I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nêu được kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn và được dùng để quan sát các vật nhỏ.
Nêu được số ghi trên kính lúp là số bội giác của kính và nêu được ý nghĩa của số bội giác của kính lúp: khi kính có số bội giác càng lớn thì quan sát các vật qua kính thấy ảnh càng lớn.
2. Kĩ năng:
Biết cách sử dụng kính lúp để nhìn được vật kích thước nhỏ.
3. Thái độ:
Nghiêm túc, chính xác, yêu thích bộ môn. GDMT cho HS.
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6390 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 bài 50: Kính lúp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29 TIẾT 56
BÀI 50
§50. KÍNH LÚP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nêu được kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn và được dùng để quan sát các vật nhỏ.
Nêu được số ghi trên kính lúp là số bội giác của kính và nêu được ý nghĩa của số bội giác của kính lúp: khi kính có số bội giác càng lớn thì quan sát các vật qua kính thấy ảnh càng lớn.
2. Kĩ năng:
Biết cách sử dụng kính lúp để nhìn được vật kích thước nhỏ.
3. Thái độ:
Nghiêm túc, chính xác, yêu thích bộ môn. GDMT cho HS.
II. Trọng tâm:
- Ý nghĩa của số bội giác của kính lúp.
III. Chuẩn bị:
GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
3 kính lúp với số bội giác khác nhau.
1 thước nhựa có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm.
HS:
1 chiếc lá, bảng thị lực / 129 SGK.
IV. Hoạt động dạy học:
Ổn định lớp.
KT MIỆNG:
*Cho 1 thấu kính hội tụ, hãy dựng ảnh của vật khi f > d. Nhận xét ảnh của vật.
Trả lời:
- Vẽ hình (5đ)
- Ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật. (5đ)
Bài mới.
HOẠT ĐỘNG- THẦY TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tổ chức tình huống vào bài.
GV: Trong môn sinh học các em đã được quan sát các vật nhỏ bằng dụng cụ gì? Tại sao nhờ dụng cụ đó mà quan sát được các vật nhỏ như vậy? Bài này giúp các em giải quyết được các thắc mắc đó.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu cấu tạo và đặc điểm của kính lúp.
GV: Phát các kính lúp cho các nhóm.
HS: Nêu cách nhận ra các kính lúp là các TKHT.
HS: Tìm hiểu thông tin SGK về tiêu cự và số bội giác của kính lúp ở phần 1.
GV: + Kính lúp là TKHT có tiêu cự như thế nào?
+ Dùng kính lúp để làm gì?
+ Số bội giác của kính lúp được kí hiệu như thế nào và liên hệ với tiêu cự bằng công thức nào?
HS: Các nhóm dùng 3 kính lúp có số bội giác khác nhau để quan sát vật nhỏ và tính tiêu cự của các kính lúp đó (f =).
HS: Vận dụng các hiểu biết đó thực hiện câu C1, C2.
HS: Đại diện nhóm báo cáo câu C1.
HS: Nhóm khác nhận xét nhóm bạn.
HS: Thực hiện câu C2.
HS: Rút ra kết luận về công thức và ý nghĩa của số bội giác của kính lúp.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu cách quan sát một vật qua một kính lúp và sự tạo ảnh qua kính lúp.
HS: Các nhóm thực hiện như yêu cầu phần 1 SGK.
GV: Hướng dẫn HS: đặt vật trên bàn, 1 HS giữ cố định kính lúp phía trên, mặt kính song song với vật sao cho quan sát thấy ảnh của vật, 1 HS khác đo khoảng cách từ vật tới kính lúp. Ghi lại kết quả và so sánh với f của kính.
HS: Cá nhân HS vẽ ảnh của vật qua kính lúp.
GV: Lưu ý HS: Vị trí đặt vật; sử dụng tia qua quang tâm và tia song song trục chính để dựng ảnh.
HS: Cá nhân HS trả lời câu C3, C4.
HS: HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.
HS: Rút ra kết luận về vị trí của vật cần quan sát bằng kính lúp và đặc điểm của ảnh tạo bởi kính lúp khi đó.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng.
HS: Cá nhân HS thực hiện câu C5.
HS: HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung hồn chỉnh.
HS: Thực hiện câu C6.
GV: Theo dõi uốn nắn.
GDMT: Người sử dụng kính lúp có thể quan sát được các vật nhỏ, các mẫu vật. Biện pháp GDMT: Sử dụng kính lúp, phát hiện tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
è GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP: kính lúp là công cụ lao động chủ yếu của nhiều ngành nghề quan sát các vật nhỏ đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nãi, sáng tạo trong công việc.
I. Kính lúp là gì?
C1: Kính lúp có số bội giác càng lớn thì có tiêu cự càng ngắn.
C2: Tiêu cự dài nhất của kính lúp là
f = = 16,7 cm.
* Kết luận: Kính lúp là 1 TKHT có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát những vật nhỏ. Số bội giác của kính lúp cho biết ảnh mà mắt thu được khi dùng kính lớn gấp bao nhiêu lần so với ảnh mà mắt thu được khi quan sát trực tiếp vật mà không dùng kính.
II. Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp
C3: Qua kính sẽ có ảnh ảo, to hơn vật.
C4: Phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính lúp (cách kính lúp 1 khoảng nhỏ hơn hay bằng tiêu cự).
* Kết luận: Khi quan sát 1 vật nhỏ qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính sao cho thu được ảnh ảo lớn hơn vật. Mắt nhìn thấy ảnh ảo đó.
III. Vận dụng
C5: + Đọc những chữ viết nhỏ.
+ Quan sát những chi tiết nhỏ của một đồ vật (chi tiết trong đồng hồ, trong mạch điện tử của máy thu thanh, trong một bức tranh).
+ Quan sát những chi tiết nhỏ của một số con vật hay thực vật (các bộ phận của con kiến, con muỗi, con ong, các vân trên lá . . . )
C6: HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- Bài 50.1 C.
4.Câu hỏi và bài tập củng cố:
- HS: Nhắc lại ghi nhớ (SGK)
- HS: Đọc phần “có thể em chưa biết”
- HS: Thực hiện bài tập 50.1 SBT.
5. HDHS tự học ở nhà.
BÀI CŨ:
Học thuộc ghi nhớ và xem lại SGK.
Làm các bài tập từ bài 50.2 " 50.6 SBT.
Ôn lại các bài từ tiết 44 " 56 SGK.
BÀI MỚI:
Đọc và nghiên cứu trước bài “Bài tập quang hình học”.
Tóm tắt đề bài.
Phân tích điều kiện cần thực hiện.
V. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- KINH LUP.doc