Giáo án Vật lý 9 - Trường THCS Quỳnh Vinh

 Chương I: ĐIỆN HỌC

Tiết :1 SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN

 VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN

I MỤC TIÊU:

a. Kiến thức:

-Nêu được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm khảo sát thí nghiệm sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai dầu dây dẫn

-Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I,U từ số liệu thực nghiệm

-Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn

b. Kỹ năng:

-Rèn luyện kỹ năng quan sát ,thực hành

c. Thái độ và hành vi:

-Yêu thích môn học.

 

doc164 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 871 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 9 - Trường THCS Quỳnh Vinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/8/2012 Ngày dạy: 21/8/2012 Chương I: ĐIỆN HỌC Tiết :1 SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN I MỤC TIÊU: Kiến thức: -Nêu được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm khảo sát thí nghiệm sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai dầu dây dẫn -Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I,U từ số liệu thực nghiệm -Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn Kỹ năng: -Rèn luyện kỹ năng quan sát ,thực hành Thái độ và hành vi: -Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Dây điện trở Nikelin dài 1m,vôn kế(6V--0,1V),Am pekế (1,5A-0,1A),1 công tắc,1nguồn điện 6V, 7 đoạn dây nối III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số( Lớp trưởng báo cáo sĩ số) Giới thiệu chương trình, phương pháp học, dụng cụ học tập 2 Nội dung bài mới: Đặt vấn đề: (sgk) Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1-Để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn và hiệu điện thế hai đầu bóng đèn cần những dụng cụ gì? Nêu nguyên tắc sử dụng các dụng cụ đó A.Sơ đồ mạch điện: Yêu cầu học sinh tìm hiểu sơ đồ mạch điện B. Tiến hành thí nghiệm Theo dỏi kiểm tra giúp đở các nhóm mắc mạch điện và thí nghiệm -Dựa vào bảng số liệu thu được từ thí nghiệm tìm các điểm tương ứng với 1cặp giá trị U,I -Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C2 Kết luận. Yêu cầu học sinh vận dụng 1.ÔN LẠI KIẾN THỨC CÓ LIÊN QUAN Đo cường độ dòng điện thì dùng am pe kế,mắc Ampekế nối tiếp với bóng đèn Đo hiệu điện thế dùng Vôn kế mắc vôn kế song song với bóng đèn trên. 2.THÍ NGHIỆM -Tìm hiểu sơ đồ mạch điện ở sách giáo khoa hình 1-1cách mắc từng bộ phận - Các nhóm mắc theo sơ đồ hình 1-(SGK) -Tiến hành đo và ghi kết quả vào bảng 1 -Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi C1: Khi tăng hay giảm hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn cũng tăng hoặc giảm bấy nhiêu lần 3.ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ - Thảo luận nhóm Vẽ và nhận xét dạng đồ thị Rút ra kết luận SGK/ 4.VẬN DỤNG C4 các giá trị còn thiếu 0.125A , 4V 0.2A , 5V C5 Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây IV. DẶN DÒ: Đọc phần đọc thêm Học thuộc phần ghi nhớ Bài tập trong sách bài tập Ngày soạn: 17/8/2010 Ngày dạy: Tiết : 02 ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN-ĐỊNH LUẬT ÔM I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Kiến thức: -Nhận biết được đơn vị điện trở và vận dụng công thức tính điện trở để giải bài tập Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Ôm Vận dụng được định luật Ôm để giải một số bài tập đơn giản Giáo dục tư tưởng: - Tư tưởng thái độ đúng đắn, ý thức tự giác cao. - Phát huy tính tích cực, độc lập học tập của học sinh. II. CHUẨN BỊ: - Kẻ sẵn bảng giá trị thương số .