Giáo án Vật lý 9 tuần 12 đến 15

TIẾT 2

CHƯƠNG II : ĐIỆN TỪ HỌC

NAM CHÂM VĨNH CỬU

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Mô tả được từ tính của nam châm

 - Biết cách xác định các cực từ Bắc, Nam của nam châm vĩnh cửu.

 - Biết được các từ cực loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau.

 - Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn

 2. Kĩ năng:

 - Xác định cực của nam châm

 - Giải thích được hoạt động của la bàn, biết sử dụng la bàn để xác định phương hướng.

 3. Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức thu thập thông tin.

II. CHUẨN BỊ :

 * Đối với mỗi nhóm HS:

 - 2 nam châm thẳng, trong đó có 1 thanh được bọc kín để che phần sơn màu và tên các cực.

 - Một ít vụn sắt trộn lẫn vụn gỗ, nhôm, đồng, nhựa.

 - Nam châm hình chữ U

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 9 tuần 12 đến 15, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Ngày soạn :10/11/2013 Ngày dạy : Tiết 2 Chương II : Điện từ học Nam châm vĩnh cửu I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Mô tả được từ tính của nam châm - Biết cách xác định các cực từ Bắc, Nam của nam châm vĩnh cửu. - Biết được các từ cực loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau. - Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn 2. Kĩ năng: - Xác định cực của nam châm - Giải thích được hoạt động của la bàn, biết sử dụng la bàn để xác định phương hướng. 3. Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức thu thập thông tin. II. Chuẩn bị : * Đối với mỗi nhóm HS: - 2 nam châm thẳng, trong đó có 1 thanh được bọc kín để che phần sơn màu và tên các cực. - Một ít vụn sắt trộn lẫn vụn gỗ, nhôm, đồng, nhựa. - Nam châm hình chữ U - Một kim nam châm đặt tên mũi thẳng đứng. - Một la bàn - Một giá thí nghiệm III. Tiến trình bài dạy 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu mục tiêu chương II Tổ chức tình huống học tập - GV yêu cầu 1 HS đọc mục tiêu chương II hoặc GV có thể nêu những mục tiêu cơ bản của chương II - ĐVĐ: Bài đầu tiên chúng ta nhớ lại các đặc điểm của nam châm vĩnh cửu mà ta đã biết ở lớp 5 và 7. Cá nhân HS đọc SGK Hoạt động 2: Nhớ lại kiến thức - GV tổ chức cho HS nhớ lại kiến thức cũ. ? Nêu một số đặc điểm của nam châm. ? Nam châm là vật có đặc điểm gì? + Dựa vào kiến thức đã biết hãy nêu phơng án loại sắt ra khỏi hỗn hợp (Sắt; gỗ ;đồng; xốp; nhôm) ? Đọc và cho biết yêu cầu của C1 ? Gọi HS báo cáo thí nghiệm + GV nhấn mạnh lại. Nam châm có tính chất hút sắt - Lu ý HS có thể cho rằng nam châm có thể hút kim loại I. Từ tính của nam châm: 1. Thí nghiệm: - Đặc điểm Nam châm hút sắt hay bị sắt hút, nam châm có hai cực là cực bắc và cực nam. Hoạt động 3: Phát hiện thêm tính chất từ của nam châm Đọc và cho biết yêu cầu C2 ? Nhắc lại yêu cầu cần giải quyết - Giao dụng cụ TN cho HS và tiến hành TN ;quan sát và rút ra nhận xét ? Đại diện nhóm trình bày từng phần C2 ? Đọc phần kết luận SGK ? Đọc phần thông báo SGK + Quy ước kí hiệu tên cực từ, đánh dấu bằng các màu sơn các cực từ của nam châm. + Gọi tên các vật liệu từ + Màu sơn là tuỳ vào nhà sản xuất + Yêu cầu HS dựa vào hình vẽ trong SGK