I.Mục tiêu
1.Kiến thức
• Nêu được ví dụ về ánh sáng trắng và ánh sáng màu
• Nêu được ví dụ vè sự tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu
2.Kỹ năng
• Thiết kế thí nghiệm để tạo ra ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu
3.Thái độ
• Trung thực,hợp tác trong học tập
• Yêu thích bộ môn
II.Chuẩn bị
Gv chuẩn bị cho mỗi nhóm Hs :
1 số nguồn sáng màu như đèn LADE(các màu đỏ,xanh, )
1 đèn phát ra ánh sáng trắng
1 bộ tấm lọc màu (Đỏ,lục,lam)
1 bình nước trong
28 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2376 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 9 - Tiết 59 đến tiết 69, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn
Giảng
Tiết 59 Bài 52
ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU
I.Mục tiêu
1.Kiến thức
Nêu được ví dụ về ánh sáng trắng và ánh sáng màu
Nêu được ví dụ vè sự tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu
2.Kỹ năng
Thiết kế thí nghiệm để tạo ra ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu
3.Thái độ
Trung thực,hợp tác trong học tập
Yêu thích bộ môn
II.Chuẩn bị
Gv chuẩn bị cho mỗi nhóm Hs :
1 số nguồn sáng màu như đèn LADE(các màu đỏ,xanh,…)
1 đèn phát ra ánh sáng trắng
1 bộ tấm lọc màu (Đỏ,lục,lam)
1 bình nước trong
III.Các hoạt động dạy học
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ (không)
3.Bài mới
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung chính
Gv yêu cầu Hs đọc tài liệu sau đó trả lời câu hỏi :
Nêu các nguồn phát ánh sáng trắng ?
Hs ( đọc tài liệu ,trả lời miệng)
Hs đọc tài liệu,phát biểu nguồn ánh sáng màu ?
Gv nêu các nguồn ánh sáng màu (như SGK)
Gv giới thiệu tấm lọc màu
Hs nghe và giới thiệu
Gv yêu cầu Hs làm thí nghiệm như SGK
Hs tiến hành thí nghiệm ghi kết quả vào vở
Gv yêu cầu Hs trả lời câu C1
Hs trả lời miệng
Gv chuẩn hóa kiến thức cho Hs ghi vở
Hs nghe và ghi vở
Gv gọi Hs trả lời câu C2
Hs trả lời miệng
I.Nguồn phát ra ánh sáng trắng và nguồn phát ra ánh sáng màu :
1.Các nguồn phát ánh sáng trắng :
Mặt trời (trừ buổi sáng,buỏi chiều)
Các đèn dây tóc nóng sáng như bóng đèn pha của ôtô,xe máy…
2.Các nguồn phát ánh sáng màu :
Nguồn ánh sáng màu là tự phát ra ánh sáng màu
Các đèn LED phát ra ánh sáng màu (đỏ,xanh,vàng…)
Bút LADE thường phát ra ánh sáng màu đỏ
Các đèn ống phát ra ánh sáng màu thường dùng trong quảng cáo
II.Tạo ra ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu :
* Tấm lọc màu có thể là 1 tấm kính màu 1 mảnh giấy bóng kính có màu,1 tấm nhựa trong có màu ,1 lớp nước có màu ...
1.Thí nghiệm :
Kết quả thí nghiệm
Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ cho ánh sáng màu đỏ
Chiếu ánh sáng màu đỏ qua tấm lọc màu đỏ cho ánh sáng màu đỏ
Chiếu ánh sáng màu đỏ qua tấm lọc màu xanh cho ánh sáng màu tối
3.Kết luận :
Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu ta sẽ được ánh sáng có màu của tấm lọc
Chiếu ánh sáng cùng màu qua tấm lọc cùng màu vẫn thu được ánh sáng có màu đó
Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc khác màu sẽ không thu được ánh sáng màu đó nữa
Tâm slọc màu nào thì hấp thụ ít ánh sáng màu đó nhưng hấp thụ nhiều ánh sáng màu khác
4.Củng cố
Gv nêu câu hỏi củng cố :
Kể tên các nguồn phát ra ánh sáng trắng trong thực tế mà em biết ?
Các nguồn phát ánh sáng màu ?
Để tạo ra tấm lọc màu bằng các tấm lọc màu ta làm thế nào ?
