Dạy: TIẾT 6: LỰC MA SÁT
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
+HS Nhận biết lực ma sát là một loại lực cơ học. Phân biệt được ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ, đặc điểm của mỗi loại
+Làm thí nghiệm phát hiện ma sát nghỉ
+Phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống kĩ thuật. Nêu được cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng ích lợi của lực này.
10 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1009 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 tiết 6 đến 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:
Dạy:
Tiết 6: lực ma sát
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
+HS Nhận biết lực ma sát là một loại lực cơ học. Phân biệt được ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ, đặc điểm của mỗi loại
+Làm thí nghiệm phát hiện ma sát nghỉ
+Phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống kĩ thuật. Nêu được cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng ích lợi của lực này.
2.Kĩ năng: + Rèn kĩ năng đo lực, đặc biệt là Fms
II.Chuẩn bị:
-Cả lớp: Tranh vẽ các vòng bi, tranh vẽ một người
- Mỗi nhóm: 1 lực kế, miếng gỗ, 1 quả cân, 1 xe lăn, 2 con lăn
III. Các bước lên lớp:
1.ổn định lớp: 8A.8B.8c8d8e
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ như thế nào ?
+ Làm bài tập 5.1, 5.2 SBT
+Quán tính là gì? Làm bài tập 5.3 và 5.8
2.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: (5’) Tạo tình huống học tập.
+Y/c HS đọc tình huống ở SGK
-GV thông báo cho HS biết trục bánh xe bò ngày xưa là chỉ có ổ trục và trục bằng gỗ nên xe rất nặng khi kéo
+Vậy trong các ổ trục xe bò, xe ôtô ngày nay đều có ổ bi, dầu mỡ..có tác dụng gì?
-HS -Đọc tình huống
-HS trả lời theo hiểu biết
Hoạt động 2: nghiên cứu khi nào có lực ma sát:
-Y/c HS đọc SGK phần 1, nhận xét lực ma sát trượt xuất hiện khi nào, ở đâu?
-Cho HS thảo luận và nhận xét. GV chốt lại
+ Vậy nói chung, Fms trượt xuất hiện khi nào
-Y/c HS làm câu C1
-Y/c HS đọc phần 2
+ Fms lăn xuất hiện giữa hòn bi và mặt sàn khi nào?
y/c HS làm C2
+ Vậy nói chung lực ma sát lăn xuất hiện khi nào
-Y/c HS làm C3: phân tích hình 6.1
+Nhận xét về cường độ Fms trượt và Fms lăn
-Y/c HS đọc SGK phần HD thí nghiệm
- Cho HS tiến hành thí nghiệm và đọc kết quả
-Y/c HS trả lời C4, giải thích
-GV HD , gợi ý để HS tìm ra lực Fk cân bằng Fms
-Thông báo về Fmsn.
-Y/c HS về nhà làm câu C5
I. Khi nào có lực ma sát:
1.Ma sát trượt:
- Đọc SGK, nhận xét.
-HS thảo luận nhận xét
+Lực ma sát trượt (Fms trượt) xuất hiện khi một vật trượt trên mặt một vật khác
2.Ma sát lăn:
Lực ma sát lăn ( Fms lăn) xuất hiện khi một vật lăn trên mặt một vật khác
- Cường độ Fms trượt > cường độ Fms lăn
3.Lực ma sát nghỉ:
-Tiến hành thí nghiệm theo nhóm, đọc kết quả
-HS thảo luận C4, đại diện giải thích
+Lực cân bằng với lực kéo trong Tn là lực ma sát nghỉ
+Lực ma sát nghỉ xuất hiện giữ cho vật không bị trượt khi vật bị một lực khác tác dụng
Hoạt động 3: Nghiên cứu lực ma sát trong đời sống và trong kĩ thuật:
-Y/c HS làm C6
+HS nêu được tác hại
+Nêu được cách khắc phục
-Y/c HS làm C7
II. Lực ma sát trong đời sống và trong kĩ thuật:
+Lực ma sát có thể có hại:
+Lực ma sát có thể có ích:
Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố:
-Y/c Hs làm C8 vào vở BT trong 5’. +Gọi HS trả lời, lớp nhận xét, GV chốt lại
-Y/c HS làm tiếp C9.
+ Lực ma sát có mấy loại, mỗi loại xuất hiện khi nào?
+Nêu tác hại và lợi ích của ma sát và cách làm tăng, giảm ma sát.