và nam châm có ở bộ thí nghiệm của các nhóm gọi tên là loại nam châm ?. C2 + Khi đã đứng cân bằng kim nam châm nằm dọc theo hướng Bắc - Nam + Khi đã đứng cân bằng trở lại nam châm vẫn chỉ hướng Bắc Nam nh cũ. 2. Kết luận: + Bất kì nam châm nào cũng có hai từ cực. Khi để tự do thì cực luôn chỉ về cực Bắc gọi làc cực Bắc, cực luôn chỉ về cực Nam gọi là cực Nam. Hoạt động 4: Tìm hiểu sự tương tác giữa 2 nam châm - Làm thí nghiệm theo yêu cầu ? Đọc và cho biết yêu cầu đầu bài C3 và C4 ? Hãy nêu kết luận về tương tác giữa hai nam châm. II. Tương tác giữa hai nam châm : 1. Thí nghiệm: C3: Đa cực Nam của thanh n/c lại gần kim n/c đ cực Bắc của kim n/c bị hút về phía cực Nam của thanh n/c C4: Đổi đầu của 1 trong hai nam châm rồi đa lại gần đ các cực cùng tên của hai nam châm đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau. 2. Kết luận: Khi đặt hai nam châm gần nhau các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau. Hoạt động 5: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn ? Nêu cấu tạo và hoạt động tác dụng của la bàn ? Đọc và cho biết yêu cầu C7; C8 C6: Bộ phận chỉ hướng của la bàn là kim nam châm tại vì tại mọi nơi trên trái đất kim nam châm luôn chỉ hướng Bắc - Nam. - La bàn dùng để xác định phương hướng C7: Đầu ghi N- Bắc S - Nam + Treo n/c trên giá 4. Hướng dẫn Đọc Có thể em chưa biết IV. Rút kinh nghiệm Ngày soạn :10/11/2013 Ngày dạy : Tiết 24 Tác dụng từ của dòng điện-từ trường I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Mô tả được thí nghiệm về tác dụng từ của dòng điện. - Trả lời được câu hỏi, từ trường tồn tại ở đâu. 2. Kĩ năng: - Lắp đặt thí nghiệm - Nhận biết từ trường 3. Thái độ: - Ham thích tìm hiểu hiện tượng vật lý II. Chuẩn bị: * Đối với mỗi nhóm HS: - 2 giá thí nghiệm - Một nguồn điện 3V hoặc 4,5V - Một kim n/c đặt trên giá, có trục thẳng đứng. - Một công tắc. - Một đoạn dây bằng Constan dài 40cm - 5 đoạn dây nối - 1 biến trở - 1 ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A III. Tiến trình bài dạy 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập ? Đọc và cho biết yêu cầu bài tập 21.2; 21.3 cho kết quả đó. Nêu các đặc điểm của nam châm + Bài tâp 21.2 + Bài tập 21.3 ĐVĐ: SGK Hoạt động 2: Phát hiện tính chất từ của dòng điện - Đọc và nghiên cứu cách bố trí thí nghiệm trong hình 22.1 ? Nêu mục đích thí nghiệm ? Cách bố trí thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm. ? Hãy quan sát thí nghiệm và rút ra nhận xét? ? Trả lời C1 * Lưu ý: Bố trí thí nghiệm sao cho đoạn dây song song với trục của kim nam châm, kiểm tra tiếp xúc trước khi đóng công tắc. ? Quan sát hiện tượng xảy ra với kim nam châm ? Ngắt công tắc quan sát vị trí của kim nam châm lúc này ? Thí nghiệm đó chứng tỏ điều gì? + GV thông báo: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây tác dụng lực (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó, ta nói rằng dòng điện có tác dụng từ. - HS ghi kết luận vào vở I. Lực từ 1. Thí nghiệm * Mục đích: Kiểm tra xem dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có tác dụng từ hay không? + Bố trí thí nghiệm như hình 22.1 đặt dây dẫn song song với trục của kim nam châm + Tiến hành thí nghiệm: Cho dòng điện chạy qua dây dẫn, quan sát hiện tượng xảy ra. C1: Khi dòng điện chạy qua dây dẫn đ kim nam châm bị lệch đi, khi ngắt dòng điện kim nam châm trở về vị trí cũ. - Kết luận: Dòng điện gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ. 