CHƯƠNG I: CƠ HỌC
TIẾT 1: ĐO ĐỘ DÀI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được các dụng cụ thường dùng để đo độ dài
- Biết được đơn vị đo độ dài
2. Kĩ năng:
- Biết cách dùng dụng cụ đo độ dài cho phù hợp với vật cần đo
- Đo được độ dài của 1 số vật bằng dụng cụ đo độ dài.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào trong thực tế
- Nghiêm túc trong khi học tập.
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý K6 tiết 1: Đo độ dài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/8/2012
Ngày giảng: 22/8/2012
Chương I: cơ học
Tiết 1: đo độ dài
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được các dụng cụ thường dùng để đo độ dài
- Biết được đơn vị đo độ dài
2. Kĩ năng:
- Biết cách dùng dụng cụ đo độ dài cho phù hợp với vật cần đo
- Đo được độ dài của 1 số vật bằng dụng cụ đo độ dài.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào trong thực tế
- Nghiêm túc trong khi học tập.
II. Chuẩn bi:
1. Giáo viên:
- Thước dây, thước cuộn, thước mét
2. Học sinh:
- Thước cuộn, thước dây, thước mét
III. Tiến trình lên giảng dạy
1. ổn định:
2. Kiểm tra.
3. Bài mới:
hoạt động của GV & HS
nội dung
* Hoạt động 1: Đặt vấn đề
GV: Đưa ra những nội dung cơ bản trong chương cần nắm được sau khi học.
- HS: Lắng nghe thông báo của GV.
- GV: Đưa ra tình huống như trong SGK.
- HS: Lắng nghe và đọc tình huống trong SGK.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về đơn vị đo độ dài
HS: nhớ lại đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận
HS: suy nghĩ và trả lời C1
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận chung cho câu C1
GV: hướng dẫn HS cách ước lượng độ dài cần đo
HS: tiến hành ước lượng theo gợi ý của các câu hỏi C2 và C3
I. Đơn vị đo độ dài
1.Ôn lại một số đơn vị đo độ dài.
- đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là mét, kí hiệu: m
- ngoài ra còn có đềximét (dm), centimét (cm), milimét (mm), kilômét (km).
C1:
1m = 10dm 1m = 100cm
1cm = 10mm 1km = 1000m.
2. Ước lượng độ dài.
C2: tùy vào HS
C3: tùy vào HS
* Hoạt động 3: Tìm hiểu cách đo độ dài
HS: quan sát và trả lời C4
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận chung cho câu C4
GV: cung cấp thông tin về GHĐ và ĐCNN
HS: nắm bắt thông tin và trả lời C5
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung
HS: nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau.
GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C5
HS: suy nghĩ và trả lời C6
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận chung cho câu C6
HS: suy nghĩ và trả lời C7
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận chung cho câu C7
GV: hướng dẫn HS tiến hành đo độ dài
HS: thảo luận và tiến hành đo chiều dài bàn học và bề dày cuốn sách Vật lí 6
Đại diện các nhóm trình bày
Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau.
GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho phần này.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách đo độ dài
HS: suy nghĩ và trả lời C1
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận chung cho câu C1
HS: suy nghĩ và trả lời C2
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C2
HS: suy nghĩ và trả lời C3
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận chung cho câu C3
HS: suy nghĩ và trả lời C4 + C5
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận chung cho C4+C5
HS: thảo luận với câu C6
Đại diện các nhóm trình bày
Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau.
GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C6
II. Đo độ dài.
1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài.
C4:
- thợ mộc dùng thước cuộn
- học sinh dùng thước kẻ
- người bán vải dùng thước mét.
GHĐ: là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
ĐCNN: là độ chia giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
C5: thước của em có:
GHĐ: ĐCNN:
C6:
a, nên dùng thước có GHĐ: 20cm và ĐCNN: 1mm
b, nên dùng thước có GHĐ: 30cm và ĐCNN: 1mm
c, nên dùng thước có GHĐ: 1m và ĐCNN: 1cm
C7: thợ may thường dùng thước mét để đo vải và thước dây để đo các số đo cơ thể khách hàng.
2. Đo độ dài.
a, chuẩn bị:
- thước dây, thước kẻ học sinh
- bảng 1.1
b, Tiến hành đo:
- Ước lượng độ dài cần đo
- Chọn dụng cụ đo: xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo
- Đo độ dài: đo 3 lần, ghi vào bảng, lấy giá trị trung bình.
I. Cách đo độ dài
C1: tùy vào HS
C2: Tùy vào HS
C3: đặt sao cho vạch số 0 của thước bằng 1 đầu vật cần đo.
C4: nhìn vuông góc với đầu còn lại của vật xem tương ứng với vạch số bao nhiêu ghi trên thước.
C5: ta lấy kết quả của vạch nào gần nhất.
* Rút ra kết luận:
C6:
a, …. độ dài ….
b, …. GHĐ … ĐCNN ….
c, …. dọc theo … ngang bằng …
d, …. vuông góc ….
e, …. gần nhất …
4. Củng cố.
5, hướng dẫn về nhà
- Gv yêu cầu HS hệ lthống kiến thức bài học.
- Hs hệ thống kiến thức bài học.
- Gv hệ thống kiến thức bài học.
- Gv đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Gv hướng dẫn Hs tự đánh giá kết quả học tập của bản thân.
- Gv đánh giá, nhận xét chung và xếp loại giờ học.
- Gv hướng dẫn Hs học tập ở nhà:
- VN học bài và làm bài tập từ 1-2.1 đến 1-2.4 trong SBT.
File đính kèm:
- tiet 1 DO DO DAI.doc