Giáo án Vật lý 9 tuần 1 đến 10

Chương I: ĐIỆN HỌC

 Bài 1: SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN

 VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN

I.Mục tiêu bài học:

 1.Kiến thức: Giúp học sinh

- Nêu được cách bố trí tiến hành thí nghiệm

- Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn

2.Kĩ năng :

- Biết cách mắc mạch điện và vẽ sơ đồ

3.Thái độ :

- Cẩn thận, chính xác

II.Chuẩn bị :

 1.Giáo viên : Vôn kế, Ampekế, dây dẫn.

 2. Học sinh : Xem bài ở nhà

III. Phương pháp: Quan sát, thuyết trình.

IV.Các bước lên lớp :

 1.Ổn định lớp :

 2.Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra

 3.Vào bài mới:

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 tuần 1 đến 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 01 Ngày soạn: 14/08/2008 Tiết :1 Ngày dạy : …./08/2008 Chương I: ĐIỆN HỌC Bài 1: SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN I.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp học sinh Nêu được cách bố trí tiến hành thí nghiệm Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn 2.Kĩ năng : Biết cách mắc mạch điện và vẽ sơ đồ 3.Thái độ : Cẩn thận, chính xác II.Chuẩn bị : 1.Giáo viên : Vôn kế, Ampekế, dây dẫn..... 2. Học sinh : Xem bài ở nhà III. Phương pháp: Quan sát, thuyết trình.... IV.Các bước lên lớp : 1.Ổn định lớp : 2.Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra 3.Vào bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2:Tiến hành thí nghiệm ? Để đo CĐDĐ và Hiệu điện thế ta dùng những dụng cụ nào . HS : Trả lời GV : Nhận xét GV : yêu cầu HS quan sát hình 1.1 và yêu cấu HS mắc mạch điện theo sơ đồ HS : mắc mạch điện và tiến hành đo ? Từ kết quả đo yêu cầu HS trả lời câu hỏi C 1 trong SGK HS : thảo luận trả lời GV : Nhận xét Hoạt động 3:Tìm hiểu đồ thị biểu diễn GV:Yêu cầu học sinh đọc thông báo HS: Đọc thông báo ? Nêu đặc điểm của đường biểu diễn HS: Trả lời GV: Nhận xét ?Dựa vào đồ thị hãy cho biết : U = 3V thì I = ? U = 6V thì I = ? ? Từ kết quả trên ta rút được kết luận gì? HS: Trả lời GV: Nhận xét Hoạt động 4: Vận dụng GV :Yêu cầu HS làm câu hỏi bài tập vận dụng. HS:làm bàì tập . GV:Nhận xét I.Thí nghiệm : - Để đo CĐDĐ ta dùng Ampekế - Để đo Hiệu điện thế ta dùng Vôn kế 1.Sơ đồ mạch điện : ( sơ đồ h1.1 SGK) 2.Tiến hành thí nghiệm : a.Mắc mạch điện như hình 1.1 b.Đo và ghi lại kết quả vào bảng 1 SGK C1: Khi tăng ( hoặc giảm ) U bao nhiêu lần thì I cũng tăng ( hoặc giảm) bấy nhiêu lần II. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế: 1.Dạng đồ thị Là đường thẳng đi qua gốc toạ độ 2.Kết luận: Khi tăng ( hoặc giảm) hiệu điện thế bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần. III. Vận dụng ( SGK) 4.Củng cố ? Giữa CĐDĐ và HĐT có mối quan hệ như thế nào? ? Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa U và I có dạng như thế nào? 5. Dặn dò Yêu cầu HS về học bài cũ và xem trước bài mới. V.Rút kinh nghiệm: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tuần :1 Ngày soạn: 14/14/08/2008 Tiết :2 Ngày dạy : …./08/2008 BÀI 2 ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẦN- ĐINH LUẬT ÔM I.Mục tiêu: 1.Kiến thức : Giúp học sinh : Biết đơn vị và công thức tính điện trở Phát biểu và vận dụng được đinh luật Ôm 2.Kĩ năng : Vẽ sơ đồ mạch điện và sử dụng được các dụng cụ đo 3.Thái độ : Cẩn thận, yêu thích môn học II.Chuẩn bị : 1.Giáo viên : Kế hoạch dạy 2.Học sinh : Xem trước bài ở nhà III.Phương pháp : Suy luận, hỏi đáp, đặt vấn đề... IV.Các bước lên lớp Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ : ? Nêu