đối với mỗi dây dẫn III. HOẠT ĐỘNG DẠY HOC 1. ổn định lớp Nắm sĩ số 2. Bài cũ : Câu hỏi 1và 2 SBT Đặt vấn đề: Với dây dẫn trong bài học trước ta thấy thương só U/I có giá trị như nhau.Vậy với các dây dẫn khác nhau kết quả trên có như vậy không? 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA G V HOẠT ĐỘNG CỦA HS VÀ GHI BẢNG HD1. Tìm hiểu về thong số đối với mọi dây dẫn Dựa vào bảng 1và bảng 2 bài trước tính thương số đối với mỗi dây dẫn Thảo luận cả lớp và Từng HS trả lời C2 -Điện trở dây dẫn tính bằng công thức nào ? Khi tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn lên 2 lần thì điện trở của nó tăng lên bao nhiêu lần. ( K0) Đơn vị điện trở: Nếu U tính bằng vôn, I tính bằng Ampe thì R tính bằng Hs đọc SGK, nêu ý nghĩa của điện trở I. Điện trở dây dẫn 1. Xác định thương số đối với mỗi dây dẫn. 2:Điện trở a) Khái niệm: R= ( Không đổi) b) Kí hiệu c) Đơn vị : Ôm (kí hiệu ) 1= 1k=1000 1M= 1000000 d) Ý nghĩa: Biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn Hoạt đ ộng 3. Tìm hiểu về định luật Ôm. – HS đọc SGK Dựa vào biểu thức yêu cầu Hs phát biểu định luật Ôm Hoạt động 4. Vận dụng: II.Định luật Ôm a. Hệ thức của định luật: I = Trong đó : I đo bằng ampe. U đo băng Vôn V. R đo bằng Ôm b. Nội dung của định luật Cường độ của dòng điẹn chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây III. Vận dụng: C3: U= I.R=0,2A.12=6V C4 : I1= I2== I1=3I2 4. Cũng cố: - Học sinh đọc ghi nhớ. - Đọc mục có thể em chưa biết 5. Dặn dò : Xem bài tập thực hành : Viết và trả lời câu hỏi vào bài thực hành Kẻ sẳn kết quả đo vào báo cáo Bài tập về nhà từ bài: 2.1 đến bài 2.4 sbt Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN 2 Tiết : 03 THỰC H ÀNH :XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA MỘT DÂY DẪN BĂNG AM PE KẾ VÀ VÔN KẾ I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Nêu được cách xác định điện trở từ công thức tính điện trở Mô tả được cách bố trí và tiến hành được thí nghiệm xác định được điện trở của một dây dẫn bằng ampekế và vôn kế - Có ý thức chấp hành nghiem túc quy tắc sử dụng các thiết bị điện trong thí nghiệm II. CHUẨN BỊ: Đối với mỗi nhóm HS: 1 dây dẫn có điện trở chưa biết giá trị 1 công tắc 1 vôn kế 7 dây nối 1 ampekế 1 nguồn điện (biến áp ) 1 mẫu báo cáo III. NỘI DUNG BÀI HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA G V HOẠT ĐỘNG CỦA HS VÀ GHI BẢNG Kiểm tra việc chuẩn bị báo cáo thực hành của HS Yêu cầu HS nêu công thức tính điện trở Yêu cầu HS trả lời câu hỏi chuẩn bị và vẽ mạch điện thí nghiệm Theo dõi kiểm tra giúp đỡ các nhóm,đặc biệt là cách mắc vôn kế và ampe kế Thu báo cáo thí nghiệm Nhận xét kết quả và tinh thần và thái độ của các nhóm Viết được công thức tính điện trở Trả lời câu hỏi GV nêu ra Vẽ được sơ đồ mạch điện Mắc mạch điện theo sơ đồ và tiến hành đo: -Các nhóm mắc mạch điện theo sơ đồ -Tiến hành đo ,ghi kết quả vào bảng -cá nhân hồn thành bản báo cáo để nộp Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết : 04 Bài: 04 ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP I MỤC TIÊU : Kiến thức : + Xây dựng được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp, hệ thức :. 