A.Mục tiêu
1.Kiến thức
• Nêu được ảnh của vật sáng tạo bởi tk luôn là ảnh ảo
• Mô tả được những đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi tk và thấu kính hội tụ
• Dùng 2 tia sáng đặc biệt dựng được ảnh của một vật tạo bởi tk
2.Kỹ năng
• Vẽ được ảnh của một vật qua tk
3.Thái độ
• Cẩn thận ,hợp tác trong học tập
• Yêu thích bộ môn
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3077 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 - Tiết 49: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày giảng :
Tiết 49 Bài 45
ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH PHÂN KỲ
A.Mục tiêu
1.Kiến thức
Nêu được ảnh của vật sáng tạo bởi tk luôn là ảnh ảo
Mô tả được những đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi tk và thấu kính hội tụ
Dùng 2 tia sáng đặc biệt dựng được ảnh của một vật tạo bởi tk
2.Kỹ năng
Vẽ được ảnh của một vật qua tk
3.Thái độ
Cẩn thận ,hợp tác trong học tập
Yêu thích bộ môn
B.Chuẩn bị
Gv chuẩn bị cho mỗi nhóm Hs :
1 tk có f = 12cm
1 giá quang học
1 cây nến nhỏ
1 màn hứng ảnh
C.Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
Gv gọi Hs lên bảng kiểm tra
? hãy nêu tính chất các đặc điểm tia sáng qua tk mà em đã học ? Biểu diễn trên hình vẽ các tia sáng đó
Gv nhận xét ,cho điểm Hs
1Hs lên bảng kiẻm tra
Trả lời câu hỏi
Vẽ hình trên bảng
3.Bài mới
Hoạt động 1. Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi tk
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung chính
gv yêu cầu Hs bố trí thí nghiệm (hình 45.1)
Hs các nhóm bố trí thí nghiệm
Sau đó 1 Hs trả lời câu C1
Gv gọi tiếp Hs trả lời câu C2
Hs (trả lời miệng )
Gv nhận xét , đánh giá các câu trả lời của Hs
C1. Đặt vật ở gần , ở xa đều không hứng được ảnh
C2. đặt mắt trên đường truyền của chùm tia ló ta thấy một ảnh nhr hơn vật.cùng chiều với vật
Vậy ảnh đó là ảnh ảo
Hoạt động 2.Cách dựng ảnh
Hoạt động của Gv và Hs
Nộ dung chính
Gv gợi ý Hs trả lời câu C3
? Muốn dựng ảnh của một điểm sáng ta làm như thế nào ?
? Muốn dựng ảnh của một vật sáng ta làm như thế nào ?
Hs trả lời câu hỏi của Gv
Gv yêu cầu Hs suy nghĩ trả lời tiếp câu C4
1Hs lên bảng vẽ hình
Cả lớp vẽ hình vào vở
Sau đó Gv sửa sai cho Hs đẻ cả lớp chữa vào vở
Gv gợi ý :
? Khi dịch vật AB vào gần hoặc ra xa tk thì hướng của tia khúc xạ của tia tới BI (tia song song với trục chính) có thay đổi không ?
Hs quan sát và trả lời
? Ảnh B' của B là giao điểm của những tia nào ?
Hs quan sát và trả lời
Sau đó Gv gọi 1Hs trả lời lại câu hỏi
C3.Muốn dựng ảnh của một vật AB qua tk khi AB vuông góc với trục chính ,A nằm trên trục chính ,ta làm như sau :
Dựng ảnh B' của B qua tk ảnh này là điểm đồng quy khi kéo dài chùm tia ló
Từ B' hạ đường vuông góc với trục chính của tk cắt trục chính tại A'.A' là ảnh của điểm A
A'B' là ảnh của AB tạo bởi tk
C4.
khi dịch chuyển AB luôn vuông góc với trục chính thì tại mọi vị trí ,hướng tia BI là không đổi ,cho tia ló IK có hướng không đổi .Do đó tia BO luôn cắt tia IK kéo dài tại B' nằm trong khoảng OF (tức là khoảng tiêu cự )
Hoạt động 3. Độ lớn của ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ và tk
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung chính
Gv yêu cầu Hs hoạt động nhóm để trả lời câu C5
2 nhóm vẽ ảnh ảo của vật tạo bởi thấu kính hội tụ
2 nhóm vẽ ảnh ảo của vật tạo bởi tk
Gv lưu ý Hs các nhóm vẽ theo đúng tỉ lệ để dễ so sánh
C5.
Đặt vật AB trong khoảng tiêu cự
Ảnh ảo của vật AB tạo bởi thấu kính hội tụ lớn hơn vật
Ảnh ảo của vật AB tạo bởi tk nhỏ hơn vật
4.Củng cố
Gv nêu các câu hỏi củng cố
? Nêu đặc điểm ,tính chất của ảnh tạo bởi tk ?
Gv yêu cầu Hs trả lời câu C6
Gv nêu cách nhận dạng nhanh chóng một thấu kính là hội tụ hay phân kỳ
Hs (trả lời miệng )
1Hs đứng tại chỗ trả lời câu C6
C6. Ảnh ảo của thấu kính hội tụ và tk :
Giống nhau : Cùng là ảnh ảo và cùng chiều với vật
Khác nhau : Đối với thấu kính hội tụ thì ảnh lớn hơn vật và ở xa thấu kính hơn vật. Đối với tk ảnh nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính
5.Hướng dẫn học ở nhà
Về nhà :
Học thuộc phần ghi nhớ trong SGK
Xem lại các câu trả lời câu hỏi trong vở ghi
Làm các bài tập và câu hỏi trong SGK và SBT
Chuản bị bài 46 Thực hành
File đính kèm:
- tiết 49 bài 45.doc