Giáo án Vật lý 8 tiết 28 đến 32

Bài 24: CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG

1.MỤC TIÊU:

- Kể tên được các yếu tố quyết định độ lớn ở nhiệt lượng 1 vật cần thu vào để nóng lên

- Viết được công thức tính nhiệt lượng, kể tên được đơn vị các đại lượng trong công thức

- Mô tả thí nghiệm và sử lý được bảng kết quả thí nghiệm chứng tỏ Q phụ thuộc vào m, t và chất làm vật.

2.CHUẨN BỊ:

- GV: 3 tranh vẽ phóng to các bảng 24.1; 24.2; 24.3

- HS: Chuẩn bị nội dung bài học.

 

doc11 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 tiết 28 đến 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:. Ngày giảng:... Tiết: 28 Bài 24: công thức tính nhiệt lượng 1.mục tiêu: - Kể tên được các yếu tố quyết định độ lớn ở nhiệt lượng 1 vật cần thu vào để nóng lên - Viết được công thức tính nhiệt lượng, kể tên được đơn vị các đại lượng trong công thức - Mô tả thí nghiệm và sử l‏‎ được bảng kết quả thí nghiệm chứng tỏ Q phụ thuộc vào m, t và chất làm vật. 2.chuẩn bị: - GV: 3 tranh vẽ phóng to các bảng 24.1; 24.2; 24.3 - HS: Chuẩn bị nội dung bài học. 3.phương pháp: GV sử dụng một số phương pháp: Học tập theo nhóm nhỏ, nêu tình huống và giải quyết tình huống,.. 4.Các hoạt động dạy và học : 4.1.ổ định lớp: 4.2.Kiểm tra bài cũ: *HS: Em hãy cho biết có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật? Đó là những cách nào? Có mấy cách truyền nhiệt? Hãy kể tên? 4.3.Nội dung bài mới: Hđhs Hđhs a.Hoạt động 1: Giới thiệu bài học.(1’) Cho HS đọc nội dung SGK, từ đó GV đi vào bài học b.Hoạt động 2: Thông báo về nhiệt lượng vật cần thu vào để vật nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào?(8’) Nhiệt lượng của vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho HS dự đoán. c.Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật. (8’) - Yêu cầu học sinh đọc SGK và hướng dẫn học sinh thảo luận câu hỏi C1, C2. Điều khiển việc thảo luận của học sinh I.nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào? - HS thảo luận, GV nhận xét đúng sau đó ghi lại các yếu tố. 1.Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật - HS đọc SGK và thảo luận để trả lời C1 và C2. Điền vào bảng 24.1 (m1 = m2, Q1 = Q2. C1: Độ tăng nhiệt độ và chất làm vật được giữ giống nhau; m khác nhau.Để tìm hiểu mối quan hệ giữa Q và m. d.Hoạt động 4: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ.(8’) - Hướng dẫn học sinh thảo luận về thí nghiệm sự phụ thuộc vào độ tăng nhiệt độ - Yêu cầu học sinh trả lời C3, C4. - Từ đó yêu cầu học sinh điền bảng 24.2. Từ kết quả bảng yêu cầu học sinh rút ra KL - Yêu cầu hoàn thành bảng 24.2 và C5. e.Hoạt động 5: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật.(8’) - Yêu cầu HS đọc nội dung trong SGK và bảng 24.3. Hoàn thành vào phần còn lại của bảng 24.3. - Hoàn thành nội dung C6 và C7. f.Hoạt động 6: Giới thiệu công thức tính nhiệt lượng.(8’) - GV giới thiệu công thức tính nhiệt lượng, tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức. g.Hoạt động 7: Vận dụng - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi C8, C9, C10 C2: Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn 2. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ. - HS đọc phần sử lí thông tin trong SGK, trả lời nội dung C3, C4. C3: PhảI giữ KL và chất làm vật giống nau. Muốn vậy 2 cốc phảI đựng cùng 1 lượng nước. C4: Phải cho độ tăng nhiệt độ khác nhau. Muốn vậy phảI để cho nhiệt độ cuối cùng 2 cố khác nhau bằng cách cho thời gian đun khác nhau. - Bảng 24.2: ∆t01 = ∆t02, Q1 = Q2. C5: Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn. 3. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật. - HS làm việc với SGK, trả lời các câu hỏi mà GV yêu cầu. Q1 < Q2 C6: Khối lượng không đổi, độ tăng nhiệt độ giống nhau; chất làm vật khác nhau. C7: Có. II.công thức tính nhiệt lượng Công thức tính: Q = m.c.∆t Trong đó: + Q là nhiệt lượng thu vào (J) + m là khối lượng của vât (kg) + ∆t = t2 – t1 là độ tăng nhiệt độ (0C) + c là nhiệt dung riêng (J/kg.K) III.vận dụng C8: Ta cần biết khối lượng, đo nhiệt độ để xác đinh độ tăng nhiệt độ. C9: Đ/S: 57.000J = 57kJ. C10: 663.000J = 663kJ. 4.4.Củng cố: - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK. - Nhiệt lượng của một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào? - Nêu công thức tính nhiệt lượng, tên các đại lượng có mặt trong công thức, đơn vị đo? 4.5.Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc nội dung bài cũ. - BTVN: Làm bài tập 24.1 – 24.7/SBT - Chuẩn bị trước bài 25. 5.rút kinh nghiệm: . . . . . Ngày soạn:. Ngày giảng: Tiết: 29 Bài 25: phương trình cân bằng nhiệt 1.mục tiêu: - Phát biểu được 3 nội dung của nguyên ly của sự truyền nhiệt - Viết được phương trình cân bằng nhiệt cho trường hợp có 2 vật trao đổi nhiệt lượng với nhau - Giải được các bài toán đơn giản về trao đổi nhiệt giữa 2 vật 2.chuẩn bị: GV chuẩn bị nội dung bài tập ở phần vận dụng 3.phương pháp: GV sử dụng một số phương pháp: Học tập theo nhóm nhỏ, nêu tình huống và giải quyết tình huống,.. 4.Các hoạt động dạy và học : 4.1.ổ định lớp: 4.2.Kiểm tra bài cũ : *HS : Nhiệt lượng của một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào? - Nêu công thức tính nhiệt lượng, tên các đại lượng có mặt trong công thức, đơn vị đo? 4.3.Nội dung bài mới: Hđhs Hđhs a.Hoạt động 1: Giới thiệu bài học GV dựa vào phần mở bài để vào bài cho bài mớ b.Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lí truyền nhiệt (10’) I.nguyên lí truyền nhiệt GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK phần này, ghi nội dung đó vào trong vở. Yêu cầu HS lí giải tình huống đã nêu ra ở đầu bài. c.Hoạt động 3: Tìm hiểu phương trình cân bằng nhiêt GV dựa vào nội dung phần nguyên lí truyền nhiệt hướng dẫn HS xây dựng phương trình. d.Hoạt động 4: ứng dụng phương trình cân bằng nhiệt để giải quyết một số bài tập GV treo bảng phụ ghi nội dung VD , yêu cầu HS gấp SGK. Gọi HS lên bảng tóm tắt và giải. GV quan sát và hướng dẫn HS làm. e.Hoạt động 4: Vận dụng GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK trước khi giải các câu hỏi từ C1 đến C3. HS làm việc với SGK - Từ nguyên lí truyền nhiệt thì: Bạn An là người trả lời đúng. II.phương trình cân bằng nhiệt HS xây dựng công thức theo sự hướng dẫn của GV Qtả ra = Qthu vào III.ví dụ dùng phương trình cân băng nhiệt HS lên bảng làm bài theo yêu cầu của GV. IV.vận dụng HS đọc ghi nhớ, trả lời các câu hỏi. C1: Tóm tắt m1 = 200g = 0,2kg m1 = 300g = 0,3kg t1 = 1000C t2 = 200C t = ? Giải: a/Nhiệt độ của hỗn hợp nước là: - Nhiệt lượng cốc 1: Q1 = m1.c1.∆t1 - Nhiệt lượng cốc 2: Q2 = m2.c2.∆t2 - áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: Q1 = Q2 => m1.c1.∆t1 = m2.c2.∆t2 => m1.∆t1 = m2.∆t2 => 0,2(100 – t) = 0,3(t – 20) => t = 520C. b/ Qua TN thu được thì không thu được kết quả như trên. Vì, có phần nhiệt truyền ra ngoài môi trường. C2 và C3 làm gần như tương tự 4.4.củng cố: - Nhắc lại nguyên lí truyền nhiệt? - Viết phương trình cân bằng nhiệt? 4.5.Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc nội dung bài cũ. - BTVN: Làm bài tập 25.1 đến 25.6/SBT - Chuẩn bị trước bài 26 5.rút kinh nghiệm: . . . . . Ngày soạn: Ngày giảng:.. Tiết: 30 Bài 26: năng suất toả nhiệt của nhiên liệu 1.mục tiêu: - Phát biểu được định nghĩa năng suất toả nhiệt của nguyên liệu - Viết được công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu toả ra khi bị đốt cháy. Nêu tên , đơn vị các đại lượng trong công thức 2.chuẩn bị: - Sưu tầm tranh ảnh khai thác dầu, dầu khí việt nam. - Bảng 26.1/SGK_91. 