BÀI 7: GƯƠNG CẦU LỒI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được các đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
- Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng
2. Kĩ năng:
- Biết nghiên cứu tài liệu, bố trí thí nghiệm, quan sát hiện tượng để rút ra kết luận
3. Thái độ:
- Thực hành nghiêm túc, báo cáo trung thực nghiêm túc
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Cc hình vẽ SGK, gương cầu lồi, gương phẳng tròn có cùng kích thước với gương cầu lồi
2. Học sinh
Mỗi nhóm: 1 gương cầu lồi, 1 gương phẳng tròn có cùng kích thước với gương cầu lồi
2 cây nến
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số và vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng?
3. Tiến trình:
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1556 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 07 Ngày soạn: 28/09/13
Tiết: 07 Ngày dạy: 01/10/13
BÀI 7: GƯƠNG CẦU LỒI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được các đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
- Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng
2. Kĩ năng:
- Biết nghiên cứu tài liệu, bố trí thí nghiệm, quan sát hiện tượng để rút ra kết luận
3. Thái độ:
- Thực hành nghiêm túc, báo cáo trung thực nghiêm túc
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Cc hình vẽ SGK, gương cầu lồi, gương phẳng tròn có cùng kích thước với gương cầu lồi
2. Học sinh
Mỗi nhóm: 1 gương cầu lồi, 1 gương phẳng tròn có cùng kích thước với gương cầu lồi
2 cây nến
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số và vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng?
3. Tiến trình:
GV TỔ CHỨC CÁC HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
- GV cho hs quan sát một số mẫu vật: cái thìa, bình cầu, gương xe máy
- Có nhìn thấy ảnh của mình qua những vật đó không? Có giống ảnh nhìn thấy trong gương phẳng không?
Gv: bài học hôm nay nghiên cứu về ảnh tạo bởi gương cầu lồi có tính chất gì? Có điểm khác và giống như thế nào với ảnh tạo bởi gương phẳng?
- Hs quan sát một số mẫu vật: cái thìa, bình cầu, gương xe máy
- HS trả lời: Có nhìn thấy ảnh của mình, không giống ảnh nhìn thấy trong gương phẳng
Hoạt động 2: Anh của một vật tạo bởi gương cầu lồi
- Yêu cầu hs đọc C1
- Yêu cầu hs dự đoán trả lời câu 1 và 2
Gv: để biết được dự đoán đúng hay sai ta phải làm thí nghiệm kiểm tra
- Yêu cầu hs làm thí nghiệm như H7.2
- Yêu cầu hs hoàn thành phần kết luận
Gv nhận xét và thống nhất câu trả lời
- Hs đọc C1
- Quan sát hình 7. 1 và trả lời câu hỏi C1:
(1) là ảnh ảo
(2) ảnh nhỏ hơn vật
-Tiến hành hoạt động nhóm làm thí nghiệm
- Thảo luận nhóm hoàn thành kết luận: là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn , ảnh quan sát được nhỏ hơn vật
I. Anh của một vật tạo bởi gương cầu lồi
1. Quan sát:
C1 :
- Anh là ảnh ảo vì không hứng được trên màn chắn
- Nhìn thấy ảnh nhỏ hơn vật
2. Thí nghiệm kiểm tra:
3. Kết luận:
(1) Ao
(2) nhỏ
Hoạt động 3: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi
- Yêu cầu hs đọc phần thí nghiệm
- Có cách nào để xác định vùng nhìn thấy của gương?
Gv : nhận xét các phương án hs đề ra để xác định vùng nhìn thấy của gương
- Yêu cầu hs tiến hành làm Tn trả lời C2
Gv nhận xét và thống nhất câu trả lời
- Yêu cầu hs làm kết luận
-Làm việc theo nhóm rồi thảo luận chung cả lớp => trả lời câu hỏi và rút ra kết luận :
C2:Vùng quan sát được trong gương cầu lồi rộng hơn vùng quan sát đực trong gương phẳng
Kết luận : Nhìn vào gường cầu lồi ta quan sát được một vùng lớn hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước
II. Vùng nhìn thấy của gương cương lồi
1. Thí nghiệm:
C2: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng
2. Kết luận: …rộng….
Hoạt động 4: Vận dụng
- Tổ chức HS trả lời C3, C4
- GV gọi HS trả lời và thống nhất câu trả lời đúng
- GV gợi ý: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước
- HS trả lời
C3: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng giúp người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn ở đằng sau
C4: Người lái xe nhìn thấy trong gương cầu lồi xe cộ và người bị các vật cản ở bên đường che khuất, tránh được tai nạn
III. Vận dụng
C3: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng giúp người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn ở đằng sau
C4: Người lái xe nhìn thấy trong gương cầu lồi xe cộ và người bị các vật cản ở bên đường che khuất, tránh được tai nạn
IV. CỦNG CỐ
- Yêu cầu hs nhắc lại tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi?
- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi như thế nào so với vùng nhìn thấy của gương phẳng?
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài, làm bài tập trong SBT
- Chuẩn bị bài 8: Gương cầu lõm
Tuần: 07 Ngày soạn: 28/10/13
Tiết: 13 Ngày dạy: 01/10/13
BÀI 12: CÔNG SUẤT ĐIỆN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được ý nghĩa của số vơn, số ốt ghi trn dụng cụ điện.
- Viết được công thức tính công suất điện
2. Kĩ năng:
- Vận dụng được công thức = U.I đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng.
3. Thái độ:
- Trung thực, cẩn thận, yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- 1 đèn ( 220V - 100W), 1 đèn ( 220V – 25W) lắp trên bảng điện
- Máy sấy tóc, quạt trần ( ở lớp) ; Bảng 1 và 2 ( SGK)
2. Học sinh
Mỗi nhóm : 1 bóng đèn 6V – 3W; 1 bóng đèn 6V – 9 W; 1 nguồn 6V, 1 công tắc,
1 biến thế 20W - 2A ; 1 ampe kế
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số và vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Viết các công thức tính điện trở em đã học?
Nêu tên, đơn vị của các đại lượng trong công thức đó?
3. Tiến trình:
GV TỔ CHỨC CÁC HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
- Các dụng cụ dùng điện: quạt điện, nồi cơm điện, bếp điện … có thể hoạt động mạnh, yếu khác nhau. Vậy căn cứ vào đâu để xác định mức độ hoạt động mạnh, yếu khác nhau này?
- HS suy nghĩ dự đoán câu trả lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu công suất định mức của các dụng cụ điện
- Cho học sinh quan sát 1 số bóng đèn, máy sấy tóc … có ghi số vôn và số oát .
?Đọc số ghi trên các dụng cụ đó
- Đọc số ghi trên 2 bóng đèn của thí nghiệm và nêu đặc điểm giống nhau về số ghi?
- Yêu cầu HS làm C1?
- Giáo viên gợi ý oát là đơn vị của đại lượng nào ?
- Giáo viên gợi ý nêu lại khái niệm, công thức tính công suất
- Yêu cầu học sinh đọc thông báo mục 2 và trả lời: số oát ghi trên mỗi dụng cụ cho biết gì ?
- Gọi HS nêu ý nghĩa con số ghi trên các dụng cụ điện ở bài 1
- Yêu cầu HS làm C3.
- Dùng bảng 1 (SGK)
? Nêu ý nghĩa của số oát ghi trên ti vi, nồi cơm điện
- Học sinh quan sát số vôn và số oát trên các dụng cụ điện .
- Đọc số ghi trên 1 số dụng cụ điện .
- Số ghi trên 2 bóng đèn của thí nghiệm: 220V-100W, 220V- 25W
C1: Với cùng 1 hiệu điện thế, đèn có số oát lớn hơn thì sáng mạnh hơn, đèn có số oát nhỏ hơn thì sáng yếu hơn .
- Vận dụng kiến thức lớp 8 làm C2.
- Đọc và thu thập thông báo vào vở.
- Số oát ghi trên một dụng cụ điện chỉ công suất định mức của dụng cụ đó.
-Khi Usd = Uđm à Psd = Pđm khi đó đèn sáng bình thường .
- Hoạt động cá nhân làm C3.
- Quan sát bảng 1 (SGK) và khai thác số liệu trong bảng.
I. Công suất định mức của các dụng cụ điện.
1. Số vôn và số oát trên các dụng cụ điện
* Nhận xét : Với cùng 1 hiệu điện thế, đèn có số oát lớn hơn thì sáng mạnh hơn, đèn có số oát nhỏ hơn thì sáng yếu hơn .
2. Ý nghĩa của số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện.
- Số oát ghi trên một dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ này khi nó hoạt động bình thường
C3 :
- Khi sáng mạnh
- Lúc nóng ít hơn
Hoạt động 3: Tìm công thức tính công suất.
- Nêu mục tiêu của thí nghiệm?
- Các bước tiến hành thí nghiệm với sơ đồ hình 12.2
- Làm thí nghiệm theo nhóm, ghi kết quả vào bảng ?
- Làm C4 ?
à Đưa ra công thức tính công suất?
P = U.I
P : Công suất của đoạn mạch (W)
U : Hiệu điện thế giữa 2 đầu đoan mạch (V)
I: Cường độ dòng điện (A)
1W = 1V . 1A
- Yêu cầu HS vận dụng định luật ôm làm C5
- Đọc phần đầu của mục 2 và nêu mục tiêu của thí nghiệm
- Tìm hiểu sơ đồ bố trí thí nghiệm theo hình 12.2 ( SGK) và các bước làm thí nghiệm .