Gv gọi 2 Hs trả lời câu C3 và C4 (trong phần vận dụng)
Hs trả lời câu hỏi của Gv :
Hs1 (Trả lời miệng)
Hs2 (Trả lời miệng)
Hs3 (Trả lời miệng)
Hs4 (trả lời câu C4)
Chiếu ánh sáng trắng qua vỏ nhựa màu đỏ,xanh,vàng …)
5.Hướng dẫn học ở nhà :
Về nhà :
Học thuộc trong vở ghi và phần ghi nhớ trong SGK
Xem lại các câu trả lời các câu hỏi trong SGK
Làm các bài tập trong SBT
Chuẩn bị trước bài 53 Sự phân tích ánh sáng trắng
Soạn
Giảng
Tiết 60 Bài 53
SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG
I.Mục tiêu
1.Kiến thức
Hs phát biểu được khẳng định : Trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau
Trình bày và phân tích được thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính và đĩa CD
2.Kỹ năng :
Phân tích hiện tượng phân tích ánh sáng trắng và ánh sáng màu bằng thí nghiệm
Giải thích được các hiện tượng ánh sáng màu như cầu vồng,bong bóng xà phòng …
3.Thái độ
Cẩn thận,trung thực,hợp tác trong học tập
Yêu thích bộ môn
II.Chuẩn bị
Gv chuẩn bị cho mỗi nhóm Hs :
1 lăng kính tam giác đều
1 màn chắn trên có khoét 1 khe hẹp
1 bộ tấm lọc màu đo,xanh,nửa đỏ nửa xanh,1 đĩa CD
III.Các hoạt động dạy học
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ (không)
3.Bài mới
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung chính
Gv yêu cầu Hs dọc tài liệu để tìm hiểu lăng kính là gì ?
Hs đọc SGK,trả lời câu hỏi
Gv yêu cầu Hs bố trí thí nghiệm như SGK,quan sát hiện tượng
Hs (mô tả hiện tượng ,trả lời kết quả )
Gv gọi Hs trả lời câu C1
Hs quan sát dải ánh sáng màu sau đó trả lời câu C1
Gv giới thiệu ảnh chụp ở cuối SGK
Gv yêu cầu Hs tiến hành học nhóm tiến hành thí nghiệm như thí nghiệm 1
Hs làm theo yêu cầu của Gv
Gv gọi đại diện 2 nhóm trình bày kết quả của thí nghiệm
Hs1 mo tả phần a)
Hs2 mô tả phần b)
Gv gọi Hs trả lời câu C3,C4
Hs trả lời và sau đó ghi vở
Gv đưa ra kết luận chung
Hs nghe và ghi vở
Gv yêu cầu Hs làm thí nghiệm với mặt ghi của đĩa Cd ,quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi
Hs tiến hành thí nghiệm
1.Phân tích 1 chùm ánh sáng trắng bằng lăng kính
Lăng kính là 1 khối chất trong suốt có 3 gờ song song
1.Thí nghiệm 1
Bố trí thí nghiệm :
Tiến hình :
Kết quả : Quan sát phía sau lăng kính thấy có 1 dải ánh sáng gồm nhiều màu
C1.Dải ánh sáng màu đó gồm : đỏ,da cam,vàng ,lục ,lam,chàm ,tím
2.Thí nghiệm 2
Bố trí
Tiến hành :
Kết quả :
C2.
Khi chắn khe K bằng tấm lọc màu đỏ,ta thấy vạch đỏ ,bằng tấm lọc màu xanh,có vạch xanh,2 vạch này không cùng nằm 1 chỗ
Khi chắn khe K bằng tấm lọc màu trên đỏ,dưới xanh thì ta thấy đồng thời cả 2 vạch đỏ và xanh nằm lệch nhau
C3.Ý đúng :
Trong chùm sáng trắng có chứa sẵn các ánh sáng màu,lăng kính chỉ có tác dụng tách các chùm sáng màu đó ra,cho mỗi chùm đi theo 1 phương vào mắt
C4.Ánh sáng trắng qua lăng kính được phân tích thành dải màu ,vậy ta đã dùng lăng kính để phân tích ánh sáng trắng thành ánh sáng màu
3.Kết luận :
Chiếu 1 chùm sáng hẹp qua lăng kính ,thu được chùm sáng gồm nhiều màu khác nhau nằm sát cạnh nhau
Màu của chùm sáng này biến thiên từ đỏ đến tím
Lăng kính có tác dụng tách các chùm sáng màu có trong chùm sáng trắng theo 1 phương xác định
II.Phâ n tích 1 chùm sáng trắng bằng sự phản xạ trên mặt đĩa CD (compack disk)
1.Thí nghiệm 3
C5.TRên mặt ghi của đĩa CD có nhiều dải ánh sáng màu từ đỏ đến tím
C6.