2. Kỹ năng: + Mô tả được cách bố trí thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm kiểm tra lại các hệ thức suy ra từ lí thuyết. + Rèn kĩ năng thực hành , khả năng suy luận, tìm kiếm kiến thức mới từ những kiến thức đã học. + Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng liên quan trong thực tế . 3. Thái độ : Cẩn thận , trung thực trong khi tiến hành thí nghiệmvới điện. II. CHUẨN BỊ : Đối vơi mỗi nhóm học sinh: + Ba điện trở mẫu đã biết giá trị : 6,10,16. + Một vôn kế có GHĐ 6V, ĐCNN 0,1 V. + Một ampe kế có GHĐ 1,5A, ĐCNN 0,1A. + Một công tắc, bảy đoạn dây nối. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. Tổ chức tình huống học tập. (7 phút) Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. GV: Nêu câu hỏi để kiểm tra bài cũ: + Phát biểu và viết biểu thức của định luật ôâm? + Chữa bài tập 2.1 trong SBT. GV: Đặt vấn đề: Trong phần điện đã học ở lớp , chúng ta đã tìm hiểu về đoạn mạch nối tiếp. Liệu có thể thay hai điện trở mắc nối tiếp bằng một điện trở để dòng điện chạy qua mạch không thay đổi không?. Vậy để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. HS: Trả lời câu hỏi của GV: + Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn. + Biểu thức của định luật ôm : HS : Lên bảng chữa bài tập 2.1 trong SBT. Hoạt động 2: Oân lại kiến thức có liên quan đến bài mới. (10 phút) GV: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức ở lớp 7 và trả lời câu hỏi sau: + Trong đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện của mạch nối tiếp có quan hệ gì với cường độ dòng điện qua mỗi đèn? + Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch nối tiếp có quan hệ gì với hiệu điện thế đặt vào mỗi đèn? GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu C1. GV: Yêu cầu HS nhận biết giữa hai điện trở này nối nối với nhau bằng mấy điểm chung? GV: Nêu cách viết R1 nt R2. GV: Thông báo với các hệ thức vưà viết ở trên cho hai đèn mắc nối tiếp vẫn đúng với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp. GV: Yêu cầu HS chứng minh hệ thức đối với hai điện trở R1 nt R2 : . GV: Có thể gợi ý cho HS dùng định luật ôm và hai hệ thức trên để chứng minh. GV: Yêu cầu HS mắc mạch điện để kiểm tra hệ thức (1) và (2) nói trên. I. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ TRONG ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP: 1. Nhớ lại kiến thức ở lớp 7: HS: Nhắc lại kiến thức về mạch nối tiếp củahai bóng đèn đã được học ở lớp 7: Khi đèn 1 nối tiếp đèn 2 trong đoạn mạch AB thì : + IAB = I1 = I2. (1) + UAB = U1 + U2.(2) 2. Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp: HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C1. Sau đó một em trình bày trước lớp. Các HS khác nhận xét để hồn chỉnh câu trả lời. + Hai điện trở R1 và R2 nối với nhau bằng một điểm chung. C1: R1 nối tiếp với R2 và nối tiếp với ampe kế. HS: Hoạt động theo nhóm thảo luận cách chứng minh công thức, cử đại diện trình bày trước lớp. C2: Từ định luật ôm ta suy ra : U = I.R hay U1 = I1.R1. U2 = I2.R2. Mặt khác là mạch mắc nối tiếp nên ta có : I = I1 = I2 Chia U1 cho U2 ta có: . (3) Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp. (7phút) GV: Thông báo cho HS khái niệm về điện trở tương đương của hai điện trở mắc nối tiếp