TIẾT 7: BÀI 7: ÁP SUẤT.
I-MỤC TIÊU
Kiến thức :
- Phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất.
- Viết được công thức tính áp suất, nêu được tên và đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức.
- Vận dụng được công thức tính áp suất để giảI các bàI tập đơn giản về áp lực, áp suất.
- Nêu được cách làm tăng, giảm áp suất trong đời sống và kĩ thuật, dùng nó để giảI thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp.
Kĩ năng : Làm thí nghiệm xét mối quan hệ giữa áp suất và hai yếu tố là S và áp lực F
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 tiết 7 bài 7: Áp suất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/9/2009. Ngày dạy: /9/2009
Tiết 7: Bài 7: áp suất.
I-mục tiêu
Kiến thức :
Phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất.
Viết được công thức tính áp suất, nêu được tên và đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức.
Vận dụng được công thức tính áp suất để giảI các bàI tập đơn giản về áp lực, áp suất.
Nêu được cách làm tăng, giảm áp suất trong đời sống và kĩ thuật, dùng nó để giảI thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp.
Kĩ năng : Làm thí nghiệm xét mối quan hệ giữa áp suất và hai yếu tố là S và áp lực F
II-chuẩn bị
Cho cả lớp : Tranh vẽ phóng to các hình bài 7.
Cho mỗi nhóm học sinh :
- 1 chậu cát
- 3 miếng kim loại hình hộp giống nhau
III. Tổ chức các hoạt động học tập
Hoạt động củaGV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ-Tổ chức tình huống học tập.
1. Kiểm tra bài cũ.
GV : Nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ :
- Có những loại lực ma sát nào? Chúng xuất hiện khi nào?
- Nêu 2 ví dụ về lực ma sát có lợi và 2 ví dụ về lực ma sát có hại ?
HS : Lên bảng trả lời câu hỏi
HS còn lại theo dõi và nhận xét.
2. Tổ chức tình huống học tập.
GV : Đặt vấn đề như SGK.
Hoạt động 2: Nghiên cứu áp lực là gì?
GV: Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:áp lực là gì? Cho ví dụ
HS: Đọc SGK và trả lời
GV: Treo tranh vẽ 7.3 Yêu cầu HS quan sát và cho biết những ựưc nào là áp lực?
HS : Quan sát và trả lời.
GV: Chốt lại kết luận về áp lực
Yêu cầu HS lấy ví dụ về áp lực
HS: Ghi vở kết luận và tìm thêm ví dụ về áp lực.
I. áp lực là gì?
- áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
VD: Lực do người, vật tác dụng lên mặt đất.
Hoạt động 3: Nghiên cứu áp suất
GV: Kết quả tác dụng của áp lực là độ lún xuống của vật. Độ lún khác nhau chứng tỏ tác dụng của áp lực là khác nhau. Vậy ta phải tìm hiểu xem tác dụng của áp lực phụ thuộc những yếu tố nào. Em hãy dự đoán xem tác dụng của áp lực phụ thuộc những yếu tố nào?
HS: Nêu dự đoán.
GV: Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán theo hình 7.4 SGK.
HS: Tiến hành thí nghiệm ghi kết quả vào bảng 7.1 SGK.
GV: Gọi đại diện các nhóm đọc kết quả và ghi kết quả vào bảng phụ.
HS: Đại diện nhóm đọc kết quả.
GV: ?- Độ lớn của áp lực lớn " tác dụng của áp lực?
- Diện tích bị ép lớn " tác dụng của áp
lực?
HS: trả lời
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C3.
HS: trả lời câu C3.
GV: Vậy muốn tăng tác dụng của áp lực ta có những biện pháp nào?
HS: trả lời .
GV: Chốt lại kết luận về tác dụng của áp lực. Thông báo khái niệm áp suất
- Yêu cầu HS đọc SGK và cho biết áp suất là gì?
HS: Đọc SGK và trả lời .
GV: Yêu cầu HS nêu tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức?
HS: trả lời .
GV: Thông báo đơn vị của áp suất.
HS: Tiếp thu thông báo và ghi vở.
II. áp suất
1. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?
* Dự đoán
* Thí nghiệm kiểm tra.
*Kết luận:
- Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ.