2. Kết luận: Dòng điện có tác dụng từ Hoạt động 3: Tìm hiểu từ trường * Chuyển ý: Trong thí nghiệm tên nam châm được bố trí nằm dưới và song song với dây dẫn thì chịu tác dụng của lực từ. Có phải chỉ có vị trí đó mới có lực từ tác dụng lên kim nam châm hay không ? ? Làm thế nào để trả lời được câu hỏi này ? Em hãy nêu phương án kiểm tra ? Thống nhất cách tiến hành TN ? Tiến hành thí nghiệm + Dây có dòng điện + Dây không có dòng điện ? Thống nhất trả lời C3 và C4 Thí nghiệm đó chứng tỏ không gian xung quanh nam châm và xung quanh dòng điện có gì đặc biệt? ? Đọc phần kết luận theo SGK + Đa kim nam châm đến các vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn. II. Từ trường: 1. Thí nghiệm : C2: Khi đưa kim đến vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn có dòng điện hoặc xung quanh thanh nam châmđ kim nam châm lệch theo khỏi hướng Bắc - Nam địa lý C4: ở mỗi vị trí sau khi nam châm đứng yên, ta xoay cho nó lệch khỏi vị trí vừa xác định, buông tay kim nam châm luôn chỉ theo một hướng xác định. - TN đó chứng tỏ không gian xung quanh nam châm và xung quanh dòng điện có k/n tác dụng từ lên kim nam châm đặt trong nó. 2. Kết luận Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường. Hoạt động 4: Tìm hiểu cách nhận biết từ trường GV: Người ta không nhận biết trực tiếp bằng các giác quan, vậy có thể nhận biết từ trường bằng cách nào? ? Nêu cách nhận biết từ trường đơn giản mà em gặp ở các thí nghiệm trên ? Hãy rút ra cách dùng nam châm để phát hiện từ trường. 3. Cách nhận biết từ trường + Đưa kim nam châm vào không gian cần kiểm tra, nếu có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì ở đó có từ trường. Hoạt động 5: Vận dụng - củng cố - hướng dẫn ? Nhắc lại cách bố trí thí nghiệm chứng tỏ xung quanh dòng điện có từ trường - GV : Thí nghiệm này gọi là thí nghiệm Ơctét (1820) TN mở đầu cho điện từ học. ? Đọc và tự hoàn thành C4 đ Cách nhận biết từ trường C4: Để phát hiện trong dây dẫn AB có dòng điện hay không ta đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB, nếu kim bị lệch khỏi hướng Bắc - Nam thì trong dây có dòng điện và ngược lại. C5: Đặt kim nam châm ở trạng thái tự do, khi đã đứng yên, kim nam châm luôn chỉ hướng Bắc - Nam chứng tỏ xung quanh trái đất có từ trường. C6: Tại một điểm trên bàn làm việc, ngời ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn chỉ theo 1 hướng Bắc - Nam, chứng tỏ xung quanh không gian có từ trường. 