CHƯƠNG II. ĐIỆN TỪ HỌC
BÀI 21: NAM CHÂM VĨNH CỬU
I. MỤC TIÊU.
1-Kiến thức
- Mô tả được từ tính của nam châm.
- Biết cách xác định các từ cực Bắc, Nam của nam châm vĩnh cửu.
- Biết được các từ cực loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau.
- Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn.
2-Kỹ năng
Xác định được các cực của nam châm trong thực tế, phát hiện được các loại nam châm thường gặp trong phòng thí nghiệm.
3-Thái độ : Rèn tính cẩn thận, tính tự giác trong quá trình học tập. Có ý thức tư duy, vận dụng kiến thức vào thực tế.
122 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3800 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 9 bài 21 đến 62, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 25. 10 . 2013
Ngày giảng : 28. 10 . 2013 : 9B
29. 10. 2013: 9A
Tuần: 12
Tiết : 23
CHƯƠNG II. ĐIỆN TỪ HỌC
BÀI 21: NAM CHÂM VĨNH CỬU
I. MỤC TIÊU.
1-Kiến thức
- Mô tả được từ tính của nam châm.
- Biết cách xác định các từ cực Bắc, Nam của nam châm vĩnh cửu.
- Biết được các từ cực loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau.
- Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn.
2-Kỹ năng
Xác định được các cực của nam châm trong thực tế, phát hiện được các loại nam châm thường gặp trong phòng thí nghiệm.
3-Thái độ : Rèn tính cẩn thận, tính tự giác trong quá trình học tập. Có ý thức tư duy, vận dụng kiến thức vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ
1. GV :SGK, SBT, Bài soạn, đồ dùng dạy học thí nghiệm.
2. HS : SGK,SBT, Mỗi nhóm HS 2 thanh nam châm thẳng, một ít sắt vụn trộn lẫn nhôm, đồng, gỗ vụn, nhựa.
- Nam châm chữ U, kim nam châm, la bàn, 1 giá thí nghiệm, 1 sợi dây treo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1- Ổn định tổ chức. 1ph
Lớp 9a: 9b:
2 - Kiểm tra bài cũ.
3 - Bài mới. 39 ph
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Nhớ lại kiến thức đã học về từ tính của nam châm (5ph)
- Yêu cầu học sinh thảo luận đưa ra phương án TN.
- Trao đổi nhóm để giúp nhau nhớ lại kiến thức đã học.
1. Thí nghiệm:
- Đưa thanh kim loại lại gần sắt và nhôm để kiểm tra.
- Tổ chức cho học sinh thảo luận và làm thí nghiệm nhớ lại kiến thức đã học.
- Thảo luận theo nhóm để đưa ra phương án làm TN.
- Khi kim nam châm cân bằng, nó luôn nằm dọc theo hướng Bắc - Nam.
Hoạt động 2: Phát hiện thêm tính chất từ của nam châm (9ph)
- Cho học sinh làm thí nghiệm 2 để xác định các cực của nam châm.
- Yêu cầu học sinh rút ra kết luận sau thí nghiệm.
- Tiến hành làm thí nghiệm hai xác định cực của nam châm và nêu kết luận.
2. Kết luận:
- Khi cân bằng nam châm luôn chỉ theo hướng Bắc - Nam. Một cực (còn gọi là từ cực) luôn chỉ hướng Bắc (được gọi là cực Bắc), còn cực kia luôn chỉ hướng Nam (được gọi là cực Nam).
- Giáo viên nêu tên các cực của nam châm.
- Để tiện phân biệt người ta dùng sơn đánh dấu hoặc ghi tên:
+ Chữ N là cực Bắc.
+ Chữ S là cực Nam.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự tương tác giữa hai nam châm (15ph)
- Yêu cầu HS cho biết C3 và C4 yêu cầu những vấn đề gì?
- Yêu cầu học sinh tiến hành làm TN theo các yêu cầu của C3 và C4.
- Lưu ý làm thí nghiệm chậm để theo dõi thật kỹ
- Qua thí nghiệm cho HS rút ra kết luận.
- Hoạt động nhóm để thực hiện các thí nghiệm mô tả như hình vẽ và các yêu cầu ghi trong C3 và C4.