Ánh sáng chiếu đén đía CD là ánh sáng trắng
Ánh sáng từ đĩa CD đến mắt là ánh sáng màu
Ánh sáng qua đĩa CD phản xạ là những chùm ánh sáng màu ,chứng tỏ thí nghiệm 3cũng là thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng
4.Củng cố
Gv nêu câu hỏi củng cố
Khi chiếu chùm sáng trắng qua lăng kính ,cho phản xạ trên mặt ghji của đĩa CD,ta thu được gì ?
Gv gọi Hs trả lời câu C7
Gv hướng dẫn Hs về nhà tự trả lời câu C8,C9
Hs trả lời câu hỏi của Gv
Hs1 : …Ta thu được 1 dải ánh sáng màu (từ đỏ đến tím tuỳ theo phương nhìn của mắt )
Hs2 trả lời câu C7
Đây cũng là thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng thành ánh sáng màu
5.Hướng dẫn học ở nhà :
Về nhà :
Học kỹ phần lý thuyết trong vở ghi và phần ghi nhớ trong SGK
Quan sát hiện tượng ánh sáng qua bể cá
Làm các bài tập trong SBT
Chuẩn bị trước bài 54.Sự trộn các ánh sáng màu
Soạn
Giảng
Tiết 61 Bài 54
SỰ TRỘN CÁC ÁNH SÁNG MÀU
I.Mục tiêu
1.Kiến thức
Trả lời được câu hỏi : thế nào là trộn các ánh sáng màu với nhau ?
Trình bày và giải thích được thí nghiệm trộn các ánh sáng màu
Dựa vào quan sát ,có thể mô tả được màu của ánh sáng mà ta thu được khi trộn 2 hay nhiều màu với nhau
2.Kỹ năng :
Tiến hành thí nghiệm để tìm ra quy luật trên màu ánh sáng
3.Thái độ :
Nghiêm túc,trung thực,hợp tác trong học tập
Yêu thích bộ môn
II.Chuẩn bị :
Gv chuẩn bị cho mỗi nhóm Hs :
1 đèn chiếu có 3 cửa sổ và 2 gương phẳng
1 bộ lọc màu (đỏ,lục,lam) và có tấm chắn sáng
1 màn ảnh (màu trắng)
1 giá quang học
III.Các hoạt động dạy học
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ (không)
3.Bài mới
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung chính
Gv yêu cầu Hs đọc SGK,qua sát thí nghiệm để trả lời câu hỏi : Trộn các ánh sáng màu là gì ?
Hs (đọc tài liệu, trả lời câu hỏi )
Gv :
Thiết bị trộn các ánh sáng màu có cấu tạo như thế nào ?
Tại sao lại có 3 cửa sổ ? Các cửa sổ lại có các tấm lọc màu ?
Hs dọc tài liệu ,tìm hiểu cầu tạo của thiết bị ,sau đó nói cấu tạo và cách tiến hành cho Hs biết
Gv yêu cầu Hs đọc tài liệu,quan sát thí nghiệm
Hs quan sát nhận xét ánh sáng màu thu được trên màn chắn
Gv : Có bao giờ thu được ánh sáng “màu đen” không ?
Hs :
Gv gọi Hs nâu kết luận trong SGK
Gv yêu cầu Hs tiến hành thí nghiệm 2
Hs quan sát kết quả ánh sáng thu được trên màn chắn
Hs phát biểu
Gv gọi Hs nêu kết luận
Hs
I.Thế nào là trộn các ánh sáng màu với nhau ?
Trộn 2 hay nhiều ánh sáng màu với nhau là chiếu đồng thời các ánh sáng đó vào cùng 1 chỗ trên màn ảnh .Màu của màn ảnh ở chỗ đó sẽ là màu mà ta thu được khi trộn các ánh sáng màu nói trên với nhau
II.Trộn 2 ánh sáng màu với nhau :
1.Thí nghiệm 1
Bố trí
Tiến hành
Kết quả :
C1.
Trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lục được ánh sáng màu vàng
Trộn ánh sáng đỏ + ánh sáng màu lam = ánh sáng màu hồng nhạt
Trộn ánh sáng màu lục + ánh sáng màu lam = ánh sáng màu nõn chuối (xanh lơ)
Lưu ý : không có ánh sáng màu đen bao giờ trộn 2 ánh sáng màu vơi nhau cung thu được ánh sáng màu khác
2.Kết luận
(SGK)
III.Trộn 3 ánh sáng màu với nhau :
1.Thí nghiệm 2.