4. Hướng dẫn về nhà: Bài tập 22/ SBT *)Rút kinh nghiệm: Tuần 13 Ngày soạn : 13/11/2013 Ngày dạy : Tiết 25: Từ phổ - Đường sức từ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết cách dùng mạt sắt tạo ra từ phổ của thanh nam châm - Biết vẽ các đường sức từ và xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm. 2. Kĩ năng: Nhận biết cực của nam châm, vẽ đường sức từ đúng cho nam châm thẳng, nam châm chữ U. 3. Thái độ: Trung thực, cẩn thận, khéo léo trong thao tác thí nghiệm. II. Chuẩn bị của GV và HS : * Đối với mỗi nhóm HS - Một thanh nam châm thẳng - Một tấm nhựa trong cứng - Một ít mạt sắt ; - Một bút dạ - Một số kim nam châm nhỏ có trục quay thẳng đứng. * GV: Một bộ thí nghiệm đường sức từ (trong không gian) III. Tiến trình bài dạy 1. ổn định tổ chức 2. Nội dung : Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - tổ chức tình huống học tập GV nêu câu hỏi tại bảng, yêu cầu HS đọc và trả lời. ? Làm bài tập 22.1 ĐVĐ: Bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy từ trường. Vậy bằng cách nào để có thể hình dung ra từ trường và nghiên cứu từ tính của nó một cách dễ dàng thuận lợi ? Nêu đặc điểm của nam châm ? Nhắc lại cách nhận biết từ trường + Bài 22.1 : B + Bài 22.2 : Nếu kim nam châm chạy thì pin còn điện + Bài 22.3 : Chọn C + Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích + Bài 22.4 Hoạt động 2: Thí nghiệm tạo từ phổ của thanh nam châm ? Hãy tự nghiên cứu phần thí nghiệm ? Cho biết cách dùng dụng cụ, bố trí và tiến hành TN như thế nào. - GV giao dụng cụ theo nhóm ? Hãy làm thí nghiệm theo nhóm - Lu ý: Dàn mạt sắt đều không để mạt sắt quá dày từ phổ rõ nét. + Không đặt nghiêng tấm nhựa ? Nhận xét về độ mau tha của các đường ? Đọc và trả lời câu hỏi C1 - GV: Thông báo kết luận SGK * Chuyển ý: Dựa vào hình ảnh từ phổ ta có thể vẽ các đường sức từ để nghiên cứu từ trường. I. Từ phổ: 1. Thí nghiệm : + HS: Đọc phần I + Mạt sắt được sắp xếp thành các đường cong nối từ lực này đến cực kia của nam châm. + Các đường càng xa nam châm càng tha 2. Kết luận. Hoạt động 3: Vẽ và xác định chiều đường sức từ ? Hãy làm việc theo nhóm ? Dựa vào hình ảnh các đường mạt sắt, vẽ các đường sức từ của nam châm thẳng. ? Thảo luận chung đ kết luận + Lưu ý: - Không cắt nhau - Nhiều quá - Độ tha, mau ... GV: Thông báo các đường vừa vẽ là các đường sức từ ? Đọc và cho biết yêu cầu C1 ? Thảo luận nhóm đ kết luận + GV: Thông báo quy ớc (vào nam ra bắc của kim) ? Đọc và cho biết yêu cầu C3 GV thông báo - Quy ước độ mau thưa - Độ mạnh yếu II. Đường sức từ: 1. Vẽ và xác định chiều đường sức từ C2: Trên mỗi đường sức từ kim nam châm định hướng theo một chiều nhất định. C3: Bên ngoài thanh nam châm, các đường sức từ đều có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam. 2.Kết luận: SGK - Ghi nhớ được: Đặc điểm đường sức từ của nam châm thẳng Chiều quy ước của đường sức từ, vở ghi N S Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố – Hướng dẫn ? Làm các câu hỏi C4; C5; C6 * GV: Làm TN từ phổ trong không gian - Thông báo xung quanh nam châm có từ trường - Đường sức từ không nằm trên 1 mp - Không có thật mà chỉ để nghiên cứu từ trường. C4: ở khoảng giữa của hai cực của nam châm chữ U các đường dường như song song - Bên ngoài là đường cong nối giữa hai cực C5: Đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào từ cực Nam của nam châm Vì vậy đầu B của thanh nam châm là cực Nam C6: - Vẽ được đường sức - Có thể hiện đường đi * Hướng dẫn về nhà: Bài 23/SBT *)Rút kinh nghiệm Ngày soạn : 13/11/2013 Ngày dạy : Tiết 