2. Công thức tính áp suất
- áp suất là độ lớn của áp lực lên một đơn vị diện tích mặt bị ép.
- Công thức:
p =
Trong đó: p là áp suất
F là áp lực td lên mặt bị ép
có diện tích là S
-Đơn vị áp suất: Pa
1 Pa = 1 N/
Hoạt động 4: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà.
1 . Vận dụng
GV: Yêu cầu HS nêu biện pháp làm tăng hoặc giảm áp suất?
HS: trả lời
GV: Yêu cầu HS nêu ví dụ về sự tăng giảm áp suất?
HS: Nêu ví dụ.
GV: Yêu cầu HS làm câu C5
HS: Làm câu C5.
2. Củng cố:
GV: Nhắc lại trọng tâm bài học
Yêu cầu một vài HS đọc mục ghi nhớ.
3. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc phần ghi nhớ (SGK)
-Trả lời lại các câu hỏi trong SGK .Làm hết các bài tập trong SBT
-Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”. -Đọc trước bài 8 (SGK)
III. Vận dụng
Tăng p: - Tăng F và giữ nguyên S
Giảm S và giữ nguyên F
Đồng thời tăng F và giảm S.
Giảm p : Làm ngược lại
IV- Rút kinh ngiệm
GV nhận xét, đánh giá giờ học
Ngày soạn: 15/9/2009. Ngày dạy: /9/2009.
Tiết 4: Bài 4: Sự cân bằng lực – quán tính
I-mục tiêu
Kiến thức:
- Nêu được một số ví dụ về hai lực cân bằng, nhận biết đặc điểm của hai lực cân bằng và biểu thị bằng véctơ lực.
Từ kiến thức đã nắm được từ lớp 6. HS dự đoán và làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán để khẳng định được “Vật được tác dụng của hai lực cân bằng thì vận tốc không đổi, vật sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều mãi mãi “
Nêu được một số ví dụ về quán tính. GiảI thích được hiện tượng quán tính
Kĩ năng : Biết suy đoán.
Kĩ năng tiến hành thí nghiệm phải có tác phong nhanh nhẹn, chuẩn xác
Thái độ : Nghiêm túc, hợp tác khi làm thí nghiệm
II-chuẩn bị
Cho cả lớp : Giấy trong kẻ sẵn bảng 5.1 để điền kết quả một số nhóm ; 1 cốc nước + 1 băng giấy (10 x 20 cm), bút dạ để đánh dấu.
Mỗi nhóm 1 máy Atút –1đồng hồ bấm giây hoặc 1 đồng điện tử; 1 xe lăn, 1 khúc gỗ hình trụ (hoặc 1 con búp bê)
III-tiến trình dạy học:
Hoạt động củaGV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (5 phút) Kiểm tra bài cũ-Tổ chức tình huống học tập.
1. Kiểm tra bài cũ.
GV : Nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ :
- Vectơ lực được biểu diễn như thế nào?
- Hãy biểu diễn trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng là m = 500g?
HS : 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi
HS còn lại theo dõi và nhận xét.
2. Tổ chức tình huống học tập.
GV : Đặt vấn đề như SGK.
Hoạt động 2: Tìm hiểu 2 lực cân bằng
GV:Yêu cầu HS quan sát hình 5.2 SGK cho biết tên và biểu diễn các lực tác dụng vào quyển sách, quả cầu, quả bóng?
HS: Quan sát và trả lời. 3HS lên bảng biễu diễn lực cho 3 trường hợp.
GV: Em hãy nhận xét về đặc điểm của các cặp lực nói trên về: điểm dặt, phương chiều, độ lớn.
HS: Trả lời
GV: Các vật đó là các vật đứng yên vậy các cặp lực đó là các lực như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Vởy 2 lực cân bằng là 2 lực như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Chốt lại các đặc điểm của 2 lực cân bằng.
GV: Nêu câu hỏi tình huống: Nừu 1 vật đang chuyển động chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vật như thế nào ?
I. Hai lực cân bằng.
1. Hai lực cân bằng là gì?
-Hai lực cân bằng là hai lực có :
+ Điểm đặt:vào cùng một vật.
+ Cùng cường độ.
