Giáo án Vật lý 8 tiết 31: Bài tập (sau bài công thức tính nhiệt lượng)

Tiết 31.

BÀI TẬP

(Sau bài Công thức tính nhiệt lượng)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh được khắc sâu hơn công thức tính nhiệt lượng, giải thích được ý nghĩa của nhiệt dung riêng.

2. Kĩ năng: Biết vận dụng công thức tính nhiệt lượng để giải một số bài tập đơn giản. Biết cách trình bày lời giải bài toán vật lý.

3. Thái độ: Biết cách suy luận đơn giản để giải bài toán vật lý, tự giác, tích cực và sáng tạo trong học tập.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án tiết bài tập, SBT và đồ dùng giảng dạy của Giáo viên.

2. Học sinh: Làm BTVN, SBT, ĐDHT.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 tiết 31: Bài tập (sau bài công thức tính nhiệt lượng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 31. BÀI TẬP (Sau bài Công thức tính nhiệt lượng) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Học sinh được khắc sâu hơn công thức tính nhiệt lượng, giải thích được ý nghĩa của nhiệt dung riêng. 2. Kĩ năng: Biết vận dụng công thức tính nhiệt lượng để giải một số bài tập đơn giản. Biết cách trình bày lời giải bài toán vật lý. 3. Thái độ: Biết cách suy luận đơn giản để giải bài toán vật lý, tự giác, tích cực và sáng tạo trong học tập. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án tiết bài tập, SBT và đồ dùng giảng dạy của Giáo viên. 2. Học sinh: Làm BTVN, SBT, ĐDHT. III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: - Sĩ số: .vắng:.có phép:không phép:.. - Các tổ báo cáo phần chuẩn bị bài ở nhà. 2. Kiểm tra bài cũ: - GV nêu yêu cầu: HS1: + Viết công thức tính nhiệt lượng, nêu tên, đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức. + Vận dụng công thức chữa bài tập 24.2 SBT-Tr 31. - HS lên bảng trình bày. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - GV: Ghi lại công thức tính nhiệt lượng và hướng dẫn học sinh cách suy ra các công thức thứ nguyên. - HS: Suy ra các công thức tính: m, c, ∆t - GV: Hướng dẫn HS giải bài tập: 24.3 SBT –Tr31 + HS1: Đọc đề bài 24.3 GV? Bài toán đã cho biết những đại lượng nào? Cần tìm đại lượng nào? HS: Đã biết: m, Q, c cần tìm ∆t GV: Yêu cầu HS tóm tắt bằng kí hiệu vật lý. HS: Tóm tắt đề bài GV: Ta phải vận dụng công thức nào để tính ∆t HS: Vận dụng công thức: ∆t= Qm.c GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày bài giải; các HS khác trình bày vào vở ở dưới lớp. HS: Nhận xét bài làm của bạn trên bảng. GV: Nhận xét và chốt lời giải đúng. - GV hướng dẫn HS làm bài 24.4-SBT tr31 HS: Đọc đề và cho biết biết những đại lượng đã biết, những đại lượng chưa biết. GV: Để tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước ta phải tính nhiệt lượng cần cung cấp cho cả ấm nhôm và nước. Như vậy ta phải tính: Qấm nhôm và Qnước Q cần tìm = Qấm nhôm + Qnước HS: 1em lên bảng trình bày bài giải; các hs khác trình bày vào vở ở dưới lớp. HS: Nhận xét bài làm của bạn trên bảng. GV: Nhận xét và chốt lời giải đúng. - GV hướng dẫn HS làm bài 24.5-SBT tr31 HS: Đọc đề bài và tóm tắt ? Để giải bài toán vật lý dạng này ta phải sử dụng công thức nào? HS: trả lời; 1HS lên bảng trình bày cách tính nhiệt dung riêng của chất cần tìm HS: Nhận xét bài làm của bạn trên bảng. GV: Nhận xét và chốt lời giải đúng. GV: Cung cấp thông tin: kim loại có nhiệt dung riêng ≈ 393J/kg.K là Đồng. 4. Củng cố: - GV: Chốt lại các dạng bài tập đã chữa. - HS: nhắc lại các công thức trong bài và lưu ý các đơn vị của các đại lượng. Q = m.c.∆t => m = Qc.∆t; c = Qm.∆t; ∆t= Qm.c Bài 24.3 (SBT- tr31) Tóm tắt: m = 10 kg. Q = 840kJ = 840000J. C = 4200J/kg.K ∆t = ? Bài giải: Nhiệt độ nước nóng lên thêm là: Áp dụng công thức: Q = m.c. ∆t => ∆t= Qm.c = 84000010.4200 = 200C Bài 24.4 (SBT- tr31) Tóm tắt: m1 = 400g = 0,4kg c1 = 880J/kg.K t1 = 200C t2 = 1000C m2 = 1kg c2 = 4200J/kg.K Q =? (J) Bài giải: Nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước là: Q = Qấm nhôm + Qnước = 0,4.880.80 + 1.4200.80 = 28160 + 336000 = 364160J. Bài 24.5 (SBT- tr31) Tóm tắt: m = 5kg t1 = 200C t2 = 500C Q = 59kJ = 59000J c = ? tên kim loại? Bài giải: Nhiệt dung riêng của kim loại cần tìm là: Áp dụng công thức: Q = m.c. ∆t => c = Qm.∆t = 590005.(50-20) ≈ 393J/kg.K 5. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà ôn lại các công thức đã học trong bài. - Xem lại các dạng bài tập đã chữa. - BTVN: 24.6, 24.7- SBT tr32 - Đọc trước bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt.

File đính kèm:

  • doctiet 31 bai tap vat ly 8.doc
Giáo án liên quan