Giáo Án Vật Lý 8 - Trường THCS Vĩnh Thạnh

CHƯƠNG I : CƠ HỌC

BÀI 1 : CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC

I/- MỤC TIÊU :

- Nêu được ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày, nêu được vật làm mốc.

- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động đứng yên, xác định được vật làm mốc trong mỗi trạng thái.

- Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp : chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.

II/- CHUẨN BỊ :

- Tranh vẽ H1.2,1.4, 1.5 phóng to, xe lăn, con búp bê, khúc gỗ, quả bóng bàn.

 

doc89 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 776 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo Án Vật Lý 8 - Trường THCS Vĩnh Thạnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 01 Ngày Soạn: 06/08/08 TIẾT : 01 CHƯƠNG I : CƠ HỌC BÀI 1 : CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC I/- MỤC TIÊU : - Nêu được ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày, nêu được vật làm mốc. - Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động đứng yên, xác định được vật làm mốc trong mỗi trạng thái. - Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp : chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn. II/- CHUẨN BỊ : - Tranh vẽ H1.2,1.4, 1.5 phóng to, xe lăn, con búp bê, khúc gỗ, quả bóng bàn. III/- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập (3’) - Giới thiệu chương. - Tạo tình huống học tập. - Đặt vấn đề như SGK - Trong cuộc sống ta thường nói một vật là đang chuyển động hay đứng yên. - Dựa vào căn cứ nào để nói vật đó chuyển động hay đứng yên? Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách xác định vật chuyển động hay đứng yên (12’) I/-Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên? - HS nêu 2 ví dụ về vật chuyển động, 2 ví dụ về vật đứng yên. - Tại sao nói vật đó chuyển động? Gv: - Vị trí vật đó so với gốc cây thay đổi chứng tỏ vật đó đang chuyển động. - Vị trí vật đó so với gốc cây không đổi chứng tỏ vật đó đứng yên. - Khi nào vật chuyển động, khi nào vật đứng yên? - 02 HS đọc lại kết luận. Trả lời C1 Kết luận : Khi vị trí của vật so với vật làm mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. (Sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác goi là chuyển động cơ học) - Yêu cầu HS trả lời C2. Trả lời C2 - C3: Khi nào vật được coi là đứng yên? - HS nêu ví dụ và chỉ rõ vật mốc. - Cái cây trồng bên đường là đứng yên hay chuyển động? Nếu là đứng yên thì đúng hoàn toàn không? Hoạt động 3 : Tính tương đối của chuyển động và đứng yên (10’) II/-Tính tương đối của chuyển động và đứng yên? - Treo tranh 1.2 - Gv: Hành khách đang ngồi trên 01 toa tàu đang rời nhà ga. - Yêu cầu HS đọc, trả lời C4 và xem H 1.2 SGK C4: Hành khách chuyển động so với nhà ga vì vị trí của hành khách so với nhà ga là thay đổi. - Yêu cầu HS đọc và trả lời C5. C5: So với toa tàu, hành khách đứng yên vì vị trí của hành khách so với toa tàu là không đổi. - Yêu cầu HS đọc và trả lời C6. C6: Một vật có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại là đứng yên đối với vật kia. - Yêu cầu HS lấy 01 vật bất kỳ, xét nó chuyển động so với vật nào, đứng yên so với vật nào? - Nhận xét : Vật chuyển động hay đứng yên là phụ thuộc