- Qua thí nghiệm rút ra kết luận theo yêu cầu của giáo viên.
II - Tương tác giữa hai nam châm:
1 - Thí Nghiệm:
- Tiến hành TN như hình vẽ
2 - Kết luận:
- Các cực cùng tên thì đẩy nhau, các cực khác tên thì hút nhau.
Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức (10ph)
III - Vận dụng:
- Sau bài học em biết những gì về từ tính của nam châm?
- Mô tả một cách đầy đủ từ tính của nam châm.
C6: Bộ phận chỉ hướng của la bàn là kim nam châm. Bởi vì tại mọi vị trí trên trái đất kim nam châm luôm chỉ hướng Nam - Bắc.
C7: Đầu nào của nam châm có ghi chữ N là cực Bắc, đầu ghi chữ S là cực Nam. Đối với các nam châm không ghi chữ, chỉ có sơn màu thì cần lưu ý vận
dụng kiến thức đã học để xác định cực cho đúng.
C8: Trên hình đầu sát với cực Bắc (N) của thanh nam châm treo trên dây là cực Nam của thanh nam châm treo trên dây là cực Nam của thanh nam châm.
- Yêu cầu học sinh làm vào vở và tổ chức trao đổi để tìm ra lời giải của C5, C6, C7 và C8.
- Làm việc cá nhân để tìm câu trả lời cho các câu từ C5 đến C8.
4 – Củng cố (3ph)
- Học sinh nêu lại các đặc tính của nam châm
- Làm bài tập 21.1 và 21.2 trang 26 sách BTVL9.
5 – Hướng dẫn tự học (2ph)
- Học thuộc lý thuyết theo hướng dẫn SGK và vở
- Làm từ bài tập 21.3 đến bài 21.6 trang 26 SBT VL9.
Ngày soạn : 27. 10 . 2013
Ngày giảng : 31. 10 . 2013 : 9A.B
Tuần: 12
Tiết : 24
BÀI 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG.
I. MỤC TIÊU.
1-Kiến thức
- Mô tả được TN về tác dụng từ của dòng điện.
- Trả lời được câu hỏi từ trường tồn tại ở đâu.
- Biết cách nhận biết từ trường.
2-Kỹ năng
- Xác định được xung quanh nam châm có từ trường.
- Biết cách tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu từ trường quanh nam châm.
3-Thái độ
Rèn tính cẩn thận, tính tự giác trong quá trình học tập. Có ý thức tư duy, vận dụng kiến thức vào thực tế, bảo vệ môi trường.
II- CHUẨN BỊ
1. GV :SGK, SBT, Bài soạn, đồ dùng dạy học.
2. HS : - Dụng cụ thí nghiệm: pin, bóng đèn pin, đoạn dây dẫn thẳng, các dây nối, kim nam châm, mạt sắt và một số thanh sắt nhỏ, nam châm thẳng, nam châm hình chữ U. Chuẩn bị văn phòng phẩm: Giấy Ao, bút viết.
III-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1- Ổn định tổ chức. 1ph
2 - Kiểm tra bài cũ (5ph)
- Nêu các đặc tính và tính chất của nam châm.
- Làm bài tập 21. 5 và 21.6.
3 - Bài mới. PPBTNB. (35ph)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Phát hiện tính chất từ của dòng điện (10ph)
Bước 1. Tình huống:
Một mạch điện gồm: một pin, một bóng đèn, và một đoạn dây dẫn thẳng. Sẽ xảy ra điều gì nếu đóng, ngắt mạch điện và di chuyển kim nam châm xung quanh dây dẫn?
Bước 2,3. Hướng dẫn, tổ chức hoạt động cho HS.
Các tình huống của các nhóm:
- Đóng mạch: Bóng đèn sáng, kim nam châm lệch đi. Ngắt mạch: bóng đèn không sáng, kim nam châm trở về vị trí ban đầu.
- Đóng mạch: Bóng đèn sáng. Ngắt mạch: Bóng đèn tắt.
- Đóng mạch, ngắt mạch: Bóng đèn không sáng, kim nam châm vẫn chỉ hướng Bắc, Nam.
Bước 4. Cho HS tiến hành thí nghiệm kiểm tra các dự đoán.