- Làm C4, C5 .
C4 P = U.I
P : Công suất của đoạn mạch (W)
U : Hiệu điện thế giữa 2 đầu đoan mạch (V)
I: Cường độ dòng điện (A)
1W = 1V . 1A
C5 . P = U. I và U = I. R
nên P = I2 . R.
P = U. I và
è
II. Công thức tính công suất.
1. Thí nghiệm: (SGK)
2. Công thức tính công suất điện
P = U.I
P : Công suất của đoạn mạch (W)
U : Hiệu điện thế giữa 2 đầu đoan mạch (V)
I: Cường độ dòng điện (A)
1W = 1V . 1A
C5 . P = U. I và U = I. R nên P = I2 . R
P=U.I và=> è P= I2 . R =
Hoạt động 4: Vận dụng
- Tổ chức HS trả lời C6, C7,C8
- Yêu cầu học sinh làm C6 theo hướng dẫn của giáo viên:
+ Đèn sáng bình thường khi nào?
+ Để bảo vệ đn cầu chì được mắc như thế nào?
- GV gọi HS trả lời và thống nhất câu trả lời đúng
- HS trả lời C6, C7,C8
C6: I = 0,341 (A) , R = 645 W
- Có vì đảm bảo cho đèn hoạt động bình thường và nó sẽ nóng chảy, tự động ngắt mạch khi đoản mạch
C7. P = 4,8W
R = 30W
C8. P = 1000W = 1KW.
III. Vận dụng
C6: I = 0,341(A), R = 645 W
- Có vì đảm bảo cho đèn hoạt động bình thường và nó sẽ nóng chảy, tự động ngắt mạch khi đoản mạch C7. P = 4,8W
R = 30W
C8. P = 1000W = 1KW.
IV. CỦNG CỐ
- Nêu ý nghĩa của số oát, số vôn ghi trên dụng cụ điện?
- Viết công thức tính công suất điện. Nêu tên, đơn vị của các đại lượng trong công thức đó?
- Đọc mục có thể em chưa biết
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài, làm bài tập trong SBT
- Chuẩn bị bài 13: Điện năng. Công của dịng điện.
..............................................................................................................................................................
Tuần: 07 Ngày soạn: 01/10/13
Tiết: 14 Ngày dạy: 03/10/13
BÀI 13: ĐIỆN NĂNG – CÔNG CỦA DÒNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được một số dấu hiệu chứng tỏ dịng điện mang năng lượng
- Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng khi đèn điện, bếp điện, bàn là điện, nam châm điện, động cơ điện hoạt động.
- Viết được công thức tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch
2. Kĩ năng:
- Vận dụng được công thức A = .t = U.I.t đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng.
3. Thái độ:
- Trung thực, cẩn thận, ham học hỏi, yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tranh hình 13.1 (SGK) , 1 công tơ điện
2. Học sinh : Mỗi nhóm: Bảng 1 và bảng 2 (SGK)
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số và vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu ý nghĩa của số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện ?
- Viết công thức tính công suất điện? Từ đó phát biểu thành lời nội dung của công thức đó.
Nêu tên, đơn vị của từng đại lượng có trong công thức.
3. Tiến trình:
GV TỔ CHỨC CÁC HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
- Hàng tháng mỗi gia đình sử dụng điện đều phải trả tiền theo số đếm của công tơ điện. Số đếm này cho biết công suất điện hay lượng điện năng đ sử dụng?
- HS suy nghĩ dự đoán câu trả lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu năng lượng của dòng điện
- Hoạt động cá nhân làm C1?
- Trong các dụng cụ và thiết bị hình 13.1 dụng cụ hay thiết bị nào giúp chúng ta thực hiện công, dụng cụ hay thiết bị nào cung cấp nhiệt lượng?
- Vậy dòng điện có mang năng lượng không? Cho ví dụ?
- Thông báo khái niệm điện đnăng và kết luận dòng điện mang năng lượng
- Hoạt động cá nhân trả lời C1 - Dòng điện thực hiện công cơ học: hoạt động của máy khoan, máy bơm nước.
- Dòng điện cung cấp nhiệt năng: trong hoạt động của mỏ hàn , nồi cơm điện, bàn là.
- Dòng điện mang năng lượng vì có khả năng thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng
I. Điện năng
1. Dòng điện có mang năng lượng
- Dòng điện có mang năng lượng vì nĩ cĩ khả năng thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng
- Năng lượng của dòng điện gọi là điện năng .