III. Vận dụng:
+HS làm việc cỏ nhân trả lời C8;C9.
4.Hương dẫn về nhà:
+Làm bài tập trong SBT.
+Học bài theo các câu hỏi SGK.
+Đọc có thể em chưa biết.
Soạn:
Dạy:
Tiết 7: áp suất
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-Phát biểu định nghĩa áp lực và áp suất
-Viết được công thức tính áp suất , nêu được tên và đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức
-Vận dụng được công thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản về áp lực và áp suất.
-Nêu được cách làm tăng, giảm áp suất trong đs và kt, dùng nó để giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp
2.Kĩ năng:
+Lám thí nghiệm xét mốc quan hệ giữa áp suất và hai yếu tố là s và f
II.Chuẩn bị:
+Mỗi nhóm: Một khay đựng cát (bột) Ba miếng kim loại hình chữ nhật.
+Cả lớp: Tranh vẽ hình 7.1, 7.3. Bảng kẽ 7.1
III. Các bước lên lớp:
1.ổn định lớp: 8A.8B.8c8d8e
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Lực ma sát xuất hiện khi nào? Nêu thí dụ?
+ Làm bài tập 6.1, 6.2, 6.3 SBT.
2.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: (5’) Tạo tình huống học tập.
-GV treo tranh 7.1 SGK và đvđ như ở SGK
-HS -Đọc tình huống
-HS quan sát và theo dõi
Hoạt động 2: Nghiên cứu áp lực là gì?
-Yêu cầu HS đọc thông báo ở SGK cho HS nhận xét những lực này so với mặt đất về phương của nó.
+áp lực là gì?
-Yêu cầu HS làm câu 1 SGK
-Cuối cùng chốt lại các lực phải có phương vuông góc với mặt bị ép. Còn mặt bị ép có thể là mặt đất, mặt tường.
II) áp suất:
1)Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào yếu tố nào?
-HS đọc SGK so sánh phương của các lực đó
-HS nêu định nghĩa áp lực
-HS làm cá nhân câu 1.
áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Hoạt động 3: Nghiên cứu áp suất:
-GV có thể gựi ý cho HS: Kết quả tác dụng của áp lực là độ lún xuống của vật.
-Xét kết quả tác dụng của áp lực vào 2 yếu tố là f và s
-Yêu cầu HS nêu phương án thí nghiệm
-Hướng dẫn HS cách tiến hành thí nghiệm, kẽ bảng 7.1 vào vở.
-Cho HS tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả
-Gọi đại diện đọc kết quả, Gv điền vào bảng
-Yêu cầu HS quan sát bảng và nhận xét.
+Độ lớn áp lực lớn kết quả tác dụng như thế nào?
+Diện tích lớn thì tác dụng của áp lực như thế nào?
-Yêu cầu HS rút ra kết luận ở câu 3
+uốn tăng, giảm tác dụng của áp lực ta làm thế nào?
-Yêu cầu HS đọc SGK rút ra áp suất là gì?
-Thông báo công thức.
-Giới thiệu đơn vị áp suất
II) áp suất:
1)Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào yếu tố nào?
-HS hoạt động theo nhómnêu phương án
-HS theo dõi, kẽ bảng
-HS tiến hành thí nghiệm
-Đại diện đọc kết quả
-HS quan sát, nhận xét
-Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ
2)Công thức tính áp suất:
áp suất là độ lớn của áp lực trên một dơn vị diện tích bị ép
p =
Trong đó: p là áp suất
F là áp lực
S là diện tích bị ép
Đơn vị áp suất là N/m2
hay Paxcan (Pa)
1Pa = 1N/m2
Hoạt động 4:Vận dụng – Củng cố:--Yêu cầu HS làm việc cá nhân với C4.