vào yếu tố nào? * Nhận xét : Vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc. Ta nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối. - Yêu cầu HS lấy ví dụ cho câu C7. - Yêu cầu HS đọc và trả lời C8. Gv: Trong Thái dương hệ, Mặt trời có khối lượng rất lớn so với các hành tinh khác, tâm của Thái dương hệ sát với vị trí của Mặt trời, vậy coi Mặt trời là đứng yên còn các hành tinh khác chuyển động. C8: Nếu coi một điểm gắn với trái đất làm mốc thì vị trí của mặt trời thay đổi từ đông sang tây. Hoạt động 4 : Nghiên cứu một số chuyển động thường gặp (5’) III/-Một số chuyển động thường gặp: - Quỹ đạo chuyển động là gì? - Nêu các quỹ đạo chuyển động mà em biết. - Quỹ đạo chuyển động là đường mà vật chuyển động vạch ra. - Quỹ đạo : Thẳng, cong, tròn - Thả quả bóng bàn xuống đất xác định quỹ đạo. - Yêu cầu HS đọc và trả lời C9. - Treo tranh vẽ để HS xác định quỹ đạo. Trả lời C9 Hoạt động 5 : Vận dụng (13’) - Treo tranh vẽ H1.4. HS trả lời C10 (cá nhân) C10: Người lái xe chuyển động so với .... đứng yên so với .. Ô tô chuyển động so với .... đứng yên so với .. Người đứng bên cột điện đứng yên so với .... chuyển động so với .. - Yêu cầu HS đọc và trả lời C11. C11: Muốn xét vật chuyển động hay đứng yên là phải xét vị trí của vật đó với vật làm mốc. Gv: Ném một vật nằm ngang à quỹ đạo chuyển động của nó là gì? * Hướng dẫn về nhà : (2’) - Học phần ghi nhớ. - Làm bài tập từ 1.1 à 1.6 SBT trang 3-4. - Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết” - Hãy tìm một vật vừa chuyển động thẳng, vừa chuyển động cong à quỹ đạo chuyển động của nó là gì? - Đọc trước ở nhà bài 2 : “Vận tốc” TUẦN : 02 Ngày Soạn: 06/08/08 TIẾT : 02 BÀI 2 : VẬN TỐC I/- MỤC TIÊU : - So sánh quãng đường chuyển động trong 1 giây của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết nhanh, chậm của chuyển động. - Nắm được công thức vận tốc và ý nghĩa khái niệm vận tốc. Đơn vị chính của vận tốc là m/s; km/h và cách đổi đơn vị vận tốc. - Vận dụng công thức tính vận tốc để tính quãng đường, thời gian của chuyển động. II/- CHUẨN BỊ : - Bảng phụ ghi sẵn nội dung Bảng 2.1 SGK. - Tranh vẽ phóng to H2.2 (Tốc kế); Tốc kế thật (nếu có) III/- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG Hoạt động 1 : Kiểm tra, tổ chức tình huống học tập (5’) - Chuyển động cơ học là gì? Vật đứng yên là như thế nào? Lấy ví dụ và nói rõ vật được chọn làm mốc - Tính tương đối của chuyển động và đứng yên là gì? Lấy ví dụ và nói rõ vật được chọn làm mốc - Dựa vào H 2.1 Gv : Trong các vận động viên chạy đua đó, yếu tố nào trên đường đua là giống nhau và khác nhau? Dựa vào yếu tố nào ta nhận biết vận động viên chạy nhanh, chạy chậm? - Để xác định chuyển động nhanh hay chậm của một vật à nghiên cứu bài VẬN TỐC. Hoạt động 2 : Nghiên cứu khái niệm vận tốc là gì? (15’) I/-Vận tốc là gì? - Yêu cầu HS đọc bảng 2.1. Điền vào cột 4, 5 - Yêu cầu HS đọc và trả lời C1. (5’) Trả lời C1 - Yêu cầu HS đọc và trả lời C2. (5’) Trả lời C2 Vận tốc : quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian Gv: Quãng đường đi trong 1s gọi là gì? - Yêu cầu HS đọc và trả lời C3. (5’) Trả lời C3 Vận tốc là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. Hoạt động 3 : Xây dựng công thức tính vận tốc (2’) II/-Công thức tính vận tốc . Gv: Khắc sâu đơn vị các đại lượng và nhấn mạnh ý nghĩa của vận tốc. Cách trình bày một công thức tính một đại lượng nào đều phải biết giới thiệu các đại lượng và điều kiện các đại lượng. Trong đó : s là quãng đường là thời gian. là vận tốc. Hoạt động 4 : Xét đơn vị vận tốc (5’) III/-Đơn vị vận tốc : - Gv: thông báo cho HS biết đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài quãng đường đi được và thời gian đi hết quãng đường đó. - HS làm việc cá nhân C4. - HS trình bày cách đổi đơn vị vận tốc 1 km/h = ? m/s. - v = 3 m/s = ? km/h - Gv: hướng dẫn cách đổi : - Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài quãng đường đi được và thời gian đi hết quãng đường đó. - Đơn vị hợp pháp của vận tốc là km/h và m/s. * 1 km/h = 0,28 m/s * 1 hải lí = 1,852 km * 1 nút = 1,852 km/h = 0,514 m/s (Trong hàng hải, người ta thường dùng đơn vị “nút” làm đơn vị đo vận tốc. “Nút” là vận tốc của một chuyển động trong đó mỗi giờ vật đi được 1 hải lí) Hoạt động 5 : Nghiên cứu dụng cụ vận tốc: Tốc kế (2’) - Tốc kế là dụng cụ đo vận tốc. - Xem tốc kế H 2.2/9 SGK. - Gv: Nói nguyên lý hoạt động cơ bản của tốc kế là truyền chuyển động từ bánh xe qua dây côngtơmét đến một số bánh răng truyền chuyển động đến kim của đồng hồ côngtơmét. - Treo tranh tốc kế. Yêu cầu HS nêu cách đọc. Hoạt động 6 : Vận dụng – Củng cố (14’) III/- Vận dụng : - Chuyển động nào nhanh nhất, chuyển động nào chậm nhất. - Gv: kiểm tra kết quả, phân tích cho HS thấy phải cùng đơn vị mới so sánh được. C 5: a) Ý nghĩa của con số : 36 km/h; 10,8 km/h; 10 m/s. b) HS tự so sánh. Nếu đổi về đơn vị m/s : v1 = v2 = v3 = 10 m/s. à v1 = v3 > v2 Chuyển động (1) và (3) nhanh hơn chuyển động (2) - Yêu cầu HS đổi ngược lại ra vận tốc km/h. - Yêu cầu HS tóm tắt đầu bài C6 à Gv hướng dẫn HS tóm tắt. t = 1,5 h s = 81 km v1 = ? km/h v2= ? km/h so sánh số đo v1 và v2. C 6 : v1 = v2 = - HS tự tóm tắt C7 và tự giải C 7 : v = - HS tự tóm tắt C8 và tự giải C 8 : v = * Củng cố : - Độ lớn của vận tốc cho biết gì? - Công thức tính vận tốc? Nếu đổi đơn vị thì số đo của vận tốc có thay đổi không? * Hướng dẫn về nhà : (2’) - Học phần ghi nhớ. - Làm bài tập từ 2.1 à 2.5 SBT trang 5. - Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết” - Đọc trước ở nhà bài 3 : “Chuyển động đều – Chuyển động không đều” TUẦN : 03 Ngày Soạn: 06/08/08 TIẾT : 03 BÀI 3 : CHUYỂN ĐỘNG ĐẾU – CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU I/- MỤC TIÊU : - Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều và chuyển động không đều. Nêu được những ví dụ về chuyển động đều và chuyển động không đều thường gặp. - Xác định được dấu hiệu đắc trưng cho chuyển động đều là vận tốc không thay đổi theo thời gian. Chuyển động không đều là vận tốc thay đổi theo thời gian. - Vận dụng để tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường. Làm thí nghiệm và ghi kết quả tương tự như bảng 3.1. - Từ các hiện tượng thực tế và kết quả thí nghiệm để rút ra được quy luật của chuyển động đều và không đều. - Tập trung nghiêm túc, hợp tác khi thực hiện thí nghiệm. II/- CHUẨN BỊ : - Máng nghiêng, bánh xe, đồng hồ điện tử. - Bảng kết quả mẫu như hình (Bảng 3.1) SGK trang 12. III/- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG Hoạt động 1 : Kiểm tra, tổ chức tình huống học tập (5’) - Độ lớn của vận tốc được xác định như thế nào? Biểu thức? Đơn vị các đại lượng? - Độ lớn vận tốc đắc trưng cho tính chất nào của chuyển động? Gv : Vận tốc cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động. Thực tế khi em đi xe đạp có phải luôn nhanh hoặc chậm như nhau? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết các vấn đề liên quan. I/- Định nghĩa : Hoạt động 2 : Định nghĩa (10’) - Chuyển động đều là gì? Nêu ví dụ thực tế. - Chuyển động không đều là gì? Nêu ví dụ thực tế. - Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc không thay đổi theo thời gian. - Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc thay đổi theo thời gian. Gv : Khi tìm ví dụ thực tế về chuyển động đều và chuyển động không đều, chuyển động nào dễ tìm hơn? VD : - Chuyển động đều là chuyển động của đầu kim đồng hồ, của trái đất quay xung quanh mặt trời, của mặt trăng xung quanh trái đất . - Chuyển động không đều như chuyển động của ô tô, xe đạp, máy bay - Làm thí nghiệm theo nhóm: Đọc C1, nghe hướng dẫn. - Điền kết quả vào bảng : Tên quãng đường AB BC CD DE EF Chiều dài(m) Thời gian (s) - Hướng dẫn cho HS cứ 3 giây là đánh dấu. - Nếu dùng đồng hồ điện tử thì để 2 hoặc 3 tín hiệu hãy đánh dấu vị trí của bánh xe. - Vận tốc trên quãng đường nào bằng nhau? - Vận tốc trên quãng đường nào khôngbằng nhau? C1 : - Chuyển động quãng đường ... là đều. - Chuyển động quãng đường ... là không đều. - Yêu cầu HS đọc và trả lời C2. C2 : - Chuyển động quãng đường ... là đều. - Chuyển động quãng đường ... là đều và dần. - Chuyển động quãng đường ... là đều và dần. Hoạt động 3 : Nghiên cứu vận tốc trung bình của chuyển động không đều (10’) - HS đọc SGK - Trên quãng đường AB, BC, CD chuyển động của bánh xe có đều không? - Có phải vị trí nào trên AB vận tốc của vật cũng có giá trị = vAB không? - vAB chỉ có thể gọi là gì? - Tính vAB, vBC, vCD, vAD, nhận xét kết quả. - vtb được tính bằng biểu thức nào? Gv : hướng dẫn HS hiểu ý nghĩa vtb trên đoạn đường nào, bằng s đó chia cho thời gian đi hết quãng đường đó. * Chú ý : vtb khác trung bình công vận tốc. II/- Vận tốc trung bình của chuyển động không đều : C3 : Đọc SGK trang 12. Trong đó : s là quãng đường; đơn vị : km, m. t là thời gian đi hết quãng đường; đơn vị : h, s. vtb là vận tốc trung bình trên cả đoạn đường; đơn vị : km/h, m/s. Hoạt động 4 : Vận dụng – củng cố (10’) III/- Vận dụng : - Yêu cầu HS bằng thực tế phân tích chuyển động của ô tô. - Rút ra ý nghĩa của v = 50 km/h C 4: - Ô tô chuyển động không đều vì khi khởi động, v tăng lên. Khi đường vắng : v lớn hơn. Khi đường đông : v nhỏ. Khi dừng : v giảm đi. v = 50 km/h à vtb trên quãng đường từ Hà Nội đi Hải Phòng - Yêu cầu HS đọc, tóm tắt và giải C5. s1 = 120m; t1 = 30s; s2 = 60m; t2 = 24s. vtb1 =?, vtb2 =?, vtb =?, - Nhận xét trung bình cộng vận tốc với vtb - Yêu cầu HS đọc, tóm tắt và giải C6. - t = 5h, vtb = 30 km/h, s =? C6 : s = vtb.t = 150 km - Yêu cầu HS đọc, tóm tắt và giải C7. - t = 30’, s = 60m, vtb = ? km/h, vtb = ? m/s C7 : - Chuyển động đều là gì? - vtb trên một quãng đường được tính như thế nào? - Muốn so sánh chuyển động nhanh hay chậm, ta phải thực hiện như thế nào? - Chuyển