Bước 5. Gợi ý để HS kết luận: Môi trường xung quanh dòng điện có từ trường.
Gợi ý để HS lưu ý:
- Biểu hiện cụ thể của từ trường là sự xuất hiện lực từ tác dụng lên kim nam châm đặt trong từ trường, để nhận biết từ trường là dùng nam châm thử (kim nam châm).
- Mở rộng: Tại sao kim nam châm hay la bàn luôn chỉ hai hướng Bắc, Nam của địa cực?
- Giúp đỡ học sịnh quan sát hiện tượng cần để rút ra được kết luận và trả lời câu hỏi trong SGK.
1. Đề xuất các phương án thí nghiệm của cá nhân.
2. Thống nhất phương án trình bày của nhóm.
3. Trình bày các phương án của nhóm.
I - Lực từ:
1- Thí nghiệm:
A B
1. Thí nghiệm Ơ-xtét: Đặt một dây dẫn song song với kim nam châm đang đứng yên trên một trục quay thẳng đứng. Cho dòng điện chạy qua dây dẫn, ta thấy kim nam châm bị lệch đi, không còn nằm song song với dây dẫn nữa. Khi ngắt dòng điện chạy qua dây dẫn, kim nam châm lại trở về vị trí ban đầu. Điều đó chứng tỏ, dòng điện tác dụng lực lên kim nam châm, hay dòng điện có tác dụng từ. Môi trường xung quanh dòng điện có từ trường.
Trong không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường. Nam châm hoặc dòng điện đều có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt gần nó.
- Để phát hiện sự tồn tại của từ trường bằng nam châm thử, ta đưa một kim nam châm (nam châm thử) được đặt tự do trên trục thẳng đứng, đang chỉ hướng Nam - Bắc đến các vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn có dòng điện hoặc xung quanh thanh nam châm. Ta thấy, tại mỗi vị trí đặt kim nam châm thì kim nam châm định hướng theo một chiều nhất định. Ở mỗi vị trí, sau khi nam châm đã đứng yên, xoay cho nó lệch khỏi hướng vừa xác định, nếu kim quay lại hướng cũ, thì tại đó có từ trường.
2 - Kết luận:
- Dòng điện chạy qua dây dẫn gây tác dụng lực (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó.
4. Thảo luận các phương án, tiến hành thí nghiệm kiểm tra các phương án.
5. Ghi lại các nội dung cần nhớ
- Báo cáo kết quả TN và trình bày nhận xét.
- Nêu kết luận về tác dụng từ của dòng điện.
Hoạt động 2: Tìm hiểu từ trường (10ph)
II - Từ trường:
1 - Thí Nghiệm:
- Đặt vấn đề khi kim nam châm đặt tại các vị trí khác.
- Trao đổi nhóm để đưa ra phương án làm thí nghiệm
- Một kim nam châm (gọi là nam châm thử) đặt tự do và đưa đến các vị trí khác nhau quanh thanh nam châm.
C2: Kim nam châm lệch khỏi hướng Bắc - Nam.
C3: Kim nam châm luôn chỉ một hướng nhất định.
- Bổ sung cho mỗi nhóm 1 thanh nam châm và yêu cầu làm thí nghiệm, hướng dẫn HS trả lời C2 và C3.
- Tiến hành làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên và thực hiện các câu C2 và C3.
- Gợi ý HS tìm hiểu không gian quanh nam châm và dòng điện.
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ kết luận trong SGK.
Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có từ trường ảnh hưởng đến môi trường sống (sức khỏe). Em hãy nêu các biện pháp khắc phục sự ảnh hưởng của từ trường đến môi trường?
2 - Kết luận:
- Rút ra kết luận về không gian xung quanh dòng điện và xung quanh nam châm.
HS trả lời
*Kết luận SGK (tr 61 – 62)
Các biện pháp GDBVMT.
+ Xây dựng các trạm phát sóng xa khu dan cư.
+ Sử dụng điện thoại di động hợp lí.
+ Tăng cường sử dụng truyền hình cáp và điện thoại cố định….
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách nhận biết từ trường (5ph)
- Cần căn cứ vào đặc tính nào của từ trường để phát hiện ra từ trường.
- Thông thường, dụng cụ đơn giản dùng để nhận biết từ trường là gì?
