Giáo án Vật lý 8 tuần 26 tiết 26: Dẫn nhiệt

Tuần 26 - tiết 26: DẪN NHIỆT

I. Mục tiêu:

- Tìm ví dụ về sự dẫn nhiệt

- So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí

- Quan sát được thí nghiệm về sự dẫn nhiệt từ đó so sánh được tính dẫn nhiệt của chất lỏng, khí là kém

II. Chuẩn bị:

1. GV: Các dụng cụ TN h 22.1, 22.2, 22.3 và 22.4 sgk

2. HS: Xem trước bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 tuần 26 tiết 26: Dẫn nhiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 - tiết 26: DẪN NHIỆT I. Mục tiêu: - Tìm ví dụ về sự dẫn nhiệt - So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí - Quan sát được thí nghiệm về sự dẫn nhiệt từ đó so sánh được tính dẫn nhiệt của chất lỏng, khí là kém II. Chuẩn bị: GV: Các dụng cụ TN h 22.1, 22.2, 22.3 và 22.4 sgk HS: Xem trước bài mới III. Tiến trình: 1. Bài cũ: ( 5 phút ) Nhiệt năng của 1 vật là gì? Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật. Cho vd. Nhiệt lượng là gì, đơn vị của nhiệt lượng. 2. Bài mới: * Vào bài: GV yêu cầu HS nhắc lại các cách làm thay đổi nhiệt năng từ đó dựa vào sgk để đặt vấn đề cho hình thức dẫn nhiệt * Phát triển bài: 1. Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt ( 10 phút ) Hoạt động dạy và học Nội dung H: Đọc nội dung TN h22.1 G: Giới thiệu TN và tiến hành TN H: Quan sát để TL các câu C1,2,3 G: Củng cố câu TL đúng I. Sự dẫn nhiệt: 1. TN : sgk 2. Trả lời câu hỏi: C1) Nhiệt đã truyền đến sáp làm cho sáp nóng lên và chảy ra C2) Thứ tự là a,b,c,d,e C3) Nhiệt đã truyền từ đầu A đến đầu B của thanh đồng 2. Tìm hiểu về tính dẫn nhiệt của các chất: ( 15 phút ) Hoạt động dạy và học Nội dung H: Đọc nội dung TN 1 G: Giới thiệu TN là nhằm để so sánh sự dẫn nhiệt của chất rắn, lỏng, khí G: Tiến hành TN H: Quan sát TN 22.2 thảo luận TL C4,5 G: Chốt ý H: Đọc nội dung TN 2 G: Giới thiệu TN này nhằm nhận xét về tính dẫn nhiệt của chất lỏng H: Quan sát TN từ đó TL C6 H: Đọc nội dung TN 3 G: Giới thiệu TN này nhận xét về tình dẫn nhiệt của không khí H: Quan sát GV làm TN từ đó TL C7 G: Chốt ý chung kiến thức toàn mục II. Tính dẫn nhiệt của các chất: 1. TN 1: sgk C4) Không. Kim loại dẫn nhiệt tốt hơn thuỷ tinh C5) Trong 3 chất đồng, nhôm, thuỷ tinh thì đồng dẫn nhiệt tốt nhất, thuỷ tinh dẫn nhiệt kém nhất. Trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất 2. TN 2: sgk C6) Không. Chất lỏng dẫn nhiệt kém 3. TN 3: sgk C7) Không. Chất khí dẫn nhiệt kém 3. Củng cố - Vận dụng: ( 10 phút ) Hoạt động dạy và học Nội dung H: Đọc ghi nhớ sgk G: Yêu cầu cá nhân HS TL câu C8 -> C12 G: HD HS thảo luận TL các câu H: Thảo luận TL G: Chốt ý III. Vận dụng: C9) Ví kim loại dẫn nhiệt tốt còn sứ dẫn nhiệt kém C10) Ví không khí ở giữa các lớp áo mỏng dẫn nhiệt kém C11) Mùa đông -> Để tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lông chim C12) Vì kim loại dẫn nhiệt tốt + Ngày lạnh nhiệt độ cơ thể cao hơn nhiệt độ bên ngoài nên nhiệt từ cơ thểtruyền vào kim loại và phân tán nhanh trong kim loại nên ta thấy lạnh + Ngày nóng nhiệt độ cơ thể thấp hơn nhiệt độ bên ngoài nên nhiệt độ từ kim loại truyền vào cơ thể ta có cảm giác nóng 4. Hướng dẫn về nhà: ( 5 phút ) Bài tập 22.1 + 22.2 chọn đáp án đúng dựa vào kiến thức đã học Bài tập 22.3 Thuỷ tinh dẫn nhiệt kém ..-> Cốc dày dễ vỡ Bài tập 22.4 Trong ấm nhôm Bài tập 22.5 tương tự C12 Bài tập 22.6 HS suy nghĩ TL 5. Dặn dò: - Học bài cũ, Làm bài tập sbt - Đọc có thể em chưa biết - Xem trước bài mới: Nhận biết đới lưu là gì? Bức xạ nhiệt là gì? Tìm hiểu trước về 2 hiện tượng này 6. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docL8- TIET 26.doc
Giáo án liên quan