+Ngược hướng:(cùng phương ,ngược chiều)
- NX: Khi vật đứng yên chịu tác dụng của 2 lực cân bằng sẽ đứng yên mãi mãi: v = 0.
Hoạt động 3: Nghiên cứu tác dụng của 2 lực cân bằng lên 1 vật đang chuyển động
GVYêu cầu HS dự đoán về tác dụng của 2 lực cân bằng lên 1 vật đang chuyển động.
HS: Nêu dự đoán.
GV: Tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán bằng máy Atut,
- Hướng dẫn HS quan sát thí nghiệm và trả lời các câu hỏi C2, C3, C4.
HS: Quan sát và trả lời câu hỏi.
GV: Yêu cầu HS tính vận tốc của quả cân A trong những khoảng thời gian bằng nhau để tìm hiểu dạng chuyển động của quả cân A.
HS: Tính vận tốc từ bảng kết quả thí nghiệm.
GV: Vởy chuyển động của quả cân A là chuyển động gì?
HS: Trả lời.
GV: Vởy nếu vật đang chuyển động chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vật như thế nào ?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu HS nêu kết luận về tác dụng của 2 lực cân bằng lên 1 vật?
HS: Nêu kết luận và ghi vở.
GV: ? Hãy biểu diễn vectơ lực sau đây?
Lực tác dụng vào vật có cường độ 5N theo phương nằm ngang chiều từ phảisang trái, tỉ xích 1cm ứng với 1N.
HS: Thực hiện yêu cầu của GV.
GV: Hãy cho biết phương chiều của trọng lực?
HS: Trả lời.
GV: Hãy cho biết liên hệ giữa trọng lực và khối lượng là gì?
HS: Trả lời.
2. Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động.
a) Dự đoán:
b)Thí nghiệm kiểm tra:
c)Kết luận: Một vật đang chuyển động nếu chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ tiép tục chuyển động thẳng đều.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về quán tính
GV : Yêu cầu HS đọc thông tin SGK
? Khi có lực td mọi vật có thể thay đổi vận tốc đột ngột được không,vì sao?
Lấy VD.
HS : Đọc SGK và trả lời.
GV : Thông báo khối lượng là số đo mức quán tính của vật. Vật có khối lượng càng lớn thì quán tính của vật càng lớn.
HS : Tiếp thu thông báo và ghi vở.
GV :Yêu cầu HS làm C6. C7 SGK.
HS : Thực hiện yêu cầu của GV.
GV : Yêu cầu HS vận dụng kiến thức về quán tính để trả lời câu C8.
HS : Trả lời câu C8.
II. Quán tính.
1.Nhận xét:
Khi có lực td mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính.
2. Vận dụng
*. Củng cố :
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
*.Hướng dẫn về nhà :
Học thuộc phần ghi nhớ (SGK).
Trả lời lại các câu hỏi trong SGK. Làm hết các bài tập trong SBT
Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”. Đọc trước bài 6 (SGK)
IV- Rút kinh ngiệm
GV nhận xét, đánh giá giờ học
Ngày soạn: 20/9/2009. Ngày dạy: /9/2009.
Tiết 6: Bài 6 : lực ma sát
I-mục tiêu
Kiến thức :
Nhận biết lực ma sát là một loại lực cơ học. Phân biệt được ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ, đặc điểm của mỗi loại lực ma sát này.
Làm thí nghiệm phát hiện ma sát nghỉ.
Phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống và kĩ thuật. Nêu được cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng ích lợi của lực này.
Kĩ năng : Rèn kĩ năng đo lực, đặc biệt là đo lực Fms để rút ra đặc điểm Fms
II-chuẩn bị
Cho cả lớp : 1 tranh vẽ các vòng bi ; 1 tranh vẽ diễn tả người đẩy vật nặng trượt và đẩy vật trên con lăn.
Cho mỗi nhóm học sinh : Lực kế ; miếng gỗ (1 mặt nhám, 1 mặt nhẵn); 1 quả cân ; 1 con lăn ; 2 xe lăn.
III-tiến trình dạy học:
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ : Hai lực cân bằng là gì? Khi một vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vật đó sẽ như thế nào?
3.Bài mới: Tổ chức tình huống học tập: Như SGK.
