I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Trả lời được câu hỏi: Tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì?
Trình bày tác dụng nhiệt của ánh sáng trắng và ánh sáng màu lên vật.
Hiểu được tác dụng quang điện của ánh sáng.
2. Kĩ năng:
Rèn kỹ năng vận dụng và phân tích.
3. Thái độ:
Rèn thái độ nghiêm túc, cẩn thận khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm.
Giáo dục môi trường.
II. Trọng tâm:
Tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì?
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4859 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 bài 56: Các tác dụng của ánh sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32 TIẾT 62
BÀI 56
§56. CÁC TÁC DỤNG CỦA ÁNH SÁNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Trả lời được câu hỏi: Tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì?
Trình bày tác dụng nhiệt của ánh sáng trắng và ánh sáng màu lên vật.
Hiểu được tác dụng quang điện của ánh sáng.
2. Kĩ năng:
Rèn kỹ năng vận dụng và phân tích.
3. Thái độ:
Rèn thái độ nghiêm túc, cẩn thận khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm.
Giáo dục môi trường.
II. Trọng tâm:
Tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì?
III.Chuẩn bị:
GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
1 nguồn 6V.
1 nhiệt kế.
1 TN tác dụng nhiệt của ánh sáng.
HS: Đọc và nghiên cứu thí nghiệâm từ SGK.
IV. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định.
2. KIỂM TRA MIỆNG:. ( Kiểm tra việc giải đề cương ôn thi HKII)
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
*. HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu tác dụng nhiệt của ánh sáng.
GV: Y/c cá nhân HS đọc thông tin từ SGK và thực hiện C1 và C2.
HS: C1: Mái nhà lúc trời nắng…
C2: Ấp trứng, làm muối…
GV: Hướng dẫn HS xây dựng khái niệm về tác dụng nhiệt của ánh sáng. Hướng dẫn thực hiện thí nghiệm về tác dụng nhiệt của ánh sáng.
HS: Thảo luận nội dung thí nghiệm và tổ chức tiến hành thí nghiệm. Ghi kết quả và bảng1 SGK. Từ kết quả thí nghiệm nhóm thảo luận thực hiện C3 để rút ra kết luận.
C3: - Vật màu đen hấp thụ nhiệt nhanh hơn màu trắng.
Vật hấp thụ ánh sáng kém gọi là vật màu sáng và vật hấp thụ ánh sáng tốt gọi là vật màu tối.
*. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu tác dụng sinh học của ánh sáng.
GV: Gọi 1 HS đọc thông tin mục II SGK và các cá nhân khác chú ý rút ra kết luận về tác dụng sinh học của ánh sáng.
HS: Ánh sáng có thể gây ra một số tác dụng biến đổi nhất định ở các sinh vật. Đó gọi là tác dụng sinh học của áng sáng.
GV: Y/c cá nhân thực hiện C4 và C5.
C4: Ánh sáng làm biến đổi diệp lục ở lá cây…
C5: Ánh sáng làm sinh tố D ở da kích thích và phát triển.
*. HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu tác dụng quang điện của ánh sáng.
GV: Gọi 1 HS đọc thông tin mục III SGK để tìm hiểu thế nào là pin quang điện và nêu tác dụng của quang điện.
HS: Năng lượng ánh sáng biến đổi thành năng lượng điện. Pin mặt trời.
GV: Y/c cá nhân thực hiện C6 và C7.
C6: Máy tính cá nhân.
C7: Muốn cho pin hoạt động phải có ánh sáng chiếùu vào pin. Khi họat động pin nóng lên đó do 1 phần tác dụng nhiệt của ánh sáng.
GV: Giới thiệu trong thực tế người ta gọi pin mặt trời hoạt động dựa trên hiện tượng tác dụng quang điện của ánh sáng.
GDMT:
- Tăng cường sử dụng năng lượng Mặt Trời để sản xuất điện. (tác dụng nhiệt).
- Khi đi dưới Trời nắng gắt cần thiết che chắn cơ thể khỏi ánh Mặt Trời, Khi tắm nắng cần sử dụng kem chống nắng. Cần đấu tranh chống lại tác nhân gây hại tầng ôzon như: thử tên lữa, phóng tàu vũ trụ và các chất khí thải. (tác dụng sinh học).
- Tăng cường sử dụng pin năng lượng Mặt Trời tại các vùng sa mạc, những nơi chưa có điều kiện sử dụng điện lưới quốc gia.(tác dụng quang điện)
1. Tác dụng nhiệt của ánh sáng.
a. Tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì?
Ánh sáng vật nóng lên
b. Nghiên cứu tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng và mùa đen.
- Vật màu đen hấp thụ nhiệt nhanh hơn màu trắng.
Vật hấp thụ ánh sáng kém gọi là vật màu sáng và hấp thụ ánh sáng tốt gọi là vật màu tối.
2. Tác dụng sinh học của ánh sáng.
Ánh sáng có thể gây ra một số tác dụng biến đổi nhất định ở các sinh vật. Đó gọi là tác dụng sinh học của ánh sáng.
3. Tác dụng quang điện của ánh sáng.
a. Pin mặt trời.
Pin hoạt động khi nó ánh sáng chiếu vào nó.
b. Tác dụng quang điện của ánh sáng.
Ánh sáng điện : tác dụng quang điện.
4. Câu hỏi và bài tập củng cố:
GV: Y/c cá nhân thực hiện C8; C9; C10.
HS: C8:
C9:
C10:
GV: Y/c 1 HS đọc mục có thể em chưa biết. Trang 148 SGK
5. HDHS tự học ở nhà:
Học thuộc ghi nhớ và xem lại SGK.
Làm các bài tập 56.3 đến 56.5 SBT.
Học bài thi HKII theo hình thức trắc nghiệm 100%.
Đọc và nghiên cứu trước bài 57: “ Thực hành” Nhận biết ánh sáng đơn sắc và không đơn sắc bằng đĩa CD”.
V. Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
File đính kèm:
- CAC TD CUA ANH SANG.doc