kết luận về mối liên hệ giữa HĐT và CĐDĐ Đáp án : Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng ( hoặc giảm) bấy nhiêu lần 3.Vào bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Tìm hiểu điện trở dây dẫn GV: Yêu cầu từng HS dựa vào bảng 1,2 xác định thương số U/I HS: Trả lời GV: Hướng dẫn HS thảo luận trả lời C2 HS: Thảo luận trả lời GV: NHận xét, củng cố HS đọc thông báo mục 2 để nêu công thức tính, kí hiệu và đơn vị của điện trở GV : Nhấn mạch công thức tính, kí hiệu trên sơ đồ mạch điện và đơn vị của điện trở HS : Theo dõi và ghi vào vở ? Ngoài đơn vị Ω thì điện trở còn có đơn vị nào HS: trả lời ? Vậy điện trở của dây dẫn có ý nghĩa như thế nào ? HS : Trả lời GV: Nhận xét HĐ3: Định luật Ôm GV: Hướng dẫn học sinh từ công thức R = U/I suy ra I = U/R và thông báo đây chính là hệ thức của định luât Ôm HS: Trả lời GV: Yêu cầu dựa vào hệ thức định luật hãy phát biểu thành lời định luật Ôm HS: Thảo luận trả lời GV: Nhận xét HĐ4: Vận dụng GV: Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi ở phần vận dụng HS: Thảo luận trả lời GV: Hướng dẫn và củng cố I. Điện trở dây dẫn : 1.Xác định thương số U/I đối với mỗi dây dẫn : C2: Với mỗi dây dẫn thì U/I không đổi, với hai dây dẫn khác nhau thì thương số U/I có giá trị khác nhau 2. Điện trở: a. R = U/I b. Kí hiệu sơ đồ điện trở trên mạch điện là: c.Nếu U tính bằng Vôn, I tính bằng Ampe thì R tính bằng Ôm. Kí hiệu Ω 1Ω = 1V/ 1A Ngoài ra còn có đơn vị : KΩ, MΩ d. Ý nghĩa của điện trở :SGK II. Định luật Ôm: 1.Hệ thức của định luật : I = U/R, trong đó : U đo bằng Vôn(V) I đo bằng Ampe (A) R đo bằng Ôm (Ω) 2.Phát biểu định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với HĐT đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây III. Vận dụng: C2: R = 12Ω, I = 0,5A, U = ? AD định luật Ôm: I = U/R Ta có : U = R.I = 12.0,5 = 6 V 4. Củng cố : Viết biểu thức, đơn vị của điện trở Phát biểu định luật Ôm 5.Dặn dò : Học bài cũ, xem bài mới V.Rút kinh nghiệm : .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tuần : 02 Ngày soạn: 22/ 08/ 2008 Tiết: 04 Ngày dạy : 26 / 08/ 2008 BÀI 3 THỰC HÀNH : XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA MỘT DÂY DẪN BẰNG AMPEKẾ VÀ VÔN KẾ I.Mục tiêu: 1.Kiến thức : Giúp học sinh : Nêu cách xác định điện trở từ công thức tính điện trở Mô tả được cách bố trí thí nghiệm 2.Kĩ năng : Mắc mạch điện theo sơ đồ Sử dụng đúng các dụng cụ đo 3.Thái độ : Cẩn thận, yêu thích môn học II.Chuẩn bị : 1.Giáo viên : Dây dẫn có điện trở chưa xác định, bộ nguồn điện , A, V ... 2.Học sinh : Xem trước bài ở nhà, kẽ mẫu báo cáo III.Phương pháp : Suy luận, thực hành IV.Các bước lên lớp Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ : ? Phát biểu định luật Ôm, hệ thức của định luật Đáp án : Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với HĐT đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây Hệ thức định luật Ôm: I = U/R 3.Vào bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh GV: Yêu cầu HS đọc và kiểm tra theo SGK HĐ3: Tiến trình thực hành : GV: Chia lớp thành 4 nhóm, phân công nhóm trưởng và nhiệm vụ của từng nhóm HS : Hoạt động theo nhóm GV: Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm theo nội dung các bước trong SGK HS:tiến hành làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên GV: Theo dõi, giúp đỡ học sinh mắc mạch điện, kiểm tra các điểm tiếp xúc, đặt biệt là cách mắc vôn kế, ampekế HS: Tiến hành thí nghiệm HĐ4: Hoàn thành mẫu báo cáo thực hành GV:Yêu cầu HS hoàn thành mẫu báo cáo theo sách giáo khoa HS : Hoàn thành mẫu báo cáo I. Chuẩn bị : (SGK) II. Nội dung thực hành: 1.Vẽ sơ đồ mạch điện để đo điện trở bằng vôn kế và ampekế 2.Mắc mạch điện theo sơ đồ 3.Lần lượt đặt các giá trị hiệu điện thế tăng từ 0 5V vào hai đầu dây dẫn. Đọc và ghi cường độ dòng điện và hiệu điện thế 4.Hoàn thành báo cáo thực hành III.Mẫu báo cáo :(SGK) 4.Củng cố : Yêu cầu học sinh nêu cách xác định điện trở bằng V và A 5.Dặn dò : Về nhà hoàn thành báo cáo thực hành và xem trước bài mới V.Rút kinh nghiệm : .