Hoạt động củaGV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Nghiên cứu khi nào có lực ma sát
GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ trong SGK và cho biết lực ma sát trượt xuất hiện ở đâu?
HS: Đọc SGK và trả lời .
GV: Em hãy lấy thêm các ví dụ và chỉ ra sự xuất hiện của lực ma sát trượt .
HS: Nêu ví dụ
GV: Vậy khi nào xuất hiện lực ma sát trượt?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ 2 và trả lời câu hỏi: Khi nào xuất hiện lực ma sát lăn?
HS: Đọc và trả lời
GV: Yêu cầu HS phân tích hình 6.1SGK và trả lời câu hỏi C3.
HS: Quan sát và trả lời .
GV:Vậy em có nhận xét gì về cường độ của Fmst và Fmsl?
HS: trả lời .
GV: Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm 6.2.
HS: Tiến hành thí nghiệm đọc kết quả của lực kéo.
GV: Tại sao khi có lực tác dụng mà vật vẫn không chuyển động?
HS: trả lời .
GV: Thông báo lực cân bằng với lực kéo trong trường hợp đó là lực ma sát nghĩ. Vậy lực ma sát nghĩ xuất hiện khi nào?
HS: trả lời
GV: Yêu cầu HS tìm thêm các ví dụ về lực ma sát nghĩ.
HS: Lấy ví dụ.
I. Khi nào có lực ma sát?
1. Lực ma sát trượt
Fmst xuất hiện khi vật chuyển động trượt trên bề mặt của vật khác
2. Lực ma sát lăn
Fmsl xuất hiện khi vật có chuyển động lăn trên mặt vật khác
*Nhận xét:Fmsl nhỏ hơn Fmst
3. Lực ma sát nghỉ
Fmsn suất hiện khi vật chịu tác dụng của lực mà vật vẫn đứng yên.
* Nhận xét: Cường độ của lực ma sát ngĩ thay đổi theo cường độ của lực tác dụng .
Hoạt động 3: Nghiên cứu lực ma sát trong đời sống và trong kỹ thuật
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 6.3 mô tả tác hại của lực ma sát và nêu biện pháp khắc phục?
HS: Quan sát và trả lời
GV: Vậy lực ma sát có những tác hại gì và cachs khắc phục như thế nào ?
HS: trả lời .
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C7.
HS: Quan sát hình 6.4 và nêu các ích lợi của lực ma sát .
GV: Vậy lực ma sát có thể có lợi và ta phải tìm cách tăng lực ma sát .
II. Lực ma sát trong đời sống & kỹ thuật
1. Lực ma sát ma sát có thể có hại:
*Fms có hại: Làm mòn, làm nóng vật, cản trở chuyển động
Biện pháp làm giảm Fms:
-Tra dầu mỡ làm giảm 8đ10 lần
-Lắp ổ bi giảm 20đ30 lần.
- Làm nhẵn bề mặt.
2. Lực ma sát có thể có ích:
Tạo độ giữ cho các vật, khi cần mài mòn vật, làm vật nóng lên
Bịên pháp: Tăng bề mặt sần sùi, thay đỏi chất liệu tiếp xúc
Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà.
Vận dụng.
GV : Yêu cầu HS làm vào vở bài tập câu C8, C9. Gọi HS trả lời .
HS : Thực hiện Yêu cầu của GV.
GV : Chuẩn lại kiến thức.
Củng cố.
GV : Nêu câu hỏi củng cố bài học :
Có mấy loại lực ma sát và khi nào xuất hiện các lực ma sát đó ?
Lực ma sát có lợi hay có hại
HS : trả lời
3. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc phần ghi nhớ (SGK)
-Trả lời lại các câu hỏi trong SGK .Làm hết các bài tập trong SBT
-Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”. -Đọc trước bài 7 (SGK)
III: Vận dụng.
C8: tăng Fms
a- Chân đi dép xốp
b- Rải cát trên đường
c- Không làm giảm được
d- quán tính lớn đ khó thay đổi
C9: biến Fms trượt đ Fms lăn đ Giảm Fms đ Chuyển động dễ dàng
IV- Rút kinh ngiệm
GV nhận xét, đánh giá giờ học
File đính kèm:
- Copy of Copy of li 8 tiet 4.doc