Giáo án Vật lý 9 tuần 4

BÀI 4: ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng.

 - Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.

 - Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.

 2 .Kĩ năng

 - Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.

 3. Thái độ

 - Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, có tinh thần hợp tác với các thành viên trong nhóm.

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên

- Cc hình vẽ bài 4, thước kẻ, thước đo độ

 2. Học sinh

 Mỗi nhóm: 1 gương phẳng có giá đỡ, 1 đèn pin có màn chắn để tạo ra lỗ,1 tờ giấy dán trên tấm gỗ phẳng, 1thước đo độ

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 04 Ngày soạn: 07/09/13 Tiết: 04 Ngày dạy: 10/09/13 BÀI 4: ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng. - Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng. - Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng. 2 .Kĩ năng - Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng. 3. Thái độ - Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, có tinh thần hợp tác với các thành viên trong nhóm. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Cc hình vẽ bài 4, thước kẻ, thước đo độ 2. Học sinh Mỗi nhóm: 1 gương phẳng có giá đỡ, 1 đèn pin có màn chắn để tạo ra lỗ,1 tờ giấy dán trên tấm gỗ phẳng, 1thước đo độ III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số và vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Vùng sáng? bóng tối? bóng nửa tối? - Giải thích hiện tượng nhật thực? Nguyệt thực? 3. Tiến trình: GV TỔ CHỨC CÁC HĐ HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới Nhìn xuống mặt hồ, nhìn vào gương soi dưới ánh sáng mặt trời hay dưới ánh đèn ta thấy chói mắt, còn nhìn vào tờ giấy, bàn gỗ dưới ánh mặt trời, ánh đèn ta lại không thấy chói mắt. Vì sao lại có hiện tượng đó? - HS theo di, dự đoán câu trả lời Hoạt động 2: Tìm hiểu về gương phẳng - Cho hs quan sát gương phẳng - Gương phẳng có đặc điểm gì? - Khi soi có hiện tượng gì trong gương? Gv thông báo: đó gọi là ảnh của vật tạo bởi gương phẳng - Yêu cầu hs làm C1 Gv : ánh sáng đến gương rồi đi tiếp như thế nào? - Quan sát gương phẳng - Gương phẳng: nhẵn, bóng. - Đó là hình ảnh của em và một số hình ảnh của các vật xung quanh em - Trả lời C1: Mặt kính, mặt nước, mặt tường ốp gạch men phẳng, mặt bàn gỗ phẳng bóng I. Gương phẳng - Hình của một vật quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương phẳng C1: Mặt nước, tấm kính v..v.. Hoạt động 3: Định luật phản xạ ánh sáng - Gv hướng dẫn hs làm thí nghiệm H4.2 - Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng như thế nào? - Yêu cầu hs chỉ ra tia tới và tia phản xạ trong thí nghiệm - Yêu cầu làm TN và trả lời C2 Gv nhận xét và thống nhất câu trả lời - Yêu cầu hs chỉ ra đường pháp tuyến? - Yêu cầu hs chỉ ra góc tới, góc phản xạ? - Yêu cầu hs quan sát, đo góc tới và góc phản xạ - Vậy góc phản xạ như thế nào với góc tới? - Yêu cầu hs điền kết quả vào bảng - Yêu cầu hs hoàn thành phần kết luận GV lưu ý cho hs góc phản xạ bằng góc tới , không có trường hợp góc tới bằng góc phản xạ vì góc phản xạ phụ thuộc vào góc tới - Hai kết luận trên có đúng với các môi trường khác không? - Gv khẳng định hai kết luận trên đúng với các môi trường trong suốt khác. Đó là nội dung của định luật phản xạ ánh sáng - Yêu cầu hs phát biểu định luật phản xạ ánh sáng - Biểu diễn gương phẳng và các tia sáng trên hình vẽ ntn? Gv hướng dẫn đồng thời vẽ trên bảng cho hs quan sát - Yêu cầu hs làm C3: vẽ tia phản xạ IR Gv lưu ý cho hs hướng tia tới và hướng tia phản xạ - Quan sát, lắp ráp và tiến hành làm thí nghiệm - Hiện tượng ánh