Bố trí :
Tiến hành
Kết quả :
C2 Tại chỗ 3 ánh sáng màu đó gặp nhau ta thu được ánh sáng màu trắng
2.Kết luận
Trộn 3 ánh sáng màu 1 cách hợp lý ta thu được ánh sáng màu trắng
Ánh sáng màu trắng thu được có khác chút ít so với ánh sáng trắng do mặt trời và các bóng đèn dây tóc phát ra
4.Củng cố - Vận dụng
Gv chuẩn bị sẵn cho Hs thí nghiệm ở câu C3
Hs quan sát thí nghiệm ,nhận xét màu trên đĩa
Gv có thể giải thích cho Hs (nếu Hs không giải thích được )
Gv đặt câu hỏi :
Thế nào là trộn các ánh sáng màu với nhau ?
Trộn 2 ánh sáng màu với nhau ta thu được gì ?
Có ánh sáng màu đen không ? tại sao ?
Trộn 3 ánh sáng màu với nhau ta thu được ánh sáng màu gì ?
C3.Màu hơi trắng
Nguyên nhân : Do hiện tượng lưu ảnh trên võng mạc,nếu đĩa quay nhanh ,mỗi điểm trên mạng lưới sẽ nhận được gần như đồng thời 3 thứ ánh sáng phẩn xạ từ 3 vùng có các màu đỏ,lục ,lam trên đãi chiếu đến cho ta cảm giác có ánh sáng màu trắng
Hs trả lời câu hỏi cảu Gv
Hs1
Hs2
Hs3
Hs4
5.Hướng dẫn học ở nhà
Về nhà :
Học kỹ phần ghi nhớ trong vở ghi và trong SGK
Xem lại các câu trả lời trong SGK
Làm các bài tập trong SBT
Đọc thêm phần có thể em chưa biết trong SGK
Chuẩn bị trước bài 55
Soạn
Giảng
Tiết 62 Bài 55
MÀU SẮC CÁC VẬT DƯỚI ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU
I.Mục tiêu
1.Kiến thức
Giải thích được khi đặt các vật dưới ánh sáng màu trắng ,ta thấy có vật màu đỏ,vật màu xanh,vật màu trắng…
Giải thích được hiện tượng : khi đặt các vật dưới ánh sáng đỏ thì chỉ có các vật màu đỏ giữ được màu ,còn các vật có màu khác đều bị thay đổi màu
2.Kỹ năng :
Nghiên cứu hiện tượng màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng,ánh sáng màu để giải rthích vì sao ta nhìn thấy các vật có màu sắc khi có ánh sáng
3.Thái độ :
Ngiêm túc,tring thực,hợp tác trong học tập
Yêu thích bộ môn
II.Chuẩn bị :
Gv chuẩn bị cho mỗi nhóm Hs :
Một hộp kín có 1 cửa sổ để chắn ánh sáng bằng các tấm lọc màu
Các vật có màu trắng,đỏ lục đặt trong hộp
1 số tấm lọc màu
III.Các hoạt động dạy học
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ :
Gv nêu câu hỏi :
Khi nào ta nhận biết ánh sáng ? Thế nào là trộn màu của ánh sáng ?
Hãy nêu phương pháp trộn màu của ánh sáng ?Chữa bài 54.4 (SBT)
Gv nhận xét câu trả lời và cho điểm Hs
2 Hs lên bảng kiểm tra
Hs1
Hs2
3.Bài mới :
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung chính
Gv đặt câu hỏi nhớ lại kiến thức cũ : Khi nào ta nhìn thấy 1 vật
Hs ( Trả lời miệng)
Gv yêu cầu Hs thả luận C1 bằng cách lấy các vật màu (đỏ ,xanh) đặt dưới ánh sáng trắng
Hs trả lời
Gv chuẩn hoá kiến thức
Hs nghe và ghi vở
Gv yêu cầu Hs rút ra nhận xét
Hs :
Gv yêu cầu Hs sử dụng các hộp quan sát ánh sáng tán xạ của các vật màu ,hướng dẫn Hs làm thí nghiệm
Hs hoạt động nhóm làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của Gv
Hs trả lời các câu C2,C3
Gv sửa chữa ,thống nhất ghi vở
Gv yêu cầu Hs nêu kết luận
Hs nêu kết luận
I.Vât màu trắng,vật màu đỏ,vật màu xanh và vật màu đen dưới ánh sáng trắng
Ta nhìn thấy 1 vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền đến mắt ta
C1.Đặt các vật màu dưới ánh sáng trắng :
Nếu thấy vật màu trắng,vật màu đỏ,vật màu xanh thì có ánh sáng trắng,đỏ,xanh truyền từ vật đến mắt ta
Vật có mầu đen thì không có ánh sáng màu nào truyền vào mắt
* Nhận xét :
(SGK)
II.Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật
1.Thí nghiệm và quan sát :
Thí nghiệm
* Nhận xét
C2.