26: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - So sánh được từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với từ phổ của thanh nam châm thẳng. - Vẽ được đường sức từ biểu diễn từ trường của ống dây. - Vận dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua khi biết chiều của dòng điện. 2. Kĩ năng: - Làm từ phổ của từ trường ống dây có dòng điện chạy qua - Vẽ đường sức từ của từ trường ống dây có dòng điện đi qua 3. Thái độ: - Thận trọng, khéo léo khi làm thí nghiệm II. Chuẩn bị của GV và HS : * Đối với mỗi nhóm HS: - Một tấm nhựa có luồn sẵn các vòng dây của một ống dây dẫn. - Một nguồn điện 6V ; -Một ít mạt sắt - Một công tắc, 3 đoạn dây ; - Một bút dạ. III. Tiến trình bài dạy 1. ổn định tổ chức 2. Nội dung Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - tổ chức tình huống học tập ? Thực hiện giải bài tập 23.1 và 23.2 tại bảng ? Nhận xét và cho điểm Hoạt động 2: Tạo ra và quan sát từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua ? Nêu cách tạo ra từ phổ? ? Đọc và cho biết yêu cầu C1 ? Thảo luận C1 - Các nhóm giơ bảng nhựa có các đường cảm ứng từ. ? Đọc và nêu yêu cầu C2 ? Thực hiện C3 theo nhóm GV: Thông báo hai đầu của một ống dây có dòng điện chạy qua cũng là hai từ cực, đầu có các đường sức từ đi ra gọi là cực Bắc, đầu có các đường sức từ đi vào gọi là cực Nam. ? Đọc phần kết luận theo SGK I. Từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua. 1. Thí nghiệm: - Rắc đều một lớp mạt sắt trên tấm nhựa có luồn sẵn các vòng dây. - Cho dòng điện chạy qua và gõ nhẹ C1: So sánh - Phần từ phổ bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua và bên ngoài thanh nam châm giống nhau. - Khác nhau: Trong lòng ống dây cũng có các đường mạt sắt được sắp xếp gần như song song với nhau. C2: đường sức từ trong và ngoài ống dây tạo thành những đường cong khép kín. C3: Dựa vào định hướng của kim nam châm ta xác định hướng dẫn thảo luận Luư ý: Kim nam châm đặt trên trục thẳng đứng mũi nhọn. - Kiểm tra xem kim nam châm có quay tự do - Đường sức từ cùng đi ra và cùng đi vào một ống dây. 2. Kết luận Hoạt động 3: Tìm hiểu quy tắc nắm tay phải GV : Từ trường do dòng điện sinh ra, vậy chiều của đường sức từ có phụ thuộc vào chiều của dòng điện hay không? Làm thế nào để kiểm tra được điều đó? - Tổ chức làm thí nghiệm . ? Kiểm tra dự đoán theo nhóm. ? Rút ra kết luận. GV: Để xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua không phải lúc nào cũng cần có kim nam châm thử, cũng phải tiến hành thí nghiệm mà ngời ta đã sử dụng quy tắc nắm tay phải để có thể xác định dễ dàng ? Hãy nghiên cứu quy tắc nắm tay phải SGK tr 66 ? Quy tắc nghiên cứu gì : ? Xác định chiều đường sức từ trong lòng hay ngoài ống dây. ? Đường sức từ trong lòng ống dây và ngoài ống dây có gì khác nhau. - Cả lớp giơ bàn tay phải rồi nắm theo yêu cầu của quy tắc. ? Phát biểu lại quy tắc. - Lu ý cách xác định nửa ống dây bên ngoài và bên trong mặt phẳng II. Quy tắc nắm tay phải: 1. Chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào yếu tố nào? + HS nêu dự đoán và cách kiểm tra. - Đổi chiều dòng điện trong ống dây, kiểm tra sự định hướng của kim nam châm thử trên