3.phương pháp: GV sử dụng một số phương pháp: Học tập theo nhóm nhỏ, nêu tình huống và giải quyết tình huống,.. 4.Các hoạt động dạy và học : 4.1.ổ định lớp: 4.2.Kiểm tra bài cũ : - Nhắc lại nguyên lí truyền nhiệt? - Viết phương trình cân bằng nhiệt? - Chữa bài 25.4. 4.3.Nội dung bài mới: Hđhs Hđhs a.Hoạt động 1: Giới thiệu bài học (5’) GV đặt câu hỏi như phần mở bài b.Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhiên liệu (10’) GV lấy một vài VD về các loại nhiên liệu yêu cầu HS tìm thêm vài VD. c.Hoạt động 3: Thông báo về năng suất toả nhiệt GV nêu định nghĩa năng suất toả nhiệt của nhiên liệu. Yêu cầu HS nêu ý nghĩa của số liệu ghi trên bảng 26.1 I.nhiên liệu HS tìm thêm VD về nhiên liệu. II.năng suất toả nhiệt của nhiên liệu HS nêu ý nghĩa các số liệu ghi trong bảng. VD: q = 46.106J/kg (của xăng). Nghĩa là 1kg xăng bị đốt cháy hoàn toàn toả ra nhiệt lượng bằng 46.106J. d.Hoạt động 4: Xây dựng công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bi đốt cháy toả ra (10’) Yêu cầu HS tự thiết lập công thức này, nêu tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức. e.Hoạt động 5: Vận dụng Yêu cầu trả lời các câu hỏi C1 và C2 III.công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra. Công thức tính: Q = q.m trong đó: + Q là nhiệt lượng toả ra (J) + q là năng suất toả nhiên liệu (J/kg) + m là khối lượng của nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn (kg) IV.vận dụng HS hoàn thành các câu hỏi GV đưa ra. C1: Vì than có năng suất toả nhiệt lớn hơn củi. Ngoài ra, dùng than tiện hơn dùng củi như: đơn giản, tiện lợi, góp phần bảo vệ rừng,... C2: Tóm tắt: m1 = 15kg m2 = 15kg q1 = 10.106J/kg q2 = 27.106J/kg q3 = 44.106J/kg Q1 = ? Q2 = ? m = ? Giải: + Q1 = q1. m1 = 15. 10.106 = 150.106J + Q2 = q2. m2 = 15. 27.106 = 405.106J + Nếu dùng than củi thì cần: m = = = 3,41 kg dầu hoả + Nếu dùng than thì cần: m = = = 9,2kg dầu hoả 4.4.Củng cố: - Nêu công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu đốt cháy toả ra? - ý nghĩa của q ? 4.5.Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc nội dung bài cũ. - BTVN: từ 26.1 đến 26.6 - Đọc trước bài 27 5.rút kinh nghiệm: Ngày soạn:. Ngày giảng: Tiết: 31 Bài 27: sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt 1.mục tiêu: - Tìm được VD về sự truyền nhiệt cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác, sự chuyển hoá giữa các dạng cơ năng và giữa các dạng nhiệt năng. - Phát biểu được địng luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. - Dùng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng để giải 1 số hiện tượng đơn giản có liên quan. 2.chuẩn bị: - Tài liệu SGK 3.phương pháp: GV sử dụng một số phương pháp: Học tập theo nhóm nhỏ, nêu tình huống và giải quyết tình huống,.. 4.Các hoạt động dạy và học : 4.1.ổ định lớp: 4.2.Kiểm tra bài cũ : - Nêu công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu đốt cháy toả ra? - ý nghĩa của q ? - Làm bài tập 26.3 4.3.Nội dung bài mới: Hđhs Hđhs a.Hoạt động 1: Giới thiệu bài học Dự vào phần đặt vấn để đi vào bài mới b.Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự truyền cơ năng, nhiệt năng (10’). - Yêu cầu HS hoàn thành vào bảng 27.1. Bằng cách trả lời C1 - Cho HS thảo luận để trả lời C1 I.sự truyền cơ năng,nhiệt năng từ vật này sang vật khác. C1: - Hòn bi truyền (1) cơ năng cho miếng gỗ (động năng) - Miếng nhôm truyền (2) nhiệt năng cho cốc nước - Viên đạn truyền (3) nhiệt năng và (4) cơ năng cho nước biển c.Hoạt động 3: Tìm hiểu sự chuyển hoá cơ năng và nhiệt năng - Cách tổ chức giống như ở hoạt động 2 d.Hoạt động 4: Tìm hiểu về sự bảo toàn năng lượng - GV thông báo cho HS về sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt.y - Yêu cầu HS lấy VD. e.Hoạt động 5: Vận dụng - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng từ C4 đến C7 II.sự chuyển hoá giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng. C2: - Khi con lắc chuyển động từ A đến B (5) thế năng đã chuyển hoá thành (6) động năng. Khi con lắc chuyển từ B đến C (7) động năng đã chuyển hoá thành (8) thế năng. - (9) Cơ năng của tay đã chyển hoá thành (10) nhiệt năng của miếng kim loại. - (11) Nhiệt năng của không khí và hơi nước đã chuyển hoá thành (12) động năng của nút. III.sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt C3: HS vài VD minh hoạ cụ thể IV.vận dụng C4: HS vài VD minh hoạ cụ thể C5: Vì một phần cơ năng của chúng đã chuyển thành nhiệt năng làm nóng hòn bi, thanh gỗ, máng trượt và không khí xung quanh. C6: Vì một phần cơ năng của con lắc đã chuyển hoá thành nhiệt năng, làm nóng con lắc và không khí xung quanh. 4.4.Củng cố: - Nêu định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng? - Lấy vài VD minh hoạ định luật? 4.5.Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc nội dung bài cũ. - BTVN: Làm bài tập 27.1 đến 27.6 - Chuẩn bị cho tiết sau ôn tập ( bằng các ôn lại các bài từ 19 đến 27) 5.rút kinh nghiệm: . . . . . . Ngày soạn:. Ngày giảng: Tiết: 32 ôn tập 1.Mục tiêu: - Trả lời được câu hỏi trong phần ôn tập - Làm được các bài tập trong phần vận dụng 2.chuẩn bị: - GV: Chuẩn bị nội dung câu hỏi ôn tập - HS: Chuẩn bị nội dung như tiết trước GV yêu cầu 3.phương pháp: - GV sử dụng một số phương pháp: Học tập theo nhóm nhỏ, nêu tình huống và giải quyết tình huống,.. 4.Các hoạt động dạy và học : 4.1.ổ định lớp: 4.2.Kiểm tra bài cũ : 4.3.Nội dung bài mới: Hđhs Hđhs a.Hoạt động 1: Củng cố phần lý thuyết - GV đưa ra hệ thống câu hỏi cho HS trả lời. C1: Cơ năng là gì?có mấy dạng cơ năng? đó là những dạng nào? C2: Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng? lấy 3 VD về sự chuyển hoá cơ năng từ dạng này sang dạng khác C3: Các chất được cấu tạo như thế nào? các phân tử chuyển động phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào? C4: Nhiệt năng là gì? có mấy cách làm biến đổi nhiệt năng của vật? Trình bầy các cách làm biến đổi nhiệt năng đó? C5: Nhiệt lượng của 1 vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào yếu tố nào? viết công thức và giải thích các đại lượng có mặt trong công thức? C6: Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là gì? viết công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra và giải thích các đại lượng trong công thức? C7: Phát biểu nguyên ly về sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt? I.Lý thuyết: - HS trả lời các câu hỏi GV đưa ra. C8: Động cơ nhiệt là gì? nêu công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt? Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trên. b.Hoạt động 2: Phần bài tập - Cho học sinh làm 1 số bài tập trong sách bài tập:Bài 24.2, 24.4, 25.3, 25.4, 26.5 - Tổ chức cho học sinh làm bài tập tại lớp II.bài tập: - HS làm các bài tập theo yêu cầu của GV đưa ra. 4.4.Hướng dẫn về nhà: - Hoàn thành nội dung các câu hỏi. - Học thuộc nội dung các câu trả lời chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra học kỳ II 5.rút kinh nghiệm: . . . . . .

File đính kèm:

  • docTu tiet 28 32.doc
Giáo án liên quan