như trong SGK. GV: Yêu cầu HS đọc trong SGK về khái niệm điện trở tương đương, dùng bút chì gạch chân những từ cần chú ý. GV: Yêu cầu HS chứng minh công thức tính điện trở tương đương. GV: Hướng dẫn cho HS bằng cách áp dụng hệ thức 2 và tìm mối quan hệ giữa U của mạch nối tiếp với U1 và U2. II. ĐIỆN TRỞ TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA ĐOẠN MẠCH MẮC NỐI TIẾP. 1. Điện trở tương đương: HS: ĐoÏc thông tin trong SGK và dùng bút chì gạch chân những từ cần chú ý: điện trở thay thế cho, cùng hiệu điện thế; cường độ dòng điện vẫn có giá trị như trước. 2. Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp. HS: Thảo luận nhóm cử đại diện trình bày : C3: Gọi I là cường độ dòng điện trong mạch nối tiếp Aùp dụng định luật ôm cho điện trở R1 và R2 và Rtđ ta có: U = I.Rtđ (1) U1 = I .R1. (2) U2 = I .R2. (3) Mặt khác ta có: U = U1 + U2.(4) Từ (1); (2); (3) và (4) ta có: Rtđ = R1 + R2. Hoạt động 4: Làm thí nghiệm kiểm tra hệ thức Rtđ = R1 + R2. (10 phút) GV: Yêu cầu HS họat động theo nhóm tiến hành thí nghiệm kiểm tra. GV: Theo dõi HS măc mạch điện , đo I và I* . chú ý uốn nắn những sai sót có thể như mắc ampe kế không đúng, không giữ nguyên U , đọc không chính xác .. GV: Qua kết quả TN ta có thể rút ra kết luận gì. 3. Thí nghiệm kiểm tra: HS: Hoạt động theo nhóm tiến hành TN theo các bước: + Mắc mạch điện hình 4.1 SGK. + Đo IAB. + Giữ nguyên U thay thế R3 có giá trị bằng R1 + R2 đo I*AB. + So sánh IAB và I*AB nhận xét rút ra kết luận bằng lời và bằng hệ thức. IAB = I*AB. + Chứng tỏ Rtđ = R1 + R2.là đúng. 4. Kết luận : Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp có điện trở tương đương bằng tổng các điện trở thành phần. Rtđ = R1 + R2. Hoạt động 5: Vận dụng (7 phút) GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi C4 và C5. GV: Gọi HS trả lời câu C4. GV: Yêu cầu một HS lên bảng giải câu C5. Sau khi HS giải song câu C5 GV mở rộng hệ thức tính R tương đương cho ba điện trở mắc nối tiếp. III. VẬN DỤNG: HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C4, các HS còn lại nhận xét về câu trả lời. HS: Lên bảng giải câu C5. HS khác quan sát và nhận xét về bài giải của bạn. C5: + Vì R1 nt R2 do đó điện trở tương đương Rtđ là: Rtđ = R1 + R2 = 20 + 20 = 40(). + Mắc thêm R3 vào đoạn mạch trên thì điện trở tương đương RAC của đoạn mạch mới là: RAC = R12 + R3 = 40 + 20 = 60 (). IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ. 1. Củng Cố : (3 phút) + GV: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ và có thể em chưa biết trong SGK. + Trình bày công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp. 2. Dặn dò. (1 phút) + Về nhà học bài và trả lời lại các câu từ C1 đến C5 vào vở học. + Làm bài tập trong SBT. + Oân lại kiến thức về mạch mắc song song đã học ở lớp 7 để chuẩn bị cho tiết học sau. Ngày soạn: 6/9/2011 Ngày dạy: Tiết : 05 Bài: 05 ĐOẠN MẠCH SONG SONG I MỤC TIÊU : Kiến thức: + Xây dựng được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song, hệ thức : và hệ thức từ kiến thức đã học. Kỹ năng : + Mô tả được cách bố trí thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm kiểm tra lại các hệ thức suy ra từ lí thuyết. + Rèn kĩ năng thực hành sử dụng các dụng cụ đo như ampe kế và vôn kế, khả năng suy luận, tìm kiếm kiến thức mới từ những kiến thức đã học. + Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng liên quan trong thực tế . 