi các hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chất rắn lỏng khí và chân không.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 GV: Các dụng cụ làm thí nghiệm như các hình 21.2 đếm 22.5 – SGK

 Ruột phích hỏng

 HS: ôn tập và đọc trước bài mới

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 775 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 tiết 27 bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 Ngày soạn: ........................ Ngày dạy: ........................ Tiết 27 Bài 23: đối lưu - bức xạ nhiệt I. Mục tiêu cần đạt - Nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí. - Xác định được môi trường nào có thể xảy ra hiện tượng đối lưu. - Tìm được ví dụ thức tế về bức xạ nhiệt. - Thiết lập được bảng ghi các hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chất rắn lỏng khí và chân không. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh GV: Các dụng cụ làm thí nghiệm như các hình 21.2 đếm 22.5 – SGK Ruột phích hỏng HS: ôn tập và đọc trước bài mới III. Hoạt động của thầy và trò Tg Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1’ 3’ 7’ 18’ 10’ 5’ 1’ 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu nội dung phần ghi nhớ trong bài “ Dẫn nhiệt” Nhận xét và cho điểm 3. Bài mới: * Hoạt động 3.1: Tổ chức tình huống học tập Làm 2 thí nghiệm như hình 22.3 và 23.1 – SGK Yêu cầu hs quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét Đặt vấn đề vào bài mới * Hoạt động 3.2: Đưa hình 23.2 lên bảng Yêu cầu hs làm thí nghiệm theo nhóm rồi trả lời C1, C2, C3. Tổ chức hs thảo luận chung rồi trả lời C1 đến C4. Giới thiệu về hiện tượng đối lưu Làm tiếp thí nghiệm hình 23.3 Yêu cầu hs trả lời tiếp C5, C6. * Hoạt động 3.3: ĐVĐ như SGK Tiến hành thí nghiệm như hình23.4 và 23.5 – sgk Sau khi làm thí nghiệm xong yêu cầu hs trả lời C7, C8, C9. Giới thiệu về bức xạ nhiệt THông báo cho hs khả năng hấp thụ nhiệt của vật và tính chất bề mặt của vật * Hoạt động 3.4: Đưa C12 lên bảng Lưu ý: Các hình thức ghi trong bảng là các hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất 4. Củng cố: 5. Hướng dẫn về nhà - Học theo sgk + vở ghi - BTVN: 23.1 đến 23.5 - sbt Hs lên bảng trả lời Quan sát và rút ra nhận xét *NX: Chất lỏng dẫn nhiệt kém nhưng vẫn truyền nhiệt tốt Ghi vở I. Đối lưu. 1. Thí nghiệm Quan sát hình vẽ và nêu các dụng cụ là thí nghiệm Các nhóm phân công người làm thí nghiệm sau đó quan sát hiện tượng, thảo luận và trả lời Các nhóm cử đại diện trả lời 2. Sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành các dòng liên tục gọi là đối lưu 3. Vận dụng Quan sát thí nghiệm và trả lời C4. Suy nghĩ cá nhân và trả lời miệng III. Bức xạ nhiệt 1. Thí nghiệm Hình 23.4, 23.5 Trước tiên hs nêu dụng cụ làm thí nghiệm rồi quan sát hiện tượng xảy ra Thảo luận chung và trả lời C7, C8, C9. *. Sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành các tia nhiệt đi thẳng gọi là bức xạ nhiệt Nghe và ghi ghi nhớ III. Vận dụng Thảo luận và trả lời miệng C10, C11. Suy nghĩ cá nhân và lên bảng điền Tuần 28 Ngày soạn: ........................ Ngày dạy: ....................... Tiết 28 kiểm tra một tiết I. Mục tiêu cần đạt - Khảo sát mức độ nắm bắt kiến thức của hs từ bài16 đến 23. - Bồi dưỡng ý thức tự giác, tư duy độc lập. - Rèn luyện khả năng suy luận lôgíc cho hs. - Vận dụng kiến thức vào thực tế. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh GV: Đề kiểm tra đã in sẵn HS: ôn tập III. Hoạt động của thầy và trò 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Đề bài Bài 1: Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng: a, Lấy 100 cm3 nước pha với 100 cm3. Hỗn hợp có thể tích 190 cm3. Sở dĩ có hiện tượng này là vì: A. Cồn là một chất dễ bay hơi. B. Các phân tử nước và cồn xen kẽ lẫn nhau, lấp vào chỗ trống khiến thể tích hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của từng phần. C. Khi pha trộn các chất lỏng lẫn nhau khối lượng của hỗn hợp luôn luôn giảm. D. Cồn và nước thấm vào thành bình. b, Trong thí nghiệm Brao người ta quan sát được: A. Các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng. B. Các phân tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng. C. Các nguyên tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng. D. Các nguyên tử nước và phân tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng. c, Trong thí nghiệm Brao: A. Nếu tăng nhiệt độ của nước thì chuyển động của các hạt phấn hoa càng nhanh. B. Nếu tăng nhiệt độ của các hạt phấn hoa thì chuyển động của các hạt phấn hoa càng nhanh. C. Nếu tăng nhiệt độ của các hạt phấn hoa thì sẽ có nhiều hạt phấn hoa chuyển động hơn. D. Các câu A, B, C đều đúng. d, Các câu nào sau đây không đúng khi nói về hiện tượng khuyếch tán? A. Hiện tượng khuyếch tán là hiện tượng các phân tử của chất này xâm nhập vào chất khác. B. Nhiệt độ càng cao thì hiện tượng khuyếch tán xảy ra càng nhanh. C. Hiện tượng khuyếch tán chỉ xảy ra với chất khí. D. Hiện tượng khuyếch tán chứng tỏ vật chất được cấu tạo bởi phân tử hoặc nguyên tử. e, Cách nào sau đây làm thay đổi nhiệt năng của vật ? A. Cọ xát với một vật khác. B. Đốt nóng vật. C. Cho vật vào môi trường có nhiệt độ thấp hơn vật. D. Tất cả các phương pháp trên. f, Chọn câu sai? A. Trong quá trình dẫn nhiệt, nhiệt độ của vật nóng hạ xuống. B. Trong quá trình dẫn nhiệt, nhiệt độ của vật lạnh tăng lên. C. Trong quá trình dẫn nhiệt, nhiệt độ của vật lạnh hạ xuống, nhiệt độ của vật nóng tăng lên. D. Nếu hai vật có nhiệt độ bằng nhau không xảy ra quá trình dẫn nhiệt giữa hai vật. Bài 2: a, Hãy sắp xếp các chất có độ dẫn nhiệt từ thấp đến cao? Len, thuỷ tinh, đồng, nước, thép. b, Hãy chọn các vật liệu ở cột A để thực hiện các công việc ở cột B? Cột A Cột B a, Miếng xốp cách nhiệt b, áo bông c, Tấm nhôm 1, Tấm giải nhiệt 2, Làm thùng đựng kem 3, Mặc ấm vào mùa đông Bài 3: Hãy chọn các từ thích hợp trong dấu ngoặc để điền vào chỗ trống: a, Các .........................., .......................... chuyển động hỗn độn không ngừng. (nguyên tử, phân tử, chất) b, Khi......................... của vật càng cao , thì động năng trung bình của các phân tử càng lớn. (khối lượng, nhiệt độ) c, Nhiệt năng của vật là tổng .......................... của các phân tử cấu tạo lên vật. (động năng, thế năng) d, Nhiệt lượng là phần ............................... mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. (nhiệt năng, cơ năng) e, Chất rắn dẫn nhiệt................ (tốt, kém). Trong chất rắn thì ..........................dẫn nhiệt tốt nhất. (thuỷ tinh, kim loại) f, Chất lỏng và chất khí ................................. kém. (cách nhiệt, dẫn nhiệt) Bài 4: a, Cho một thìa đường vào một cốc đựng nước lạnh và một cốc đựng nước nóng. Hãy nêu hiện tượng xảy ra và giải thích? b, Về mùa nào chim thường hay đứng xù lông? Tại sao? ............................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Đáp án và biểu điểm Câu 1: Khoanh đúng mỗi câu 0,5 điểm Câu 2: Sắp xếp đúng: 1 điểm Nối đúng: 1 điểm Câu 3: Điền đúng mỗi câu: 0,5 điểm Câu 4: Giải thích đúng mỗi câu 0,5 điểm 4. Củng cố: - GV thu bài và nhận xét ý thức làm bài của hs 5. Hướng dẫn về nhà - Làm lại bài kt vào vở - Đọc trước bài mới

File đính kèm:

  • docLy 8 Tuan 2728.doc
Giáo án liên quan