Tiết 30
Bài 26 SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ
I. Mục tiêu
1.Về kiến thức:
- Nhận biết hiện tượng bay hơi, sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ, gió, và mặt thoáng.
- Tìm được thí dụ thực tế về những nội dung trên.
2.Về kĩ năng:
- Vạch được kế hoạch và thực hiện thí nghiệm kiểm chứng tác động của nhiệt độ, gió và mặt thoáng lên tốc độ bay hơi.
3.Về thái độ
- Ý thức tập thể.
II.Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Cho mỗi học sinh: giá đỡ thí nghiệm, một kẹp vạn năng, hai đĩa nhôm nhỏ, cốc nước, đèn cồn.
2. Học sinh:
- Học bài cũ và chuẩn bị trước bài 26
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ :
- Học sinh trả lời nội dung ghi nhớ.
2. Bài mới
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4889 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý K6 bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp: 6A Tiết : Ngày giảng : Sĩ số: Vắng:
Lớp: 6B Tiết : Ngày giảng : Sĩ số: Vắng:
Lớp: 6C Tiết : Ngày giảng : Sĩ số: Vắng:
Tiết 30
Bài 26 SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ
I. Mục tiêu
1.Về kiến thức:
- Nhận biết hiện tượng bay hơi, sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ, gió, và mặt thoáng.
- Tìm được thí dụ thực tế về những nội dung trên.
2.Về kĩ năng:
- Vạch được kế hoạch và thực hiện thí nghiệm kiểm chứng tác động của nhiệt độ, gió và mặt thoáng lên tốc độ bay hơi.
3.Về thái độ
- Ý thức tập thể.
II.Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Cho mỗi học sinh: giá đỡ thí nghiệm, một kẹp vạn năng, hai đĩa nhôm nhỏ, cốc nước, đèn cồn.
2. Học sinh:
- Học bài cũ và chuẩn bị trước bài 26
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ :
- Học sinh trả lời nội dung ghi nhớ.
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
- Nước tồn tại ở ba thể khác nhau: thể lỏng, thể rắn, và thể hơi. Không chỉ nước mà mỗi chất đều có thể tồn tại ở ba thể khác nhau.
Hoạt động 2: Quan sát hiện tượng bay hơi và rút ra nhận xét về tốc độ bay hơi.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hình 26.2, 26.3, 26.4 để nhận xét.
C1: Quần áo vẽ ở hình A2 khô nhanh hơn vẽ ở hình A1. Chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc yếu tố nào?
C2: Quần áo hình B1 khô nhanh hơn B2.
C3: Quần áo hình C2 khô nhanh hơn C1.
C4: Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống.
Hoạt động 3: Thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
- Cho học sinh thí nghiệm quan sát tốc độ bay hơi của nước.
C5: Tại sao phải dùng đĩa có diện tích lòng đĩa như nhau?
C6: Tại sao phải đặt hai đĩa cùng một phòng không có gió?
C7: Tại sao phải hơ nóng một đĩa?
C8: Cho biết kết quả thí nghiệm.
Hoạt động 4: Vận dụng
C9: Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía người ta phải phạt bớt lá?
C10: Người ta cho nước biển chảy vào ruộng muối. Thời tiết thế nào thì thu hoạch muối nhanh. Tại sao?
- Ở lớp 4 về sự bay hơi:
Mỗi học sinh hãy tìm và ghi lại vào tập một thí dụ về nước bay hơi.
- Học sinh quan sát hiện tượng các tranh vẽ trong SGK.
C1: Nhiệt độ.
C2: Gió.
C3: Mặt thoáng.
C4: – Nhiệt độ càng cao (hoặc thấp) thì tốc độ bay hơi càng lớn (nhỏ).
– Gió càng mạnh (hoặc yếu) thì tốc độ bay hơi càng lớn (hoặc nhỏ).
– Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng lớn (hoặc nhỏ) thì tốc độ bay hơi càng lớn (hoặc nhỏ).
C5: Diện tích mặt thoáng hai đĩa bằng như nhau.
C6: Để loại trừ tác động của gió.
C7: Để kiểm tra tác động của nhiệt độ.
C8: Nước ở đĩa bị hơ nóng bay hơi nhanh hơn nước ở đĩa đối chứng.
C9: HS trả lời
C10: HS trả lời
I. Sự bay hơi:
1. Nhớ lại những điều đã học
2. Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Nhiệt độ.
- Gió.
- Diện tích mặt thoáng.
3. Rút ra kết luận:
- Nhiệt độ càng cao (hoặc thấp) thì tốc độ bay hơi càng lớn (nhỏ).
– Gió càng mạnh (hoặc yếu) thì tốc độ bay hơi càng lớn (hoặc nhỏ).
– Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng lớn (hoặc nhỏ) thì tốc độ bay hơi càng lớn (hoặc nhỏ).
4. Thí nghiệm kiểm chứng:
5. Vận dụng:
C9: Để giảm bớt sự bay hơi làm cây ít bị mất nước.
C10: Nắng và có gió.
3/.Củng cố:
- GV Gọi HS phát biểu ghi nhớ.
- Gọi HS Đọc phần có thể em chưa biết.
4/.Dặn dò :
- Làm bài tập trong sách bài tập
- Chuẩn bị bài 27
File đính kèm:
- vat li tiet 30.doc