động đều là chuyển động - Chuyển không động đều là chuyển động - Xáx định v của chuyển động về cùng 1 đơn vị rồi so sánh nhanh hay chậm. * Hướng dẫn về nhà : (1’) - Học phần ghi nhớ. Lấy ví dụ - Làm bài tập từ 3.1 à 3.7 SBT trang 6-7. - Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết” - Đọc trước ở nhà bài 4 : “Biểu diễn lực” TUẦN : 04 Ngày Soạn: 06/08/08 TIẾT : 04 BÀI 4 : BIỂU DIỄN LỰC I/- MỤC TIÊU : - Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc. - Nhận biết được lực là đại lượng vectơ. Biểu diễn được vectơ lực. - Rèn luyện kỹ năng biểu diễn lực. II/- CHUẨN BỊ : - Giá đỡ, xe lăn, nam châm thẳng, 1 lõi sắt. III/- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1 : Kiểm tra, tổ chức tình huống học tập (5’) - Chuyển động đều là gì? Nêu ví dụ trong thực tế? - Chuyển động không đều là gì? Nêu ví dụ trong thực tế? - Có 2 vật chuyển động trên cùng một quãng đường chuyển động, thời gian chuyển động như nhau. Một vật chuyển động đều, một vật chuyển động không đều. So sánh vận tốc của chuyển động đều và chuyển động không đều? Gv : Một vật có thể chịu tác động của 1 hoặc đồng thời nhiều lực. Vậy làm thế nào để biểu diễn lực? * Để biểu diễn lực cần tìm hiểu quan hệ giữa lực và sự thay đổi vận tốc của vật, em hãy nêu tác dụng của lực. Ví dụ. I/- Lực và sự thay đổi vận tốc : Hoạt động 2 : Tìm hiểu quan hệ giữa lực và sự thay đổi của vận tốc (10’) - Cho làm thí nghiệm 4.1 và trả lời C1 - Mô tả H 4.2 C1 :làm thí nghiệm 4.1 Hoạt động nhĩm: * Nguyên nhân làm xe biến đổi chuyển động * Vật tác dụng vào lưới, tác dụng làm lưới .. - Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động. - Khi vận tốc của vật thay đổi ta có thể kết luận đã có lực tác dụng lên vật. Vậy tác dụng lực làm cho vật biến đổi chuyển động hoặc bị biến dạng. - Tác dụng của lực ngoài phụ thuộc vào độ lớn còn phụ thuộc vào yếu tố nào không? F F F a) b) c) II/- Biểu diễn lực : Hoạt động 3 : Biểu diễn lực (13’) - Trọng lực có phương và chiều như thế nào? - Hãy nêu ví dụ tác dụng của lực phụ thuộc vào độ lớn, phương và chiều? - Yêu cầu HS nêu tác dụng của lực trong các trường hợp sau : Tác dụng của : - Trường hợp a : Vật bị . . . .. . . . . . . . . . . . - Trường hợp b : Vật bị . . . .. . . . . . . . . . . . - Trường hợp c : Vật bị . . . .. . . . . . . . . . . . gốùc Phương, chiều - Kết quả tác dụng lực có giống nhau không? Nhận xét? Gv : thông báo biểu diễn lực bằng : Độ dài * Kết quả cùng độ lớn nhưng phương chiều khác nhau thì tác dụng lực cũng khác nhau. Vậy lực là đại lượng có độ lớn, phương và chiều gọi là đại lượng vectơ. - Đặc điểm của mũi tên biểu diễn yếu tố nào của lực? - Gốc mũi tên biểu diễn . Lực - Phương chiều mũi tên biểu diễn ... lực. - Độ dài mũi tên biểu diễn ...lực theo một tỉ xích cho trước. - Vec tơ lực ký hiệu : * Ký hiệu vectơ lực: - Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có : + Gốc là điểm đặt của lực. + Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực. Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước. Hoạt động 4 : Vận dụng – củng cố (13’) III/- Vận dụng Yêu cầu HS hoạt động cá nhân C2 HS lên bảng thì Gv cho tỉ xích trước. Hướng dẫn HS trao đổi cách lấy tỉ xích sao cho thích hợp . Lớp trao đổi bài làm của hai HS trên bảng . Yêu cầu tất cả HS làm và mơ tả vào trong vở. Trao đổi kết quả của HS , thgống nhất , ghi vở . C2 : VD1: m = 5kg à P = 50N Chọn tỉ xích 0,5cm ứng với 10N VD2: Tỉ xích 1cm ứng với 500N C3 : F1 F1 = 20N , theo phương thẳng đứng hướng từ dưới lên F2 F2= 30N , theo phương nằm ngang hướng từ trái sang phải . F3 300 F3= 30N cĩ phương chếch với phương nằm ngang gĩc 300 - Yêu cầu HS về nhà làm C3. - Lực là đại lượng vô hướng hay có hướng? Vì sao? - Lực được biểu diễn như thế nào? * Hướng dẫn về nhà : (1’) - Học phần ghi nhớ. Lấy ví dụ - Làm bài tập từ 4.1 à 4.5 SBT trang 8. - Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết” - Đọc trước ở nhà bài 5 : “Sự cân bằng lực – Quán tính” IV. RÚT KINH NGHIỆM TUẦN : 05 Ngày Soạn: 06/08/08 TIẾT : 05 BÀI 5 : SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH I/- MỤC TIÊU : - Nêu được một số ví dụ về hai lực cân bằng, nhận biết đặc điểm của hai lực cân bằng và biểu thị bằng vectơ lực. - Từ kiến thức đã nắm được từ lớp 6, HS dự đoán và làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán để khẳng định được “Vật được tác dụng của hai lực cân bằng thì vận tốc không đổi, vật sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều mãi mãi”. - Nêu được một số ví dụ về quán tính. Giải thích được hiện tượng quán tính. - Rèn luyện kĩ năng biết dự đoán. - Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm phải có tác phong nhanh nhẹn, chuẩn xác. - Rèn luyện thái độ nghiêm túc; hợp tác khi làm thí nghiệm. II/- CHUẨN BỊ : - Bảng phụ kẻ sẵn bảng 5.1 để điền kết quả của HS; cốc nước, băng giấy (10x20cm), bút dạ quang, máy Atút – đồng hồ bấm giây hoặc đồng hồ điện tử, xe lăn, khúc gỗ hình trụ (búp bê). III/- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1 : Kiểm tra, tổ chức tình huống học tập (5’) - Vectơ lực được biểu diễn như thế nào? Làm bài tập 4.4 SBT. - Biểu diễn vectơ lực sau: Trọng lực của vật là 1500N, tỉ xích tuỳ chọn vật A. Hoạt động 2 : Nghiên cứu lực cân bằng (20’) - Yêu cầu HS tự nghiên cứu tình huống học tập ở SGK. Gv : Bài học hôm nay nghiên cứu hiện tượng vật lý nào? - Hai lực cân bằng là gì? Tác dụng của 2 lực cân bằng khi tác dụng vào vật đang đứng yên sẽ làm vận tốc của vật đó thay đổi không? 1. Hai lực cân bằng là gì? - HS trả lời bằng kiến thức đã học ở lớp 6 . - - Vật đứng yên chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vẫn đứng yên à vận tốc không đổi = 0 -Xem hình 5.1 . - Thảo luận nhĩm : phân tích các lực tác dụng lên quyển sách, quả cầu, quả bóng ở H5.1. -phân tích và biểu diễn các lực tác dụng lên quyển sách, quả cầu, quả bóng ở H5.1. -C1 Yêu cầu làm C1. - Vẽ sẵn 3 vật lên bảng để Hs biểu diễn (chi nhanh) - Yêu cầu 3 HS lên bảng biểu diễn lực, so sánh điểm đặt, cường độ, phương, chiều của 2 lực cân bằng. - Qua 3 ví dụ em nhận xét khi vật đứng yên chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì kết quả là gì? à nhận xét. Chốt lại đặc điểm của hai lực cân bằng * Đặc điểm của 2 lực cân bằng : + Tác dụng vào cùng một vật. + Cùng độ lớn (cường độ) + Ngược hướng (cùng phương, ngược chiều) - Vậy vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì trạng thái chuyển động của chúng thay đổi như thế nào? - Nguyên nhân của sự thay đổi vận tốc là gì ? - Nếu