Tiết :26
ÔN TẬP.
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hệ thống hoá lại các kiến thức đã học:Sự nhiễm điện ,hai loại điện tích, nguồn điện, dòng điện, sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện, các tác dụng của dòng điện, chất dẫn điện , chất cách điện, qui ước chiều của dòng điện .
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng giải thích các hiện tượng có liên quan về sự nhiễm điện,các loại điện tích
3. Thái độ: Có thức học tập nghiêm túc
II. PHƯƠNG TIỆN:
1. Giáo viên : bóng đèn, công tắc, cầu chì, bút thử điện, mô hình người điện.
2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp: 7/1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
7/4 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp ôn tập để kiểm trabài cũ.
3.Bài mới :
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2120 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý K7 tiết 26, 27: Ôn tập và Kiểm tra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27-2-2011 Tiết :26
Ngày dạy:1-3-2011 ÔN TẬP.
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức: Hệ thống hoá lại các kiến thức đã học:Sự nhiễm điện ,hai loại điện tích, nguồn điện, dòng điện, sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện, các tác dụng của dòng điện, chất dẫn điện , chất cách điện, qui ước chiều của dòng điện .
Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng giải thích các hiện tượng có liên quan về sự nhiễm điện,các loại điện tích
Thái độ: Có thức học tập nghiêm túc
II. PHƯƠNG TIỆN:
Giáo viên : bóng đèn, công tắc, cầu chì, bút thử điện, mô hình người điện.
Học sinh: Xem trước bài ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ổn định lớp: 7/1 . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . .. . . . . . . .. .. .. . . . . . . . . . . .
7/4 . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . .. . . . . . . .. ... . . . . . . . . . . .
2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp ôn tập để kiểm trabài cũ.
3.Bài mới :
Hoạt đông của học sinh và nội dung ghi bảng
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1.Tổ chức tình huống học tập 5’
Sự nhiễm điện do cọ sát, hai loại điện tích, dòng điện ,nguồn điện, chất dẫn điện, chất cách điện, sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện, các tác dụng cùa dòng điện.
+ Để ôn lại tòan bộ kiến thức trong chương II và chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. Hôm nay chúng ta cùng nhau hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học trong chương II:
+ Trong chương I chúng ta đã nghiên cứu những nội dung nào ?
Hoạt động 2 : Ôn lại kiến thức cơ bản 20’
Nghe và trả lời câu hỏi gợi ý của giáo viên :
Tạo ra vật nhiễm điện bằng cách :cọ sát, Cho vật chưa nhiễm điện tiép xúc với vật đã nhiễm điện.
-Có 2loại điện tích gồm điện tích âm và điện tích dương.Hai vật nhiễm điện cùng loại đặt gần nhau sẽ đẩy nhau, hai vật nhiễm điện khác loại đặt gần nhau sẽhút nhau.
-Nguồn điện có chung đặc điểm :Mỗi nguồn điện điều có 2 cực gồm cực âm và cục dương .
Cong dụng của nguồn điện là : Cung cấp dòng điện cho các thiết bị điện hoạt động.
-Sô 12V ghi trên bình ác qui là giữa hai cực của ác qui tạo ra một hiệu điện thế là 12V.
-Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng .
-Theo qui ước dòng điện có chiều đi từ cực dương của nguồn điện qua dây dẫn điện và các thiết bị điện đến cực âm của nguồn điện.
-Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn dịch chuyển có hướng.
Dòng diện trong kim loại có chiều ngược chiều so với chiều của dòng điện theo qui ước .
-Chất dẫn điện là chất cho dòng điện chạy qua .
VD:Đồng, nhôm, vofram, niken…….
Kim loại là chất dẫn điện tốt là vì trong kim loại có nhiều êlectrôntự do.
-Chất cách điện làchất không cho dòng điện chạy qua .
Vídụ:Nhựa ,sứ, thuỷ tinh, mêca,…………
Nhựa là chất cách điện tốt vì nhựa không có các êlectrô tự do.
-Dòng điện có những tác dụng :Tác dụng nhiệt:Dựa vào tác dụng nhiệt người ta chế tạo ra các thiết bị điện sau:Bàn là điện, bếp điện, ấm điện,mỏ hàn điện ……….