-Yêu cầu HS làm câu 5. GV hướng dẫn cách làm
-Gọi HS trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài
III.Vận dụng:
-HS trả lời
-HS làm bài
4 Hướng dẫn về nhà:
Học bài theo vở ghi + ghi nhớ
Làm bài tập 7.1 đến 7.6 SBT
Đọc trước bài áp suất chất lỏng
Soạn:
Dạy:
Tiết 8: áp suất chất lỏng
bình thông nhau
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
+Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng
+Viết được công thức tính áp suất chất lỏng, nêu được tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức
+Vận dụng được công thức tính áp suất chất lỏng để giải các bài tập đơn giản
+Nêu được nguyên tắc bình thông nhau và dùng nó để giải thích một số hiện tượng thường gặp
2.Kĩ năng:
+Quan sát hiện tượng thí nghiệm, rút ra nhận xét
II.Chuẩn bị:
+Mỗi nhóm: 1 bình hình trụ có đáy C, lỗ A, B ở thành bịt màng cao su
1 bình trụ thuỷ tinh có đĩa đáy rời
1 bình chứa nước, cốc múc, giẻ khô
1 bình thông nhau
III. Các bước lên lớp:
1.ổn định lớp: 8A.8B.8c8d8e
2.Kiểm tra bài cũ:
HS1: ? áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất và ghi rõ các đơn vị đại lượng
HS2: Làm bài tập 7.1, 7.2 SBT
HS3: Làm bài tập 7.3 SBT
2.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: (5’) Tạo tình huống học tập.
-Nêu tình huống HS tắm biển, lặn sâu:- Có cảm giác gì khi lặn sâu
-Vì sao có hiện tượng đó, bài học này sẽ giúp giải quyết điều đó
-HS lắng nghe.
HĐ2:Nghiên cứu sự tồn tại của áp suất chất lỏng
-Yêu cầu HS đọc vấn đề đặt ra ở SGK, đọc thí nghiệm1. thí nghiệm được làm như thế nào?
Hãy dự đoán xem nếu đổ nước vào bình thì điều gì xảy ra với các màng cao su?
-Cho HS tiến hành thí nghiệm 1 và trả lời câu C1, câu 2
- Cho lớp thảo luận, giáo viên thống nhất
-Yêu cầu HS đọc và tiến hành thí nghiệm 2
-Đọc và trả lời câu 3
-Giáo viên thống nhất ý kiến
*Yêu cầu HS rút ra kết luận qua 2 thí nghiệm
-Giáo viên thống nhất ý kiến , cho HS ghi vở
I-Sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng:
1)Thí nghiệm 1:
-HS đọc SGK
+Dự đoán:màng cao su bị phồng ra.
-HS tiến hành, quan sát kết quả, trả lời câu1, câu2
+C1.Các màng cao su biến dạng chứng tỏ có áư suất tác dụng lên đáy bình.
C2. Chất lỏng tác dụng áp suất lên đáy bình và cả lên thành bình.
2)Thí nghiệm2
-HS tiến hành theo nhóm
-Trả lời câu 3
C3.Thí nghiệm chứng tỏ chất lỏng tác dụng áp suất lên mọi điểm trong lòng nó.
3)Kết luận:
Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình mà lên cả thành bình và các vật ở trong lòng chất lỏng
HĐ3:Xây dựng công thức tính áp suất chất lỏng
-Giáo viên đưa ra gợi ý , yêu cầu HS lập luận để rút ra công thức
+ Biểu thức tính áp suất chất lỏng
+Hãy nêu tên và đơn vị đo của các đại lượng có trong công thức.
-Giáo viên đưa -- -- -- --
ra hình vẽ -- -- -- -- --
-Yêu cầu HS -- -- -- --
so sánh PA, PB, PC .A .B .C
Giải thích rút ra nhận xét
-GVhướng dẫn HS cách xác định h
II-Công thức tính áp suất chất lỏng
-HS lập luận theo gợi ý của Gv
+Ta có: p = F/S = P/S = d.V/S = d.h
p = d.h
Trong đó:
p là áp suất chất lỏng
d là trọng lượng riêng chất lỏng
h là chiều cao cột chất lỏng
P(Pa) , d(N/m3), h(m)
HĐ4: Nghiên cứu bình thông nhau:
-Yêu cầu HS đọc câu C5, nêu dự đoán
-Gợi ý HS tính PA, PB, bằng CT
-Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm rút ra nhận xét
III-Bình thông nhau:
-HS đọc câu 5, dự đoán: Mực chất lỏng ở hai nhánh ngang bằng nhau.
-HS tính PA, PB so sánh
-HS làm thí nghiệm nhận xét
+Kết luận:Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn cùng một độ cao
HĐ5: Vận dụng:
-Yêu cầu SH trả lời câu C6.
-GV gợi ý, hướng dẫn HS trả lời các câu từ câu C7 đến câu C9
IV-Vận dụng:
-HS trả lời
C6.C7,C8,C9
4.Hướng dẫn về nhà.
+Học thuộc ghi nhớ.
+làm bài tập 8 SBT.
+Đọc có thể em chưa biết.