- Mô tả cách dùng kim nam châm để phát hiện lực từ và nhờ đó phát hiện ra từ trường.
- Rút ra kết luận về cách nhận biết từ trường.
3. Cách nhận biết từ trường:
- Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường.
Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức(10ph)
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tiến hành thí nghiệm
phát hiện tác dụng từ của dòng điện.
- Cho học sinh tiến hành thảo luận các câu C4, C5 và C6.
- Nhắc lại được cách tiến hành thí nghiệm để phát hiện
ra tác dụng từ của dòng điện trong dây dẫn thẳng.
- Làm các câu vận dụng C4, C5 và C6.
III - Vận dụng:
C4: Đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim lệch khỏi hướng Bắc - Nam thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận tìm ra câu trả lời đúng cho các đáp án mà các bạn đã đưa ra.
- Tham gia thảo luận trên lớp về đáp án các câu trả lời của các bạn.
C5: Đó là TN khi đặt kim nam châm tự do đã đứng yên, kim luôn chỉ theo hướng Bắc - Nam.
C6:
Không gian xung quanh kim nam châm có từ trường.
4. Củng cố. 2ph
- Học sinh nêu lại kết luận về từ trường và cách phát hiện từ trường.
- Làm bài tập 22.1 trang 27 sách BTVL9.
- Giáo viên giới thiệu TN lịch sử của Ơ-xtét. Yêu cầu học sinh suy nghĩ trả lời:
Ơ-xtét đã làm TN như thế nào để chứng tỏ rằng điện “sinh ra” từ?
5. Hướng dẫn tự học. 2ph
- Học thuộc lý thuyết theo hướng dẫn SGK và vở ghi.
- Làm từ bài tập 22.2 đến bài 22.4 trang 27 SBT VL9.
- Đọc trước bài 23.
************************************************
Ngày soạn : 27. 10 . 2013
Ngày giảng : 31. 10 . 2013 : 9A.B
Tuần: 13
Tiết : 25
BÀI 23: TỪ PHỔ - ĐƯỜNG SỨC TỪ.
I. MỤC TIÊU.
1-Kiến thức
- Biết cách dùng mạt sắt tạo ra từ phổ của thanh nam châm.
- Biết vẽ các đường sức từ và xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm.
2-Kỹ năng
- Vẽ thành thạo các đường sức từ của nam châm.
- Biết cách tiến hành thí nghiệm để tạo ra từ phổ của nam châm.
3-Thái độ
- Rèn tính cẩn thận, tính tự giác trong quá trình học tập. Có ý thức tư duy, vận dụng kiến thức vào thực tế.
II- CHUẨN BỊ
1. GV :SGK, SBT, Bài soạn, đồ dùng dạy học thí nghiệm.
2. HS : SGK,SBT Mỗi nhóm HS một bộ thí nghiệm phục vụ cho bài học.
III-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1- Ổn định tổ chức. 1ph
Lớp: 9a. 9b:
2 - Kiểm tra bài cũ (5ph)
- Nêu khái niệm từ trường.
- Làm bài tập 22.3 và 22.4.
3. Bài mới. PPBTNB. 34ph
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: TN tạo ra từ phổ của thanh nam châm (7ph)
- Chia nhóm, giao dụng cụ TN và yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK để tiến hành làm TN.
- Thông báo cho học sinh hình ảnh các đường mạt sắt được gọi là từ phổ. Từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường.
- Tiến hành làm TN theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Rút ra kết luận về sự sắp xếp của mạt sắt trong từ trường của nam châm.
I - Từ phổ:
1- Thí nghiệm:
C1: Mạt sắt được xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia.
2 - Kết luận:(SGK).
Hoạt động 2: Vẽ và xác định chiều của đường sức từ (13ph):
Bước 1. Tình huống: Nếu đặt kim nam châm tại các vị trí khác nhau xung quanh nam châm thẳng, nam châm hình chữ U thì kim nam châm sẽ định vị như thế nào?
Bước 2,3. Hướng dẫn, tổ chức hoạt động cho HS.
Lựa chọn hình vẽ đúng của một nhóm để phân tích và đưa ra cách vẽ đường sức từ của từ trường nam châm thẳng và nam châm hình chữ U.
