BÀI 24 : BÀI TẬP VẬN DỤNG QUY TẮC NẮM TAY PHẢI
I . Mục tiêu :
1.Kiến thức :
- Vận dụng được qui tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại . Vận dụng được qui tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đườngs ức từ hoặc chiều đường sức từ ( hoặc chiều dòng điện) khi biết 2 trong 3 yếu tố trên .
2. Kĩ năng :
- Thực hành và làm được bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải.
3. Thái độ :
- Trung thực, tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên:
- Đọc bài và chuẩn bị các tài liệu liên quan.
- Chuẩn bị các bài tập lien quan đến qui tắc nắm tay phải.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4428 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 bài 24: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải - Trường THCS Liêng Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 14 Ngày soạn : 14/11/2013
Tiết : 28 Ngày dạy : 19/11/2013
BÀI 24 : BÀI TẬP VẬN DỤNG QUY TẮC NẮM TAY PHẢI
I . Mục tiêu :
1.Kiến thức :
- Vận dụng được qui tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại . Vận dụng được qui tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đườngs ức từ hoặc chiều đường sức từ ( hoặc chiều dòng điện) khi biết 2 trong 3 yếu tố trên .
2. Kĩ năng :
- Thực hành và làm được bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải.
3. Thái độ :
- Trung thực, tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên:
- Đọc bài và chuẩn bị các tài liệu liên quan.
- Chuẩn bị các bài tập lien quan đến qui tắc nắm tay phải.
2. Học sinh :
- Học trước bài ở nhà.
- Làm bài tập ở nhà..
III. Tổ chức hoạt động dạy và học :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp .
9A1……….. 9A2…………. 9A3…………..
9A4………….. 9A5…………… 9A6…………..
2. Kiểm tra bài cũ :
- Phát biểu qui tắc nắm tay phải ? Bài tập 24.6
3. Tiến trình:
GV tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 :Giới thiệu bài mới
- Để củng cố kiến thức về quy tắc nắm tay phải=> Bài tập
- HS lắng nghe
Hoạt động 2: Giải bài tập 1.
Hình 30.1SGK/82
A
B
B
A
N
Yêu cầu học sinh đọc kỹ đề để thu thập thông tin.
GV Yêu cầu học sinh đưa ra phương án giải quyết
Nếu học sinh lúng túng thì GV hướng dẫn cho học sinh cách làm: Bài tập này đề cập đến vấn đề: Xác định chiều đường sức từ và tên các từ cực của ống dây có dòng điện chạy qua.
Tương tác giữa nam châm và ống dây nên phương pháp giải quyết như sau:
Câu a.
B1. Dùng quy tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ trong lòng ống dây.
B2. Xác định tên cực từ của ống dây.
B3. Xét tương tác giữa ống dây và nam châm.
GV yêu cầu học sinh xác định chiều dòng điện sau đó học sinh lên bảng dùng quy tắc nắm tay phải xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây, từ đó xác định tên cực từ của ống dây, nêu tương tác giữa ống dây và nam châm.
Câu b.
GV: Gọi học sinh lên xác định chiều đường sức trong lòng ống dây, xác định tên cực từ của ống dây. sau đó tiến hành như câu a.
Câu c.
Giới thiệu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm
Mục đích thí nghiệm.Chia lớp thành 4 nhóm phát dụng cụ, yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm .Theo dỏi nhắc nhở các nhóm.Yêu cầu các nhóm điền kết qủa trên bảng phụ và trình bày kết quả của nhóm mình.
Yêu cầu học sinh đối chiếu với kết quả làm trên bảng.
Yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức bài tập
HS Đọc đề bài
HS Nêu các bước làm bài tập
HS làm theo sự hướng dẫn của giáo viên
a. Nam châm bị hút vào ống dây
b. Lúc đầu nam châm bị đẩy ra xa, sau đó nó xoay đi đến khi cực N của nam châm hướng về phía đầu B của ống dây thì nam châm bị hút về phía ống dây.
c. HS làm thí nghiệm kiểm tra
Dưới sự điều khiển của nhóm trưởng và thư kí các nhóm làm thí nghiệm trong vòng 5 phút và báo cáo trước lớp.
Bài tập1
a. Nam châm bị hút vào ống dây
b. Lúc đầu nam châm bị đẩy ra xa, sau đó nó xoay đi đến khi cực N của nam châm hướng về phía đầu B của ống dây thì nam châm bị hút về phía ống dây.
c. Thí nghiệm kiểm tra
Hoạt động 3 : Giải bài tập 2.
Cuộn dây của một nam châm điện được nối với nguồn điện mà tên các từ cực của nam châm điện đuợc ghi như hình vẽ. Hãy xác định tên các cực của nguồn điện.
GV: Yêu cầu học sinh đọc kỹ đề
GV: Yêu cầu học sinh đưa ra phương án giải quyết
GV: Yêu cầu học sinh sử dụng quy tắc nắm tay phải để xác định
Gọi 1 học trả lời, sau đó yêu cầu học sinh nhắc lại chiều dòng điện
nắm tay phải để xác định
HS: Làm theo hướng dẫn của giáo viên.
Hs lên bảng vẽ đường sức từ trong lòng ống dây rồi dùng nắm tay phải xác định chiều dòng điện
- Xác định đường sức từ trong lòng ống dây
- Vận dụng quy tắc nắm tay phải : Đặt nắm tay phải sao cho ngón tay cái chỉ theo chiều của các đường sức từ trong lòng ống dây, bốn ngón tay chỉ chiều dòng điện chạy qua các vòng dây.
IV. Củng cố :
- Giáo viên chốt lại các vấn đề cơ bản và những vấn đề học sinh mắc phải trong quá trình làm bài tập.
- Nếu còn thời gian giáo viên hướng dẫn học sinh các bài tập để khai thác.
V. Hướng dẫn về nhà :
- Về nhà nắm lại các bước giải bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và làm các bài tập còn lại trong SBT.
- Chuẩn bị bài mới: Sự nhiễm từ của sắt và thép.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- tuan14ly9t028.doc