lực tác dụng lên vật mà cân bằng nhau à F=0 à vận tốc của vật có thay đổi không? - Yêu cầu đọc nội dung thí nghiệm (b) H5.3 - Yêu cầu mô tả bố trí và quá trình làm thí nghiệm Gv : mô tả lại quá trình đặc biệt lưu ý hình d. Gv : Yêu cầu HS làm thí nghiệm để kiểm chứng. -Cùng một lúc 3 HS lên bảng , mỗi em biểu diễn 1 hình theo tỉ xích cho trước Q P : trọng lượng của quyển sách . Q : lực cản của bàn lên sách . => P và Q là hai lực cân bằng nhau. => v = 0 I/- Lực cân bằng : P 1/-Hai lực cân bằng là gì? Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau. T P : trọng lượng của quyển sách . T : lực căng của dây . => P và T là hai lực cân bằng nhau. => v = 0 P Tương tự đđối với quả bĩng đặt trên sân cỏ Nhận xét : * Khi vật đứng yên chịu tác dụng của 2 lực cân bằng sẽ đứng yên mãi mãi: v = 0. * Đặc điểm của hai lực cân bằng . 2/-Tác dụng của 2 lực cân bằng lên vật đang chuyển động : a) HS dự đoán b) Thí nghiệm kiểm chứng. - Đọc TN theo hình - Đại diện nhĩm mơ tả TN - Làm TN theo nhĩm. Trả lời C2, C3, C4 C2 : Tình huống a : mA — mB PA — PB PA = F = PB à vA = 0 -Quả nặng A chịu tác dụng của những lực nào? Hai lực đó như thế nào? Quả nặng chuyển động hay không? -Đặt gia trọng A’ lên theo dõi chuyển động của quả A sau 2-3 lần, rồi tiến hành đo. Để lỗ k thấp xuống dưới. -- Yêu cầu HS đọc C4, C5 nêu cách làm thí nghiệm à mục đích đo đại lượng nào? - Dịch lỗ k lên cao. Để quả nặng A, A’ chuyển động, qua k A’ giữ lại à tính vận tốc khi A’ bị giữ lại. Để HS thả 2-3 lần rồi bắt đầu đo. - Phân tích hiện tượng F tác dụng lên quả nặng A. - Fk và PA là 2 lực như thế nào? - Vật đang chuyển động chịu t d của 2 lực cân bằng thì có thay đổi chuyển động không? Vận tốc có thay đổi không? Hoạt động 3 : Nghiên cứu quán tính là gì? Vận dụng quán tính trong đời sống và kĩ thuật (20’) -Yêu cầu HS đọc nhận xét và phát biểu ý kiến của mình đối với nhạn xét đó. Nêu ví dụ chứng minh ý kiến đó. - HS làm thí nghiệm C6. + Kết quả + Giải thích : Gv : Chỉ hướng cho HS phân tích là búp bê không kịp thay đổi vận tốc. - Tương tự yêu cầu HS tự làm thí nghiệm C7 và giải thích hiện tượng. - Yêu cầu HS đọc và giải thích C8 Gv : Yêu cầu HS trình bày câu trả lời à hướng dẫn HS trao đổi để đi đến giải thích - Tại sao khi nhảy từ trên cao xuống thì chân phải gập lại? Giả sử không gập chân được thì có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích? - Bút tắt mực, ta vẩy mạnh; bút lại có thể viết được. -Vì sao cán búa lỏng có thể làm chặt lại bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất? - Đặt một cốc nước lên tờ giấy mỏng. Giật nhanh tờ giấy ra khỏi đáy cốc thì cốc vẫn đứng yên. Tại sao? C3 : Bấm đồng hồ sau 2 giây thì đánh dấu . -=> v1= ? V2=? C4, C5 v1’ = . v2’ = . - Nhận xét : v1’ = . v2’ PA  Fk  PB - Đại diện nhĩm cơng bố kết quả TN . GV ghi vào bảng phụ 5.1. - Fk và PA là 2 lực cân bằng. Khi một vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của 2 lực cân bằng sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều mãi mãi - Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên; đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính. II/- Quán tính 1/-Nhận xét : - Khi có F tác dụng không thể làm va

File đính kèm:

  • docvat ly 8(8).doc
Giáo án liên quan