Bước 4. Cho HS tiến hành thí nghiệm với mạt sắt để rút ra kết luận về độ mạnh yếu của từ trường.
Bước 5. Kết luận
Dẫn dắt HS đến lưu ý:
- Dùng mạt sắt để xác định hình dạng đường sức từ.
- Dùng nam châm thử để xác định chiều của đường sức từ.
II - Đường sức từ:
1. Đề xuất các phương án thí nghiệm của cá nhân.
2. Thống nhất phương án trình bày của nhóm.
3. Trình bày các phương án của nhóm.
4. Thảo luận các phương án, tiến hành thí nghiệm kiểm tra các phương án.
5. Ghi lại các nội dung cần nhớ
Từ trường trong lòng nam châm hình chữ U là từ trường đều. Các đường sức từ là những đường thẳng song song và cách đều nhau.
1- Vẽ và xác định chiều đường sức từ:
Chiều đường sức từ đi từ cực nam sang cực bắc.
- Đường sức từ của nam châm thẳng.
- Đường sức từ của nam châm hình chữ U.
N
S
N
S
Hoạt động 3: Rút ra kết luận về các đường sức từ của thanh nam châm(7ph):
- Thông báo cho HS biết quy ước vẽ độ mau thưa biểu hiện độ mạnh yếu của từ trường
- Nêu được kết luận về các đường sức từ của thanh nam châm.
2 - Kết luận:
- SGK trang 64.
Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức (7ph):
III - Vận dụng:
- Tổ chức cho học sinh báo cáo, trao đổi kết quả giải bài tập vận dụng trên lớp.
- Làm việc cá nhân, quan sát hình vẽ, trả lời C4, C5, C6 vào vở học tập.
C4: Ở khoảng giữa hai từ cực của nam châm hình chữ U, các đường sức từ gẫn như song song với nhau.
B
A
C5:
Đầu B của thanh nam châm là cực nam.
- Cho học sinh đọc phần có thể em chưa biết.
- Tự đọc phần có thể em chưa biết.
C6: Các đường sức từ được biểu diễn trên hình 23.6 có chiều đi từ cực bắc (bên trái) sang cực nam (bên phải).
4. Củng cố (3ph)
- Học sinh nêu quy ước về chiều của đường sức từ.
- Làm bài tập 23.1 và 23.2 trang 28 sách BTVL9.
5. Hướng dẫn tự học (2ph)
- Học thuộc lý thuyết theo hướng dẫn SGK và vở ghi.
- Làm từ bài tập 23.3 đến bài 23.5 trang 28 SBT VL9.
- Đọc trước bài 24.
Ngày soạn : 27. 10 . 2013
Ngày giảng : 31. 10 . 2013 : 9A.B
Tuần: 13
Tiết : 26
BÀI 24: TỪ TRƯỜNG CỦA ỐNG DÂY
CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA.
I. MỤC TIÊU.
1-Kiến thức
- So sánh được từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với từ phổ của thanh nam châm thẳng.
- Vẽ được đường sức từ biểu diễn từ trường của ổng dây.
- Nắm trắc được quy tắc nắm tay phải.
2-Kỹ năng
- Dùng được mạt sắt để làm TN xác định từ phổ của ống dây.
- Vận dụng được quy tắc nắm tay trái để xác định chiều của đường sức từ củ ống dây có dòng điện chạy qua khi biết chiều dòng điện.
3-Thái độ
Rèn tính cẩn thận, tính tự giác trong quá trình học tập. Có ý thức tư duy, vận dụng kiến thức vào thực tế.
II- CHUẨN BỊ
1. GV :SGK, SBT, Bài soạn. Dụng cụ thí nghiệm: một ống dây, một pin, một bóng đèn, công tắc, bìa cứng, mạt sắt
2. HS : SGK,SBT Mỗi nhóm HS một bộ thí nghiệm phục vụ cho bài học.
III-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1- Ổn định tổ chức. (1ph )
Lớp: 9a 9b:
2 - Kiểm tra bài cũ (5ph)
- Nêu quy ước về chiều của đường sức từ bên ngoài nam châm.
- Làm bài tập 23. 4 và 23.5.