Tác dụng từ :Dụa vào tác dụng từ người ta đã chế tạo các thiết bị điện sau:quạt điện, máy hút bụi, máy giặt………
-Tác dụng hoá học:mạ điện ,tinh luyện kim loại.
Tác dụng sinh lí :Dùng dòng điện có cường độ nhỏ để châm cứu chữa bệnh.
Để ôn lại kiến thức cơ bản giáo viên gợi ý qua các câu hỏi sau:
Có những cách nào để tạo ra một vật nhiễm điện ? Là những cách nào ? Có mấy loại điện tích ? Là những loại nào ? Hai vật nhiễm điện cùng loại đặt gần nhau sẽ tương tác với nhau như thế nào? Hai vật nhiễm điện khác loại đặt gần nhau sẽ tương tác với nhau như thế nào?
-Nêu đặc điểm chung của nguồn điện ? Công dụng của nguồn điện ? Trên vỏ một bình ác qui có ghi 12V Em hiểu ý nghĩa của con số đó như thế nào?
Dòng điện là? Theo qui ước ,dòng điện có chiều như thế nào ? Dòng điện trong kim loại là gì? So sánh chiều của dòng điện trong kim loại với chiều của dòng điện theo qui ước ?
-Thế nào là chất dẫn điện ? Thế nào là chất cách điện ? Cho ví dụ? Vì sao kim loại là chất dẫn điện tốt ? Nhựa là chất cách điện tốt?
Dòng điện có những tác dụng gì ? Ứng dụng của các tác dụng đó?
Hoạt động 2 : Vận dụng 15’
Một mạch điện sáng cần có nguồn điện, công tắc, bóng đèn, dây dẫn. Sơ đồ mô tả mạch điện trên.
Dùng kí hiệu để chỉ chiều của dòng điện chạy trong các mạch còn lại.
Một mạch điện sáng cần có nguồn điện, công tắc, bóng đèn, dây dẫn. Sơ đồ nào mô tả mạch điện trên.
Dùng múi tên để vẽ chiều của dòng điện
Hoạt động 4: Dặn dò 5’
+ Về nhà học thuộc các phần ghi nhớ ở tất cả các bài trong chương.
+ Làm hết tất cả các bài tập và xem lại các bài tập đã làm, chuẩn bị tiết sau kiểm tra tiết có hai phần
Phần 1: Trắc ngiệm: chọn câu đúng điền từ, viết câu hoàn chỉnh
Phần 2: Tự luận: giải thích hiện tượng liên quan đến phần điện tích .
1.Dùng mảnh vải khô cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích ?
a. Một mảnh gỗ: b. Một ống bằng thép
c. Một ống bằng giấy. d. Một ống nhựa
2.Trong các nhận xét sau đây nhận xét nào sai ?
a. Lấy một mảnh lụa cọ xát vào thanh thuỷ tinh thì thanh thuỷ tinh có khả năng hút các mẫu giấy vụn.
b. Sau khi cọ xát bằng vải khô , thước nhựa có tính chất hút các vật nhẹ.
c. Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng hút các vật khác.
d. Không cần cọ xát thanh thuỷ tinh, thanh nhựa cũng hút các vật khác.
3.Nhận xét nào sau đây là đúng ? nhiều vật sau khi bị cọ xát thì :
a. Có khả năng đẩy các vật khác.
b. Thước nhựa sau khi cọ xát thì có tính chất đầy các vật nhẹ.
c. Sau khi cọ xát nhiều vật có khả năng hút các vật khác.
d.Mảnh pôlietilen sau khi cọ xát bằng mảnh len thì không có khả năng hút hoặc đẩy các vật khác.
4. Trong các kết luận sau đây kết luận nào sai ?
a. Các vật đều có khả năng nhiễm điện.
b.Trái đất hút các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện.
c.Nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện.
d. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
5.Kết luận nào dưới đây là đúng ?
a.Vật nhiễm điện có khả năng đẩy các vật khác. b. Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác.
c. Vật nhiễm điện không đẩy, không hút các vật khác. d. Vật nhiễm điện vừa đẩy, vừa hút các vật khác.
6.Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công hơn ?
(chọn ý trả lời đúng và đủ nhất.
a. Trời nắng. b. Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí.
c. Gió mạnh. d. Không mưa, không nắng.