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tuần: 02 Ngày soạn: 22/ 08/ 2008 Tiết: 4 Ngày dạy : 28/ 08/ 2008 BÀI 4 ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP I.Mục tiêu: 1.Kiến thức : Giúp học sinh : Xây dựng được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp Vận dụng lý thguyết giải một số bài tập 2.Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng thực hành các dụng cụ đo : Vôn kế, Ampekế 3.Thái độ : Cẩn thận, yêu thích môn học II.Chuẩn bị : 1.Giáo viên : Dây dẫn, A, V ... 2.Học sinh : Xem trước bài ở nhà III.Phương pháp : Suy luận, Trực quan IV.Các bước lên lớp 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra 3.Vào bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Tìm hiểu cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp ? Trong đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp thì CĐ D Đ và HĐT có giá trị như thế nào ? HS :Trả lời ? Nếu thay hai bóng đèn bằng hai điện trở thì hệ thức 1, 2 có đúng nữa không ? HS : Suy nghĩ GV: Yêu cầu HS quan sát hình H.4.1 HS : Quan sát ?Hãy cho biết R1, R2 và ampekế mắc ntn? HS:Trả lời GV: Nhận xét GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi C2 HS: Thảo luận nhóm để trả lời ?Hãy nêu lại hệ thức của định luật Ôm HS : Trả lời HĐ3: Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp : ? Thế nào là điện trở tương đương HS:Trả lời GV: Nhận xét ? Vậy đối với đoạn mạch nối tiếp thì Rtđ được tính như thế nào ? HS : Suy nghĩ GV: Yêu cầu HS đọc và trả lời C3 HS: Thảo luận trả lời GV: Nhận xét GV: Y/C học sinh làm thí nghiệm theo SGK và hướng dẫn HS thực hiện HS: Tiến hành thí nghiệm ? Từ kết quả ta thu được kết luận gì ? HS: Trả lời GV: Nhận xét HĐ4: Vận dụng GV: Hướng dẫn HS làm các bài tập vận dụng HS: Thảo luận trả lời GV : Nhận xét I. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp : 1.Nhớ lại kiến thức lớp 7: Trong đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp thì : I = I1 = I2 (1) U = U1 + U2 (2) 2.Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp : C1: R1, R2 và ampekế mắc nối tiếp Hệ thức 1, 2 vẫn đúng đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp C2: I = I1 = I2 = U1/R1 = U2/ R2 U1/U2 = R1/ R2 II. Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp : 1. Điện trở tương đương: Rtđ là điện trở có thể thay thế cho đoạn mạch này sao cho với cùng HĐT chạy qua thì C Đ D Đ không đổi so với giá trị trước 2.Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp : C3: UAB = U1 + U2 = I1R1 + I2R2 IRtđ = I1R1 + I2R2 (I1= I2 = I) Suy ra: Rtđ = R1 + R2 3.Thí nghiệm kiểm tra : (SGK) 4.Kết luận : Rtđ = R1 + R2 III.Vận dụng : C5: R12 = R1 + R2 = 40 (Ω) R123 = R1 + R2 + R3 = 60 (Ω) * Mở rộng : (SGK) 4.Củng cố : Giáo viên yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa 5.Dặn dò : Học ghi nhớ, làm các bài tập trong SBT V.Rút kinh nghiệm : .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tuần : Ngày soạn:............. Tiết :5 Ngày dạy :............. BÀI 5 ĐOẠN MẠCH SONG SONG I.Mục tiêu: 1.Kiến thức : Giúp học sinh : Xây dựng được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song Vận dụng lý thguyết giải một số bài tập 2.Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng thực hành các dụng cụ đo : Vôn kế, Ampekế 3.Thái độ : Cẩn thận, yêu thích môn học II.Chuẩn bị : 1.Giáo viên : Dây dẫn, A, V ... 2.Học sinh : Xem trước bài ở nhà III.Phương pháp : Suy luận, Trực quan IV.Các bước lên lớp 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ : Nêu công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp Đáp án : Rtđ = R1 + R2 Yêu cầu HS làm bài tập 4.1 sbt 3.Vào bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Tìm hiểu cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song ? Trong đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc song song thì CĐ D Đ và HĐT có giá trị như thế nào ? HS :Trả lời ? Nếu thay hai bóng đèn bằng hai điện trở thì hệ thức 1, 2 có đúng nữa không ? HS : Suy nghĩ GV: Yêu cầu HS quan sát hình H.4.1 HS : Quan sát GV: Yêu cầu HS trả lời C1 HS:Trả lời GV: Nhận xét GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi C2 HS: Thảo luận nhóm để trả lời GV: nhận xét HĐ3: Điện trở tương đương của đoạn mạch song song : GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C3 HS : Trả lời GV: Nhận xét ? Để chứng minh được công thức 1/Rt đ = 1/R1+ 1/R2 ta làm như thế nào ? HS: Trả lời GV: Y/C học sinh làm thí nghiệm theo SGK và hướng dẫn HS thực hiện HS: Tiến hành thí nghiệm ? Từ kết quả ta thu được kết luận gì ? HS: Trả lời GV: Nhận xét HĐ4: Vận dụng GV: Hướng dẫn HS làm các bài tập vận dụng HS: Thảo luận trả lời GV : Nhận xét I. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp : 1.Nhớ lại kiến thức lớp 7: Trong đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc song song thì : I = I1 + I2 (1) U = U1 = U2 (2) 2.Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song: C1: R1, R2 và ampekế mắc nối tiếp, Vôn kế mắc song song với R1 , R2 Hệ thức 1, 2 vẫn đúng đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song C2: U1=U2 Suy ra : I1R1= I2R2 I1/I2 = R2/R1 II. Điện trở tương đương của đoạn mạch song song : 1.Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song : C3 I = I1 + I2 U/Rt đ = U1/R1+ U2/R2 (mà U1= U2 = U) 1/Rt đ = 1/R1+ 1/R2 3.Thí nghiệm kiểm tra : (SGK) 3.Kết luận : 1/Rt đ = 1/R1+ 1/R2 III.Vận dụng : (SGK) 4.Củng cố : Giáo viên yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa 5.Dặn dò : Học ghi nhớ, làm các bài tập trong SBT V.Rút kinh nghiệm : .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tuần : Ngày soạn:............. Tiết :6 Ngày dạy :............. BÀI 6 BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM I.Mục tiêu: 1.Kiến thức : Giúp học sinh : Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập đơn giản về đoạn mạch nối iếp, song song ( 2 hoặc 3 điện trở ) 2.Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng giải một bài tập vật lý theo các bước 3.Thái độ : Cẩn thận, trung thực .... II.Chuẩn bị : 1.Giáo viên : Kế hoạch dạy, bảng phụ. 2.Học sinh : Xem trước bài ở nhà III.Phương pháp : Suy luận, hỏi đáp, .. IV.Các bước lên lớp 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ : Nêu công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song Đáp án : Rtđ = R1R2/R1+ R2 Yêu cầu HS làm bài tập 5.1 sbt 3.Vào bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Giải bài tập GV: Yêu cầu HS đọc đề bài 1 trang 17 sgk HS : Đọc đề bài ? Đề bài cho biết đại lương nào, cần tìm đại lượng nào ? HS: Thảo luận trả lời GV: Yêu cầu HS tóm tắt đề bài ? Để tinh được Rtđ ta áp dụng công thức nào ? HS : Trả lời GV: Nhận xét ? R1 nối tiếp R2 thì Rtđ được tính như thế nào ? HS : Trả lời GV: Nhận xét Bài tập 2 trang 17 sgk GV: Yêu cầu HS đọc đề bài 2 trang 17 sgk HS : Đọc đề bài ? Đề bài cho biết đại lương nào, cần tìm đại lượng nào ? HS: Thảo luận trả lời GV: Yêu cầu HS tóm tắt đề bài ? Trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song thì UAB được tính như thế nào ? HS Trả lời GV: Nhận xét ? Trong đoạn mạch mắc song song thì cường độ dòng điện được tính như thế nào HS:Trả lời GV: Nhận xét GV: Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 3 HS: nghe GV hướng dẫn GV: Lưu ý HS trong bài tập 3 là đoạn mạch vừa nối tiếp vừa song song I. Bài tập 1 trang 17 SGK: Tóm tắt : R1 nối tiếp R2 R1 = 5 (Ω), U = 6V, I = 0,5 A. Tính : a.Rtđ = ? b.R2 = ? Giải a.Theo hệ thức định luật Ôm I = U/R nên Rtđ = U/I = 6/0,5 Rtđ = 12 (Ω) b. V ì R1 nối tiếp R2 nên Rtđ = R1 + R2 R2 = Rtđ – R1 = 12 – 5 = 7 (Ω) Đáp số : Rtđ = 12 (Ω),R2 = 7 (Ω) II.Bài tập 2 trang 17 SGK Tóm tắt : R1 song song R2 R1 = 10(Ω), I1 = 1,2A¸ Ampekế chỉ 1,8A Tính : a. UAB = ? b. R2 = ? Giải : a.Ta có IA = IAB = 1,8A UAB = U1 = U2 = I1R1 = 12 V Do đó UAB = 12 V b.Vì R1 song song với R2 Nên :IA = I1 + I2 I2 = IA – I1 = 0,6 A R2 = U/I2 = 12/0,6 = 20 (Ω) Đáp số : UAB = 12 V R2 = 20 (Ω) 4.Củng cố : Nêu lại công thức tính định luật Ôm, công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song 5.Dặn dò : Làm các bài tập trong SBT, xem bài mới V.Rút kinh nghiệm : .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tuần : Ngày soạn:............. Tiết : 7 Ngày dạy :............. BÀI 7 SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO CHIỀU DÀI DÂY DẪN I.Mục tiêu: 1.Kiến thức : Giúp học sinh : Biết được điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài của dây Biết cách tiến hành thí nghiệm kiểm tra 2.Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm cho học sinh 3.Thái độ : Cẩn thận, có tinh thần hợp tác .... II.Chuẩn bị : 1.Giáo viên : Vôn kế, Ampekế, nguồn điện., dây dẫn 2.Học sinh : Xem trước bài ở nhà III.Phương pháp : Suy luận, trực quan, .. IV.Các bước lên lớp 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra 3.Vào bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở vào các yếu tố khác nhau GV: Yêu cầu HS đọc SGK HS: Đọc SGK HĐ3:Tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn : GV: Yêu cầu HS nêu dự đoán vào sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn bằng cách trả lời cấu hỏi C1 HS: Trả lời GV: Nhận xét GV: Yêu cầu HS tiến hành lên mắc mạch điện theo sơ đồ và hướng dẫn HS tiến hành làm ths nghiệm theo các bước HS: lam ths nghiệm và ghi kết quả vào bảng 1/20 GV: Yêu cầu học sinh nhận xét kết quả thí nghiệm HS:Nhận xét kết quả thí nghiệm ? Vậy từ kết quả thí nghiệm trên ta thu được kết luận gì về sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn ? HS: Thảo luận trả lời GV: Nhận xét HĐ4: Vận dụng GV : Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để giải các bài tập vận dụng HS: THảo luận trả lời ? Khi dây dẫn càng dài thì điện trở của dây sẽ tăng hay giảm HS: trả lời càng tăng ? Khi điện trở tăng thì CĐ D Đ sẽ tăng hay giảm HS : Trả lời GV : Nhận xét GV: Hương dẫn câu hỏi C3, C4 để học sinh tự làm HS: Suy nghĩ làm bài tập I.Xác định sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào một trong những yếu tố khác nhau (SGK) II.Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều daìo dây dẫn : 1.Dự kiến cách làm : C1 Dây dẫn 2l có điện trở 2R Dây dẫn 3l có điện trở 3R 2.Thí nghiệm kiểm tra a.Mắc mạch điện theo sơ đồ (dây dẫn có chiều dài l ) và lần lượt ghi kết quả vào bảng 1 b.Tương tự với dây dẫn có chiều dài 2l, 3l và ghi kết quả vào bảng 1 c.Nhận xét xem có đúng với dự đoán hay không 3.Kết luận : Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài của dây III.Vận dụng: C2: Khi dây dẫn càg dài thì R càng tăng, do đó theo định luật ÔM I = U/R (Vì U không đổi ). Nên I giảm và đèn sáng yếu C3, C4 : Học sinh tự làm * Ghi nhớ : SGK 4.Củng cố : Yêu cầu học sinh nêu kết luận về sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn 5.Dặn dò : Làm các bài tập trong SBT, xem bài mới V.Rút kinh nghiệm : .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tuần : Ngày soạn:............. Tiết : 8 Ngày dạy :............. BÀI 8 SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO TIẾT DIỆN DÂY DẪN I.Mục tiêu: 1.Kiến thức : Giúp học sinh : Suy luận được rằng các dây dẫn có cùng chiều dài, cùng vật liệu thì điện trở R tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây Biết cách bố trí, tiến hành thí nghiệm 2.Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm cho học sinh 3.Thái độ : Cẩn thận, có tinh thần hợp tác .... II.Chuẩn bị : 1.Giáo viên : Vôn kế, Ampekế, nguồn điện., dây dẫn 2.Học sinh : Xem trước bài ở nhà III.Phương pháp : Suy luận, trực quan, .. IV.Các bước lên lớp 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ : ? điện trở của dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào chiều dài của dây Đáp án : điện trở của dây dây tỉ lệ thuận với chiều dài của dây 3.Vào bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Dự đoán sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn GV: Yêu cầu HS vận dung kiến thức đã học về đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song để trả lời câu hỏi C1 HS: Thảo luận trả lời GV: Nhận xét củng cố GV: Yêu cầu học sinh dự đoán sự phụ thuộc của R vào tiết diện S HS: Thảo luận trả lời C2 GV: Nhận xét HĐ3:Tiến hành thí nghiệm GV: Yêu cầu HS tiến hành lên mắc mạch điện theo sơ đồ và hướng dẫn HS tiến hành làm ths nghiệm theo các bước HS: Làm thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng 1 GV: Yêu cầu HS đọc kết quả thí nghiệm GV: Yêu cầu học sinh tính tỉ số rồi so sánh kết quả HS: Tính tỉ số trả lời ? Vậy từ kết quả thí nghiệm trên ta thu được kết luận gì về sự phụ thuộc của điện trở vào tiêt diện dây dẫn ? HS: Thảo luận trả lời GV: Nhận xét HĐ4: Vận dụng GV : Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để giải các bài tập vận dụng HS: Thảo luận trả lời GV: Hương dẫn câu hỏi C4, C5 để học sinh tự làm HS: Suy nghĩ làm bài tập GV: Hướng dẫn HS giải các bài tập còn lại ở phần vận dụng HS: Thảo luận trả lời I. Dự đoán sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn : C1: R1 = R R2 = R/2 R3 = R/3 C2:Tiết diện tăng 2 lần thì điện trở giảm 2 lần Tiết diện tăng 3 lần thìo điện trở giảm 3 lần II.Thí nghiệm kiểm tra 1.Mắc mạch điện theo sơ đồ 2. Đọc kết quả 3.Nhận xét Tính tỉ số S2/S1 rồi so sánh với R1/R2 4.Kết luận : Điện trở của dây dẫn tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây III.Vận dụng: C3: Vì dây dẫn thứ 2 có tiết diện gấp 3 lần dây dẫn thứ nhất nên dây dẫn thứ nhất có điện trở gấp 3 lần dây dẫn thứ 2 C4, C5 : Học sinh tự làm * Ghi nhớ : SGK 4.Củng cố : Yêu cầu học sinh nêu kết luận về sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện của dây dẫn 5.Dặn dò : Làm các bài tập trong SBT, xem bài mới V.Rút kinh nghiệm : ..........................................................................

File đính kèm:

  • docT1- T10.doc