TIẾT 5
BÀI 5: SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Nắm được hai lực cân bằng, chuyển động theo quán tính của 1 vật.
- Nêu được ví dụ về 2 lực cân bằng, đặc điểm và biểu thị bằng vectơ lực.
- Từ dự đoán, qua thí nghiệm học sinh khẳng định được: “Vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vận tốc không đổi, vật sẽ chuyển động thẳng đều”.
- Nêu được thí dụ về quán tính và giải thích được 1 số hiện tượng về quán tính trong đời sống.
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1644 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 Tiết 5 bài 5: Sự cân bằng lực – quán tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LÝ 8
PHÒNG GIÁO DỤC THỊ XÃ BÀ RỊA
TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG
TIẾT 5
BÀI 5: SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Nắm được hai lực cân bằng, chuyển động theo quán tính của 1 vật.
- Nêu được ví dụ về 2 lực cân bằng, đặc điểm và biểu thị bằng vectơ lực.
- Từ dự đoán, qua thí nghiệm học sinh khẳng định được: “Vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vận tốc không đổi, vật sẽ chuyển động thẳng đều”.
- Nêu được thí dụ về quán tính và giải thích được 1 số hiện tượng về quán tính trong đời sống.
2. Kĩ năng
Biết suy đoán và phân tích lực tác dụng vào vật
3.Thái độ
Tạo hứng thú học tập môn học qua việc giải thích một số hiện tượng trong thực tế
II. CHUẨN BỊ:
Hình vẽ 5.3
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Oån định lớp, kiểm tra bài cũ
GV: Yêu cầu HS báo cáo sĩ số
GV: Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Lực là gì? Hãy nêu các đặc điểm của lực. Cho ví dụ vẽ hình minh hoạ.
GV: Yêu cầu HS lên trả lời
GV: Yêu cầu HS khác nhận xét
GV: Nhận xét và cho điểm
Hoạt động 2:Vào bài mới
GV: Yêu cầu HS trả lời ở lớp 6 ta đã biết một vật đang đúng yên mà chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vật đó sẽ như thế nào?
GV: Vậy một vật đang chuyễn động chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì chúng sẽ như thế nào? Để trả lời được câu hỏi đó hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu bài “sự cân bằng lực –quán tính”
Hoạt động 3: Tìm hiểu về hai lực cân bằng
GV:Yêu cầu HS quan sát hình 5.2.Và yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- Hãy chỉ ra các lực cân bằng tác dụng lên cuốn sách, quả cầu, trái banh?
- Hãy biểu diễn các lực đó bằng hình vẽ?
* GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1?
Từ đó ta rút ra được kết luận gì?
GV:Còn nếu 2 lực cân bằng tác dụng lên vật đang chuyển động thì sẽ như thế nào?
Hoạt động 4:Tìm hiểu tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyễn động
GV: Ta đã biết lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc.Khi các lực tác dụng lên vật không cân bằng nhau thì vận tốc của vật bị thay đổi. Vậy khi các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau thì vận tốc của vật sẽ ra sao? Để trả lời câu hỏi này chúng ta sẽ đi quan sát hình 5.3 và phân tích lực tác dụng qua các trường hợp
GV: Treo bảng phụ lên bảng hình 5.3 và đặt câu hỏi
+TH1:Quả cân A đứng yên. Vậy quả cân A chịu tác dụng của những lực như thế nào? Gồm những lực nào? Và yêu cầu HS vẽ lực tác dụng lên vật.
+TH2:Nếu đặt vật nặng A, lên quả cân A. Thì quả cân A và A, sẽ chuyễn động như thế nào? Vì sao? Và yêu cầu HS lên vẽ lực tác dụng.
+TH3: Khi quả cân A, bị giữ lại, lúc này quả cân A chịu tác dụng của những lực nào? Và vẽ lực tác dung vào vật.
GV: Yêu cầu lần lượt HS trả lời và vẽ hình qua các trường hợp
GV: Yêu cầu HS khác nhận xét
GV: Nhận xét và chốt lại
-> Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều
*GV: Khắc sâu lại kiến thức.
Ta thường nghe nói đến quán tính là gì? Như ta đi xe đạp xuống dốc thì ta không đạp xe vẫn chạy do đâu.
Hoạt động5: Quán tính.
GV: Yêu cầu HS đọc nhận xét và tìm hiểu kết luận về quán tính.
GV: Giới thiệu sơ về tính chất bảo toàn vận tốc của quán tính. Từ đó hãy giải thích thí dụ đi xe đạp.
* GV hướng dẫn cho HS trả lời.
Hoạt động6: Vận dụng:
GV:Từ trên yêu cầu các nhóm học sinh quan sát hình 5.4 và trả lời câu C6, C7, C8
Hoạt động 7: Cũng cố và dặn dò
GV: Yêu cầu HS
* Đọc phần ghi nhớ và có thể em chưa biết.
* Qua bài học hôm nay ai có thể trả lời cho tình huống đầu bài học?
* Hãy giải thích hiện tượng rũ áo ướt khi chúng ta đi mưa về hay quần áo chúng ta bị bụi bẩn?
*Làm BT 5.1 ->5.8 và xem trước bài “Lực ma Sát”
HS:Báo cáo sĩ số
HS:Lắng nghe
HS:Trả lời
HS:Nhận xét
HS:Lắng nghe
HS:Trả lời
HS:Lắng nghe
HS: quan sát hình vẽ 5.2.
* Các nhóm thảo luận và vẽ hình phân tích lực vào phiếu của các nhóm và đại diện trả lời.
HS: Trả lời C1, và rút ra kết luận và ghi vào tập.
HS: Lắng nghe
HS: Lắng nghe
HS:Quan sát vá lắng nghe câu hỏi của giáo viên
HS: Phân tích lục tác dụng và vẽ hình
HS: Nhận xét
HS: Lắng nghe và ghi vào tập.
HS: Lắng nghe
HS: Đọc nhận xét và thu nhận thông tin về quán tính.
HS: Nghe giới thiệu, ghi vào tập kết luận về quán tính.
HS: Các nhóm quan sát, thảo luận xây dựng trả lời câu hỏi C6, C7, C8.
HS: Lắng nghe và trả lời
BÀI 5: SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH
I. Lực cân bằng:
1. Hai Lực cân bằng là gì?
- Hai lực cân bằng là 2 lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương cùng nằm trên cùng một đường thẳng chiều ngược nhau.
2. Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động.
- Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.
II. Quán tính
a. Nhận xét:
- Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính.
b. Vận dụng (SGK)
Kinh nghiệm rút ra:
File đính kèm:
- su can bang luc.doc