7.Trong các cách sau đây, cách nào làm cho một thước nhựa dẹt nhiễm điện?
a.Hơ nóng thước nhựa bằng ngọn đèn.
b.Đập nhẹ thước nhựa nhiều lần xuống mặt bàn.
c.Cọ xát thước nhựa bằng vải khô nhiều lần.
d.Phơi thước nhựa ngoài trời nắng.
8. Trong các ngành sản xuất, nhiều khi người ta thấy có các tia lửa phóng ra giữa dây kéo và ròng rọc. Giải thích vì sao ?(chọn câu trả lời đúng nhất)
a.Ròng rọc và dây kéo bị nhiễm điện do cọ xát. b. Ròng rọc và dây kéo bị nóng lên do cọ xát.
c.Nhiệt độ trong phòng khi ấy tăng lên. d. Do cọ xát mạnh.
9. Tại sao vào những ngày thời tiết hanh khô chãi đầu bằng lược nhựa thì tóc bị lược kéo thẳng ra.
TL: Lược nhựa và tóc cọ xát vào nhau. Cả hai đều bị nhiễm điện. Do đó tóc và lược hút nhau nên kéo thẳng ra.
10: Tại sao cánh quạt máy quay một thời gian sau thì nó có bụi bám vào ở đầu cánh quạt, nhất là ở phần tiếp xúc với không khí nhiều nhất.
TL: Cánh quạt cọ xát với không khí nên nhiễm điện và hút bụi, ở phần mép cọ xát nhiều nhất nên nhiễm điện nhiều và bụi bám nhiều nhất.
11. Tại sao vào những ngày thời tiết hanh khô, lau màn hình tivi bằng vải khô. Thì sau đó có các hạt lông vãi bám vào màn hình tivi ?
TL:Khi lau chùi thì gương hay kính bị cọ xát với vải nên chúng bị nhiễm điện và nên hút các hạt bụi vãi.
12. Ở những phân xưỡng dệt may người ta thường để trên cao các tấm kim loại tích điện. Hãy giải thích cách làm đó ?
TL: Trong xưỡng dệt có các hạt lông vải bay lơ lưỡng trong không khí nên người ta dùng những tấm kim loại mang điện tích để hút các hạt bụi đó không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân.
13: Hai mảnh len cọ xát vào hai mảnh pôliêtilen nhiễm điên cùng loại vì :
Hai mảnh cùng một chất là pôlietilen. b.Chúng đều được cọ xát bằng một chất làlen.
c. Nhiễm điện đều bằng cọ xát. d. Hai vật nhiễm điện đều là pôlietilen, hai vật dùng để cọ xát đều là len.
14: Hai mảnh pôlietilen nhiễm điện cùng loại thì :
Đẩy nhau. b.Hút nhau. c.Không hút, không đẩy d.Vừa hút vừa đẩy.
15: Cọ xát thanh thuỷ tinh bằng miếng lụa, cọ xát mảnh pôlietilen bằng miếng len. Đưa thanh thuỷ tinh lại gần mảnh pôlietilen thì :
Thanh thuỷ tinh hút mảnh pôlietilen. b.Chúng hút lẫn nhau.
c. Chúng đẩy nhau. d.Vừa hút, vừa đẩy.
16: Hiện tượng hút lẫn nhau của thanh thuỷ tinh và mảnh pôlietilen bị nhiễm điện chứng tỏ rằng:
Chúng bị nhiễm điện cùng loại. b.Chúng đều bị nhiễm điện.
c. Chúng nhiễm điện khác loại. d.Chúng không nhiễm điện.
Chọn câu trả lời đúng nhất.
17 : Dùng các từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Điện tích của thanh thuỷ tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích. . . …Điện tích của mảnh pôlietilen khi cọ xát vào len là điện tích. . …
18: Cọ xát thanh thuỷ tinh bằng miếng lụa rồi đưa miếng lụa lại gần thanh thuỷ tinh thì chúng hút nhau.Vậy miếng lụa nhiễm điện gì?
a.Dương. b. Am. c. Không nhiễm điện. d.Vừa nhiễm điện âm, vừa nhiễm điện dương
19 : Thanh thuỷ tinh tích điện dương khi cọ xát vào lụa, mảnh poliêtilen tích điện âm khi cọ xát vào len. Đưa mảnh lụa và mảnh len lại gần nhau thì :
Không hút không đẩy. b.Vừa hút vừa đẩy. c.Hút lẩn nhau. d. Đẩy nhau.