3 – Bài mới. PPBTNB. (34ph)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tạo ra và quan sát từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua (13ph):
Bước 1. Tình huống:
Một mạch điện gồm: một ống dây, một pin, một bóng đèn, và công tắc.
Tìm phương án để xác định dạng từ trường trong ống dây có dòng điện chạy qua.
Bước 2,3. Hướng dẫn, tổ chức cho HS hoạt động.
Các tình huống của các nhóm HS:
- Đặt ống dây lên tấm bìa, cho mạt sắt lên tấm bìa, đóng công tắc cho dòng điện chạy qua, rồi gõ nhẹ và xác định được dạng đường cảm ứng. dùng nam châm thử để xác định được chiều của đường sức từ.
- Đục các lỗ trên tấm bìa, luồn ống dây qua tấm bìa sao cho mặt phẳng của tấm bìa nằm giữa ống dây. Rắc mạt sắt lên tấm bìa, đóng công tắc cho dòng điện chạy qua ống dây, rồi gõ nhẹ tấm bìa đẻ xác định hình dạng của đường sức từ của ống dây. Sau đó dùng nam châm thử để xác đình chiều của đường sức từ. (phương án đúng)
Bước 4. Cho HS tiến hành thí nghiệm kiểm tra phương án của nhóm, chỉ ra phương án đúng.
Bước 5. Gợi ý để HS kết luận:
Đường sức từ bên ngoài ống dây giống đường sức từ của nam châm thẳng.
Đường sức từ trong lòng ống dây giống đường sức từ bên trong nam châm hình chữ U (từ trường đều).
1. Đề xuất các phương án thí nghiệm của cá nhân, vẽ hình.
2. Thống nhất phương án trình bày của nhóm
3. Trình bày các phương án của nhóm.
4. Thảo luận các phương án, tiến hành thí nghiệm kiểm tra các phương án.
5. Ghi lại các nội dung cần nhớ
I - Từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua:
1. Đường sức từ của dòng điện chạy qua ống dây.
Đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua là những đường cong khép kín, đi ra từ một đầu ống dây và đi vào đầu kia của ống dây. Trong lòng ống dây thì các đường sức từ gần như song song với trục ống dây.
+
A
B
_
I
Hoạt động 2: Rút ra kết luận về từ trường của ống dây (5ph):
- Yêu cầu học sinh trao đổi để rút ra kết luận.
- Rút ra kết luận về từ phổ, đường sức từ, chiều của đường sức từ ở 2 đầu ống dây.
2. Kết luận:SGK trang 66
Hoạt động 3: Tìm hiểu quy tắc nắm tay phải (10ph):
Bước 1. Tình huống: đổi chiều dòng điện chạy qua ống dây thì có hiện tượng gì?
Bước 2,3. Tổ chức các hoạt động cho HS.
Bước 4. Cho HS tiến hành thí nghiệm.
Bước 5. Dẫn dắt HS đến qui tắc bàn tay phải.
Cho HS tự vận dụng qui tắc nắm bàn tay phải (có thể chọn một cá nhân thực hiện đúng để trình bày trước lớp.
HS rút ra được nhận xét:
- Chiều của đường sức từ phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy qua ống dây.
- Khi áp dụng qui tắc bàn tay phải thì đặt bàn tay phải sao cho đúng cách (nắm bàn tay song song với ống dây).
1. Đề xuất các phương án thí nghiệm của cá nhân, vẽ hình.
2. Thống nhất phương án trình bày của nhóm
3. Trình bày các phương án của nhóm.
4. Thảo luận các phương án, tiến hành thí nghiệm kiểm tra các phương án.
5. Ghi lại các nội dung cần nhớ
II - Quy tắc nắm tay phải:
* Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây, thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây
Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức (6ph):
Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức trong bài và các bài trước để nêu được các cách khác nhau xác định tên cực từ của ống dây đối với C4.
- Tổ chức cho học sinh trao đổi kết quả để chọn câu trả lời đúng củng cố bài học.
- Làm việc cá nhân để thực hiện C4, C5 và C6.
HS đọc phần có thể em chưa biết
III - Vận dụng:
A
B
C4: Dầu A là cực bắc, B là cực nam.