Soạn:
Dạy:
Tiết 9: áp suất khí quyển
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
+Giải thích được sự tồn tại của lớp khí quyển và áp suất khi quyển
+Giải thích được cách đo áp suất áp suất khí quyển của thí nghiệm Tôrienli và một số hiện tượng đơn giản
+Hiểu vì sao áp suất khí quyển lại được tính bằng độ cao củat cột thuỷ ngân và biết đổi từ đơn vị mmHg sang đơn vị N/m2
2.Kĩ năng:
+Biết suy luận, lập luận từ các hiện tượng thực tế và kiến thức để giải thích sự tồn tại áp suất khí quyển và đo được áp suất khí quyển
II.Chuẩn bị:
+Mỗi nhóm: 1 ống thuỷ tinh dài 10 15 cm, tiết diện 23 mm, 1 cốc nước, 2 nắp dính thay thế 2 bán cầu Macđơbua
Cả lớp hình 9.4, 9.5
III. Các bước lên lớp:
1.ổn định lớp: 8A.8B.8C8D8E
2.Kiểm tra bài cũ:
+HS1: Làm bài tập 8.1, 8.3
+HS2: Làm bài tập 8.2
+HS3: Kết luận về áp suất chất lỏng?
+Viết công thức, đơn vị các đại lượng có trong công thức.
2.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: (5’) Tạo tình huống học tập.
-GV nêu tình huống ở SGK cho HS dự đoán và sơ bộ giải thích
-ĐVĐ: Để trả lời vì sao thì ta nghiên cứu bài này.
-HS lắng nghe. theo dõi, dự đoán giải thích
HĐ2: Nghiên cứu để chứng minh sự tồn tại của áp suất khí quyển:
-Yêu cầu HS đọc thông báo SGK:
+Tại sao có sự tồn tại áp suất khí quyển
-Yêu cầu HS đọc và làm thí nghiệm 1
-Y/c HS trả lời C1
+Thí nghiệm 2 được làm như thế nào?
-Y/c HS thực hiện TN2: Hướng dẫn HS nhận xét hiện tượng, giải thích.
-Y/c HS trả lời C2,C3
-Y/c HS đọc TN3 cho biết TN 3 làm như thế nào?Hãy trả lời C4?
+Hãy kể tên một số hiện tượng chưng tỏ có áp suất khí quyển?
I.Sự tồn tại áp suất khí quyển
-Đọc SGK
-Trả lời câu hỏi của GV
Do có trọng lượng, lớp không khí gây ra áp suất lên mọi vật trên Trái Đất, áp suất này gọi là áp suất khí quyển
1.Thí nghiệm 1:
-HS đọc SGK, thực hiện TN1
+Hộp bị bẹp từ nhiều phía.
+C1.Do khí quyển tác dụng từ nhiều phía.
2.Thí nghiệm 2:
-LàmTN2 theo nhóm, làm theo hướng dẫn
+C2:Nước không chảy ra khỏi ống do cóápsuất khí quyển tácdụng vào miệng
ống lớn hơn trọng lượng cột nước trong ống.
C3.Bỏ tay nước chảy ra do áp suất cột nước lớn hơn áp suất khí quyển.
3.Thí nhgiệm 3:
-HS làm TN3.
-HS nêu kết quả, giải thích
C4: Do phía trung 2 nửa bán cầu là chân không nên độ chênh lệch áp suất giữa trong và ngoài bán cầu tạo thành lực giữ hai nửa bán cầu chặt vào nhau.
VD: Thuốc trong xi lanh không tự chảy ra ngoài.quả chứng đục một lỗ chứng không chảy ra được.vv.
HĐ3:Tìm hiểu cách đo độ lớn áp suất khí quyển:
-Y/c HS đọc TN Tôrixenli
-Hãy cho biết Tô-Ri-Xen-li làm thí nghiệm như thế nào để đo áp suất khí quyển?
+Thấy hiện tượng gì?
+Hãy so sánh PA vớiPB?
+Có nhận xét gì về áp suất khí quyển?
GV thông báo đơn vị mmHg.
+hãy tính áp suất khí quyển ra N/m2
II-Độ lớn của áp suất khí quyển:
1)Thí nghiệm Tôrixenli:
HS đọc SGK nêu được cách tioến hành thí nghiệm của Tô ri xen li.
2) Độ lớn của áp suất khí quyển:
+Tại A có áp suất khí quyển.
+Tại B có áp suất cột thuỷ ngân.
+Lúc đầu PA> PB nên thuỷ ngân chảy ra chậu.
