Bài 1:
SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN
I.MỤC TIÊU
1.N êu được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
2.Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I,U từ số liệu thực nghiệm.
3.Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
II.CHUẨN BỊ:
*Đối với mỗi nhóm học sinh:
- 1dây điện trở bằng nikêlin hoặc constantan chiều dài 1m,đường kính 0,3mm,dây này được quấn sẵn trên trụ sứ gọi là điện trở mẫu.
-1 ampe kế có GHĐ là1,5A và ĐCNN là 0,1A.
-1 vôn kế có GHĐ là 6V và ĐCNN là 0,1V.
-1 công tắc.
-1 nguồn điện 6V.
-7 đọan dây nối dài 30cm.
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3893 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 bài 1, 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN Ngày dạy:
TIẾT Ngày soạn:
Bài 1:
SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN
I.MỤC TIÊU
1.N êu được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
2.Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I,U từ số liệu thực nghiệm.
3.Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
II.CHUẨN BỊ:
*Đối với mỗi nhóm học sinh:
- 1dây điện trở bằng nikêlin hoặc constantan chiều dài 1m,đường kính 0,3mm,dây này được quấn sẵn trên trụ sứ gọi là điện trở mẫu.
-1 ampe kế có GHĐ là1,5A và ĐCNN là 0,1A.
-1 vôn kế có GHĐ là 6V và ĐCNN là 0,1V.
-1 công tắc.
-1 nguồn điện 6V.
-7 đọan dây nối dài 30cm.
III.TIẾN TRÌNH HOAT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
1.Ổn định:
2Bài mới:
Họat động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung
Họat động 1:Ôn lại kiến thức liên quan đến bài học.
Ampe kế và vôn kế
Ampe kế mắc nối tiếp với đèn, vôn kế mắc song song với đèn.Mắc ampe kế và von kế vào mạch sao cho dòng điện đi vào núm (+) và đi ra ở núm(-) của dụng cụ đo.
* GV treo H.1.1 và đặt câu hỏi:
- Để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn và hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn người ta dùng những lọai dụng cụ gì?
- Nêu nguyên tắc sử dụng những dụng cụ đó?
Họat động 2:Tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế.
Nguồn điện,khóa K,ampe kế,vôn kế.
Ampe kế đo cường độ dòng điện,vônkế đo hiệu điện thế,khóa Kđể đóng ngắt dòng điện.
Ampe kế mắc nối tiếp với đọan dây dẫn,vôn kế mắc song song với đọan dây dẫn.
Điểm A.
Mắc sơ đồ mạch điện H.1.1
Đo và ghi nhận kết qủavào bảng 1.
U(V)
I(A)
1
0
2
3
4
5
Trả lời C1:
=>Khi tăng(hoặc giảm) hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn cũng tăng (hoặc giảm).
a.Tìm hiểu sơ đồ mạch điện H.1.1
* Gv yêu cầu học sinh quan sát hình 1.1 và nêu câu hỏi:
- Hãy kể tên các bộ phận trong mạch điện?
-Công dụng các bộ phận đó là gì?
- Cách mắc các bộ phận trong sơ đồ?
- Chốt (+) của các dụng cụ đo điện phải được mắc về phía điểm A hay điểm B?
b.Tiến hành thí nghiệm:
* Gv yêu cầu học sinh:
- Mắc mạch điện theo sơ đồ H.1.1
- Tiến hành đo, ghi kết qủa vào bảng 1.
-Yêu cầu hs thảo luận C1.
.
.Sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐT:
1.Thí nghiệm:(SGK)
2.Kết luận:
Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng(hoạc giảm) thì cường độ dòng điện qua dây dẫn cũng tăng (hoặc giảm).
Họat động 3:Vẽ và sử dụng đồ thị rút ra kết luận.
-Đọc thông báo về dạng đồ thị và trả lời câu hỏi của GV:
=> Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào
hiệu điện thế là đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
Thực hiện C2.
=> Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ(U=0,I=0).
Thảo luận rút ra kết luận:
+ U tăng bao nhiêu lần thì I tăng bấy nhiêu lần.
+U giảm bao nhiêu lần thì I giảm bấy nhieu lần.
=> Cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu dây.
* GV hướng dẫn học sinh:
- Đọc phần thông báo về dạng đồ thị rồi gợi ý để học sinh trả lời câu hỏi:Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế có đặc điểm gì?
- Cá nhân từng học sinh làm câu C2.(GV chú ý hướng dẫn).
-Từ đồ thị đã vẽ em hãy rút ra kết luận về dạng đồ thị.
II.Đồ thị sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế:
1.Dạng đồ thị:
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ(U=0,I=0).
2.Kết luận:
+Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng(hoạc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện qua dây dẫn cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.
+ Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.
Họat động 4:Củng cố bài học và vận dụng.
Trả lời C3,C4:
C3: Xác định trên đồ thị điểm có U1=2,5V( từ U1 kẻ đường thẳng song song vói trục tung , cắt đò thị tại K.Từ K kẻ đường thẳng // với trục hoành cắt trục tung tại I1)=> I1=0,5A.
Tương tự U2=3,5V=> I2=0,7A.
+ Chọn điểm M bất kì trên đồ thị kẻ đường thẳng song song vói trục tung và song song với trục hoành xác định U3, I3.
C4: 0,125A; 4,0a; 5,5A; 3;0A.
Trả lời C5.