C5: Kim số 5 bị vẽ sai. Dòng điện trong ống dây có chiều đi ra ở đầu B.
4. Củng cố (3ph)
- Học sinh nêu lại quy tắc nắm tay phải.
- Làm bài tập 24.1 trang 29 sách BTVL9.
5. Hướng dẫn tự học(2ph)
- Học thuộc lý thuyết theo hướng dẫn SGK và vở ghi.
- Làm từ bài tập 24.2 đến bài 24.5 trang 29 và 30 SBT VL9. Đọc trước bài 25
Ngày soạn : 27. 10 . 2013
Ngày giảng : 31. 10 . 2013 : 9A.B
Tuần: 14
Tiết : 27
BÀI 25: SỰ NHIỄM TỪ CỦA SẮT, THÉP
NAM CHÂM ĐIỆN.
I. MỤC TIÊU.
1-Kiến thức
- Mô tả được thí nghiệm về sự nhiễm từ của sắt, thép.
- Giải thích được vì sao người ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện.
- Nêu được hai cách làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật.
2-Kỹ năng
- Dùng được các dụng cụ để làm TN xác định sự nhiễm từ của sắt và thép.
- Vận dụng được tính chất nhiễm từ để giải được các bài tập vận dụng.
3-Thái độ
Rèn tính cẩn thận, tính tự giác trong quá trình học tập. Có ý thức tư duy, vận dụng kiến thức vào thực tế, bảo vệ môi trường
II- CHUẨN BỊ
1. GV :SGK, SBT, Bài soạn, đồ dùng dạy học thí nghiệm.
2. HS : SGK,SBT Mỗi nhóm HS một bộ thí nghiệm phục vụ cho bài học.
III-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức. (1ph )
2. Kiểm tra bài cũ (5ph)
- Nêu quy tắc nắm tay phải xác định chiều của đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua.
- Làm bài tập 24.4 và 24.5.
3. Bài mới. PPBTNB ( 34ph )
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Làm TN về sự nhiễm từ của sắt và thép (20ph)
- Tình huồng: Có hai thanh sắt và thép, ban đầu hoàn toàn giống nhau. Hãy tìm phương án dể phân biệt chúng
- HD, tổ chức cho hs hoạt dộng.
- TH HS không đưa ra các phương án đúng. GV có thể gợi ý đưa lần lượt các thanh vào ống dây có ống dây có dòng điện chạy qua. Sau đó đưa chúng lần lượt lại gần thanh sắt. Nếu thanh nào hút sắt thì thanh đó bị nhiễm từ và trở thành NC vĩnh cửu, còn thanh nào không hút sắt thì đó là thanh sắt non.
Gv gợi ýcho HS đưa những vật bằng sắt hay thép và những vật khonng phải bằng sắt hay thép lại gần ống dây có lõi sắt non. Cho hs nhận xét hiện tượng Và có thể mô tả cấu tạo của NC điện.
- Tình huống: Khi cho thêm lõi sắt hoặc thép vào trong lòng ống dây thì từ trường của ống dây mạnh thêm hay giảm đi? Hãy tìm phương án TN kiểm tra dự đoán.
* Có hai phương án đều đúng cho HS:
+ Treo một thanh sắt và di chuyển lại gần ống dây khi chưa và khi có lõi sắt hoặc thép. XĐ các vị trí ống dây hút thanh sắt, từ đó đưa ra nhận xét về độ mạnh, yếu từ trường của ống dây khi chưa có lõi sắt hoặc thép.
+ Đặt kim NC tại một vị trí nhất định sao cho kim NC có phương ban đầu vuông góc với ống dây. Lần lượt quan sát và đánh dẫu những vị trí của kim NC khi có và chưa có lõi sắt hay thép.
- Chi HS tiến hành TN
- Gợi ý để HS trả lời được những kiến thức cần nhớ.
- Chio thêm một ống dây được quấn nhiều vòng hơn và làm TN với việc kiểm tra độ mạnh yếu của từ trường từ đó rút ra NX từ trường của ống dây còn phụ thuộc vào số vòng dây.
1. Đề xuất các phương án thí nghiệm của cá nhân, vẽ hình.
