Giáo án Vật lý 8 tuần 9: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau

Bài 8: ÁP SUẤTCHẤT LỎNG - BÌNH THÔNG NHAU

I-MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Biết áp suất của vật rắn tác dụng theo phương của lực

 - Hiểu: áp suất chất lỏng gây ra theo mọi phương; hiểu công thức tính áp suất chất lỏng, nguyên tắc bình thông nhau, các đại lượng và đơn vị trong công thức

 - Vận dụng công thức tính áp suất chất lỏng để giải bài tập, vận dụng nguyên tắc bình thông nhau để giải thích một số hiện tượng thừơng gặp

2. Kỹ năng làm thí nghiệm, quan sát, giải thích hiện tượng.

3. Thái độ cẩn thận , tích cực khi hoạt động nhóm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 5001 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 tuần 9: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Ngày soạn: Tiết 9 Ngày dạy: Bài 8: ÁP SUẤTCHẤT LỎNG - BÌNH THÔNG NHAU I-MỤC TIÊU: Kiến thức: - Biết áp suất của vật rắn tác dụng theo phương của lực - Hiểu: áp suất chất lỏng gây ra theo mọi phương; hiểu công thức tính áp suất chất lỏng, nguyên tắc bình thông nhau, các đại lượng và đơn vị trong công thức - Vận dụng công thức tính áp suất chất lỏng để giải bài tập, vận dụng nguyên tắc bình thông nhau để giải thích một số hiện tượng thừơng gặp Kỹ năng làm thí nghiệm, quan sát, giải thích hiện tượng. Thái độ cẩn thận , tích cực khi hoạt động nhóm. II-CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Bình thông nhau, hình 8.2, 8.7, 8.8 - Mỗi nhóm :dụng cụ TN H8.3, 8.4( bình trụ có đáy C và lỗ A,B bịt màng cao su mõng,bình trụ thuỷ tinh có đĩa D tách rời dùng làm đáy) 2. Học sinh: Xem và soạn bài trước ở nhà III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số lớp. 2. kiểm tra bài củ: Tác dụng của áp suất phụ thuộc những yếu tố nào? Công thức, đơn vị tính áp suất ? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Tìm hiểu áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình và thành bình (TN 1): Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng - Giới thiệu dụng cụ và nêu mục đích thí nghiệm H8.3 - Cho HS dự đoán kết quả TN cho Hs tiến hành TN để kiểm chứng điều vừa dự đoán - Cho HS nhận xét , trả lời C1, C2 Rút lại nhận xét đúng cho HS ghi vào vở - Cho HS chừa chổ trống vẽ H8.3 - Trong lòng chất lỏng có gây áp suất không? => thí nghiệm 2 - Chú ý lắng nghe - HS trả lời dự đoán - Hoạt động nhóm làm TN, trả lời C1, C2 I- Sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng: 1/ Thí nghiệm 1: (H8.3) C1: chất lỏng gây áp suất lên đáy bình và thành bình C2: chất lỏng gây áp suất theo mọi phương Ghi vào vở - Nhận xét: các màng cao su biến dạng chứng tỏ chất lỏng gây áp suất lên đáy bình và thành bình Vậy: Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương * Hoạt động 2: Tìm hiểu về áp suất chất lỏng tác dụng lên các vật ở trong lòng chất lỏng (TN 2): Mô tả TN Cho HS dự đoán kết quả Yêu cầu HS tiến hành TN theo nhóm Nhận xét câu trả lời của HS Yêu cầu HS hoàn thành kết luận qua 2 TN (G treo bảng phụ ghi câu C4) Đưa ra kết luận hoàn chỉnh cho HS ghi vào vở HS lắng nghe Màng D không rời khỏi đáy Hoạt động nhóm TN, trả lời C3 HS trả lời phần kết luận câu C4: (1): đáy; (2): thành (3): trong lòng Ghi kết luận vào vở 2/ Thí nghiệm 2: (H8.4) Nhận xét: Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên các vật ở trong lòng nó 3/Kết luận: Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình, mà lên cả thành bình và các vật ở trong lòng chất lỏng * Hoạt động 3: Xây dựng công thức tính áp suất chất lỏng: Dựa vào công thức tính áp suất p = yêu cầu HS chứng minh công thức p = h. d - Lưu ý HS: - h là độ cao cột chất lỏng tính từ điểm cần tính áp suất tới mặt thoáng chất lỏng - Ap suất tại những điểm trên cùng mặt phẳng nằm ngang khi chất lỏng đứng yên đều bằng nhau p = mà F = d.V = d.S.h => p = = d.h - HS có thể ghi lưu ý vào vở để áp dụng làm bài tập II- Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d. h .p: áp suất của chất lỏng (pa) .d: trọng lượng riêng của chất lỏng(N/m3) .h: chiều cao cột chất lỏng (m) * Hoạt động 4: Tìm hiểu nguyên tắc bình thông nhau: Cho HS xem bình thông nhau Cho HS xem H8.6 Cho HS làm TN Mô tả bình thông nhau Dự đoán và trả lời câu C5: mực nước ở trạng thái c) Làm thí nghiệm Nêu kết luận III-Bình thông nhau: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng độ cao. * Hoạt động 5: Vận dụng. * Yêu cầu HS trả lời C6 C7 cho HS thảo luận nhómàđại diện nhóm trả lời Cho HS xem H8.7, 8.8, gọi HS trả lời C8, C9 Cá nhân trả lời C6 Đại diện nhóm thực hiện C7 - Hoạt động cá nhân để hoàn thành C8, C9 trong sách giáo khoa. - Trả lời C8, C9 C6: Vì người thợ lặn phải lặn sâu dưới biển nên áp suất do nước biển gây ra rất lớn, nếu không mặc áo lặn thì không chịu nổi áp suất đó. C7:h1 =1.2m h2 = 1.2-0.4 =0.8m p1 =? , p2 =? d =10 000N/m3 Ap suất của nước lên đáy thùng: p1 = d.h1= 10 000.1.2 =12 000N/m2 Ap suất của nước lên điểm cách đáy thùng 0.4m: p2 =d.h2 = 10 000.0.8 = 8 000N/m2 C8: Ấm có vòi cao hơn đựng nước nhiều hơn vì ấm và vòi là bình thông nhau nên mực nước ở ấm và vòi cùng độ cao. C9 :Dựa vào nguyên tắc bình thông nhau, mực chất lỏng trong bình kín luôn bằng mực chất lỏng mà ta nhìn thấy ở thiết bị B. Thiết bị này gọi là ống đo mực chất lỏng 4. Cũng cố: - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. - Nêu quy tắc bình thông nhau. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài và làm các bài tập 8.1; 8.2; 8.3 trong sách bài tập vật lí 8 - Soạn trước bài mới: “ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN” Duyệt của tổ chuyên môn IV. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docTUAN 9 BINH THONG NHAU.doc
Giáo án liên quan