Chiếu ánh sáng đỏ vào vật màu đỏ ,nhìn thấy vật màu đỏ
Chiếu ánh sáng đỏ vào vật màu xanh,lục,đen,nhìn thấy vật gần đen
Chiếu ánh sáng đỏ vào vật màu trắng ,vật màu đỏ
C3.
Chiếu ánh sáng xanh vào vật màu xanh và vật màu trắng,thấy vật màu xanh
Chiếu ánh sáng xanh vào vật màu khác nhìn thấy vật gần đen
3.Kết luận :
Vật màu nào thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó và tán xạ kém ánh sáng các màu khác
Vật màu trắng tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu
Vật màu đen không có khả năng tán xạ ánh sáng màu nào
4.Củng cố - vận dụng
Gv gọi Hs trả lời câu C4
2 Hs trả lời
Nếu Hs trả lời chưa đúng thì Gv nêu câu hỏi gợi ý :
Ánh sáng ban ngày màu gì ? lá cây ban ngày có màu gì ?
Gv yêu cầu Hs thảo luận trả lời câu C5
Hs thảo luận trả lời câu C5
Gv có thể giả thích cho Hs
C4.
Lá cây ban ngày có màu xanh vì tán xạ ánh sáng màu xanh vào mắt
Lá cây ban đêm không có màu gì vì không có ánh sáng để lá cây tán xạ ánh sáng
C5.Đặt 1 tấm kính đỏ trên 1 tờ giấy trắng,rồi chiếu ánh sáng trắng vào tấm kính thì ta sẽ thấy tờ giấy màu đỏ
Ta giải thích như sau : Ánh sáng đỏ trong chùm ánh sáng trắng truyền qua được tấm kính đỏ,rồi chiếu vào tờ giấy trắng.Tờ giấy tán xạ tốt ánh sáng đỏ.Ánh sáng đỏ này lại truyền qua tấm kính đỏ theo chiều ngược lại,vào mắt ta.Vì thế ta thấy tờ giấy màu đỏ
Chú ý là không được nhìn tấm kính theo phương phản xạ ánh sáng ,Vì khi đó ánh sáng phản xạ ở mặt trên của tấm kính sẽ truyền vào mắt ta làm ta bị loá và ta thấy ánh sáng trắng
Nếu thay tờ giấy trắng bằng giấy xanh thì ta sẽ thấy tờ giấy màu đen.Vì tờ giấy xanh tán xạ kém ánh sáng đỏ
5.Hướng dẫn học ở nhà :
Về nhà :
Ôn tập kỹ nội dung bài trong vở ghi và trong SGK
Xem lại các câu trả lời câu hỏi trong SGK
Trả lời các câu hỏi và bài tập trong SBT
Chuẩn bị trước bài 56
Soạn
Giảng
Tiết 63 Bài 56
CÁC TÁC DỤNG CỦA ÁNH SÁNG
I.Mục tiêu
1.Kiến thức
Trả lời được câu hỏi “tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì ?
Vận dụng được tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng và vật màu đen để giải thích 1 số ứng dụng thực tế
Trả lời được câu hỏi “ Tác dụng sinh học của ánh sáng là gì ?
2.Kỹ năng :
Thu thập thông tin về tác dụng của ánh sáng trong thực tế để thấy vai trò của ánh sáng
3.Thái độ :
Trung thực,hợp tác trong học tập
Yêu thích bộ môn
II.Chuẩn bị :
Gv chuẩn bị cho mỗi nhóm Hs :
1 tấm kim loại 1 nửa sơn trắng,1 nửa sơn đen
1 nhiệt kế
1 bóng đèn 25W
1 chiếc đồng hồ
III.Các hoạt động dạy học
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ (không)
3.Bài mới
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung chính
Gv yêu cầu Hs trả lìư câu C1
Hs suy nghĩ và trả lời
Gv gọi tiếp Hs trả lời câu C2
Hs
Hs rút ra tác dụng nhiệt của ánh sáng
Gv mô tả thiết bị nghiên cứu tác dụng nhiệt của ánh sáng
Sau đó yêu cầu Hs tiến hành thí nghiệm
Hs điền kết quả vào bảng 1,so sánh kết quả và nhận xét
Gv giới thiệu thêm về ánh sáng màu sáng,màu tối (như SGK)
Gv nêu khái niệm (như SGK)
Hs nghe và ghi vở
Gv gọi Hs trả lời câu C4,C5
Hs suy nghĩ trả ời câu hỏi
Hs1
Hs2
Gv thông báo cho biết pin mặt trời hoạt động trong điều kiện nào ?