2. Thống nhất phương án trình bày của nhóm
3. Trình bày các phương án của nhóm.
4. Thảo luận các phương án, tiến hành thí nghiệm kiểm tra các phương án.
5. Ghi lại các nội dung cần nhớ
1. Đề xuất các phương án thí nghiệm của cá nhân, vẽ hình.
2. Thống nhất phương án trình bày của nhóm
3. Trình bày các phương án của nhóm.
4. Thảo luận các phương án, tiến hành thí nghiệm kiểm tra các phương án.
5. Ghi lại các nội dung cần nhớ
1. Sự nhiễm từ xủa sắt và thép.
- Lõi sắt , lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện. Sở dị như vậy vì khi được đặt trong từ trường thì lõi sắt, thép bị nhiễm từ.
- Khi ngắt điện lõi sắt non mất hết từ tính còn lõi thép vẫn giữ được từ tính.
- Dựa vào đặc tính trên của sắt người ta chế tạo ra NC điệ hay NC vĩnh cửu.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nam châm điện (10ph):
Trong TN đặt lõi thép trong lòng ống dây có dòng diệ chạy qua, hs có thẻ mô tả lại cấu tạo của NC điện.
- Tình huống: Tìm phương án thiết kế một chương điện.
HD tổ chức hs hoạt động.
Gợi ý để HS lưu ý
- Dựa vào tính chất hút sắt của NC điện mà HS có thể thiết kế thêm bộ phận chuyển động cơ học để phát ra âm thanh.
1. Đề xuất các phương án thí nghiệm của cá nhân, vẽ hình.
2. Thống nhất phương án trình bày của nhóm
3. Trình bày các phương án của nhóm.
4. Thảo luận các phương án, tiến hành thí nghiệm kiểm tra các phương án.
5. Ghi lại các nội dung cần nhớ.
6. Chế tạo NC điện
II - Nam châm điện:
1. Cấu tạo của NC điện.
- NC điện gồm một ống dây dẫn bên trong có lõi sắt non.
- Lõi sắt non có vai trò làm tăng tác dụng từ của NC.
2. Hoạt động của NC điện.
Khi có dòng điện chạy qua ống dây, thì ống dây trở thành một NC, đồng thời lõi sắt non bị nhiễm từ và trở thành NC nữa. Khi ngắt điện , thì lõi sắt non mất hết từ tính và NC điện ngừng HĐ.
Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức (4ph):
III - Vận dụng:
- Yêu cầu học sinh thực hiện C4, C5 và C6 và ghi vào vở.
- Chỉ định một số học sinh học yếu phát biểu trước lớp để trả lời C4, C5 và C6.
- Làm việc cá nhân để trả lời C4, C5 và C6 vào vở học tập.
C4: Vì khi chạm vào đầu tham nam châm thì mũi kéo bị nhiễm từ trở thành một nam châm. Mặt khác kéo làm bằng thép nên khi đưa ra nó vẫn giữ được từ tính lâu dài.
- Phát biểu trớc lớp để trả lời các câu hỏi.
C5: Chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống dây của nam châm.
C6: *Lợi thế của nam châm điện:
- Có thể chế tạo nam châm điện cực mạnh bằng cách tăng số vòng dây và tăng cường độ dòng điện đi qua ống dây.
- Chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống dây là nam châm điện mất hết từ tính.
- Có thể thay đổi tên từ cực của nam châm điện bằng cách đổi chiều dòng điện qua ống dây.
- Hướng dẫn học sinh được phần có thể em chưa biết.
- Đọc phần có thể em chưa biết.
4. Củng cố (3ph)
- Học sinh nêu lại kết luận về sự nhiễm từ của sắt và thép.
- Làm bài tập 25.1 trang 31 sách BTVL9.
5. Hướng dẫn tự học (2ph)
- Học thuộc lý thuyết theo hướng dẫn SGK và vở ghi.
- Làm từ bài tập 25.2 đến bài 25.4 trang 31 SBT VL9.
- Đọc trước bài 26.
Ngày soạn : 27. 10 . 2013
Ngày giảng : 31. 10 . 2013 : 9A.B
Tuần: 14
Tiết : 28
BÀI 26: ỨNG DỤNG CỦA NAM CHÂM.
I.
File đính kèm:
- VATLY9~2.DOC