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự chuyển hoá điện năng thành các dạng năng lượng khác
- Treo bảng 1 yêu cầu hs thảo luận theo nhóm làm C2, C3
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả nhóm mình
- Nhắc lại khái niệm hiệu suất của các máy cơ đơn giản, động cơ điện ( lớp 8)
Vậy tỉ số = H
cũng được áp dụng khi tính hiệu suất sử dụng điện năng .
- Hoạt động nhóm làm C2, C3.
+ Đại diện nhóm trình bày .
+ Ghi kết quả vào bảng 1
- Điện năng chuyển hóa thành cơ năng, quang năng, nhiệt năng,…
Hiệu suất: = H
- Thu thập thông tin của giáo viên qua C2, C3 ghi kết luận vào vở.
2. Sự chuyển hoá điện năng thành các dạng năng lượng khác
Điện năng chuyển hóa thành cơ năng, quang năng, nhiệt năng,…
3. Kết luận
H =
Hoạt động 4: Tìm hiểu khái niệm, công thức tính và dụng cụ đo công của dòng điện
- Thông báo về công của dòng điện .
? Nêu mối quan hệ giữa công A và công suất .
- Trình bày C5 trước lớp
*A = P.t ( áp dụng cho mọi cơ cấu sinh công)
* A = U. I . t ( tính công của dòng điện)
? Nêu tên, đơn vị đo từng đại lượng trong công thức ?
- Giới thiệu đơn vị đo công của dòng điện là Kw. h à hướng dẫn đổi KW.h ra J.
+ 1KW.h = 1000W . 3.600s
= 36.000.000J = 3,6. 106J.
- Dụng cụ đo công của dòng điện trong thực tế
- Đọc thông báo mục 3 và yêu cầu HS làm C6 ?
? 1 số đếm của công tơ điện tương ứng với lượng điện năng sử dụng là bao nhiêu?
- Thu thập thông tin ghi công của dòng điện vào vở.
- Hoạt động cá nhân làm C4, C5.
+ A = P.t
+ A = U. I . t
- Ghi công thức tính công của dòng điện, đơn vị, tên các đại lượng trong công thức vào vở
- Chỉ được công tơ điện để đo công của dòng điện (lượng điện năng tiêu thụ)
- Học sinh hiểu được mục thông báo .
+ Số đếm của công tơ tương ứng với lượng tăng thêm của số chỉ của công tơ
- 1 số đếm (số chỉ của công tơ tăng thêm 1 đơn vị ứng với lượng điện năng đã sử dụng là 1Kw.h)
II. Công của dòng điện
1. Công của dòng điện
- Công của dòng điện sản ra trong 1 đoạn mạch là số đo lượng điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ để chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác .
. 2. Công thức tính công của dòng điện
A = P. t = U. I . t
Trong đó :
U đo bằng vôn (V)
I đo bằng Ampe (A)
t đo bằng giây ( s)
A đo bằng Jun ( J)
1J = 1W . 1s = 1V . 1A . 1s 1KW.h = 1000W . 3.600s
= 36.000.000J = 3,6. 106J.
3. Đo công của dòng điện
- Bằng công tơ điện
- 1 số điện = 1KW.h
Hoạt động 5: Vận dụng
- Tổ chức HS trả lời C7, C8
C7
Đ: 220V – 75W
U = 220V
t = 4h
A = ?
Số đếm của công tơ?
C8:
t = 2h
U = 220V
A = 1,5 KW.h
A = ?
P = ?
I = ?
- GV gọi HS trả lời và thống nhất câu trả lời đúng
- Hoạt động theo hướng dẫn của GV trả lời C7, C8
C7. Điện năng bóng đèn sử dụng là: A = p. t
= 0,075. 4 = 0,3 Kw. h
Số đếm của công tơ khi đó là 0,3 số .
C8 : Lượng điện năng mà bếp điện sử dụng
A = p. t = 1,5Kw.h = 5,4.106(J)
Công suất của bếp điện .
= 0,75Kw = 750 (W)
Cường độ dòng điện chạy qua bếp
P = U. I è » 3,41 (A)
III. Vận dụng
C7 . Điện năng bóng đèn sử dụng là: A = p. t
= 0,075. 4 = 0,3 Kw. h
Số đếm của công tơ khi đó là 0,3 số .
C8 : Lượng điện năng mà bếp điện sử dụng
A = p. t = 1,5KW.h
= 5,4 . 106 (J)
Công suất của bếp điện .
= 0,75KW = 750(W)
Cường độ dòng điện chạy qua bếp
P = U. I è » 3,41 (A)
IV. CỦNG CỐ
- Vì sao nĩi dịng điện có mang năng lượng?
- Cơng của dịng điện là gì? Viết cơng thức tính cơng của dịng điện?
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài, làm bài tập trong SBT
- Chuẩn bị bài 14: Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng
File đính kèm:
- GA TUAN 7 20132014.doc