Giáo án Vật lý 8 tiết 8 bài 8: Áp suất chất lỏng – bình thông nhau

Tiết 8_Bài 8 . ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU

I./ Mục đích , yêu cầu :

- Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất trong lỏng chất lỏng .

- Viết được công thức tính áp suất chất lỏng , nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức .

- Vận dụng được công thức tính áp suất chất lỏng để giải các bài tập đơn giản .

- Nêu được nguyên tắc bình thông nhau và dùng nó để giải thích một số hiện tượng thường gặp

II./ Đồ dùng dạy học :

 HS : 6 nhóm , mỗi nhóm gồm :

 - 1 bình trụ có đáy C và lỗ A , B ở hai thành bình và được bịt bằng màng cao su mỏng.

 - 1 bình trụ thuỷ tinh có đĩa D tách rời dùng để làm đáy .

 - 1 bình thông nhau

 - 1 bình chứa nước, cốc múc, giẻ khô sạch.

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 848 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 tiết 8 bài 8: Áp suất chất lỏng – bình thông nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Văn Lương Thị Trấn long Điền Giáo án: Vật Ly ù8 GV : Nguyễn Thanh Kiệt Tiết 8_Bài 8 . ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU I./ Mục đích , yêu cầu : - Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất trong lỏng chất lỏng . - Viết được công thức tính áp suất chất lỏng , nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức . - Vận dụng được công thức tính áp suất chất lỏng để giải các bài tập đơn giản . - Nêu được nguyên tắc bình thông nhau và dùng nó để giải thích một số hiện tượng thường gặp II./ Đồ dùng dạy học : HS : 6 nhóm , mỗi nhóm gồm : - 1 bình trụ có đáy C và lỗ A , B ở hai thành bình và được bịt bằng màng cao su mỏng. - 1 bình trụ thuỷ tinh có đĩa D tách rời dùng để làm đáy . - 1 bình thông nhau - 1 bình chứa nước, cốc múc, giẻ khô sạch. III./ Các bước lên lớp : 1./ Ổn định lớp . 2./ Kiểm tra bài cũ : Áp suất là gì ? Viết công thức , đơn vị của áp suất ? 3./ Bài mới . Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 : Tổ chức hoạt động tình huống - Tại sao khi lặn sâu , người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn chịu được áp suất lớn? Liệu áp suất chất lỏng có giống như áp suất chất rắn mà ta đã được học không ? Để giải thích câu hỏi này, hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu bài học : ** Bài 8 : “Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau” Hoạt động 2 : Tìm hiểu về áp suất chất lỏng lên đáy bình và thành bình - Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm - Mô tả qua thí nghiệm và yêu cầu HS dự đoán hiện tượng gì sẽ xảy ra - Yêu cầu HS làm thí nghiệm . - Từ những điều HS đã thu thập sau khi quan sát thí nghiệm : GV yêu cầu HS trả lời câu C1 . - Yêu cầu HS quan sát hình 8.2 , vật rắn tác dụng lên mặt bàn một áp suất , áp suất này có phương như thế nào ? - Vậy áp suất chất lỏng có giống như áp suất chất rắn không ? Hay có phải chất lỏng chỉ tác dụng áp suất lên bình theo 1 phương như chất rắn không ? Hoạt động 3 : Tìm hiểu về áp suất chất lỏng tác dụng lên các vật ở trong lòng chất lỏng - ĐVĐ : Chất lỏng có gây ra áp suất trong lòng nó hay không ? - GV mô tả các dụng cụ thí nghiệm - Hãy dự đoán hiện tượng sẽ xảy ra - Yêu cầu HS làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán và thảo luận theo nhóm trả lời câu C3 - Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu C4 Hoạt động 4 : Xây dựng công thức tính áp suất chất lỏng - Yêu cầu HS đọc mục 3 SGK , sau đó khắc sâu kiến thức : - GV treo bài tập : Hãy tính áp suất lên đáy một bể chứa đầy dầu cho biết bể cao 1,2m và trọng lượng riêng của dầu là 8 000 N/m3 - Yêu cầu HS làm bài tập C7 Hoạt động 5 : Tìm hiểu nguyên tắc bình thông nhau - Giới thiệu bình thông nhau - Yêu cầu HS đọc câu C5 - Yêu cầu HS dự đoán mực nước trong bình sẽ ở trạng thái nào trong 3 trạng thái được mô tả trong SGK - Yêu cầu HS làm thí nghiệm - Qua kết quả thí nghiệm ta rút ra được điều gì ? - Từ nhận xét hãy chọn từ thích hợp để điền vào câu C5 Hoạt động 4 : Vận dụng - Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu C6 - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu C8 , C9 - Yêu cầu HS đọc phần có thể em chưa biết - HS : - HS dự đoán hiện tượng gì sẽ xảy ra - HS làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán - HS trả lời câu C1 - HS quan sát hình 8.2 và trả lời - Không . Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương . - HS dự đoán - HS làm thí nghiệm kiểm tra - HS trả lời câu C3 - HS trả lời câu C4 - HS đọc mục 3 SGK - Gọi 1 vài HS lên bảng làm bài , các em khác làm vào tập bài tập - 2 HS làm 2 phần của câu C7 - HS đọc câu C5 - HS dự đoán - HS làm thí nghiệm - Nxét : Khi chất lỏng đứng yên , áp suất chất lỏng tại điểm A ,B phải bằng nhau , do đó hai cột chất lỏng ở A và B phải cùng độ cao - HS chọn từ thích hợp để điền vào câu C5 - HS làm việc cá nhân trả lời câu C6 - HS đọc và trả lời câu C8 , C9 I./ Sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng : C1 : Cái màng cao su biến dạng , điều đó chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất lên đáy bình và thành bình C2 : Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương 1./ Thí nghiệm : C3 : Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên các vật ở trong lòng chất lỏng 1./ Kết luận : Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên thành bình , mà lên cả đáy bình và các vật ở trong lòng chất lỏng II./ Công thức : P = d . h (Pa) + P : AS ở đáy cột CL (Pa) + d : TLR của Clỏng (N/m3) + h :Chiều cao cột Clỏng(m) III./ Bình thông nhau : Kluận : Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên , các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng một độ cao IV./ Vận dụng : C6 : Vì dưới lòng biển , áp suất nước biển gây lên đến hàng nghìn N/m3 nên người thợ lặn nếu không mặc áo lặn thì sẽ không thể chịu được áp suất này 4./ Dặn dò : + Về nhà xem lại bài , làm lại các câu C1 à C9 , học thuộc phần ghi nhớ và làm các bài tập 8.1 à 8.5 trong SBT / Trang 13 , 14 + Xem trước bài ÁP SUẤT CHẤT KHÍ

File đính kèm:

  • docBAI 8.doc
Giáo án liên quan