3. Thái độ : Cẩn thận , trung thực trong khi tiến hành thí nghiệmvới điện. II. CHUẨN BỊ : Đối vơi mỗi nhóm học sinh: + Ba điện trở mẫu đã biết giá trị : 6,10,15. + Một vôn kế có GHĐ 6V, ĐCNN 0,1 V. + Một ampe kế có GHĐ 1,5A, ĐCNN 0,1A. + Một công tắc, chín đoạn dây nối. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. Tổ chức tình huống học tập. (7 phút) Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. GV: Nêu câu hỏi để kiểm tra bài cũ: + Trong đoạn mạch mắc nối tiếp thì các đại lượng I, U , Rtđ như thế nào? + Chứng minh hệ thức . + Làm bài tập 4.4 trong SBT. GV: Đặt vấn đề: Đối với đoạn mạch mắc nối tiếp chúng ta đã biết Rtđ bằng tổng các điện trở thành phần. Vậy với đoạn mạch song song điện trở tương đương của đoạn mạch có bằng tổng các điện trở thành phần hay không? Chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay. HS: Trả lời câu hỏi của GV: + Trong đoạn mạch mắc nối tiếp thì: - I = I1 = I2. - U = U1 + U2 - Rtđ = R1 + R2. HS: Lên bảng chứng minh hệ thức . HS : Lên bảng chữa bài tập 4.4 trong SBT. Hoạt động 2: Nhận biết đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song . (10 phút) GV: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức ở lớp 7 và trả lời câu hỏi sau: + Trong đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc song song : thì cường độ dòng điện của mạch song song có quan hệ gì với cường độ dòng điện qua mỗi đèn? + Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch song song có quan hệ gì với hiệu điện thế đặt vào mỗi đèn? GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu C1. GV: Nêu cách viết R1 // R2. GV: Thông báo với các hệ thức vưà viết ở trên cho hai đèn mắc song song vẫn đúng với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song. GV: Yêu cầu HS chứng minh hệ thức đối với hai điện trở R1 // R2 : GV: Có thể gợi ý cho HS dùng định luật ôm và hai hệ thức trên để chứng minh. GV: Yêu cầu HS mắc mạch điện để kiểm tra hệ thức (1) và (2) nói trên. I. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ TRONG ĐOẠN MẠCH SONG SONG: 1. Nhớ lại kiến thức ở lớp 7: HS: Nhắc lại kiến thức về mạch mắc song song của hai bóng đèn đã được học ở lớp 7: Khi đèn 1 mắc song song với đèn 2 trong đoạn mạch AB thì : + IAB = I1 + I2. (1) + UAB = U1 = U2.(2) 2. Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song: HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C1. Sau đó một em trình bày trước lớp. Các HS khác nhận xét để hồn chỉnh câu trả lời. C1: R1 mắc song song với R2. Ampe kế đo cường độ dòng điện chạy qua mạch chính và vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở, đồng thời là hiệu điện thế của cả đoạn mạch . HS: Hoạt động theo nhóm thảo luận cách chứng minh công thức, cử đại diện trình bày trước lớp. C2 : Từ định luật ôm ta suy ra : U = I.R hay U1 = I1.R1. U2 = I2.R2. Mặt khác là mạch mắc song song nên ta có : U = U1 = U2 Vậy ta có I1.R1 = I2.R2. suy ra Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm điện trở tương đương của đoạn mạch song song. (7 phút) GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân chứng minh công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch mắc song song hai điên trở . GV: Gọi HS lên bảng trình bày. GV: Kiểm tra phần trình bày của một số HS ở dưới lớp. II. ĐIỆN TRỞ TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA ĐOẠN MẠCH MẮC SONG SONG. 1. Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song. HS: Hoạt động cá nhân chứng minh công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch mắc sông song hai điên trở . C3: Từ định luật ôm (*) ta có : và Mặt khác là mạch mắc song song nên ta có : I = I1 + I2.và U = U1 = U2 : suy ra Hoạt động 4: Làm thí nghiệm kiểm tra hệ thức (10 phút) GV: Yêu cầu HS họat động theo nhóm tiến hành thí nghiệm kiểm tra. GV: Theo dõi HS măc mạch điện , đo I và I* . chú ý uốn nắn những sai sót có thể như mắc ampe kế không đúng, không giữ nguyên U , đọc không chính xác .. GV: Qua kết quả TN ta có thể rút ra kết luận gì. 2. Thí nghiệm kiểm tra: HS: Hoạt động theo nhóm tiến hành TN theo các bước: + Mắc mạch điện hình 5.1 SGK. + Đo IAB. + Giữ nguyên U thay thế R3 có giá trị bằng đo I*AB. + So sánh IAB và I*AB nhận xét rút ra kết luận bằng lời và bằng hệ thức. IAB = I*AB. + Chứng tỏ : .là đúng. 3. Kết luận : Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song thì nghịch đảo của điện trở tương đương bằng tổng các nghịch đảo của điện trở thành phần. : Hoạt động 5: Vận dụng (7 phút) GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi C4 và C5. GV: Gọi HS trả lời câu C4. GV: Yêu cầu một HS lên bảng giải câu C5. Sau khi HS giải song câu C5 GV mở rộng hệ thức tính R tương đương cho ba điện trở mắc song song. III. VẬN DỤNG: HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C4: C4: + Đèn và quạt được mắc song song vào nguồn 220 V để chúng hoạt động bình thường. + Sơ đồ mạch điện : + Nếu đèn không hoạt động thì quạt vẫn hoạt động vì quạt vẫn được mắc vào hiệu điện thế đã cho. HS: Lên bảng giải câu C5. HS khác quan sát và nhận xét về bài giải của bạn. C5: + Vì R1 // R2 do đó điện trở tương đương Rtđ là: = + Mắc thêm R3 vào đoạn mạch trên thì điện trở tương đương RAC của đoạn mạch mới là: RAC = . IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ. 1. Củng Cố : (3 phút) + GV: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ và có thể em chưa biết trong SGK. + Trình bày công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch mắc song song. 2. Dặn dò. (1 phút) + Về nhà học bài và trả lời lại các câu từ C1 đến C5 vào vở học. + Làm bài tập trong SBT. Chuẩn bị trước bài 6 cho tiết học sau. Ngày soạn: 7/9/2011 Ngày dạy: Tiết : 06 Bài: 06 BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM I MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: + Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập để giẩi quyết các bài tập đơn giản. + Giải bài tập vật lý theo đúng các bước giải. 2. Kỹ năng : + Rèn kỹ năng phân tích , so sánh tổng hợp thông tin. Sử dụng đúng các thuật ngữ. 3. Thái độ : + Cẩn thận, trung thực trong tiến hành giải bài tập vật lý. II. CHUẨN BỊ : + Đối với GV: GV liệt kê các các giá trị hiệu điện thế và cường độ dòng điện định mức của một số đồ dùng điện trong gia đình. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và Tổ chức tình huống học tập. (5 phút) Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. GV: Nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ. + Phát biểu và viết biểu thức của định luật ôm. + Viết công thức biểu diễn mối quan hệ giữa U, I, R trong đoạn mạch có hai điện trở mắc nối tiếp? + Viết công thức biểu diễn mối quan hệ giữa U, I, R trong đoạn mạch có hai điện trở mắc song song? GV: Chúng ta đã học về định luật ôm, vậ dụng để xây dựng công thức tính điện trở tương đương trong đoạn mạch nối tiếp , song song. Tiết học hôm nay chúng ta vận dụng các kiến thức đã học trong các bài trước để giải một số bài tập đơn giản vận dụng định luật ôm. HS: Lên bảng trả lời câu hỏi của GV. HS dưới lớp nhận xét câu trả lời của bạn. + Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn. Biểu thức : + Đối với đoạn mạch có hai điện trở mắc nối tiếp : I = I1 = I2. U = U1 + U2. Rtđ = R1 + R2. + Đối với đoạn mạch có hai điện trở mắc song song: I = I1 + I2. U = U1 = U2. Hoạt động 2: Giải bài tập 1 ( 12 phút) GV: Hướng dẫn HS giải bài tập theo bốn bước giải của bài tập vật lý. GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân : tìm hiểu đề, vẽ sơ đồ mạch điện, tóm tắt đề. GV: Gọi HS lên bảng vẽø hình, tóm tắt đề, đổi đơn vị nếu cần. GV: Hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm phân tích mạch. Khi phân tích mạch GV yêu cầu HS trả lời được các câu hỏi sau: + Các điện trở được mắùc với nhau như thế nào? + Các dụng cụ : Ampe kế và vôn kế dùng để đo gì? GV hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm để tìm ra hướng giải quyết bài tốn trong bước tìm công thức liên quan. GV: Yêu cầu HS đưa ra các cách giải khác. Gọi đại diện HS trình bày trên bảng. GV: Hướng dẫn HS đưa ra cách giải bài tốn bằng cách khác như: + Tính U1 = I1.R1. + U2 = UAB – U1. + Tính R2 : R2 = U2 / I2. I. Bài 1: HS: Hoạt động cá nhân: Đọc và tìm hiểu đề bài , vẽ sơ đồ mạch điện, tóm tắt đề bài. Tóm tắt: R1 = 5 IAB = 0,5A. UAB = 6V. ------------------- RAB = ? R2 = ? HS: Hoạt động cá nhân để phân tích mạch điện và tìm công thức liên quan. + R1 nt R2 . + Ampe kế đo IAB. Vôn kế đo UAB. + Các công thức liên quan : ( công thức tính điện trở). RAB = R1 + R2. R2 = RAB – R1. HS: Hoạt động cá nhân giải bài tập vào vở. Một HS trình bày bài giải trên bảng. Sau khi cả lớp giải xong thì nhận xét bổ sung cho bài giải hồn chỉnh. Giải: a) Điện trở tương đương của đoạn mạch AB là: Theo công thức: RAB = 6/0,5 = 12. b) Vì R1 nt R2 RAB = R1 + R2. R2 = RAB – R1 = 12 – 5 = 7. Vậy điện trở R2 = 7. Hoạt động 3: Giải bài tập 2 ( 10 phút) GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân : tìm hiểu đề, vẽ sơ đồ mạch điện, tóm tắt đề. GV: Gọi HS lên bảng vẽø hình, tóm tắt đề, đổi đơn vị nếu cần. GV: Hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm phân tích mạch. Khi phân tích mạch GV yêu cầu HS trả lời được các câu hỏi sau: + Các điện trở được mắùc với nhau như thế nào? + Các dụng cụ : A1 và A dùng để đo gì? GV hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm để tìm ra hướng giải quyết bài tốn trong bước tìm công thức liên quan. + Tính UAB thông qua U1 và tính U1 qua I1.R1. + Tính I2 qua IAB , I1. + Tính R2 khi biết U2 và I2. GV: Yêu cầu HS tìm cách giải khác : + Tìm I2 = IAB – I1. + Tìm R2 từ hệ thức: II. Bài 2: HS: Hoạt động cá nhân: Đọc và tìm hiểu đề bài , vẽ sơ đồ mạch điện, tóm tắt đề bài. Tóm tắt: R1 = 10 I1 = 1,2A. IAB = 1,8A. --------------- UAB = ? R2 = ? HS: Hoạt động cá nhân để phân tích mạch điện . + R1 // R2 . + A1 đo I1. A đo IAB. Tìm công thức liên quan. + UAB : UAB = U1 = U2. Vì R1 // R2 mà U1 = I1.R1. + Vì R1 // R2 nên U2 = U1. I2 = IAB – I1. : HS: Hoạt động cá nhân giải bài tập vào vở. Một HS trình bày bài giải trên bảng. Sau khi cả lớp giải xong thì nhận xét bổ sung cho bài giải hồn chỉnh. Giải: Hiệu điện thế giữa hai đầu R1 là : U1 = I1.R1 = 1,2 . 