Gv đưa ra ví dụ : máy tính bỏ túi ,đồng hồ …
Hs quan sát
Gv đưa pin mặt trời cho Hs quan sát sau đó gọi Hs trả lời câu C6
Hs
Gv gọi Hs trả lời câu C7
Gv yêu cầu Hs trả lời đúng thì Gv thống nhất cùng Hs ,còn nếu Hs không trả lời được thì Gv gợi ý :
Không có ánh sáng ,pin có hoạt động được không ?
Hs trả lời câu hỏi và ghi vở
I.Tác dụng nhiệt của ánh sáng :
1.Tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì ?
C1.
Ánh sáng chiếu vào quần áo ướt ,quần áo sẽ mau khô
Ánh sáng chiếu vào đồ vật ,đồ vật nóng lên
C2.
Phơi muối: Ánh sáng làm nước biển bay hơi nhanh tạo ra sản phẩm là muối
* Nhận xét :
Ánh sáng chiếu vào các vật sẽ làm cho các vật nóng lên ,khi đó năng lượng ánh sáng đã bị biến đổi thành nhiệt năng .Đó là tác dụng nhiệt của ánh sáng
2.Nghiên cứu tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng và vật màu đen
* Thí nghiệm :
* Kết quả :
C3.Trong cùng điều kiện chiếu sáng thì nhiệt độ của tấm kim loại bị chiếu sáng mặt đen tăng nhanh hơn nhiệt độ của tấm kim loại khi bị chiếu sáng mặt trắng
Điều đó có nghĩa là trong cùng điều kiện thì vật màu đen hấp thụ năng lượng ánh sáng nhiều hơn vật màu trắng
II.Tác dụng sinh học của ánh sáng :
Ánh sáng có thể gây ra 1 số biến đổi nhất định ở các sinh vật.Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng
C4.Ví dụ : Cây cối thường ngả ra chỗ có ánh sáng mặt trời
C5.Ví dụ : Nên cho trẻ nhỏ tắm nắng buổi sớm để thân thể được cứng cáp
III.Tác dụng quang điện của ánh sáng
1.Pịn mặt trời :
Pin mặt trời là nguồn điện có thể phát ra điện khi có ánh sáng chiếu vào
C6.Pin mặt trời dùng ở hải đảo,ở miền núi hoặc 1 số thiết bị điện
Pin mặt trời đều có 1 cửa sổ để chiếu ánh sáng vào
C7.Muốn cho pin phát điện phải chiếu ánh sáng vào pin
Khi pin hoạt động thì nó không nóng lên hoặc chỉ nóng lên không đáng kể .Do đó pin hoạt động được không phải do tác dụng nhiệt của ánh sáng
2.Tác dụng quang điện của ánh sáng :
Pin quang điện : Biến đổi trực tiếp năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện
Tác dụng của ánh sáng lên pin quang điện gọi là tác dụng quang điện của ánh sáng
4.Củng cố
Gv nêu câu hỏi củng cố :
Tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì ? Lấy ví dụ ?
Tác dụng sinh học của ánh sáng là gì ? lấy ví dụ ?
Tác dụng quang điện của ánh sáng là gì ?
