Giáo án Vật lý 9

A.Mục tiêu:

1)Kiến thức:

-Trên cơ sở vận dụng hiểu biết về điện trở tương đương của đoạn mạch mắc song song, HS suy luận được các dây dẫn có cùng chiều dài và được làm cùng một loại vật liệu thì điện trở của chúng tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây.

-Nêu được kết luận: điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ cùng một vật liệu thì tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

2)Kĩ năng:

-Bố trí và tiến hành được thí nghiệm kiểm tra mối quan hệ giữa điện trở và tiết diện của dây.

3)Thái độ:

-Rèn tính hợp tác trong nhóm trong quá trình thí nghiệm.

B.Chuẩn bị:

+Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS:

-Hai đoạn dây dẫn bằng hợp kim cùng loại, có cùng chiều dài nhưng có tiết diện lần lượt là S1 , S2 (tương ứng với đường kính tiết diện là d1 và d2).

-Một nguồn điện 6V.

-1 công tắc.

-1 Ampe kế có GHĐ 1,5A và GHĐ 0,1A.

-1 Vônkế có GHĐ 10V và ĐCNN là 0,1V.

-7 đoạn dây nối.

-2 chốt kẹp nối dây dẫn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1758 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:17/09/2005 Tiết 08: SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO TIẾT DIỆN DÂY DẪN A.Mục tiêu: 1)Kiến thức: -Trên cơ sở vận dụng hiểu biết về điện trở tương đương của đoạn mạch mắc song song, HS suy luận được các dây dẫn có cùng chiều dài và được làm cùng một loại vật liệu thì điện trở của chúng tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây. -Nêu được kết luận: điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ cùng một vật liệu thì tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. 2)Kĩ năng: -Bố trí và tiến hành được thí nghiệm kiểm tra mối quan hệ giữa điện trở và tiết diện của dây. 3)Thái độ: -Rèn tính hợp tác trong nhóm trong quá trình thí nghiệm. B.Chuẩn bị: +Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: -Hai đoạn dây dẫn bằng hợp kim cùng loại, có cùng chiều dài nhưng có tiết diện lần lượt là S1 , S2 (tương ứng với đường kính tiết diện là d1 và d2). -Một nguồn điện 6V. -1 công tắc. -1 Ampe kế có GHĐ 1,5A và GHĐ 0,1A. -1 Vônkế có GHĐ 10V và ĐCNN là 0,1V. -7 đoạn dây nối. -2 chốt kẹp nối dây dẫn. C.Tổ chức hoạt động dạy và học: 1)Ổn định lớp: (1p) GV kiểm diện HS. 2)Kiểm tra: (4p) -Nêu kết luận về sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài của dây dẫn? -Phải tiến hành thí nghiệm như thế nào để xác định điện trở phụ thuộc vào chiều dài của chúng? 3)Bài mới: -Nếu hai dây dẫn có cùng chiều dài, cùng vật liệu làm ra nó nhưng có tiết diện khác nhau thì điện trở có bằng nhau không? Điện trở phụ thuộc vào tiết diện như thế nào? Bài hôm nay chúng ta tìm hiểu. Thời lượng Hoạt động của Thầy Giáo Hoạt động của HS Nội dung chính 5’ 15’ 15’ I.Hoạt động 1: Nêu dự đoán sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện -Tương tự như bài học trước, để đơn giản trong quá trình TN xét sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện của dây chúng ta cần chọn các dây dẫn như thế nào? -Em hãy quan sát hình 8.1 SGK. -C1 Hãy tính điện trở tương đương R2 của 2 dây dẫn trong sơ đồ hình 8.1b) và điện trở tương đương R3 hình 8.1c)? -Nếu hai dây dẫn trong hình 8.1a và ba dây dẫn trong hình 8.1c được chập sát vào nhau để trở thành một dây dẫn duy nhất có tiết diện tương ứng là 2S và 3S. -C2: Hãy nêu dự đoán về mối liên hệ giữa điện trở của các dây dẫn với tiết diện của mỗi dây. -Đề nghị từng nhóm HS ghi lên bảng dự đoán đó. II.Hoạt động 2: Tiến hành kiểm tra dự đoán. -Theo dõi, kiểm tra và giúp đỡ các nhóm tiến hành thí nghiệm, kiểm tra việc mắc mạch điện, đọc và ghi kết quả đo vào bảng 1 SGK theo từng lần thí nghiệm. -Sau khi các nhóm hoàn thành bảng 1 SGK, yêu cầu các nhóm đối chiếu kết quả thí nghiện với dự đoán mà nhóm đã nêu. -Đề nghị một vài HS nêu kết luận về sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện của dây. III.Hoạt động 3: Củng cố và vận dụng. +C3:Hai dây đồng cùng chiềi dài, dây thứ nhất có tiết diện 2mm2 , dây thứ hai có tiết diện 6mm2. Hãy so sánh tiết diện của hai dây nầy? -Hướng dẫn: Tiết diện dây thứ hai lớn gấp mấy lần dây thứ nhất? -Vận dụng kết luận trên để so sánh điện trở hai dây. +C4:Hai dây nhôm có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện 0,5mm2 và có điện trở R1 = 5,5W. Hỏi dây thứ hai có tiết diện 2,5mm2 thì có điện trở R2 = ? -Hướng dẫn: Tương tự như bài trên, hãy so sánh tiết diện của hai dây trước rồi mới so điện trở. -Nếu còn thời gian đề nghị HS đọc phần có thể em chưa biết. -Đề nghị một vài HS đọc phần ghi nhớ cuối bài học. a)Các nhóm HS thảo luận xem cần phải sử dụng các dây dẫn loại nào để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện của chúng cho đơn giản nhất. (cùng chiều dài, cùng chất, tiết diện gấp đôi hoặc gấp 3 lần). b)Các nhóm thảo luận để nêu ra dự đoán về sự phụ thuộc của dây dẫn vào tiết diện của chúng. -Tìm hiểu xem các điện trở hình 8.1 SGK có đặc điểm gì và mắc với nhau như thế nào. Sau đó thực hiện yêu cầu của C1. -Thực hiện yêu cầu của câu C2. a)Từng nhóm HS mắc mạch điện có sơ đồ như hình 8.3 SGK, tiến hành thí nghiệm và ghi các giá trị đo được vào bảng 1 SGK. b)Làm tương tự cho dây có tiết diện S2. c)Tính tỉ số và so sánh với tỉ số từ kết quả bảng 1 SGK. -Đối chiếu với dự đoán của nhóm đã nêu và rút ra kết luận. a)Từng HS trả lời câu C3. b)Từng HS làm câu C4. c)Từng HS tự đọc phần có thể em chưa biết. d)Học thuộc phần ghi nhớ đóng khung ở cuối bài. Điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây. 4) Hướng dẫn học ở nhà: (5’) -Hướng dẫn câu C5*:So sánh theo hai bước: bước 1 chọn dây dẫn trung gian cùng chất, cùng tiết diện, có chiều dài bằng một nửa. Bước hai so sánh hai dây có chiều dài bằng nhau, cùng chất nhưng có tiết diện lớn hơn 5 lần. -Câu C6*: tương tư câu trên. -Hướng dẫn bài 8.3: vì nên R2 = 10R1 = 85W. D.Rút kinh nghiệm,bổ sung:

File đính kèm:

  • docgiao an vat ly9 hay.doc