Giáo án Vật lý 8 tiết 32: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt

TIẾT 32. SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ VÀ NHIỆT

I- MỤC TIÊU.

- Tìm được ví dụ về sự truyền cơ năng từ vật này sang vật khác; sự chuyển hoá giữa các dạng cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.

- Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.

- Dùng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng để giải thích một số hiện tượng đơn giản liện quan đến định luật này.

II- CHUẨN BỊ.

 Vẽ vào khổ giấy to các hình vẽ trong bài.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 886 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 tiết 32: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 32. SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ VÀ NHIỆT MỤC TIÊU. - Tìm được ví dụ về sự truyền cơ năng từ vật này sang vật khác; sự chuyển hoá giữa các dạng cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng. - Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. - Dùng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng để giải thích một số hiện tượng đơn giản liện quan đến định luật này. II- CHUẨN BỊ. Vẽ vào khổ giấy to các hình vẽ trong bài. III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG CỦA GV Hoạt động 1. (5 phút) Bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới. Trả lời câu hỏi theo sự chỉ định của GV. Nghe GV đặt vấn đề. I- SỰ TRUYỀN CƠ NĂNG, NHIỆT NĂNG TỪ VẬT NÀY SANG VẬT KHÁC. Hoạt động 2.( 10 phút) Tìm hiều sự truyền cơ năng, nhiệt năng. HS quan sát hiện tượng trong bảng 27.1, tìm hiều , thảo luận và trả lời câu hỏi. C1. + Hòn bi truyền cơ năng cho miếng gỗ. + Miếng nhôm truyền nhiệt năng co cốc nước. + Viên đạn truyền cơ năng, nhiệt năng cho nước biển. II- SỰ CHUYỂN HOÁ GIỮA CÁC DẠNG CƠ NĂNG, GIỮA CƠ NĂNG VÀ NHIỆT NĂNG. Hoạt động 3. (10 phút) Tìm hiểu về sự chuyển hoá giữa các dạng cơ năng và nhiệt năng. HS quan sát các hiện tượng trong hình 27.2, tìm hiểu, thảo luận và trả lời câu hỏi. C2. + Khi con lắc chuyển động từ A đến B, Thế năng đã chuyển hoá dần thành động năng. + Khi con lắc chuyển động từ B đến C, động năng đã chuyển hoá dần thành thế năng. + Cơ năng của tay đã chuyển hoá dần thành nhiệt năng của miếng kim loại. + Nhiệt năng của không khí và hơi nước đã chuyển hoá thành cơ năng của nút. III- SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ VÀ NHIỆT . Hoạt động 4. (10 phút) Tìm hiểu về sự bảo toàn năng lượng. HS ghi nhận: Năng lượng không tự sinh ra và cũng không tự mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác. Đó là định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. C3. Tìm ví dụ về định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng: Ném hòn đá, phanh xe dừng lại... IV VẬN DỤNG. Hoạt động 5 (5 phút) Ghi nhớ và vận dụng. HS đọc phần ghi nhớ: + Cơ năng và nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác. + Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra và cũng không tự mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác. Thảo luận và trả lời câu hỏi trong phần vận dụng. C4. Tuỳ HS. C5. Vì một phần cơ năng của chúng đã biến thành nhiệt năng làm nóng hòn bi, thanh gỗ, máng trượt và không khí xung quanh. C6. Vì một phần cơ năng của con lắc đã biến thành nhiệt năng làm nóng con lắc và không khí xung quanh. Đọc phần có thể em chưa biết. Ghi bài tập về nhà: 27.1 - 27.6. Nghe hướng dẫn của GV. Bài cũ: Nêu định nghĩa năng suất toả nhiệt của nhiên liệu. Nói năng suất toả nhiệt của củi khô là 10.106J/kg điều đó có nghĩa như thế nào ? ĐVĐ: Trong các hiện tượng cơ và nhiệt luôn xảy ra hiện tượng truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác; sự chuyển hoá giữa các dạng cơ năng, từ cơ năng sang nhiệt năng. Trong khi truyền cơ năng từ vật này sang vật khác, chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, các dạng năng lượng trên tuân theo một định luật tổng quát của tự nhiên đó là định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng mà ta sẽ học trong bài này. Cho HS quan sát các hiện tượng trong bảng 27.1. C1. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống ở các câu trong hình 27.1. Cho HS quan sát các hiện tượng trong hình 27.2, thảo luận và trả lời câu hỏi. C2. Điền các từ thich hợp vào chỗ trống trong các câu của cột bên phải của bảng 27.2. GV thông báo cho HS biết về sự bảo toàn trong các hiện tượng cơ và nhiệt. C3. Hãy tìm ví dụ minh hoạ về sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt đã học. Cho HS đọc phần ghi nhớ. Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi trong phần vận dụng: C4. Hãy tìm thêm ví dụ thể hiện định luật bảo toàn năng lượng. C5. Tại sao trong hiện trong hòn bi và thanh gỗ, cả hòn bi và thanh gỗ sau khi va chạm chỉ chuyển động được một đoạn rồi dừng lại. Cơ năng của chúng đã biến đi đâu ? C6. Tại sao trong hiện tượng về dao động của con lắc, con lắc chỉ dao động trong một thời gian ngắn rồi dừng lại ở vị trí cân bằng ? Cơ năng của con lắc đã chuyển hoá sang dạng nào ? Cho HS đọc phần có thể em chưa biết, ghi bài tập về nhà. Nếu còn thời gian thì hướng dẫn một số bài tập về nhà.

File đính kèm:

  • docTiet 32 Su chuyen hoa nang luong trong cac qua trinhco va nhiet.doc
Giáo án liên quan