10 = 12V. Vì R1 // R2 nên hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi mạch rẽ và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng nhau. UAB = U1 = U2 = 12V. b) Cường độ dòng điện qua R2 là : I2 = IAB – I1 = 1,8 – 1,2 = 0,6 A. Điện trở R2 có giá trị : = . HS: Suy nghĩ tìm cách giải khác và cử đại diện trình bày trước lớp. Hoạt động 4: Giải bài tập 3 ( 14 phút) GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân giải bài tập 3 theo các bước như đãhướng dẫn ở trên . GV: Theo dõi việc giải bài tập của HS , chỉ ra sai sót để HS sửa chữa sai sót đó. GV: Đặt câu hỏi cho HS: + R2 và R3 được mắc như thế nào? R1 được mắc như thế nào với đoạn mạch MB? + A đo đại lượng nào trong mạch? + Bài tốn cho ta biết gì? + Aùp dụng công thức nào để tính? + Viết công thức tính RAB theo R1 và RMB. + Viết công thức I1 chạy qua R1. + Viết công thức tính UMB từ đó suy ra I2 và I3. GV: hướng dẫn HS tìm cách giải khác . sau khi tìm được I1 vậ dụng hệ thức và I1 = I2 + I3. Từ đó suy ra I2 và I3. III. Bài 3: HS: Hoạt động cá nhân hồn thành bài tập 3 theo hướng dẫn của GV. Tóm tắt: R1 = 15 R2 = R3 = 30 UAB = 12V. . RAB = ? I1 = ? ; I2 = ? ; I3 = ? Giải: Điện trở tương đương của đoạn mạch MB là: . Điện trở tương đương của đoạn mạch AB là : Vì R1 nt (R2 // R3). Nên RAB = R1 + RMB = 15 + 15 = 30 . Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là: . Vì R1 mắc ở mạch chính nên I1 = IAB = 0,4A. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch MB là : UMB = IMB . RMB = 0,4. 15 = 6V. Cường độ dòng điện qua R2 và R3 bằng nhau : Vì R2 // R3 có : U2 = U3 = UMB = 6V và R2 = R3 = 30 Nên : I2 = I3 = IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ. 1. Củng Cố : (3 phút) + GV: Yêu cầu HS trả lời : Muốn giải bài tập về vận dụng định luật ôm cho các đoạn mạch ta cần tiến hành theo mấy bước? + HS: Thảo luận theo nhóm và trả lời được : Cần tiến hành theo 4 bước; Bước 1: Tìm hiểu, tóm tắt, vẽ sơ đồ mạch điện ( nếu có). Bước 2: Phân tích mạch điện, tìm công thức liên quan đến đại lượng cần tìm. Bước 3: Lập kế hoạch giải, vận dụng các công thức liên quan. Bước 4: Kiểm tra kết quả và biện luận: 2. Dặn dò. (1 phút) + Về nhà tiến hành giải lại các bài tập đã giải ở trên lớp và làm bài tập 6.1 ; 6.2 và 6.5 trong SBT. + Chuẩn bị trước bài 7 cho tiết học sau. Ngày soạn: 12/9/2011 Ngày dạy: Tiết : 07 Bài: 07 SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO CHIỀU DÀI DÂY DẪN I MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : + Nêu được điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài, tiết diện và vật liệu dùng làm dây dẫn. + Biết cách xác định sự phụ thuộc của điện trở vào một trong các yếu tố. + Suy luận và tiến hành TN để chứng tỏ rằng điện trở của dây dẫn có cùng tiết diện và làm từ cùng một vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài. 2. Kỹ năng : + Mắc mạch điện và sử dụng dụng cụ đo để đo điện trở của dây dẫn. 3. Thái độ : + Trung thực có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm. II. CHUẨN BỊ : + Mỗi nhóm HS: 1 ampe kế có GHĐ 1,5 A và

File đính kèm:

  • docvat li 9 ca nam.doc