+Khi: PA= PB thì dừng chảy.
* Nhận xét: áp suất khí quyển bằng áp suất cột thuỷ ngân 760mmHg
+Ta có:
d =136000N/m2 ; h = 76cm = 0,76m
Nên Pkq = h.d = 0,76.136000 = 103000N/m2.
HĐ4:Vận dụng – củng cố.
+Tại sao có áp suất khí quyển?
+Độ lớn áp suất khí quyển tính như thế nào?
+Hãy trả lời C8.C9?
III.Vận dụng:
HS trả lời C8,C9.
4.Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc ghi nhớ.
+Đọc có thể em chưa biết.
+Bài tập 9 SBT.
+Ôn tập giờ sau kiểm tra 1 tiết.
Soạn:
Dạy:
Tiết 10: ôn tập
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
+HS ôn tập hệ thống hoá kiến thức đã học trong chương cơ học.
+Vận dụng kiến thức đã học để giảI các bài tập có liên quan.
II.Chuẩn bị:
Hs ôn tâp theo bài 18 tổng kết chương.
+làm các bài tập trong SBT.
III. Các bước lên lớp:
1.ổn định lớp: 8A.8B.8C8D8E
2.Kiểm tra bài cũ:
+Xen trong giờ.
2.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: (15’)Kiểm tra việc chuẩn bị các câu hỏi tự kiểm tra của HS.
+Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi tự kểm tra 1-10.
+Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn.
Gv chốt câu đúng cho HS.
1.Trả lời câu hỏi lí thuyết.
HS trả lời C1-C10.
C1:Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác.
+HS nêu các VD về chuyển động cơ học.
C2: Hành khách ngồi tren xe ôtô đang chạy nên chuyển động so với cây bên đường nhưng lại đứng yên so với ôtô.
C3: Độ lớn vận tốc đặc trưng cho tính chất nhanh hay chậm của chuyển động.
+Công thức tính: v = S/t
+Đơn vị vận tốclà: m/s; km/h.
C4: Chuyển động không đều là chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian.
Công thức: vtb = S/t.
C5: Lực có tác dụng làm thay đổi vận tốc của vật.
+VD: tuỳ HS.
C6: Các yếu tố của lực gồm:
+ Điểm đặt; phương chiều và độ lớn của lực.
+ Cách biểu diễn : dùng mũi tên.
-Gốc mũi tên là điểm đặt lực. Phương và chiều mũi tên là phương và chiều của lực . Độ dài mũi tên biểu diễn độ lớn của lực.theo tỷ lệ xích cho trước.
C9: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào hai yếu tố.
+Độ lớn của áp lực và diện tích bị ép.
+Công thức tính: p = F/S.
+Đơn vị: N/m2 ; Pa
C10: tuỳ hS.
HĐ2: (10’) Trả lời các câu hỏi vận dụng.
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1- 4.
+Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn.
+Chốt câu đúng cho HS.
II.Vận dụng:
+HS làm việc cá nhân trả lời 1- 4.
Chốt câu đúng:
I.1.D;2.D; 3.B; 4.A; 5.D;6.D.
II.1.Hai hàng cây bên đường chuyển động ngược lại. vì nếu chọn ôtô làm mốc thì cây sẽ chuyển động tương đối so với cây và người.
2.Lót tay bằng cao su để tăng lực ma sát lên nút chai.Lực ma sát này sẽ làm dễ xoay nút chai ra khỏi miệng chai.
3.Khi xư đang chuyển động thẳng đột ngột quay sang phảI người khách trên xe có quán tính chưa kịp đổi hướng theo xe nên bị nghiênh sang trái.
HĐ3: (10’)HS giải bài tập:
+Chữa các bài tập cho HS.
III.Bài tập:
HS làm việc cá nhân giải các bài tập.
Bài 1: Vận tốc trung bình trên quãng đường thứ nhất là:
V1 = S1/t1 = 100/25 = 4m/s.
V2 = S2/t2 = 50/20 = 2,5m/s.
V3 = S1 + S2 /t1+ t2 = 150/45 = 3,33m/s.
Bài 2:
a.Khi đứng cả hai chân:
+p1 =P/S = 45.10/2.150.10-4 =1,5.104 Pa
b.Khi đứng co một chân:
4.Hướng dẫn về nhà:
+Ôn tâp các bài còn lại giờ sau kiểm tra 1 tiết.
+Bài tập 1- 8 SBT.
File đính kèm:
- ly8 tiet 6 10.doc