BÀI 33 : DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
I . Mục tiêu :
1.Kiến thức :
- Nêu được dấu hiệu chính nhận biết dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều.
2. Kĩ năng :
- Quan sát , mô tả chính xác hiện tượng xảy ra .
3. Thái độ :
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên:
- Đọc bài và chuẩn bị các tài liệu liên quan.
- Nội dung kiến thức bài học
- 1 bộ thí nghiệm phát hiện dòng điện xoay chiều gồm 1 cuộn dây dẫn kín có mắc 2 bóng đèn LED song song , ngược chiều cơ thể quay trong từ trường của 1 nam châm .
- 1 cuộn dây dẫn kín có 2 bóng đèn LED mắc song song , ngược chiều vào mạch điện .
- 1 nam châm vĩnh cửu có thể quay quanh 1 trục thẳng đứng .
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 7020 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 bài 33: Dòng điện xoay chiều - Trường THCS Liêng Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 21 Ngày soạn : 04/01/2014
Tiết : 39 Ngày dạy : 07/01/2014
BÀI 33 : DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
I . Mục tiêu :
1.Kiến thức :
- Nêu được dấu hiệu chính nhận biết dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều.
2. Kĩ năng :
- Quan sát , mô tả chính xác hiện tượng xảy ra .
3. Thái độ :
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên:
- Đọc bài và chuẩn bị các tài liệu liên quan.
- Nội dung kiến thức bài học
- 1 bộ thí nghiệm phát hiện dòng điện xoay chiều gồm 1 cuộn dây dẫn kín có mắc 2 bóng đèn LED song song , ngược chiều cơ thể quay trong từ trường của 1 nam châm .
- 1 cuộn dây dẫn kín có 2 bóng đèn LED mắc song song , ngược chiều vào mạch điện .
- 1 nam châm vĩnh cửu có thể quay quanh 1 trục thẳng đứng .
2. Học sinh :
- Đọc trước bài ở nhà.
- Làm bài tập ở nhà..
III. Tổ chức hoạt động dạy và học :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp .
9A1……….. 9A2…………. 9A3…………..
9A4………….. 9A5…………… 9A6…………..
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng?
- Nêu cách tạo ra dòng điện ở C6.
3. Tiến trình:
GV tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 :Giới thiệu bài mới
- Trên máy thu thanh có ghi ở chỗ đưa điện vào máy có kí hiệu DC 6V. AC 220V. Các kí hiệu đó có ý nghĩa gì?=>Bài mới.
- HS lắng nghe
Hoạt động 2 : Phát hiện dòng điện cảm ứng có thể đổi chiều và tìm hiểu trong trường hợp nào thì dòng điện cảm ứng đổi chiều.
-Làm thí nghiệm theo nhóm như hình 33.1.Làm C1 ?
-Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm , chú ý động tác đưa nam châm vào ống dây , rút nam châm nhanh và dứt khoát .
- So sánh sự biến thiên số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín trong 2 trường hợp trên?
-Có phải cứ mắc đèn Led vào nguồn điện là nó sẽ phát sáng hay không ?
-Vì sao lại dùng đèn Led mắc song song ngược chiều ?
-Giáo viên cho học sinh nhớ lại cách sử dụng đèn ở lớp 7 à chỉ cho dòng điện theo 1 chiều nhất định à vậy chiều dòng điện trong 2 trường hợp trên là ngược chiều. Dòng điện cảm ứng trong 2 trường hợp trên có gì khác nhau ?
- Giáo viên nhận xét , chốt lại kết luận .
-Hoạt động nhóm làm thí nghiệm
-Quan sát kỹ hiện tượng làm C1
-Các nhóm trả lời câu hỏi của giáo viên , đại diện nhóm rút ra kết luận về chiều dòng điện cảm ứng .
2.Kết luận :
-Hoàn tất nội dung vào vở
I./Chiều của dòng điện cảm ứng
1.Thí nghiệm :
C1 : Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng, đèn 1 sáng
- Số đường sức từ giảm, đèn thứ 2 sáng
2.Kết luận : SGK.
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm mới dòng điện xoay chiều.
-Cá nhân đọc mục 3 SGK / 90 ?
-Giáo viên : dòng điện trong mạng điện sinh hoạt là dòng điện xoay chiều .
-Giải thích nghĩa của chữ : AC, DC
-Dòng điện xoay chiều biến đổi như thế nào
3.Dòng điện xoay chiều
-Cá nhân đọc mục 3 – SGK
-Trả lời câu hỏi của giáo viên à ghi vào vở
3.Dòng điện xoay chiều
Dòng điện luân phiên đổi chiều gọi là dòng điện xoay chiều .
Hoạt động 4: Tìm hiểu 2 cách tạo ra dòng điện xoay chiều
+ Yêu cầu HS phân tích xem , khi cho nam châm quay thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S biến đổi như thế nào ? Từ đó suy ra chiều của dòng điện cảm ứng có đặc điểm gì. Sau đó mới phát dụng cụ cho HS làm TN kiểm tra .