Gv gọi 3 Hs trả lời 3 câu hỏi phần vận dụng
Hs trả lời câu hỏi củng cố
Hs1
Hs2 (trả lời miệng )
Hs3
5.Hướng dẫn học ở nhà :
Về nhà :
Học thuộc lòng trong vở ghi,phần ghi nhớ trong SGK
Trả lời câu hỏi trong SGK
Làm các bài tập trong SBT
Soạn
Giảng
Tiết 64 Bài 58
ÔN TẬP - TỔNG KẾT CHƯƠNG III : QUANG HỌC
I.Mục tiêu :
1.Kiến thức :
Trả lời được câu hỏi tự kiểm tra nêu trong bài
Vận dụng kiến thức và kỹ năng để giải thích và giải thích và giải các bài tập vận dụng
2.Kỹ năng :
Hệ thống được kiến thức thu thập về quang học để giải thích các hiện tượng quang học
3.Thái độ :
Nghiêm túc,hợp tác trong học tập
Yêu thích bộ môn
II.Chuẩn bị :
Gv : hệ thống kiến thức chương 3,câu hỏi,bài tập
Hs : Làm các câu hỏi bài tập phần tổng kết chương 3
III.Các hoạt động dạy học :
1.Ổn định lớp
2.Kiếm tra bài cũ (không)
3.Bài mới
3.1 Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs :
Yêu cầu các nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị bài của các thành viên của nhóm mình và báo cáo
Gv nhận xét sự chuẩn bị bài của Hs và nêu lên mục tiêu của bài tổng kết
3.2 Cấu trúc kiến thức của chương 3
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Hiện tượng khúc xạ là gì ?
Mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ ? có giống mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ trong hiện tượng phản xạ ánh sáng không ?
Ánh sáng qua thấu kính ,tia ló có tính chất gì ? So sánh ảnh của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ ?
Hiện tượng khúc xạ
Mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ
Hiện tượng ánh sáng đi qua thấu kính,tính chất tia ló đi qua thấu kính
Thấu kính hội tụ Thấu kính phân kì
Ảnh thật d > f Ảnh ảo
Ảnh ảo Cùng chiều
độ lớn phụ thuộc vào d nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng f
Ảnh ảo d < f
Cùng chiều
Độ lớn hơn vật
Vận dụng
So sánh mắt và máy ảnh ?
Máy ảnh Mắt
Cấu tạo : Vật kính và buồng tối Cấu tạo : Thể thuỷ tinh và màng lưới
Vật kính là 1 thấu kính hội tụ Thể thuỷ tinh là thấu kính hội tụ có f thay đổi
Buồng tối là nơi chứa phim màng lưới là nơi ảnh hiện lên rõ nét
Ảnh thật ngược chiều và nhỏ hơn vật ảnh thật ngược chiều và nhỏ hơn vật
Nêu các tật của mắt ?
Các tật của mắt
Mắt cận
Mắt lão
Tật
Nhìn không rõ các vật ở xa,điểm cực viễn Cv ở gần mắt hơn bình thường
Nhìn không rõ các vật ở gần ,điểm cực cận Cc ở xa mắt hơn bình thường
Cách khắc phục
Dùng kính phân kỳ tạo ảnh ảo về dv
Dùng kính hội tụ để tạo ảnh ảo về trước dc
Nêu cấu tạo kính lúp ? Tác dụng ?
Kính lúp
Tác dụng phóng to ảnh của vật ,
ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật
Cách sử dụng : vật đặt trong khoảng f trước kính
So sánh ánh sáng trắng và ánh sáng màu ?
Ánh sáng trắng Ánh sáng màu
Ánh sáng trắng qua lăng kính phân tích Qua lăng kính chỉ có 1 màu duy nhất
thành dải sáng nhiều màu
Ánh sáng trắng chiếu vào vật màu nào ánh sáng chiếu vào vật cùng màu
thì phản xạ màu đó thì phản xạ ánh sáng cùng màu
ánh sáng trắng qua tấm lọc màu nào
thì có ánh sáng màu đó
Nêu các tác dụng của ánh sáng ?
Tác dụng nhiệt của ánh sáng
Tác dụng sinh học
Tác dụng quang điện
4.Hướng dẫn học ở nhà :
Về nhà :
Ôn tập theo cấu trúc đã ôn
Làm các bài tập trong SGK và SBT
Chuẩn bị trước nội dung bài 59
CHƯƠNG II
SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG
Soạn
Giảng
Tiết 65 Bài 59
NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG
I.Mục tiêu
1.Kiến thức
Nhận biết được cơ năng,nhiệt năng
Nhận biết được quang năng ,hoá năng,điện năng
Nhận biết được khả năng chuyển hoá qua lại giữa các dạng năng lượng
2.Kỹ năng :
Nhận biết được các dạng năng lượng trực tiếp hoặc gián tiếp
3.Thái độ :
Nghiêm túc,hợp tác trọng học tập
Yêu thích bộ môn
II.Chuẩn bị :
Gv : Tranh vẽ hình 59.1 (nếu có ) ; 1 số máy : sấy tóc,máy say sinh tố ….