đương sức từ cũ. KL: + Chiều đường sức từ của dòng điện trong ống dây phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy qua vòng dây. 2 Quy tắc nắm tay phải: + Xác định chiều đường sức từ của ống dây. + Đổi chiều dòng điện chạy trong các vòng ống dây, kiểm tra lại chiều đường sức từ bằng nắm tay phải Hoạt động 4: Vận dụng - củng cố - hướng dẫn về nhà ? Em hãy nhắc lại quy tắc nắm bàn tay phải - Vận dụng: Cá nhân hoàn thành C4, C5, C6. GV: Gợi ý các câu hỏi ? Muốn xác định tên từ cực của ống dây cần biết gì ? ? Xác định bằng cách nào? ? Muốn xác định chiều dòng điện chạy qua các vòng dây cần biết gì? ? Vận dụng quy tắc 4.Hướng dẫn về nhà: Học thuộc quy tắc nắm tay phải Bài tập 24 SBT IV.Rút kinh nghiệm Tuần 14 Ngày soạn :15/11/2013 Ngày dạy : Tiết 27: Sự nhiễm từ của sắt và thép Nam châm điện I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Mô tả được thí nghiệm về sự nhiễm từ của sắt và thép. - Giải thích vì sao người ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện. - Nêu được hai cách làm tăng cực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật. 2. Kĩ năng: Mắc mạch điện theo sơ đồ, sử dụng biến trở trong mạch, sử dụng các dụng cụ đo điện. 3. Thái độ: Thực hiện an toàn điện, yêu thích môn học. II. Chuẩn bị của GV và HS : * Mỗi nhóm HS: - Một ống dây có khoảng 500 - 700V - 1 la bàn hoặc kim nam châm đặt trên giá thẳng đứng. - 1 giá TN : 1 biến trở - 1 nguồn điện từ 3 - 6V - 1 ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A - 1 công tắc điện - 1 lõi sắt non, 1 lõi thép có thể đặt vừa trong lòng ống dây. - 1 ít đinh ghim bằng sắt. III. Tiến trình bài dạy 1. ổn định tổ chức: 2. Nội dung : Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - tổ chức học - GV hướng dẫn trả lời các câu hỏi nhớ lại kiến thức cũ của nam châm điện để tổ chức tình huống. ? Tác dụng từ của dòng điện được biểu hiện như thế nào? - HS nhớ lại kiến thức - vận dụng + Dòng điện gây ra lực từ tác dụng lên kim nam châm đặt gần nó đ dòng điện có tác dụng từ. Hoạt động 2: Làm thí nghiệm về sự nhiễm từ của sắt và thép. - GV yêu cầu cá nhân HS quan sát hình 25.1, đọc SGK mục 1 thí nghiệm, tìm hiểu mục đích thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm. ? Hãy thảo luận về mục đích thí nghiệm, cách bố trí và tiến hành thí nghiệm. ? Hãy làm TN theo nhóm. - Lưu ý: Để cho kim nam châm đứng thăng bằng rồi mới đặt cuộn dây sao cho trục kim nam châm song song với mặt ống dây, sau đó mới đóng mạch điện. - GV yêu cầu HS các nhóm báo cáo kết quả TN I. Sự nhiễm từ của sắt, thép 1. Thí nghiệm - HS quan sát hình 25.1 + Mục đích: Làm TN về sự nhiễm từ của sắt và thép. + Dụng cụ: 1 ống dây, 1 lõi sắt non, 1 lõi thép, 1 la bàn, 1 công tắc, 1 biến trở, 1 ampe kế, 5 đoạn dây nối. + Tiến hành TN : Mắc mạch điện như hình 25.1 đóng công tắc K quan sát góc lệch của kim nam châm so với ban đầu. - Đặt lõi sắt non hoặc thép vào trong lòng ống dây, đóng công tắc K quan sát và nhận xét góc lệch của kim nam châm so với trường hợp trước. + Các nhóm nhận dụng cụ TN, tiến hành theo nhóm. + Khi đóng K thì kim nam châm bị lệch khỏi phương ban đầu. + Khi đặt lõi sắt hoặc thép