20 : Chọn cụm từ thích hợp lần lượt điền vào chỗ trống :
Sau khi vật A cọ xát vào vật B, nếu vật A tích điện dương thì vật B . . . và hai vật. . .
a. Tích điện âm, hút nhau b. không tích điện.
c. tích điện dương, đẩy nhau. d. tích điện âm, đẩy nhau.
20: Nguyên tử có cấu tạo như thế nào ? Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Nguyên tử có một hạt nhân và các hạt êléctron.
Hạt nhân mang điện tích dương, nằm ở tâm nguyên tử ; các êléctron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân.
Tổng điện tích âm của các êléctron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân, bình thường nguyên tử trung hoà về điện.
Cả a,b,c
22: Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây ?
Một mảnh nilông đã cọ xát. b. Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn.
c.Đồng hồ đang chạy dùng pin. d.Đường dây điện trong nhà khi không sử dụng bất cứ một thiết bị điện nào.
23 : Chọn câu trả lời đúng nhất ( Bóng đèn bút thử điện sáng khi.
Mảnh pôliêtilen bị nhiễm điện. b.Chạm bút mảnh tôn gắn với đầu bút thử điện vào mảnh pôliêtilen.
c.Tay ta chạm vào đầu trên của bút thử điện. d.Các điện tích chuyển dời qua nó.
24 : Phát biểu nào dưới đây là đúng nhất ?
a.Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. b.Dòng điện là dòng các eléctron dịch chuyển có hướng.
c.Dòng điện là dòng các điện tích + chuyển dời có hướng. d.Dòng điện là dòng các điện tích.
25: Đèn điện sáng, quạt điện quay, các thiết bị địên hoạt động khi :
Có dòng điện chạy qua chúng. b.Có các hạt mang điện chạy qua.
Có dòng các electron chạy qua. d.Chúng bị nhiễm điện.
26 :Phát biểu nào sau đây là sai ?
Mỗi nguồn điện đều có hai cực. b.Hai cực của pin hay ắc quy là cực + và cực -.
Nguồn điện là thiết bị cung cấp dòng điện lâu dài cho các vật dùng điện hoạt động.
Vật nào nhiễm điện vật ấy là nguồn điện.
27: Khi xem xét một nguồn điện như pin hay ắc quy, điều mà ta cần quan tâm nhất là :
Kích thước lớn hay nhỏ, hình thức có đẹp không. b.Giá tiền là bao nhiêu.
c.Mới hay cũ.
d.Khả năng cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện một dòng điện mạnh hay yếu và trong thời gian bao lâu.
Chọn câu trả lời đúng nhất .
28 : Một nhóm học sinh mắc mạch điện như hình bên. Một bạn ấn chốt công tắc đèn không sáng. Để đèn sáng các bạn đã đưa ra các biện pháp sau đây.
Kiểm tra các đầu dây nối xem tiếp xúc điện đã tốt chưa. b.Kiểm tra xem dây tóc bóng đèn có bị đứt không.
c.Xem pin còn mới hay cũ. d.Phải lần lượt kiểm tra cả A,B,C.
29: Nhận xét nào sau đây là sai, khi so sánh một mạch điện với một mạch nước được mô tả như hình 19.1
Nguồn điện tương tự với bánh xe nước, quạt điện tương tự với bơm nước.
Dây nối dẫn điện tương tự với ống dẫn nước.
Dòng điện tương tự với dòng nứơc.
Dòng điện là do các điện tích dịch chuyển, còn dòng nứơc là do nước dịch chuyển.
30: Năm dụng cụ hay thiết bị điện sử dụng nguồn điện là:
Đèn pin, rađiô, đồng hồ chạy bằng pin, máy tính bỏ túi, điện thoại di động
Ti vi, rađiô, máy rung, quạt điện, bánh xe nứơc.
Bóng đèn, bếp điện, máy bơm nước, máy điện thoại, đèn pin.
Bút thử điện, máy chụp hình, máy đấm bóp, rađiô.
31: Trong các thiết bị sau đây, hãy cho biết thiết bị nào chỉ có thể hoạt động được khi có dòng điện chạy qua.(Tủ lạnh, quạt trần, bếp ga, xe đạp, máy vi tính, ti vi).
28: Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Mỗi … đều có hai cực, đó là . . . và . . .
. . . . chỉ có thể sáng khi có . . . chạy qua nó.