+ Gọi 1 HS trình bày lập luận rút ra dự đoán . Các HS khác nhận xét bổ sung chỉnh lại lập luận cho chặt chẽ
* GV biểu diễn TN : Gọi HS trình bày điều quan sát được. ( 2 đèn vạch ra 2 nửa vòng sáng khi cuộn dây quay )
- Hiện tượng trên chứng tỏ điều gì (Dòng điện trong cuộn dây luân
phiên thay đổi )
- TN có phù hợp với dự đoán không?
* Hướng dẫn HS thao tác, cầm nam châm quay quanh những trục khác nhau xem có trường hợp nào số đường sức từ qua S không luân phiên tăng giảm không?
* Giáo dục môi trường:
Do dòng điện xoay chiều có nhiều ưu điểm hơn dòng điện 1 chiều nên nó được tăng cường sản xuất hơn và khi sử dụng thì dùng bộ chỉnh lưu để biến thành 1 chiều.
- Yêu cầu hs phát biểu kết luận và giải thích một nữa vì sao khi nam châm ( hay cuộn dây ) quay thì trong cuộn dây lại xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều ?
- Tiến hành làm TN như hình 33.2 và 33.3 SGK
- Nhóm hs thảo luận và nêu dự đoán xem khi cho nam châm quay thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây có chiều biến đổi như thế nào ?
Tiến hành kiểm tra dự đoán
- Quan sát hình 33.2 và 33.3 SGK và làm TN theo hướng dẫn SGK
-Nhóm hs thảo luận phân tích xem sồ đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến đổi như thế nào ?khi cuộn dây quay trong từ trường Từ đó nêu lên dự đoán về chiều của dòng điện
àC3: Khi cuộn dây quay từ vị trí 1 sang vị trí 2 thì số đường sức từ xuyuên qua tiết diện S của cuộn dây tăng . Khi cuộn dây từ vị trí 2 quay tiếp thì số đường sức từ giảm . Vậy dòng điện cảm ứng xuất hiện trong trường hợp này là dòng điện xoay chiều .
- Quan sát GV biểu diễn TN kiểm tra như hình 33.4 SGK
-Từng hs phân tích kết quả quan sát xem có phù hợp với dự đoán không ?
- Rút ra kết luận chung :
Có những cách nào để tạo ra dòng điện xoay chiều ?
Thảo luận chung cả lớp :
à Kết luận
II. Cách tạo ra dòng điện xoay chiều :
1) Cho nam châm quay trước cuộn day dẫn kín :
C2.Khi cực S của của nam châm lại gần của cuộn dây thì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây tăng .Khi cực N ra xa cuộn dây thì số đường sức từ qua tiết diện S giảm . Khi nam châm quay liên tục thì số đường sức từ xuyên qua S luân phiên tăng giảm vậy dòng điện xuất hiện trong cuộn dây là dòng điện xoay chiều .
2) Cho cuộn day dẫn kín quay trong từ trường :
C3: Khi cuộn dây quay từ vị trí 1 sang vị trí 2 thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng . Khi cuộn dây từ vị trí 2 quay tiếp thì số đường sức từ giảm . Vậy dòng điện cảm ứng xuất hiện trong trường hợp này là dòng điện xoay chiều .
3) Kết luận : Trong mạch điện kín dòng điện xoay chiều xuất hiện . khi cho nam châm quay trước cuộn dây hay cho nam châm quay trong từ trường
Hoạt động 5 : Vận dụng.
Cho hs suy nghĩ và trả lời C4
Gọi hs lên bảng trả lời
Nhận xét.
Học sinh suy nghĩ và trả lời.
C4: Khi khung quay nữa vòng tròn thì số đường sức từ qua khu dây tăng , một trong hai đèn LED sáng . Trên nửa vòng tròn sau , số đường sức từ giảm nên dòng điện đổi chiều , đèn hai sáng . Thực ra ở dây còn có sự đổi chiều của đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây .
III. Vận dụng:
C4: Khi khung quay nửa vòng tròn thì số đường sức từ qua khu dây tăng , một trong hai đèn LED sáng . Trên nửa vòng tròn sau , số đường sức từ giảm nên dòng điện đổi chiều , đèn hai sáng . Thực ra ở dây còn có sự đổi chiều của đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây .
IV. Củng cố :
- Trong trường hợp nào thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện xoay chiều ?
- Vì sao khi cuộn dây quay trong từ trường thì cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng ?
V. Hướng dẫn về nhà :
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Trả lời lại từ C1 đến C4.
- Làm bài tập 33.1 đến 33.4 trong sách bài tập.
- Đọc mục có thể em chưa biết.
- Xem trước bài 34 SGK.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- tuan21ly9t039.doc