vào lòng cuộn dây, đóng khoá K góc lệch của kim nam châm lớn hơn so với trường hợp không có lõi sắt hoặc thép. đ Lõi sắt hoặc thép làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện Hoạt động 3: Làm TN khi ngắt dòng điện chạy qua ống dây, sự nhiễm từ của sắt non và thép có gì khác nhau. Rút ra kết luận về sự nhiễm từ của sắt và thép - GV yêu cầu ? Hãy nêu mục đích thí nghiệm, dụng cụ TN và cách tiến hành TN. ? Hướng dẫn thảo luận mục đích, các bước tiến hành TN. ? Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm. GV: Thông báo về sự nhiễm từ của sắt và thép. + Thành nam châm + Các vật khác như niken, côban đ nhiễm từ. - Chính sự nhiễm từ của sắt non và thép khác nhau nên người ta đã dùng sắt non để chế tạo nam châm đẹn, còn thép dùng để chế tạo nam châm vĩnh cửu. + Quan sát hình 25.1 và nghiên cứu SGK. + Mục đích: Nêu được nhận xét về tác dụng từ của ống dây có lõi sắt non và ống dây có lõi thép. + Mắc mạch điện như 25.2 + Quan sát hiện tượng xảy ra với đinh sắt trong 2 trường hợp. 2. Kết luận: + Lõi sắt hoặc thép làm tăng lực từ tác dụng từ của ống dây có dòng điện. + Khi ngắt điện, lõi sắt non mất hết từ tính, còn lõi thép thì vẫn giữ được từ tính. Hoạt động 4: Tìm hiểu nam châm điện - GV yêu cầu HS làm việc với SGK để trả lời C2 ? Tìm hiểu cấu tạo và số ghi trên đó. ? Đọc thông báo của mục II ? Đọc và cho biết yêu cầu C3 II. Nam châm điện + Cấu tạo: Gồm một ống dây dẫn trong có lõi sắt non. + Con số (1000 - 1500) cho biết có thể sử dụng khác nhau hàng theo số vòng dây để chọn. + Dòng1A - 22W cho biết ống dây, cho biết ống dây sử dụng dòng điện 1A, điện trở dây dẫn là 22W. + Tăng lực từ bằng cách sau: - Tăng cường độ dòng điện - Tăng số vòng dây Hoạt động 5: Vận dụng - củng cố - hướng dẫn ? Hãy tự hoàn thành C4 và C5, C6 C4: Kéo trở thành 1 nam châm đ Nó giữ được từ tính lâu vì nó là thép. C5: Nam châm điện mất từ tính bằng cách ngắt dòng điện. C6: Tạo ra nam châm điện mạch bằng cách mở rộng số vòng dây. 3. Hướng dẫn về nhà: Làm bài 25 SBT IV.Rút kinh nghiệm Ngày soạn :15/11/2013 Ngày dạy : Tiết 28: ứng dụng của nam châm điện I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nắm được nguyên tắc hoạt động của loa điện, tác dụng của nam châm trong rơ le điện từ, chuông báo động. - Kể tên một số ứng dụng của nam châm trong đời sống và kĩ thuật. 2. Kĩ năng: - Phân tích tổng hợp kiến thức. - Giải thích được hoạt động của nam châm điện 3. Thái độ: - Thấy được vai trò to lớn của vật lí học, từ đó có ý thức học tập, yêu thích môn học. II. Chuẩn bị của GV và HS : * Đối với mỗi nhóm HS: - 1 ống dây điện khoảng 100 vòng, đường kính của nguồn dây - 1 giá thí nghiệm, 1 biến trở. - 1 ampe kế. - 1 nam châm hình chữ U. - 5 đoạn dây nối. - 1 loa điện có thể gỡ bỏ để nhìn rõ. III. Tiến trình bài dạy 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Mô hình thí nghiệm sắt thép nhiễm từ. ? Nêu các cách làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên vật. 3. Nội dung: Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động loa điện - GV thông báo: Một trong những ứng dụng của nam châm phải kể đến đó là loa điện. Loa điện dựa vào tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua. - Làm thí nghiệm để nghiên cứu. GV: Khi treo ống dây phải lồng vào 1 cực nam châm chữ U. Giá treo ống dây phải di chuyển linh hoạt khi có tác dụng lực, khi di chuyển con chạy của biến trở phải nhanh và dứt khoát. - GV giúp đỡ những nhóm yếu khi tiến hành thí nghiệm. - GV có hiện tượng gì xảy ra đối với ống dây trong 2 trường hợp. - Hướng dẫn HS thảo luận chung. HS thấy được: + Khi có dòng điện chạy qua, ống dây chuyển động - Đó chính là nguyên tắc hoạt động của loa điện. Loa điện phải có cấu tạo như thế nào? ? Yêu cầu HS tự tìm hiểu cấu tạo loa điện trong SGK kết hợp với loa điện trong bộ TN tháo gỡ để lộ phần bên trong. - GV: Chúng ta biết vật dao động, phát ra âm thanh. Vậy quá trình biến đổi, dao động điện thành âm thành trong loa điện diễn ra như thế nào ? I. Loa điện: 1. Nguyên tắc hoạt động của loa điện: - HS lắng nghe GV thông báo về mục đích thí nghiệm. - Các nhóm làm thí nghiệm. - Tất cả HS quan sát kĩ để nêu nhận xét. + Khi có dòng điện không đổi chạy qua ống dây. + Khi dòng điện trong ống dây biến thiên. + Khi cường độ dòng điện thay đổi ống dây dịch chuyển dọc theo khe hở giữa hai cực của nam châm. 2. Cấu tạo của loa điện. + Tìm hiểu cấu tạo của loa điện của hình phóng to. Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của rơ le điện từ ? Hãy đọc phần I SGK Cấu tạo và hoạt động của rơ le điện từ ? Rơ le điện từ là gì? ? Chỉ ra bộ phận chủ yếu của rơ le điện từ. Nêu tác dụng của mỗi bộ phận. ? Đọc và cho biết yêu cầu C1 + GV: Rơ re điện từ được ứng dụng nhiều trong thực tế và kĩ thuật không? II. Rơ le điện từ 1. Cấu tạo và hoạt động của rơ le điện từ C1: Khi đóng K có dòng điện chạy qua mạch 1, nam châm điện hút sắt và đóng mạch điện 2. C2: Khi cửa hé, mạch 1 hở đ nam châm hết từ tính, sắt rơi và tự đóng điện. Hoạt động 4: Vận dụng - củng cố - hướng dẫn ? Hãy hoàn thành C3 và C4 C3: C4: Hướng dẫn: Làm BT 26 SBT. IV.Rút kinh nghiệm: Tuần 15 Ngày soạn :20/11/2013 Ngày dạy : Tiết 29: Lực điện từ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ được tác dụng của lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. - Vận dụng được quy tắc bàn tay trái biểu diện lực từ tác dụng lên dòng điện thẳng đặt vuông góc với đường sức từ, khi biết chiều đường sức từ và chiều dòng điện. 2. Kĩ năng: - Mắc mạch điện theo sơ đồ, sử dụng các biến trở và các dụng cụ điện. - Vẽ và xác định chiều đường sức từ của nam châm. 3. Bồi dưỡng: Thế giới quan duy vật biện chứng vào môn vật lý, rèn thái độ yêu thích môn học, tính cẩn thận, trung thực. II. Chuẩn bị của GV và HS : * Đối với mỗi nhóm HS: - 1 nam châm chữ U. - 1 nguồn điện 6V - 1 đoạn dây dẫn bằng đồng ặ 2,5mm, dài 10cm. - 1 biến trở loại 20 W - 2A - 1 công tắc, 1 giá thí nghiệm. - 1 ampe kế GHĐ 1,5A, ĐCNN 0,1A * Cả lớp: - Một bản vẽ phóng to hình 27.1 và 27.2 - Chuẩn bị vẽ hình. III. Tiến trình bài dạy 1. ổn định tổ chức: 2. Nội dung: Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập ? Nêu thí nghiệm Ơ-xtét chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ. ? Mô tả thí nghiệm Ơxtét

File đính kèm:

  • doct12-15.doc
Giáo án liên quan