. . . . là dòng các . . . dịch chuyển có hướng.
Trên vỏ mỗi . . . kí hiệu dấu + là . . .kí hiệu dấu trừ là. . .
32. Chọn câu trả lời sai. Vật dẫn điện là…..
a. Vật cho dòng điện chạy qua. b. Vật cho điện tích đi qua.
c. Vật cho eléctron đi qua. d. Vật có khả năng nhiễm điện.
30. Chọn câu trả lời sai. Vật cách điện là…..
a. Không có khả năng nhiễm điện . b. không cho dòng điện đi qua.
c. không cho điện tích đi qua. . d. không cho eléctron đi qua.
33.Ba kim loại thường dùng làm vật liệu dẫn điện là :
a. Đồng, nhôm, sắt. b. Chì, vôfram, kẽm. c. thiếc, vàng, nhôm. d. Đồng, vônfram, thép.
34. Ba vật liệu thường dùng làm vật liệu cách điện là :
a. Sứ, thủy tinh, nhựa. b. sơn, gỗ, cao su.
c. Nilông, sứ, nước nguyên chất. d. nhựa bakelit, không khí.
35. Trong nguyên tủ, hạt nào mang điện tích dương, hạt nào mang điện tích âm ? Chọn câu trả lời đúng nhất.
a. Hạt eléctron và hạt nhân.
b.Hạt nhân mang điện tích âm, hạt eléctron mang điện tích dương.
c.Hạt nhân mang điện tích dương, hạt eléctron mang điện tích âm.
d. Hạt nhân mang điện tích dương, hạt eléctron không mang điện tích .
36 Một mạch điện thấp sáng bóng đèn thì phải có :
a. Nguồn điện, bóng đèn. b. Bóng đèn, công tắc, dây dẫn.
c. Nguồn điện, bóng đèn, công tắc. d. Nguồn điện, bóng đèn, công tắc, dây dẫn.
37 Sơ đồ mạch điện có tác dụng là:
a. Giúp các thợ điện dựa vào đó để mắc mạch điện đúng như yêu cầu. .
b. Giúp ta dễ quan sát kiểm tra mạch điện.
c. Mô tả đơn giản mạch điện trong thực tế . d. Cả a,b,c đúng.
38.Một mạch điện sáng cần có nguồn điện, công tắc, bóng đèn, dây dẫn. Sơ đồ nào mô tả mạch điện trên.
a. b. c. d.
* Rút kinh nghiệm:. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . .
Ngày soạn: 9 - 3 -2010 Tiết :27
Ngày dạy:11 – 3 - 2010 Kiểm tra.
I. MỤC TIÊU :
1.Kiến thức: Kiểm tra việc nắm kiến thức cơ bản đã học:Sự nhiễm điện ,hai loại điện tích, nguồn điện, dòng điện, sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện, các tác dụng của dòng điện, chất dẫn điện , chất cách điện, qui ước chiều của dòng điện .
2.Kỹ năng: Có kỹ năng vận dụng kiến thức vào bài làm, giải thích các hiện tượng có liên quan về sự nhiễm điện, các loại điện tích.
3.Thái độ: Có ý thức làm bài nghiêm túc,tự giác .
II. PHƯƠNG TIỆN:
1. Học sinh: Ôn những kiến thức cơ bản đã học và giấy làm bài.
2. Giáo viên: Ma trận, đề photô để phát cho HS, đáp án.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định lớp: 7/1 . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . .. . . . . . . .. .. .. . . . . . . . . . . .
7/4 . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . .. . . . . . . .. ... . . . . . . . . . . .
2. Ma trận, đề và đáp án:
Có ở sổ bộ đề – Phần bộ đề lý 7 – Kiểm tra 45phút
3. Dặn dò:
- Giáo viên thu bài làm của HS.
- Về nhà đọc và xem trước bài “Cường độ dòng điện” chú ý cần nắm được mục đích TN và cách tiến hành TN. ĐCNN và GHĐ của các dụng cụ đó.
- Kẽ bảng 1/ 66SGKvào vở bài tập
IV. BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA
LỚP
SS
0
1
2
3
4
< 5
5
6
7
8
9
10
> 5
71
72
TỔNG
NHẬN XÉT KẾT QUẢ BÀI LÀM CỦA HS
File đính kèm:
- t26ontap+ Tiet 27.doc