sáng bị đổi hướng, một phần trở lại môi trường cũ khi gặp bề mặt nhẵn của một vật - Tia sáng từ điểm sáng (S) chiếu tới gương tại điểm tới (I) gọi là tia tới (SI). Tia sáng bị hắt trở lại không khí từ điểm tới (I) gọi là tia phản xạ (IR). - Trả lời: lấy 1 tấm bìa phẳng khác để hứng tia phản xạ, xem tia phản xạ có nằm trong mặt phẳng khác không? - Đường thẳng kẻ vuông góc với mặt gương phẳng tại điểm tới (I) gọi là pháp tuyến (NN'). - Góc SIN = i (góc hợp bởi giữa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới) gọi là góc tới; - Góc NIR = i' (góc hợp bởi giữa tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới) gọi là góc phản xạ. - Tiến hành làm thí nghiệm, đo góc tới và góc phản xạ - Góc phản xạ bằng góc tới - Tiến hành làm thí nghiệm và đo (xác định góc phản xạ tương ứng ) Góc phản xạ bằng 600,450,300. - Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới - Học sinh trả lời: 2 kết luận trên có đúng với các môi trường khác *Định luật phản xạ ánh sáng: +Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới +Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới - Học sinh trả lời cách biểu diễn gương phẳng và các tia sáng - Học sinh quan sát v hoàn thành vẽ vào vở S R N I - HS làm C3: vẽ tia phản xạ IR II. Định luật phản xạ ánh sáng - Hiện tượng ánh sáng bị đổi hướng, một phần trở lại môi trường cũ khi gặp bề mặt nhẵn của một vật gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng. - Tia sáng từ điểm sáng (S) chiếu tới gương tại điểm tới (I) gọi là tia tới (SI). - Tia sáng bị hắt trở lại không khí từ điểm tới (I) gọi là tia phản xạ (IR). - Đường thẳng kẻ vuông góc với mặt gương phẳng tại điểm tới (I) gọi là pháp tuyến (NN'). - Góc SIN = i (góc hợp bởi giữa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới) gọi là góc tới; - Góc NIR = i' (góc hợp bởi giữa tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới) gọi là góc phản xạ. - Định luật phản xạ ánh sáng: + Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới. + Gĩc phản xạ bằng gĩc tới. (Hình vẽ) S R N I SI:Tia tới NI:Pháp tuyến IR: Tia phản xạ I: Điểm tới SIN:Góc tới NIR:Góc phản xạ Hoạt động 4: Vận dụng - Yêu cầu hs đọc C4 - GV tổ chức HS làm C4 - Hoạt động theo sự tổ chức của GV III. Vận dụng C4. Vẽ hình IV. CỦNG CỐ - Định luật phản xạ ánh sáng? - GV giới thiệu về sự tán xạ ánh sáng V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài, làm bài tập trong SBT - Chuẩn bị bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng Tuần: 04 Ngày soạn: 06/09/13 Tiết: 07 Ngày dạy: 09/09/13 BÀI 7: SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO CHIỀU DÀI DÂY DẪN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài dây dẫn 2. Kĩ năng: - Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài dây dẫn. 3. Thái độ: - Trung thực, có thái độ hợp tác trong hoạt động nhóm. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Hình 7.2 v Bảng 1 trang 20 (SGK) 2. Học sinh Mỗi nhóm: 1Ampe kế, 1 vôn kế , 1 nguồn điện, 1 công tắc, 8 đoạn dây có vỏ bọc 3 dây điện trở giống hệt nhau ( 1 dây dài l, 1 dây dài 2l, 1 dây dài 3l) có cùng tiết diện, cùng một loại vật liệu, mỗi dây cuốn quanh một lõi cách điện phẳng, dẹt, dễ xác định số vòng dây III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số và vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Viết công thức tính U, I, R trong đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp, song song. Vẽ sơ đồ mạch điện sử dụng Vôn kế, Ampe kế đo điện trở của một dây dẫn. 3. Tiến trình: GV TỔ CHỨC CÁC HĐ HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới - Ta đã biết với mỗi dây dẫn thì R là không đổi. Vậy điện trở mỗi dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào bản thân dây dẫn đó? - HS theo di, dự đoán câu trả lời Hoạt động 2: Tìm hiểu điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Dây dẫn được dùng để làm gì? - Quan sát h 7.1 cho biết chúng khác nhau ở yếu tố nào? - Điện trở của các dây dẫn này liệu có như nhau không? -Các yếu tố này gây ảnh hưởng gì đến điện trở của dây dẫn? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm phương án kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài dây dẫn. - HS trả lời Dây dẫn dùng để dẫn điện - Quan sát hình 7.1, nêu được chúng khác nhau về: chiều dài dây, tiết diện dây, chất liệu làm dây dẫn. - Điện trở của các dây dẫn này không như nhau -Các yếu tố này làm thay đổi điện trở của dây dẫn - Thảo luận: nêu phương án - Đại diện nhóm trình bày ® nhóm khác nhận xét ® tìm ra phương án kiểm tra đúng. I./ Xác định sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào một trong những yếu tố khác nhau - Các dây dẫn khác nhau : + Chiều dài dây + Tiết diện dây + Chất liệu làm dây Hoạt động 3: Xác định sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn - Dự kiến cách tiến hành thí nghiệm? - Làm C1? - Giáo viên thống nhất phương án thí nghiệm ® mắc mạch như hình 7.2 a, b, c ® yêu cầu các nhóm chọn dụng cụ thí nghiệm, làm thí nghiệm theo nhóm, ghi vào bảng1 - Giáo viên thu kết quả, yêu cầu các nhóm nhận xét? - Qua thí nghiệm kiểm tra dự đoán, nêu kết luận? - Với hai dây dẫn có điện trở tương ứng là R1, R2 có cùng tiết diện, chiều dài dây dẫn tương ứng là l1, l2 thì: - Cá nhân nêu dự kiến cách tiến hành thí nghiệm - Dây dài 3l có điện trở là 3R - Làm thí nghiệm theo nhóm mắc mạch như hình 7.2 a, b, c và ghi kết quả vào bảng 1 - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét - So sánh với dự đoán lúc đầu và đưa ra kết luận về sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn - Hoàn tất kết luận vào vở Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài của dây II./ Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn 1. Dự kiến cách làm 2. Thí nghiệm kiểm tra - Mắc mạch điện theo sơ đồ hình 7.2a,b,c 3. Kết luận Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài của dây Hoạt động 4: Vận dụng - Tổ chức HS trả lời C2, C3, C4 - Gio vin gợi ý C2 : Dy dẫn di v dy dẫn ngắn dy no cĩ điện trở lớn hơn? - GV gọi HS trả lời và thống nhất câu trả lời đúng - C4: Cường độ dịng điện dây thứ 2 lớn gấp 4 lần cường độ dịng điện dây dẫn thứ 1 => điện trở của dây dẫn 1 lớn gấp mấy lần điên trở dây dẫn 2 - Cá nhân học sinh hoàn thành C2 , C3 và C4 C2 : nếu chiều dài dây càng lớn ® điện trở của đoạn mạch càng lớn theo định luật Ôm thì cường độ dòng điện chạy qua đèn càng nhỏ ® đèn sáng yếu hơn, có thể không sáng C4 :Vì I1 = 0,25 I2 = => I2 = 4I1 nên điện trở của đoạn dây thứ nhất hơn gấp 4 lần dây thứ 2 => l1 = 4l2 III. Vận dụng C2 : nếu chiều dài dây càng lớn ® điện trở của đoạn mạch càng lớn theo định luật Ôm thì cường độ dòng điện chạy qua đèn càng nhỏ ® đèn sáng yếu hơn C4 :Vì I1 = 0,25 I2 = => I2 = 4I1 nên điện trở của đoạn dây thứ nhất hơn gấp 4 lần dây thứ 2 => l1 = 4l2 IV. CỦNG CỐ - Dy dẫn cng di thì điện trở càng lớn hay càng nhỏ ? - Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ - Đọc phần “có thể em chưa biết” V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài, làm bài tập trong SBT - Chuẩn bị bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tuần: 04 Ngày soạn: 09/09/13 Tiết: 08 Ngày dạy: 12/09/13 BÀI 8: SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO TIẾT DIỆN DÂY DẪN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với