Giáo án Vật lý 9 tuần 2

BÀI 3: THỰC HÀNH. XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA MỘT DÂY DẪN

BẰNG AMPE KẾ VÀ VÔN KẾ

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 - Vẽ sơ đồ mạch điện và mắc mạch điện theo sơ đồ, sử dụng đúng vôn kế, ampe kế để đo điện trở của một dây dẫn.

 2. Kĩ năng:

 - Xác định được điện trở của đoạn mạch bằng vôn kế và ampe kế.

 3. Thái độ:

 - Hợp tác nhóm, tích cực, ham học tập, nghiêm túc

 II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên

 - 1 đồng hồ đa năng

 2. Học sinh

Mỗi nhóm: 1 dây dẫn có điện trở chưa biết giá trị, 1 bộ nguồn điện; 1 ampe kế; 1 vôn kế;

1 công tắc điện, 7 đoạn dây nối.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số và vệ sinh lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ.

 - Điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì?

 3. Tiến trình:

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 02 Ngày soạn: 23/08/13 Tiết: 03 Ngày dạy: 26/08/13 BÀI 3: THỰC HÀNH. XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA MỘT DÂY DẪN BẰNG AMPE KẾ VÀ VÔN KẾ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Vẽ sơ đồ mạch điện và mắc mạch điện theo sơ đồ, sử dụng đúng vôn kế, ampe kế để đo điện trở của một dây dẫn. 2. Kĩ năng: - Xác định được điện trở của đoạn mạch bằng vôn kế và ampe kế. 3. Thái độ: - Hợp tác nhóm, tích cực, ham học tập, nghiêm túc II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - 1 đồng hồ đa năng 2. Học sinh Mỗi nhóm: 1 dây dẫn có điện trở chưa biết giá trị, 1 bộ nguồn điện; 1 ampe kế; 1 vôn kế; 1 công tắc điện, 7 đoạn dây nối. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số và vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì? 3. Tiến trình: GV TỔ CHỨC CÁC HĐ HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới - Trn lý thuyết thì ta đ biết cơng thức tính điện trở, hôm nay chúng ta sẽ thực hành xác định điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế - Hs theo di Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi mục 1 của mẫu báo cáo thực hành - Yêu cầu HS vẽ sơ đồ mạch điện thí nghiệm xác định điện trở của dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế - HS trả lời câu hỏi mục 1 của mẫu báo cáo thực hành - HS vẽ sơ đồ mạch điện thí nghiệm xác định điện trở của dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế 1. Trả lời câu hỏi Hoạt động 3: Mắc mạch điện theo sơ đồ - Kiểm tra việc chuẩn bị mẫu báo cáo của học sinh. - GV chia nhóm, yêu cầu nhóm trưởng nhận đồ chung? - GV yêu cầu chung về thái độ, ý thức kỷ luật của tiết thực hành. - Yêu cầu đại diện nhóm nêu mục tiêu, các bước tiến hành thí nghiệm - Mắc mạnh điện theo sơ đồ đã vẽ và tiến hành thí nghiệm theo nội dung mục II SGK Giáo viện theo dõi, nhắc nhở, lưu ý các kỹ năng thực hành và giúp đỡ các nhóm khi cần thiết. - Đáp ứng việc kiểm tra mẫu báo cáo của GV - Chia nhóm, phân công nhiệm vụ của nhóm. - Các nhóm thảo luận và làm thí nghiệm. - Tất cả học sinh trong nhóm đều tham gia mắc, theo dõi, kiểm tra cách mắc của học sinh trong nhóm. - Đọc kết quả đúng qui tắc. - Hoàn thành mẫu báo cáo, trao đổi nhóm nhận xét nguyên nhân gây ra sự khác nhau của các trị số điện trở và tính trong mỗi lần đo. 2. Mắc mạch điện theo sơ đồ V + - A + - K A B + - dây dẫn IV. TỔNG KẾT - Thu báo cáo và nhận xét giờ thực hành của HS - Nhận xét tinh thần thái độ phối hợp trong nhóm và đánh giá sơ bộ kết quả thực hành V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài, làm bài tập trong SBT - Chuẩn bị bài 4: Đoạn mạch nối tiếp - Ôn lại kiến thức về mạch mắc nối tiếp ở lớp 7. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tuần: 02 Ngày soạn: 26/08/13 Tiết: 04 Ngày dạy: 29/08/13 BÀI 4: ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Viết được công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp gồm nhiều nhất ba điện trở. 2 .Kĩ năng - Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp với các điện trở thành phần - Vận dụng được định luật Ôm cho đoạn mạch nối tiếp gồm nhiều nhất ba điện trở thành phần. 3. Thái độ - Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, có tinh thần hợp tác với các thành viên trong nhóm. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Mạch điện hình 4.2 (SGK) 2. Học sinh: Mỗi nhóm: 3 điện trở mẫu: 6W ; 10W ; 16W. 1 ampe kế có GHĐ 1,5A; ĐCNN 0,1A. 1 vôn kế có GHĐ 6V; ĐCNN 0,1V. 1 nguồn 6V, 1 công tắc, 7 đoạn dây dẫn III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số và vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. Trong đoạn mạch 2 đèn mắc nối tiếp. - Cường độ dòng điện chạy qua mỗi đèn có mối quan hệ thế nào với cường độ dòng điện mạch chính? - Hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch có mối liên hệ thế nào với hiệu điện thế giữa 2 đầu mỗi đèn? 3. Tiến trình: GV TỔ CHỨC CÁC HĐ HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới - GV: Liệu có thể thay thế hai điện trở mắc nối tiếp bằng một điện trở để dịng điện chạy qua mạch không thay đổi? - HS theo di v dự đoán câu trả lời Hoạt động 2: Nhận biết đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp. - Từ sơ đồ hình 4.1 yêu cầu học sinh làm C1? - Thông báo: I1 = I2 = I (1) U1 + U2 = U (2) Vẫn đúng với đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp. - Gọi học sinh lên bảng làm C2,các học sinh khác làm ra giấy nhp. Gio vin theo di hướng dẫn - Hoạt động cá nhân hoàn tất C1, C2 C1: R1 nt R2 nt (A). C2: Ap dụng định luật ôm Þ U = I.R Þ U1 = I1.R1 U2 = I2.R2 mà I1 = I2 = I vì R1 nt R2 Þ (đpcm) (3) I/ Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp 1. Ôn lại kiến thức I1 = I2 = I (1) U1 + U2 = U (2 ) 2. Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp (3) Hoạt động 3: Xây dựng công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp - Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp được tính như thế nào? - Yêu cầu học sinh làm câu C3 - Giáo viên hướng dẫn : biểu thức liên hệ UAB, U1, U2 được viết như thế nào? Công thức (4) đã được chứng minh bằng lý thuyết để khẳng định công thức này ta tiến hành thí nghiệm kiểm tra - Điện trở tương đương (Rtđ) của đoạn mạch bằng tổng 2 điện trở thành phần - Hoàn tất C3 U = I. Rtđ U1= I1.R1 U2= I2.R2 U = U1 + U2 I. Rtđ = I1.R1 + I2.R2 mà I1 = I2 = I =>Rtđ = R1 + R2 (đpcm) II/ Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp 1. Điện trở tương đương - Điện trở tương đương (Rtđ) của đoạn mạch bằng tổng 2 điện trở thành phần. 2. Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp Rtđ = R1 + R2 (4) Hoạt động 4: Thí nghiệm kiểm tra và kết luận - Hướng dẫn học sinh mắc mạch điện như H4.1 (SGK) + Đo UAB, IAB + Thay R1 nt R2 bằng Rtđ ® giữa UAB không đổi, đo IAB + So sánh IAB và I’AB ® kết luận - Nêu kết luận từ thí nghiệm. - Làm thí nghiệm theo nhóm và báo cáo kết quả, nêu được kết luận Rtđ = R1 + R2 => Đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp có điện trở tương đương bằng tổng các điện trở thành phần 3. Thí nghiệm kiểm tra 4. Kết luận Đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp có điện trở tương đương bằng tổng các điện trở thành phần: Rtđ = R1 + R2 Hoạt động 5: Vận dụng - Yêu cầu hs đọc C4 - GV tổ chức HS làm C4 - Gọi học sinh trả lời C4 - Gọi 1 học sinh lên bảng trả lời câu C5 - GV thống nhất câu trả lời đúng cho HS ghi vở - Hoạt động theo sự tổ chức của GV C4 : Cả 3 trường hợp trên đều không vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua. C5 : R12 = R1 + R2 = 2R1 = 40W RAC = R12 + R3 = RAB + R3 = 3R1 = 60W III. Vận dụng C4 : Cả 3 trường hợp trên đều không vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua. C5 : R12 = R1 + R2 = 2R1 = 40W RAC = R12 + R3 = RAB + R3 = 3R1 = 60W IV. CỦNG CỐ - Yêu cầu hs đọc phần: Có thể em chưa biết - Cho học sinh nhắc lại nội dung phần ghi nhớ - Viết công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp? V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài, làm bài tập trong SBT - Chuẩn bị bài 5: Đoạn mạch song song - Ôn kiến thức về mạch song song ở lớp 7. Tuần: 02 Ngày soạn: 25/08/13 Tiết: 02 Ngày dạy: 27/08/13 BÀI 2: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng - Nhận biết được ba loại chm sng: song song, hội tụ v phn kì. 2. Kĩ năng: - Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên. 3. Thái độ: - Làm việc cẩn thận, nghiêm túc. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Hình vẽ 2.5 SGK 2. Học sinh Mỗi nhóm: 1 đèn pin, 1 ống trụ thẳng đường kính 3mm, 1 ống trụ cong không trong suốt, 3 màn chắn có đục lỗ, 3 cái đinh ghim III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số và vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi nào? Nhìn thấy một vật khi nào? - Nguồn sáng l gì? Vật sng l gì? Nêu ví dụ? 3. Tiến trình: GV TỔ CHỨC CÁC HĐ HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền đến mắt ta. Hãy vẽ xem có bao nhiêu đường có thể đi từ 1 điểm trên vật sáng đến mắt? Vậy ánh sáng đi theo đường nào để có thể truyền đến mắt trong những con đường đó? - Yêu cầu hs đọc phần đối thoại - Yêu cầu hs dự đoán trả lời - HS tiến hành vẽ và trả lời: có vô số đường có thể đi từ 1 điểm trên vật sáng đến mắt - Hs đọc phần đối thoại - Hs dự đoán trả lời Hoạt động 2: Đường truyền của ánh sáng - Gv giới thiệu dụng cụ thí nghiệm. Yêu cầu hs tiến hành TN như h2.1 và làm C1 - Vậy ánh sáng truyền đi theo đường nào? - Sao dùng ống cong lại không thấy ánh sáng từ đèn phát ra? - Yêu cầu hs nghĩ ra một Tn khác để kiểm tra dự đoán Gv nhận xét - Yêu cầu hs hoàn thành kết luận - Gv giới thiệu về định luật truyền thẳng của ánh sáng (nhấn mạnh tính trong suốt và đồng tính) - Yêu cầu hs nêu VD môi trường trong suốt và đồng tính Gv nêu một số VD về môi trường trong suốt nhưng không đồng tính ánh sáng truyền đi không theo đường thẳng - Hs quan sát và dùng dụng cụ tiến hành thí nghiệm Đại diện nhóm trả lời C1 - Vậy ánh sáng truyền đi theo đường thẳng - Dùng ống cong ánh sáng từ đèn phát ra không tới mắt - HS nghĩ ra một TN khác để kiểm tra dự đoán - HS hoàn thành kết luận - Hs theo dõi và ghi vở định luật truyền thẳng của ánh sáng - HS nêu VD môi trường trong suốt và đồng tính: không khí, nước nguyên chất, ... I. Đường truyền của ánh sáng *Kết luận: Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng *Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng Hoạt động 3: Tia sáng và chùm sáng - Qui ước tia sáng như thế nào? Thông qua thí nghiệm y/c hs nghiên cứu SGK và vẽ tia sáng - Thực tế thường gặp chùm sáng gồm nhiều tia sáng. Quy ước vẽ chùm sáng như thế nào ? - Vặn đèn để tạo ra 2 tia hẹp song song, 2 tia hội tụ, 2 tia phân kì - Yêu cầu Hs trả lời C3 + Thế nào là chùm sáng song song? + Thế nào là chùm sáng hội tụ? + Thế nào là chùm sáng phân kỳ? - HS nêu quy ước vẽ tia sáng đường thẳng có mũi tên chỉ hướng - là chỉ vẽ hai tia sáng ngoài cùng của mỗi chùm sáng - Hs làm thí ngiệm Vặn đèn để tạo ra 2 tia hẹp song song, 2 tia hội tụ, 2 tia phân kì và trả lời C3 - Chùm sáng song song là chùm sáng gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng . - Chùm sáng hội tụ là chùm sáng gồm các tia sáng giao nhau trên đường tryền của chúng - Chùm sáng phân kỳ là chùm sáng gồm các chùm sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng II. Tia sáng và chùm sáng - Biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng - Chùm sáng song song là chùm sáng gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng . - Chùm sáng hội tụ là chùm sáng gồm các tia sáng giao nhau trên đường tryền của chúng - Chùm sáng phân kỳ là chùm sáng gồm các chùm sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng Hoạt động 4: Vận dụng - Yêu cầu hs thảo luận nhóm trả lời C4, C5 - GV gọi đại diện một vài nhóm trả lời và thống nhất câu trả lời đúng - HS trả lời C4 C5. Ngắm sao cho mắt chỉ nhìn thấy cy kim gần mắt nhất. Vì nh sng từ hai cy kim trước truyền thẳng đến mắt ta bị cây kim gần mắt che khuất III. Vận dụng C4 C5. Ngắm sao cho mắt chỉ nhìn thấy cy kim gần mắt nhất. Vì nh sng từ hai cy kim trước truyền thẳng đến mắt ta bị cây kim gần mắt che khuất IV. CỦNG CỐ - Yêu cầu hs đọc “ Có thể em chưa biết - Cho học sinh nhắc lại nội dung kiến thức: + Định luật truyền thẳng của ánh sáng? + Đường truyền của ánh sáng? + Có mấy loại chùm sáng? Nêu đặc điểm của mỗi loại? V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Làm 2.1 đến 2.4 SBT - Học bài, chuẩn bị bài “ Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng” - Mỗi nhóm: 1 đèn pin, 1 bóng đèn điện lớn, một vật cản bằng bìa, 1 màn chắn sáng

File đính kèm:

  • docGA TUAN 2 2013 2014.doc