LỚP 8
TIẾT 8 - BÀI 7: ÁP SUẤT
1.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.1 Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất.
- Viết được công thức tính áp suất, nêu được tên và đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức.
- Vận dụng được công thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản về áp lực, áp suất.
- Nêu được cách làm tăng, giảm áp suất trong đời sống và kỹ thuật, dùng nó để giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp.
8 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1890 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 Tiết 8 Bài 7: Áp suất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Lưu Minh Đức
Môn: Vật lý
Lớp 8
Tiết 8 - Bài 7: áp suất
1.Mục tiêu bài học
1.1 Kiến thức
Phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất.
Viết được công thức tính áp suất, nêu được tên và đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức.
Vận dụng được công thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản về áp lực, áp suất.
Nêu được cách làm tăng, giảm áp suất trong đời sống và kỹ thuật, dùng nó để giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp.
1.2 Kỹ năng
Làm thí nghiệm xét mối quan hệ giữa áp suất và hai yếu tố là F và S.
Làm việc theo nhóm.
1.3. Thái độ
Hợp tác với các bạn trong nhóm, tích cực trong học tập.
2. Phương tiện dạy học
Chuẩn bị cho mỗi nhóm một khay đựng bột mịn, 4 khối kim loại
Phiếu thí nghiệm
Phiếu học tập
Tranh hình 7.1, 7.2, 7.3
Bài giảng thiết kế trên Microsoft Office PowerPoint
3. Tiến trình bài học
3.1 ổn định tổ chức
3.2 Kiểm tra bài cũ
HS 1: Lực ma sát sinh ra khi nào ? Hãy biểu diễn lực ma sát khi một vật được kéo trên mặt đất chuyển động thẳng đều? Chữa bài 6.1, 6.2 SBT
- HS2: Chữa bài 6.4 SBT
3.3 Tổ chức các hoạt động học tập
* Hoạt động 1: Đặt vấn đề (7’)
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động Giáo viên
Nội dung cần đạt
- HS quan sát và nêu hiện tượng, giải thích?
- HS quan sát tranh và suy nghĩ
- GV: tiến hành TN như trường hợp 1 và 2 của hình 7.4 SGK
GV: cho hiện ảnh 7.1 SGK và hỏi tại sao ôtô con nhẹ hơn máy kéo lại bị lún còn máy kéo lại không ?
à vào bài
Tiết 7 Bài 7 áp Suất
* Hoạt động 2: Hình thành khái niệm áp lực (8’)
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động Giáo viên
Nội dung cần đạt
- HS: quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Người đã tác dụng lực gì lên sàn nhà?
+ Lực này có phương, chiều như thế nào?
- GV: Hiện ảnh một người đứng trên sàn nhà
I. áp lực là gì?
- GV: Thông báo: Trọng lực của người chia đều lên 2 chân người. Do đó, 2 chân người ép lên sàn nhà 2 lực F1=F2= P/2 có phương vuông góc với sàn nhà. Và lực này gọi là áp lực (vừa nói vừa cho hiện trên hình)
- HS trả lời câu hỏi: áp lực là gì?
-GV gọi 2 HS nhắc lại
Định nghĩa: áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
- GV cho hiện lần lượt hình và nội dung hình 7.3a, 7.3b
- HS quan sát và trả lời câu hỏi: Lực nào là áp lực?
HS Quan sát và trả lời câu hỏi: Lực nào là áp lực?
- GV cho hiện bài tập thêm:
-Gv lưu ý HS không phải lúc nào trọng lực cũng là áp lực.
- GV cho hiện lại hình ảnh xe ôtô và xe lu và nêu lại câu hỏi tại sao xe ôt tô nhẹ hơn xe lu lại bị lún ?-> vào phần II
II. áp suất
*Hoạt động 3: Tìm hiểu áp suất phụ thuộc vào những yếu tố nào? (15’)
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động Giáo viên
Nội dung cần đạt
- HS đọc sách, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào yếu tố nào?
+ Làm thế nào để chứng minh được sự phụ thuộc đó?
- HS nghe
-GV có thể gợi ý:
+ Muốn biết Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào độ lớn của F ta phải làm thế nào?
+Muốn biết tác dụng của áp lực phụ thuộc vào S ta phải làm thế nào?
-GV: Giới thiệu TN như trong hinh 7.4
- GV: phát dụng cụ TN và phiếu TN cho các nhóm
1) Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào yếu tố nào?
* phụ thuộc vào: Độ lớn của áp lực
Diện tích bị ép
- HS các nhóm đọc kỹ các bước tiến hành TN , tiến hành TN và hoàn thành phiếu TN
- GV theo dõi các nhóm tiến hành TN, hướng dẫn các nhóm cách đặt các khối kim loại lên bột.