* Củng cố:
-Nêu kết luận về mối quan hệ giữa cường độ dòng điện vàhiệu điện thế.
-Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế đặt giữa hai đầu dây dẫn có đặc điểm gì?
* Vận dụng:
GV yêu cầu học sinh thực hiện C3,C4,C5.
3.Dặn dò:
1.Học bài.
2.Làm bài tập trong SGK.
IV.Rút kinh nghiệm:
TUẦN Ngày dạy:
TIẾT Ngày soạn:
Bài 2:
ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN – ĐỊNH LUẬT ÔM.
I.Mục tiêu:
1.Nhận biết được đơn vị điện trơ và vận dụng được công thức tính điện trở để giải bài tập.
2.Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Ôm.
3.Vận dụng được định luật Ôm để giải một số dạng bài tập đơn giản.
II.Chuẩn bị:
*Đối với giáo viên:
Kẻ sẵn bảng giá trị thương số đối với mỗi dây dẫn dựa vào số liệu trong bảng 1 và bảng 2 ở bài trước.
III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
1.On định:
2.Bài mới:
Họat động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Nội dung
Họat động 1:Ôn lại các kiến thức có liên quan đến bài mới.
=>Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng hay giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện trong dây dẫn cũng tăng hay gỉam bấy nhiêu lần.
Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.
=>Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa cương độ dòng điện và hiệu điện thế là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
- Nêu kết luận về mối quan hệ giữa cđdđ và hiệu điện thế?
-Đặc điểm của đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa cđdđ và hiệu điện thế?
Đặt vấn đề:Trở lại thí nghiệm hình 1.1,nếu ta thay một dây dẫn khác thì cđdđ qua dây dẫn đó có thay đổi hay không?
I.Điện trở:
a>Công thức:
R= với
U: hiệu điện thế giữa hai đầu dây(V)
I: cđdđ qua dây(A).
R: điện trở.
b>Kí hiệu điện trở trong mạch điện:
c> Đơn vị: Om ()
1=
Họat động 2:Xác định thương số đối với mỗi dây dẫn
Trả lời C1:
Điền kết quả vào bảng 1,2.
Thảo luận trả lời C2:
Tỉ số của mỗi dây dẫn là không đổi.
Tỉ số của hai dây dẫn khác nhau thì khác nhau.
* GV treo bảng thương số yêu cầu học sinh:
-Dựa vào bảng 1 và bảng 2 bài trước tính thương số đối với dây dẫn qua các lần đo.
- Yêu cầu học sinh thảo luận trả lời C2
c> Ý nghĩa:
Điện trở của dây dẫn trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.
Họat động 3:Tìm hiểu khái niệm điện trở.
+ R= với R: được gọi là điện trở của dây dẫn.Vì tỉ số của mỗi dây dẫn là không đổi nên điện trở của mỗi dây dẫn có giá trị không đổi.
+Kí hiệu: hình b SGK.(hình đầu dùng trong sđmđ).
+Đơn vị điện trở là Om. Kí hiệu .
1 =
@ Bội số của Om:
Kilôôm: 1k =1000.
Mêgaôm: 1M =1000000
Với cùng U thì nếu I tăng bao nhiêu lần thí R giảm bấy nhiêu lần.Còn nếu I giảm bấy nhiêu lần thì R tăng bấy nhiêu lần.
=> Điện trở của dây dẫn trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.
Hướng dẫn học sinh đọc SGK tìm hiểu khái niệm về điện trở. Và trả lời các câu hỏi sau:
-Công thức tính điện trở của dây dẫn là gì?
Kí hiệu? Đơn vị?
Thế nào là 1 ?
-Hãy so sánh giá trị điện trởvà cđdđ qua hai dây dẫn ở bảng 1 và bảng 2 ?
=>Ý nghĩa của điện trở?
II.Định luật Om:
1.Công thức:
I =
Trong đó:
I:cường độ dòng điện qua dây(A).
U:hiệu điện thế giữa hai đầu dây(V).
R:điện trở của dây().
2.Phát biểu:
Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điệ trở của dây.
Họat động 4:Phát biểu và viết hệ thức của định luật Om.
+ I tỉ lệ thuận vớiU giữa hai đầu dây
+ I tỉ lệ nghịch với R của dây.
I = trong đó:
U: hđt giữa hai đầu dây(V)
I: cđdđ qua dây(A).
R: điện trơ().
Phát biểu định luật Om:
Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điệ trở của dây
Yêu càu hs thảo luận tìm mối liên hệ giữa U,I,R?
Hệ thức của định luật Om?
Ý nghĩa và đơn vị các đại lượng trong công thức?
-Dựa vào hệ thức phát biểu định luật Om?
Họat động 5:củng cố và vận dụng
Xác định điện trở của dây dẫn.
Không được,vì R của mỗi dây dẫn là một số không đổi.
Làm C3,C4.
C3: U=6V.
C4:U1=U2.
I1 = ; I1 =
=> =:=.=
=3 =>I1=3I2.
* GV đặt câu hỏi:
- Công thức R= dùng để làm gì?
-Từ công thức có thể nói U tăng bao nhiêu lần thì R tăng bấy nhiêu lần được không? Tại sao?
-Thực hiện C3,C4.
C4: hướng dẫn hs lập tỉ số.
3.Dặn dò:
1.Học thuộc bài.
2.Làm bài tập trong SBT.
3.Chuẩn bị bài thực hành.
IV.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Ly 9.doc