Hs : SGK,chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà
III.Các hoạt động dạy học
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ (không)
3.Bài mới
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung chính
Gv yêu cầu Hs trả lời câu C1 và giải thích
Hs suy nghĩ,trả lời miệng
Gv chuẩn kiến thức ,ghi bảng
Hs ghi vở
Gv yêu cầu Hs trả lời tiếp câu C2
Hs(trung bình) trả lời
Nếu Hs kiến thức yếu không trả lời được thì Gv gợi ý nhiệt năng có quan hệ với yếu tố nào ?
Hs rút ra kết luận
Nhận biết cơ năng ,nhiệt năng khi nào ?
Gv yêu cầu Hs nghiên cứu và điền vào chỗ trống câu C3
Gv có thể treo tranh vẽ hình 59.1(nếu có) để Hs quan sát
Gv gọi 5 Hs trình bày
Gv yêu cầu Hs trả lời câu C4
Hs trả lời miệng
Gv chuẩn kiến thức
Hs cả lớp ghi vở
Hs rút ra kết luận : nhận biết hoá năng ,quang năng,điện năng khi nào ?
Gv yêu cầu Hs lấy ví dụ trong thực tế sự chuyển hoá các dạng năng lượng
Hs lấy ví dụ trong thực tế
1.Năng lượng
C1 .
tảng đá nằm trên mặt đất không có năng lượng vì không có khả năng sinh công
Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất có năng lượng ở dạng thế năng hấp dẫn
chiếc thuyền chạy trên mặt đất cso năng lượng ở dạng động năng
C2.Biểu hiện nhiệt năng trong trường hợp “làm cho vật nóng lên”
Kết luận 1.
Ta nhận biết được vật có năng lượng khi nó thực hiện công,có nhiệt năng khi nó làm nóng vật khác
2.Các dạng năng lượng và sự chuyển hoá giữa chúng
C3.
Thiết bị A : (1) Cơ năng Điện năng (2) Điện năng Cơ năng
Thiết bị B : (1) Điện năng Cơ năng (2) Động năng động năng
Thiết bị C: (1) hoá năng nhiệt năng (2) Nhiệt năng Cơ năng
Thiết bị D : (1) Hoá năng Điện năng(2) Điện năng nhiệt năng (quang năng)
Thiết bị E : (2) quang năng nhiệt năng
C4
Nhận biết được hoá năng trong thiết bị C,D Hoá năng Cơ năng Hoá năng Nhiệt năng Quang năng nhiệt năng trong thiết bị EĐiện năng Cơ năng trong thiết bị B
Kết luận :
Muốn nhận biết được hoá năng,quang năng,điện năng khi các dạng năng lượng đó chuyển hoá thành các năng lượng khác
4.Củng cố
Gv nêu câu hỏi củng cố :
Em nhận biết được vật có cơ năng khi nào ?
Trong quá trình biến đổi vật lý có kèm theo sự biến đổi năng lượng không ?
Gv yêu cầu Hs trả lời câu C5
Hs trả lời câu hỏi của Gv
Hs1
Hs2
C5.
V = 2l nước m = 2 kg
T1 = 200C
T2 = 800C
C = 4200 J/kg.K
Điện năng Nhiệt năng ?
Giải :
Điện năng = nhiệt năng Q
Q = mc(t2 – t1) = 504000J = 504 KJ
5.Hướng dẫn học ở nhà :
Về nhà :
Nghiên cứu lại SGK và vở ghi
Tiếp tục làm các bài tập trong SBT
Chuẩn bị trước bài 60
Soạn
Giảng
Tiết 66 Bài 60
ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG
I.Mục tiêu
1.Kiến thức
Nhận biết trong các thiết bị làm biến đổi năng lượng,phần năng lượng thu được cuối cùng bao giờ cũng nhỏ hơn phần năng lượng đã cung cấp
Phát hiện được nội dung định luật bào toàn năng lượng và vận dụng để giải thích các bài toán
2.Kỹ năng
Khái quát hoá về sự biến đổi năng lượng để thấy sự bảo toàn năng lượng
3.Thái độ :
Trung thực ,hợp tác trong học tập
Yêu thích bộ môn
II.Chuẩn bị :
Gv : Chuẩn bị thí nghiệm hình 60.1
Hs : SGK,chuẩn bị trước nội dung ở nhà
III.Các hoạt động dạy học
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ (không)
3.Bài mới :
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung chính
Gv yêu cầu Hs bố trí thí nghiệm hình 60.1
File đính kèm:
- tiết 59 - 69 lý 9.doc