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả TN
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét
- HS ghi bài
- GV thu phiếu TN của các nhóm chiếu lên máy chiếu hắt, yêu câu đại diện một nhóm trình bày kết quả TN
- GV chốt lại kết quả
* Kết luận: Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi ở phần đầu bài
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài
- HS: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
- GV: Đặt câu hỏi : làm thế nào đẻ tăng tác dụng của áp lực?
Các biện pháp để tăng tác dụng của áp lực:
+ Tăng F
+ Giảm S
+ Vừa tăng F vừa giảm S
- HS nghe và ghi bài
-GV: Thông báo: Độ lớn của áp lực lên một đơn vị diện tích bị ép được gọi là áp suất.
2) Công thức tính áp suất:
- Khái niệm: Độ lớn của áp lực lên một đơn vị diện tích bị ép được gọi là áp
- HS Suy luận ra công thức tính p giải thích các đại lượng trong công thức
- HS trả lời câu hỏi: Đơn vị của F là gì ?
Đơn vị của S là gì?
- GV: Yêu cầu HS từ định nghĩa suy ra công thức tính áp suất
- Để tìm được đơn vị của p GV gợi ý HS trả lời các câu hỏi:
- GV Thông báo ngoài ra p còn được tính theo đơn vị pa
- Công thức:
p=F/S
Trong đó: F là
S là:
p là:
- Đơn vị: N/m2
1Pa=1N/m2
*Hoạt động 4:Vận dụng(7’)
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động Giáo viên
Nội dung cần đạt
- HS đọc C5, tóm tắt và giải
- HS tóm tắt vào vở
- HS làm bài vào vở
nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- GV: yêu cầu HS đọc, tóm tắt và làm câu C5
- GV gọi 1 HS đứng tại chỗ đọc tóm tắt, GV ghi bảng
GV lưu ý HS phải đổi đơn vị
- GV gọi 1 HS lên bảng giải
- GV sửa nếu sai
III. Vận dụng
- C5
Tóm tắt
P1 =340 000N
S1 =1,5m2
P2=20 000N
S2= 250 cm2= 250.10-6 m2
P1=?
P2 =?
Giải
3.4 Kiểm tra, đánh giá (củng cố)
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động Giáo viên
Nội dung cần đạt
- HS trả lời các câu hỏi:
+ áp lực là gì?
+ áp suất là gì? Biểu thức? Đơn vị tính?
- HS làm bài tập trong phiếu học tập trong 5’
- HS đổi bài chấm chéo cho nhau
- GV đặt câu hỏi:
- GV phát phiếu học tập cho HS
- GV Thu 3 bài chấm
- GV chữa bài, yc HS đổi bài và chấm chéo cho nhau
3.5 Bài tập về nhà:
- Làm các bài tập từ 7.1 đến 7.6 (SBT trang 12)
- Xem trước bài 8 áp suất chất lỏng, bình thông nhau.
Phiếu Thí nghiệm
Nhóm:..
* Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Lắc nhẹ hộp cát để mặt cát được mịn
Bước 2: Đặt lần lượt các khối kim loại như hình 7.4
Bước 3: So sánh áp lực tác dụng lên mặt cát trong trường hợp 1 và 2 , 1 và 3ố Điền vào bảng (cột 1)
Bước 4: So sánh diện tích bị ép trong trường hợp 1 và 2 1 và 3ố Điền kết quả vào bảng (Cột 2)
Bước 5: Nhấc nhẹ các miếng kim loại lên, quan sát phần kim loại ngập trong cát, so sánh trường hợp 1 và 2; 1 và 3 ố Điền vào bảng (cột 3). Kết quả đó chứng tỏ điều gì? (điền vào chỗ trống)
* Bảng 7.1 (thêm cột so sánh tác dụng của áp lực trong 2 trường hợp)
* Hoàn thành phần kết luận:
Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực. Và diện tích bị ép ..
Phiếu học tập
Câu 1: Điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về áp lực:
áp lực là lực ép của vật lên mặt giá đỡ.
áp lực là do mặt giá đỡ tác dụng lên vật.
áp lực luôn bằng trọng lượng của vật.
áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Câu 2: Vì sao các vật như kim khâu, mũi khoan, đột người ta thường làm đầu nhọn? Các vật như dao, kéo, lưỡi xẻng người ta thường mài sắc?
.
.
Câu 3: Một vật có khối lượng bằng 8 kg đặt trên mặt bàn nằm ngang. Diện tích mặt tiếp xúc của vật với mặt bàn là 50 cm2. Tính áp suất tác dụng lên mặt bàn.
File đính kèm:
- Giao an bai ap suat.doc