tiết diện của dây dẫn. 2. Kĩ năng: - Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với tiết diện của dây dẫn 3. Thái độ: - Trung thực có thái độ hợp tác trong hoạt động nhóm II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bảng 1, Hình 8.1 v 8.2 (SGK) 2. Học sinh Mỗi nhóm: 1 Ampe kế; 1 Vôn kế; 1 nguồn 6V, 1 công tắc, 7 đoạn dây, hai chốt kẹp dây dẫn ; Hai đoạn dây bằng hợp kim cùng loại (cùng chiều dài, có tiết diện lần lượt là S1, S2 ứng với đường kính tiết diện là d1, d2). III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số và vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Phải làm thí nghiệm với các dây dẫn như thế nào để xác định sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài của chúng? - Các dây dẫn có cùng tiết diện và làm từ cùng một vật liệu phụ thuộc vào chiều dài dây như thế nào? 3. Tiến trình: GV TỔ CHỨC CÁC HĐ HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới - Điện trở mỗi dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào tiết diện dây ? - HS theo di, dự đoán câu trả lời Hoạt động 2: Nêu dự đoán về sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện - Tương tự như bài 7 xét sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện thì cần phải sử dụng dây dẫn loại nào? - Vận dụng kiến thức về điện trở tương đương trong đoạn mạch mắc // để làm C1. - Từ C1 dự đoán sự phụ thuộc của điện trở R của dây dẫn vào tiết diện S qua C2. - Giáo viên uốn nắn sai xót nếu cần và chốt lại kết luận - Thảo luận nhóm: xét sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện thì cần phải sử dụng dây dẫn cùng loại có tiết diện khác nhau - Hoạt động cá nhân làm C1: R2 = R/2 R3 = R/3 - Các nhóm hoạt động nhóm làm C2 vào bảng phụ nêu được: 2 dây cùng chiều dài, cùng loại vật liệu thì điện trở của chúng tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây. - Học sinh hoàn tất kết luận vào vở. I/ Dự đoán sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện của dây dẫn C1: ; C2: - Điện trở của dây dẫn có cùng chiều dài, cùng 1 vật liệu thì tỉ lệ nghịch với tiết diện của nó. Hoạt động 3: Tiến hành thí nghiệm, kiểm tra dự đoán. - Yêu cầu học sinh nhận dụng cụ thí nghiệm, nêu các bước tiến hành thí nghiệm và mắc mạch điện theo sơ đồ h8.3 SGK - Giáo viên theo dõi, kiểm tra, giúp các nhóm làm thí nghiệm, kiểm tra, đọc và ghi kết quả vào bảng 1 (SGK) - Gợi ý học sinh vận dụng CT tính diện tích hình tròn để so sánh ® kết quả - Thảo luận nhóm các bước làm thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm và hoàn tất bảng 1 (SGK). - Làm tương tự với dây có tiết diện S2. - Tính tỉ số: và so sánh với tỉ số từ kết quả bảng 1 (SGK). - Đối chiếu với dự đoán của nhóm, nêu kết luận II/ Thí nghiệm kiểm tra Mắc mạch như hình 8.3 V + - A k a. Nhận xét: Kết quả đo được đúng với dự đoán trên. b. Kết luận: Điện trở của dây dẫn tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây. Hoạt động 4: Vận dụng - Tổ chức HS trả lời C3, C4 - GV gợi ý C3: Tiết diện dây thứ hai lớn gấp bao nhiêu lần tiết diện dây thứ nhất? Điện trở dây thứ nhất lớn gấp mấy lần điện trở dây thứ hai? - GV gọi HS trả lời và thống nhất câu trả lời đúng - 2 HS lên bảng làm C3 , C4 C3: S2 = 3S1 => R1 = 3R2 C4: III. Vận dụng C3: S2 = 3S1 => R1 = 3R2 C4: IV. CỦNG CỐ - Nêu mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với tiết diện của dây dẫn? - Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ - Đọc phần “có thể em chưa biết” V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài, làm bài tập trong SBT - Chuẩn bị bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn

File đính kèm:

  • docGA TUAN 4 20132014.doc